Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may đức giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là tiền đề quan trọng để sinh viên nhận thức và đánh giá, so sánh giữa
lý thuyết và hoạt động thực tiễn bên ngoài, từ đó có thể vận dụng các kiến thức đó học
một cách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, đặc biệt là trong
ngành, lĩnh vực mình quan tâm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta trong
những năm gần đây đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Nền kinh tế cơ chế thị trường
với những chính sách của Nhà nước ngày một thoáng hơn, các doanh nghiệp ngày
càng khẳng định đươc vị thế của mình. Với vốn kiến thức nhà trường trang bị trong
đợt thực tập lần này em đã có cơ hội thực tập tại Công ty May Đức Giang-CTCP. Đây
là thời gian quý báu giúp em củng cố lại những kiến thức đã học, rút ngắn khoảng
cách giữa lý thuyết và thực tiến, khiến bản thân ngày càng trưởng thành hơn trong
công việc và hoàn thiện hơn các kiến thức đã học.
Tại đây được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Công ty, các phòng ban chức năng
và các bạn đồng nghiệp nên quá trình thu thập các số liệu của em được thuận lợi hơn,
giúp cho các việc phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
được sát thực, khách quan. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công
ty May Đức Giang, các phòng ban chức năng và các bạn đồng nghiệp, tạo điều kiện
và cung cấp tài liệu giúp đỡ em hoàn thành nhanh chóng bản báo cáo đúng tiến độ và
có chất lượng.
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này em đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo rất tận
tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Yến, song do khả năng tiếp thu kiến thức còn
hạn chế, thời gian tiếp cận thực tế còn ít nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không
tránh khỏi những thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được những góp ý của cô cùng toàn
thể thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn,
em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm có 3 phần:
Phần I. Giới thiệu chung về Tổng Công ty May Đức Giang.
Phần II. Thành tích hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phần III. Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.


Phần I


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên công ty: Công ty cổ phần May Đức Giang.
Tên giao dịch: DUCGIANG-IMPORT-EXPORT-GARMENT COMPANY.
Tên tắt là: DUGARCO.
Là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc,
trực thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam - Bộ Công nghiệp.
Hiện nay có tổng số lao động: 3 096 người
Người đại diện theo pháp luật của Công ty :
Chức danh :

Tổng Giám đốc.

Họ và tên :

Phạm Tiến Lâm.

Ngày sinh :

02/11/1970.

Quốc tịch :

Việt Nam.

Trụ sở chính: : 59 Phố Đức Giang - Long Biên - Hà Nội.
Điện thoại : +84 4.38272159/ 38274244/ 38773543.

Fax:

: +84 4.38274619/ 38271896.

Vốn điều lệ:

60.000.000.000 VNĐ (Sáu mươi tỷ đồng Việt Nam)

Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Ngày 2 tháng 5 năm 1989, một phân xưởng may được thành lập trên diện tích
của Tổng kho vận I - Liên hiệp các xí nghiệp may tại Thị trấn Đức Giang - tiền thân
của Công ty Cổ phần May Đức Giang ngày nay. Lúc đó cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất
nghèo nàn lạc hậu, với 5 gian nhà kho đã hết khấu hao, trên 100 máy may cũ của Liên
Xô và một đội xe vận tải gồm 7 đầu xe, lực lượng lao động gồm 27 công nhân coi kho
và trên 20 cán bộ công nhân viên dôi ra qua sắp xếp lại biên chế của Liên hiệp các xí
nghiệp may. Năm 1990 phân xưởng được Bộ Công nghiệp nhẹ tổ chức thành lập “Xí
nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” theo Quyết định số 102/CNn-TCLĐ ngày
23/2/1990 của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ ban hành, Bộ công nghiệp nhẹ
đã cho phép xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang đổi tên thành Công ty May
Đức Giang theo quyết định số 1274/QĐCNn - TCLĐ ngày 12/12/1992.


Tháng 3/1993, Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ có Quyết định số 221/CNnTCLĐ v/v “Thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định 338/HĐBT ngày
20/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính phủ”. Theo
Quyết định này, Công ty May Đức Giang đã chính thức trở thành một doanh nghiệp
Nhà nước, có con dấu riêng.
Tháng 9/1993, công ty được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu số
102.1046/GP ngày 6/9/1993 của Bộ thương mại. Từ đây Công ty May Đức Giang lấy

tên giao dịch là Công ty xuất nhập khẩu May Đức Giang (DUCGIANG - IMPORT EXPORT - GARMENT COMPANY).
Ngày 28/11/1/994, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1247/CNn-TCLĐ v/v
“Chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty May Đức Giang”.
Từ sự chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty, hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty được chú trọng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
Với sự điều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Năm
1996, Công ty đã liên doanh với một số đơn vị ngoại tỉnh: Việt Thành (Bắc Ninh),
Việt Thanh (Thanh Hoá), Hưng Nhân (Thái Bình).
Tháng 3/1998, Công ty đã được Tổng Công ty Dệt may Việt Nam-Bộ công
nghiệp cho phép sát nhập Công ty May Hồ Gươm vào, do đó qui mô của Công ty được
mở rộng nhiều so với trước, số nhân công, máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng tăng lên.
Tính đến nay, Công ty có 6 xí nghiệp cắt may hoàn chỉnh, 01 xí nghiệp giặt
mài, 01 xí nghiệp thêu điện tử với 3096 cán bộ công nhân viên,có hơn 2018 máy may
công nghiệp và nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng tiên tiến của Nhật, CHLB Đức,
có hệ thống giác sơ đồ trên máy vi tính, có 4 máy thuê điện tử TAJIMA 12 đầu và 20
đầu của Nhật Điều, dây chuyền giặt mài tiên tiến. Năng lực sản xuất đạt trên 1.5 triệu
áo Jacket một năm (tương đương trên 7 tiệu sản phẩm áo sơ mi). Đáng quan tâm nhất
là tháng 1/1999 Công ty xây dựng thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Ngày 13-9-2005 Bộ trưởng Công Nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-TCCB
chuyển Công ty May Đức Giang thành Công ty cổ Phần May Đức Giang.
Từ 1-1-2006 Công ty đẵ chính thức hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần
trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vồn điều lệ.
1.2. Chức năng nhiệm vụ
1.2.1Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp:
* Ngành nghề kinh doanh


- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ

liệu , máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may.
- Kinh doanh,xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ.
- Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải,
vật liệu điện, điện tử, điện lạnh, cao su.
- Nhập khẩu sắt thép, gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất,
kinh doanh, kinh doanh kim loại màu( đồng, chì, nhôm, kẽm) làm nguyên liệu cho sản
xuất.
- Kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm văn phòng,
trung tâm thương mại, siêu thị và nhà ở.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành
nội địa và quốc tế
* Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty cổ phần May Đức
Giang phải đảm nhận một số nhiệm vụ chính sau:
+ Tổ chức sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đúng ngành nghề, đúng mục
đích thành lập Công ty.
+ Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp với
mục tiêu của Công ty và nhiệm vụ mà Tổng Công ty Dệt May giao cho.
+ Chủ động tìm hiểu thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế.
+ Trên cơ sở các đơn đặt hàng, tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật,
tài chính, các kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của luật pháp.
+ Bảo toàn vốn và phát triển vốn được Nhà nước giao, thực hiện các nhiệm vụ
và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Công ty Cổ phần May Đức Giang là một trong những doanh nghiệp đang hoạt
động sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc, đây là lĩnh vực được nhà nước
quan tâm để đầu tư và phát triển. Vì ngành dệt - may được xác định là ngành mũi nhọn

của Việt Nam và lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu đang được Nhà nước ưu
tiên phát triển.


1.2.2. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
Mặt hàng, sản phẩm: Do đặc thù là Công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm
may mặc nên chủ yếu các mặt hàng chính là:
- Sơ mi nam nữ thời trang, công sở
- Quần âu, kaki, quần soos...
- Áo Jacket nam nữ xuất khẩu và nội địa.
- Các loại vải, phụ kiên phục vụ cho sản xuất may mặc...
Công ty vừa sản xuất những mã hàng nội địa phục vụ nhu cầu thời trang trong
nước vừa đảm bảo tiến độ gia công đối với các đơn hàng xuất khẩu, thêm vào đó bộ
phận thiết kế luôn nghiên cứu và cho ra mẫu FOB đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội
địa cũng như xuất khẩu.
1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu
Là công ty sản xuất, nên Bộ phận tham gia sản xuất chiếm một tỷ trọng khá lớn
trong Tổng doanh thu toàn Công ty. Sau đây là một số quy trình làm việc của bộ phận
sản xuất trong Công ty:
1.3.1. Quy trình công nghệ:
Qui trình công nghệ may tương đối phức tạp, gồm nhiều khâu, nhiều công
đoạn, trong mỗi công đoạn lại có những bước công việc khác nhau. Mỗi chủng loại
sản phẩm khác nhau có số lượng các chi tiết khác nhau và như vậy nó có số lượng
bước công việc khác nhau, những bước công việc này được sản xuất kế tiếp nhau một
cách liên tục. Song tất cả các sản phẩm đều trải qua một số công đoạn sau và nó được
sắp xếp khá hợp lý theo sơ đồ dòng chảy.


Nguyên
vật

liệu
(Vải)

Trải vải
đánh số
nhà cắt

Nhà cắt
giáp mẫu
cắt
nhập kho

Nhà may
May cổ
may tay
Ghép thành sản
phẩm

Thêu
Giặt mài



KCS

Phân xưởng hoàn thành
đóng gói,
đóng kiện

Nhập kho


Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Các bước của quy trình công nghệ:
- Kho nguyên vật liệu: Bộ phận này nằm ở khâu chuẩn bị sản xuất, có nhiệm vụ
tiếp nhận lệnh sản xuất từ Phòng kế hoach vật tư sau đó cung cấp nguyên vật liệu cho
các xưởng nhằm đáp ứng kịp thời tiến độ gia công các đơn hàng.
- Bộ phận nhà cắt: Có nhiệm vụ chế biến nguyên liệu thành bán thành phẩm.
- Xưởng may: Làm nhiệm vụ lắp ráp bán thành phẩm sau cắt thành các sản
phẩm hoàn thiện.
- Xưởng thêu: Làm nhiệm vụ tạo ra những hoa văn trang trí, logo mang thương
hiệu đặc trưng cho sản phẩm.
- Giặt mài: Bộ phận này tạo nên chất liệu riêng cho từng đơn hàng.
- Bộ phận là: Làm nhiệm vụ đánh bóng đường may và bề mặt sản phẩm.
- KCS: Là khâu kiểm tra chất lượng, quyết định xem sản phẩm có đủ tiêu chuẩn
nhập kho hay không.


- Xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ bao gói, đóng kiện các sản phẩm hoàn thiện.
- Kho thành phẩm: Là nơi tiếp nhận, bảo quản những sản phẩm đạt chuẩn trước
khi giao cho khách hàng.
-Với việc thiết kế quy trình công nghệ như trên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách ý quan tâm đầu tư và đổi mới thiết bị. Từ chỗ chỉ có trên 100 máy Liên
Xô cũ đến nay Công hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, thời gian qua
Công ty cổ phần May Đức Giang đã chú ty đã có trên 1900 thiết bị máy móc các loại.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và đặc điểm kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty
cổ phần May Đức Giang.
Do qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm là phức tạp kiểu kiên tục, loại hình
sản xuất hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn gọn, Công ty cổ phần
May Đức Giang tổ chức sản xuất như sau:
* Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm:

- Sáu xí nghiệp cắt may (xí nghiệp may 1, 2, 4, 6, 8, 9) có nhiệm vụ nhận
nguyên liệu từ kho về, căn cứ vào định mức phòng kỹ thuật ban hành giác sơ đồ, cắt,
may thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho, làm việc theo qui trình công nghệ khép
kín.
- Xí nghiệp thêu điện tử: Nhận bán thành phẩm từ nhà cắt rồi thêu và trả lại nhà
cắt để giao cho bộ phận may. Xí nghiệp thêu có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời bán
thành phẩm cho 6 xí nghiệp cắt may, ngoài ra còn nhận gia công cho một số đơn vị
bạn, thường xuyên liên hệ với nhau bằng điện thoại để đảm bảo tiến độ cho khách
hàng.
- Xí nghiệp giặt mài: Giặt tẩy các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng,
phối hợp với các xí nghiệp may để đảm bảo thời gian giao hàng.
* Bộ phận sản xuất phụ:
- Ban cơ: có nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất theo qui trình công nghệ, gia
công chế tạo các cữ gá, sửa chưac thiết bị máy móc trong toàn công ty, quan tâm theo
dõi để đáp ứng kịp thời mọi sự cố về thiết bị máy móc.
- Ban điện: có nhiệm vụ lắp đặt hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt trong toàn
Công ty, thường xuyên theo dõi kiểm tra an toàn về điện, hướng dẫn cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty nội dung an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
* Bộ phận phục vụ
- Kho nguyên liệu: Tiếp nhận vật tư do khách hàng cung cấp, tiến hành kiểm
tra, đo khổ, sắp xếp theo khách hàng, chủng loại. Sau đó căn cứ định mức và lệnh sản


xuất của phòng ban chức năng ban hành, làm nhiệm vụ cấp phát vật tư (vải, bông,
dựng) đến từng xí nghiệp.
- Kho phụ liệu: Có nhiệm vụ như kho nguyên liệu, nhưng vật tư ở đây là các
loại phụ liệu như: chỉ, khoá, cúc và các loại thẻ bài, nhãn mác.
- Kho phụ tùng: Có nhiệm vụ quản lý và cấp phát phụ tùng, thiết bị máy may,
máy cắt... chuyển đổi các loại máy theo yêu cầu thiết kế chuyền của xí nghiệp may.
- Xưởng bao bì: Trực tiếp sản xuất và cung cấp thùng carton cho xưởng hoàn

thành đảm bảo đúng kích cỡ và mẫu mã mà khách hàng yêu cầu. Ngoài ra còn kí hợp
đồng gia công cho một số đơn vị khác ngoài công ty.
- Phân xưởng hoàn thành: Tiếp nhận toàn bộ sản phẩm từ các xí nghiệp may
trong công ty và các xí nghiệp liên doanh, sắp xếp theo khách hàng, mã hàng, đơn
hàng, đóng hòm và vận chuyển lên container khi có lệnh giao hàng.
- Đội xe: Làm nhiệm vụ vận chuyển phục vụ nhu cầu xuất nhập trong toàn công
ty và các xí nghiệp liên doanh.
Nhìn chung, do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau, nên nó có chức
năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau nhằm
đáp ứng mục đích cuối cùng của Công ty là: đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản
phẩm có chất lượng cao, giao hàng đúng tiến độ và giá cả hợp lý.
Kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty được thể thiện qua sơ đồ sau:


Ban
điện

Kho

Kho

nguyên liệu

phụ liệu

XN
may
1

XN

may
2

XN
may
4

Kho
phụ tùng

XN
may
6

XN
may
8

Ban

XN

XN

thêu

giặt

Xưởng
bao bì


Hoàn
thành

Bộ phận sản xuất chính

Bộ phận sản xuất phụ

Bộ phận phục vụ
Sơ đồ 2: Kết cấu tổ chức sản xuất

XN
may
9

Đội
xe


1.5. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần May Đức Giang.
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Các Phó Tổng Giám đốc

VP
Tổng
hợp


Phòng
TCKT

Phòng
KHĐT

Phòng
KD và
XNK

Phòng
Kỹ thuật

Phòng
ISO

P. TT và
KD nội
địa

Các xí nghiệp thành viên

Sơ đồ3: Tổ chức bộ máy quản lý
Từ sơ đồ trên của công ty ta thấy công ty có cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu
trực tuyến chức năng chia làm hai cấp quản lý. Tổng Giám đốc quản lý chung toàn bộ
công ty. Cấp quản lý thứ hai được chia thành các chức năng cụ thể để quản lý theo
từng bộ phận của công ty,
1.5.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
Công ty cổ phần May Đức Giang là một đơn vị hạch toán kinh tế, kinh doanh

độc lập, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vấn đề tổ chức quản
lý của Công ty được sắp xếp, bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Trên có công ty
và ban giám đốc công ty: lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từng xí nghiệp, giúp cho ban
giám đốc, các phòng ban chức năng và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của việc
quản lý kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Trong đó, tổng giám
đốc công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy
toàn bộ bộ máy quản lý. Giúp việc cho tổng giám đốc gồm 3 phó tổng giám đốc, một
kế toán trưởng và các trưởng phòng ban chức năng. Ban giám đốc bao gồm:


- Tổng Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất về các mặt sản xuất kinh
doanh của Công ty, là người chỉ đạo toàn bộ công ty theo chế độ thủ trưởng và đại
diện cho trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp luật.
- Phó Tổng Giám đốc xuất nhập khẩu: Là người tham mưu giúp việc cho TGĐ,
chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc quan hệ, giao dịch với bạn hàng, các cơ quan
quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu, tổ chức triển khai nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xin
giấy phép xuất nhập khẩu, tham mưu kí kết các hợp đồng gia công.
- PTGĐ kinh doanh: Tham mưu giúp việc cho TGĐ, chịu trách nhiệm trước
TGĐ về việc tìm kiếm và thiết lập quan hệ với bạn hàng. Lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
- PTGĐ kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho TGĐ, tổ chức nghiên cứu mẫu hàng
về mặt kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị bạn hàng đưa sang. Điều hành và giám sát
hoạt động sản xuất trong toàn Công ty.
Và các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán tình hình hiện có và
biến động của tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức giá trị và
hiện vật của Công ty.
- Văn phòng tổng hợp: Quản lý hành chính, quản lý lao động, ban hành các qui
chế, qui trình, văn bản, tổ chức cá hoạt động xã hội trong toàn Công ty...
- Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ

sản phẩm, quản lý thành phẩm, viết phiếu nhập, xuất kho, đưa ra các kế hoạch hoạt
động đầu tư cho ban giám đốc.
- Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ giao dịch các hoạt động
XNK liên quan đến vật tư, hàng hoá, giao dịch ký kết hợp đồng XNK trong công ty
với các đối tác nước ngoài.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng chỉ đạo kỹ thuật sản xuất dưới sự lãnh đạo của
phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy trình,
kiểm tra áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có hợp lý hay không, đề xuất ý kiến để tiết
kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất.
- Phòng ISO: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9000 (ISO 9002).
- Phòng thời trang và kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị
trường về thời trang, nghiên cứu thiết kế mẫu mã chào hàng FOB, xây dựng định mức
tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý và cửa
hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.


Bên dưới còn có các các xí nghiệp thành viên làm nhiệm vụ sản xuất sản phẩm
trực tiếp.
* Nhận xét chung về phần 1:
Theo trên, ta thấy Công ty cổ phần May Đức Giang là một công ty có quy mô
lớn.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại quần áo thời trang nam, nữ trong
nước và xuất khẩu như sơ mi, quần âu, jacket...
Quy trình sản xuất của công ty theo công nghệ chuyên môn hóa bộ phận, hình
thành nên các dây chuyền nước chảy đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng phát huy hết tiềm lực
mang lại hiệu quả sản xuất cao cung cấp cho thị trường may và thời trang hàng trăm
nghìn sản phẩm mỗi năm, đóng góp hàng chục tỉ đồng tiền thuế cho nhà nước.



PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất của Công ty là :
+ Kế hoạch sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần may Đức Giang và đơn đặt
hàng của khách hàng.
+ Năng lực sản xuất của Công ty.
Những năm gần đây thị trường hàng may mặc tại Việt Nam và trên thế giới
đang thay đổi rất nhiều, đứng trước tình hình đó Công ty tycổ phần may Đức Giang đã
đưa ra những chính sách phù hợp để cạnh tranh giữa các Công ty sản xuất may mặc
khác. May Đức Giang đã thay đổi nhiều mẫu mã mới, kiểu dáng mới để phục vụ nhu
cầu người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước. Trước những đòi
hỏi nhu cầu của thị trường may mặc như chính sách giá, kiểu dáng, chất lượng, dịch
vụ chăm sóc khách hàng, tất cả đòi hỏi sự khắt khe là rất lớn.
Chính vì lẽ đó cũng như Công ty may Đức Giang, cũng phải thay đổi theo đơn
đặt hàng và theo những nhu cầu thị hiếu của khách hàng yêu cầu.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 (kèm theo phụ lục 1)
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012
TT

1

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu xuất khẩu
- Doanh thu trong nước


2

Tổng sản lượng
Trong đó:
- Sản lượng xuất khẩu
- Sản lượng trong nước

3

Lợi nhuận

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty

ĐVT

Triệu
đồng

Bộ

Triệu
đồng

2011

2012

So sánh 2012/2011
Tuyết đối


Tỷ lệ

( %)

3.885.174

3.935.956

50.782

1,31

87.678
3.797.496

131.872
3.804.084

44.194
6.588

50,40
0,17

2.150.000

2.180.000

200.000


9,3

52.576
2.097.424

88.179
2.091.821

35.603
-5.603

68
-0.267

244.027,8

340.051,2

96.023,4

71,76


Hình 2.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận năm 2011-2012

Hình 2.2: Tình hình doanh thu theo thị trường năm 2011-2012

Qua bảng số liệu ở trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tập trung
chủ yếu ở trong nước và một phần nhỏ ở nước ngoài. Công ty có sự tăng trưởng rõ rệt

thể hiện thông qua doanh thu và lợi nhuận của Công ty, doanh thu và lợi nhuận năm
sau cao hơn năm trước, cụ thể :
Doanh thu năm 2012 cao hơn năm 2011 là 50.782 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
1,31%. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 44.194 triệu đồng tương ứng 50,40%,
doanh thu trong nước tăng 6.588 triệu đồng tương ứng 0,17%. Mặc dù nền kinh tế
trong bị ảnh suy thoái, như doanh thu trong nước vẫn tăng nhẹ, doanh thu xuất khẩu
tăng so với năm trước, nên nó không làm cho tổng doanh thu giảm sút mà ngược lại
còn tăng lên. Đây là hướng đi tốt của Công ty vì trong năm 2013 do khủng hoảng kinh
tế trong nước sức mua sản phẩm của người tiêu dùng sẽ giảm sút, lấy lượng xuất khẩu
bù đắp cho lượng tiêu thụ trong nước, là hướng đi hết sức hợp lý của Công ty. Lợi


nhuận năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 39,35% tương ứng 96.023.4 triệu đồng,
lợi nhuận tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.
Sản phẩm của May Đức Giang trong những năm qua đã được xuất sang các
nước thuộc Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính của
May Đức Giang là Mỹ và Liên minh Châu Âu. Do có thị trường xuất khẩu ổn định
nên doanh thu của Công ty vẫn tăng lên hàng năm, nhưng do cuộc khủng hoảng kinh
tế mà doanh thu của Công ty vẫn tăng theo chiều hướng chậm.
Tình hình tiêu thụ thực tế so với kế hoạch năm 2012 của Công ty như sau:
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu-lợi nuận giữa kế hoạch và thực hiện năm 2012
TT

1

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
- Doanh thu xuất khẩu
- Doanh thu trong nước


2

Tổng sản lượng
- Sản lượng xuất khẩu
- Sản lượng trong nước

3

Lợi nhuận

ĐVT

Kế hoạch

Thực hiện

So sánh thực hiện/KH
Tuyệt đối
Tỷ lệ( %)

3.755.000
131.872
3.623.128

3.935.956
131.872
3.804.084

180.956
0

180.956

4,82
0,00
4,99

Bn

2.065.000
88.179
1.976.821

2.180.000
88.179
2.091.821

115.000
0
115.000

5,57
0,00
5,82

Triệu

325.000,0

340.051,2


15.051,2

4,63

Triệu

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty
Hình 2.3: Tình hình doanh thu với kế hoạch năm

Qua bảng trên ta thấy sản lượng tiêu thụ của kỳ thực hiện cao hơn so với kỳ kế
hoạch là 5,57% tương ứng với lượng 115.000 bộ sản phẩm, nguyên nhân của việc
tăng này là; trong năm do nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc trên thị trường tăng lên, vì
vậy Công ty may Đức Giang phải tăng sản lượng thành phẩm, do đó Công ty may
Đức Giang đã đặt thêm đơn hàng bổ sung. sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu


và lợi nhuận đều tăng trong đó; doanh thu tăng 4,82% tương ứng với lượng là 180.956
triệu đồng, lợi nhuận tăng 4,63% tương ứng 15.051,2 triệu đồng, việc tăng này rất có
lợi cho Công ty vì Công ty có thể tận dụng được hết công suất máy móc thiết bị và
nguồn lực của mình, tránh lãng phí do dư thừa công suất. Hơn nữa, Công ty có thêm
một khoản vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm tiềm lực về vốn của
mình. Nhìn chung tình hình tiêu thụ của có chiều hướng đi lên rất khả quan.

2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường.
May Đức Giang sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu và bán thành phẩm. Toàn
bộ kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại do Công ty đặt cung cấp và thiết kế để đáp ứng
được mọi sở thích của người tiêu dùng Công ty luôn phải thay đổi kiểu dáng mẫu mã
cho phù hợp với phong cách người tiêu dùng như tiết kiệm nguyên liệu, giá cả hợp túi
tiền người sử dụng. Một điều rất dễ nhận thấy là các sản phẩm dù được sản xuất bằng
loại nguyên vật liệu gì, bán với mức giá nào, nhưng chất lượng sản phẩm là như nhau

bởi nó được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000. Nhờ vậy mà các sản phẩm ngày càng được nhiều bạn hàng tin tưởng, có
chỗ đứng vững chắc và chiếm thị phần lớn.
Sản phẩm của may đức giang trong những năm qua đó được xuất sang các nước
thuộc Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính của may
Đức Giang là Mỹ và liên minh châu Âu.
Các khách hàng chính của May Đức Giang hiện nay là:
Từ mỹ:
+ Levy group : liz claiborn, esprit, dana buchman, federated, kolh’s
+ Prominent : perry ellis, pvh, haggar
+ New m ( korea ) : federated
+ Sanmar : port authority
+ Junior gallery
Từ Liên minh châu Âu:
+ Textyle : marcona, kirsten, k&k
+ Seidensticker : zara, p&c, marcopolo
Từ Nhật Bản :
+ Sumikin busan
- Đối với thị trường trong nước: Công ty hướng đến những nhóm người có thu
nhập trung bình và khá. Đây là thị trường rộng và là thị trường đầy triển vọng của
Công ty. Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường


trong nước với tất cả mọi người có thể dùng được. Chính sách phát triển thị trường
trong nước đang là mục tiêu lớn của công ty hiện nay. Doanh thu từ thị trường nội địa
của Tổng công ty tăng từng năm theo cấp số nhân, điều đó chứng tỏ định hướng phát
triển của Tông công ty hoàn toàn đúng đắn. Dự kiến năm 2013 doanh thu nội địa đạt
96 tỷ đồng. Các hệ thống đại lý và siêu thị của tổng công ty ngày càng phát triển và
mở rộng.
Chính sách chất lượng của Công ty là:

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, toàn thể công nhân viên Công ty cùng
quyết tâm phấn đấu cung cấp hàng có: chất lượng tốt nhất, số lượng đủ và tiến độ
nhanh nhất.
Phương châm hành động: xây dựng môi trường làm việc thoải mái để tạo sự
hứng khởi cho nhân viên, toàn thể công nhân viên Công ty phải: biết quan tâm - biết
cảm nhận- biết để ý xung quanh, luôn đặt sự an toàn của khách hàng sử dụng sản
phẩm lên trên hết
q- Giảm hàng lỗi lọt xuất xuống còn 25pmm.
+ Giảm hàng hỏng trong công đoạn xuống còn 1.8%.
c- Giảm chi phí tại các bộ phận 10%.
+ Giảm chi phí hàng hỏng 20%.
d- Bố trí sắp xếp cải tiến layout, nâng cao hiệu quả lưu chuyển hàng hóa: (tồn
kho giảm 50%).
m- Xây dựng các chuyên gia trong các lĩnh vực “Chuyển từ sửa chữa sang bảo
dưỡng” ( giảm 50% sự cố dừng dây chuyền bất thường)
s- Xây dựng môi trường làm việc an toàn ( không xảy ra tai nạn).
e- Giảm bụi ( giảm 15%).
+ Mẫu mã sản phẩm sản xuất tại Công ty bao gồm:
Sản phẩm chính của chúng tôi là áo jacket các loại, áo blu-dông, áo gió, áo
măng-tô, áo gi-lê, áo sơ mi nam, nữ , quần , quần soóc, váy…
Chủng loại mẫu mã sản phẩm của Công ty có:
- Quần áo nam
- Quần áo nữ
- Quần áo trẻ em trai
- Quần áo trẻ em gái
- Hàng kinh doanh tổng hợp

2.1.3 Chính sách giá.
Lợi nhuận Công ty thu được chịu sự tác động rất lớn của chính sách giá. Vì vậy
việc định giá với mỗi sản phẩm được Công ty tính toán cẩn thận, dựa trên cở sở giá



thành sản phẩm và sức mua của thị trường. Bên cạnh đó Công ty cũng tính đến yếu tố
như: sức hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng. Tuy nhiên nhìn chung giá bán sản
phẩm của Công ty được quy định một cách phù hợp với sự biến đổi của thị trường
đảm bảo được sự bù đắp chi phí và có lãi.
Phương pháp định giá sản phẩm Công ty được dựa trên công thức cơ bản:
Giá bán = giá thành toàn bộ + thuế + lợi nhuận
trong đó:
- Giá thành toàn bộ = Tổng chi phí (chi phí nguyên vật liệu, nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Thuế vat tính bằng % giá bán theo quy định của nhà nước.
- Lợi nhuận dựa vào giá cả, chu kỳ sống của sản phẩm, nhu cầu của thị
trường để quy định phần trăm lợi nhuận của giá bán.
Bảng 2.4. Giá của một số sản phẩm mà công ty đang sản xuất
ĐVT: VNĐ
STT

Tên sản phẩm

ĐVT

Giá bán bình quân
Năm 2011
Năm 2012

Tỷ lệ so sánh

1


Áo sơ mi nam

01 chiếc

259.982

267.466

4,7%

2

Áo sơ mi nữ

01 chiếc

247.016

258.566

4,68%

3

Áo blu-dông

01 chiếc

374.000


483.242

5,31%

4

Áo gió

01 chiếc

220.000

230.000

4,55%

5

Quần sooc

01chiếc

126.000

132.874

5,46%

Nguồn: Phòng kinh doanh cung cấp


Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá bán trong năm 2012 của tất cả các sản phẩm đều
cao hơn so với năm 2011. Nguyên nhân tăng giá bá là do trong năm 2012 chi phí nhân
công, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác như điện nước, xăng dầu…
đều tăng giá, dẫn đến giá bán sản phẩm cũng phải tăng theo.
Công ty cổ phần May Đức Giang không áp dụng chiết khấu.

2.1.4 . Chính sách phân phối
Đối với hàng xuất khẩu, Công ty sản xuất theo hợp đồng ký trước và xuất sản
phẩm cho khách hàng. Phần lớn tất cả các sản phẩm may mặc của Công ty đều sản
xuất theo nhu cầu thị trường và có những chính sách đổi mới sản phẩm do Công ty đề
ra.
Công ty May Đức Giang hướng tới phục vụ đến tận tay những khách hàng của
mình nên sản phẩm phân phối của Công ty được phân phối theo kênh trực tiếp.
Công ty May Đức Giang đang phân phối sản phẩm của mình theo kênh phân
phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp
Hình 2.4. Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp
Doanh nghiệp


Lực lượng
bán hàng
của Công ty

Đại lý

Khách hàng

\(

Do sử dụng cả 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nên các sản phẩm trong

nước được phân phối đến tận tay người tiêu dùng thông qua 56 cửa hàng, đại lý và
siêu thị trên 8 tỉnh toàn quốc, đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, tăng khả
năng tiếp cận của khách hàng đến sản phẩm của công ty. Ngoài ra sản phẩm của công
ty còn được phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng thông qua một đội ngũ lực
lượng nhân viên bán hàng đông đảo của công ty. Chính vì vậy doanh thu của công ty
trong những năm gần đây của thị trường trong nước tăng theo cấp số nhân.

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng.
Do sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo dây chuyền, Công ty Cổ phần May Đức
Giang sản xuất những sản phẩm tiêu dùng may mặc với thương hiệu và uy tín của
công ty. Vì vậy việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, tham gia hội chợ của
Công ty hoàn toàn là mục tiêu hàng đầu.
Việc xúc tiến bán hàng của Công ty Cổ phần May Đức Giang là bán hàng trực
tiếp nên việc mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường và xúc tiến bán hàng được coi
là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty.
+ Hàng năm Công ty đã tham gia các hội chợ về may mặc trong nước ví như
năm 2012 Công ty tham gia Hội chợ hàng may mặc Quốc tế tại Hà Nội.
+ Chính sách khuyến mại được đặc biệt trú trọng; Công ty đã thực hiện chương
trình khuyến mại và các hoạt động quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng bằng
nhiều hình thức và nhiều con đường. Tất cả các hình thức và các đợt khuyến mại
chúng tôi sẽ công bố trên Website của công ty.
Bằng tuyên truyền, quan hệ công chúng và xây dựng hình ảnh của công ty rộng
rãi hơn: Hàng năm Công ty đều tổ chức đăng cai các hội nghị cho các tổ chức và các
đơn vị có nhu cầu tại địa phương. tham gia tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao,
làm từ thiện ở địa phương. Năm 2011 chi phí cho hoạt động này chiếm 0.036% trên


tổng doanh thu, năm 2012 chiếm 0.046%. Điển hình như năm 2010 Công ty hỗ trợ
các cháu học sinh nghèo vượt khó tỉnh Hưng Yên với tổng số tiền trên 400 triệu đồng,
năm 2012 tặng quà và làm nhà tình nghĩa cho các gia đình bị nhiễm chất độc màu da

cam trị giá hơn 600 triệu đồng, hỗ trợ người già không nơi tựa ở trung tâm bảo vệ
chăm sóc người già, người tàn tật huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên 140 triệu đồng,
tài trợ cho giải bóng đá huyện Văn Lâm 80 triệu đồng, đây chính là những hoạt động
vừa có ý nghĩa, vừa có hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh của Công ty với công
chúng.

2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của Công ty.
Do đặc thù chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc nên Công ty đã có
nhiều chính sách tiếp marketing sản phẩm của Công ty đến các đại lý, nhà phân phối
và đến người tiêu thụ thông qua kênh bán hàng trực tiếp.
Hiện nay Công ty có đến 56 đại lý, cửa hàng và siêu thi tham gia phân phối đến
6 tỉnh thành phố trên cả nước.
Một số đại lý chính thức tại Việt Nam và quốc tế.

2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty
Do tính chất sản phẩm của Công ty là hàng may mặc thuộc các mặt hàng thiết
yếu nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Công ty đã lập ra được nhiều giải pháp về
chiến lược, chính sách và thay đổi mẫu mã sản phẩm để phù hợp với khách hàng để có
thể cạnh tranh được với nhiều sản phẩm của Công ty khác.
Hiện nay, trong lĩnh vực may mặc thì Công ty đã phải gặp những đối thủ cạnh
tranh lớn như May Nhà Bè, May 10 hay Việt Tiến. Trước những đối thủ cạnh tranh
lớn như vậy, công ty đã có nhiều chính sách tạo niềm tin tưởng với những khách hàng
lâu năm và thị trường quốc tế có mối quan hệ thân thiết. Công ty đã có những chính
sách dài hạn về sản phẩm may mặc và giá cả để có những khách hàng tiềm năng.
Tên sản phẩm
Áo sơ mi nam
Áo sơ mi nữ
Áo blu-dông
Áo gió
Quần sooc


May Nhà Bè
300.00
270.000
500.000
250.000
140.0000

May Đức Giang
267.466
258.566
483.242
230.000
132.874

Nhìn vảo bảng thống kê giá sản phẩm một số mặt hàng may mặc của đối thủ và
công ty ta thấy công ty có chính sách giá cả phù hợp và rẻ hơn so với các đối thủ. Do
có chiến lược về giá cả nên Công ty hàng năm vẫn tăng được lợi nhuận.

2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty.
Qua số liệu về sản lượng tiêu thụ ở trên cho thấy,sản lượng tiêu thụ của Công ty
tập trung chủ yếu ở trong nước, còn sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,
nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ của Công ty đều có sự tăng trưởng, năm sau cao


hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước vẫn tăng chậm
do cuộc khủng hoảng kinh tế thị trường. Nhưng Công ty đã nhìn được hướng để giữ
được những khách hàng thân thiết, nhân viên kinh doanh có sự quan tâm đến những

đại lý và cửa hàng quan trọng để tạo được nguồn thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, Công ty còn nhiều hạn chế về mặt công tác Maketting với thị
trường EU và quốc tế. Công ty chưa mở rộng nhiều đến khu vực EU và khu vực Châu
Á. Trong thời gian tới, Công ty đang tiếp tục phát triển mở rộng thị trường ở Châu Âu
với nhiều sản phẩm may mặc đa dạng và phù hợp với thị hiếu khách hàng.

2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương.
2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty
Lao động và tiền lương là hai yếu tố quan trọng trong sản xuất , do vậy Công ty
xây dựng kế hoạch lao động và kế hoặch tiền lương theo quy chế của Công ty và luật
pháp quy dịnh của nhà nước, cùng với kế hoạch lao động và tiền lương Công ty cũng
xây dựng kế hoạch về đào tạo, tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu lâu dài cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, công ty cũng quan tâm tới việc
thu hút nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực thực sự để về công ty làm việc.
Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động của Công ty năm 2011-2012
2011
TT

1

Tiêu thức phân loại

Tổng số lao động

2012

Số lượng

Tỷ trọng
%


Số lượng

Tỷ trọng
%

2.954

100

3.035

100

Phân loại theo trình độ:
- Trên đại học
2

5

0,17

7

0,23

- Đại học và cao đẳng

265


8,97

275

9,06

-Trung cấp

381

12,90

391

12,88

- Công nhân bậc cao

650

22,00

687

22,64

1.653

55,95


1.675

55,19

- Lao động gián tiếp

465

15,74

472

15,55

- Lao động trực tiếp

2.489

84,3

2.563

84,45

2.031

68,75

1.985


65,40

925

31,31

1.050

34,60

- Công nhân khác
Phân loại theo đối tượng
3

Phân loại theo giới tính:
4

- Lao động nam
- Lao động nữ

Nguồn : Phòng Hành chính nhân sự Công ty, 9/2012

Từ bảng cơ cấu lao động của Công ty cho thấy, lực lượng lao động của Công ty
năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 9.73% . Công ty luôn quan tâm đến việc bồi
dưỡng trình độ tay nghề cho người lao động. Công ty tuyển dụng lao động theo quy


chế tuyển dụng phù hợp với điều kiện của Công ty. Tỷ trọng nhân viên có trình độ cao
đẳng và đại học dao động ở mức ổn định, tỷ trọng lao động gián tiếp giữ mức ổn định
cho thấy bộ máy quản lý hoạt động bình thường. Tỷ trọng công nhân bậc cao có xu

hướng tăng cao thể hiện trình độ tay nghề được nâng cao. Tỷ trọng lao động nữ tăng
dần và năm 2012 chiếm 34.60%, tỷ trọng lao động nam giảm dần cho thấy Công ty
đang dần chuyên môn hoá sản xuất, thay thế lao động nam bằng lao động nữ vào một
số điểm chủ chốt trong dây chuyền. Bên cạnh đó Công ty tạo điều kiện tốt cho những
lao động nữ nên đã có nguồn nhân lực dồi dào.

2.2.2. Định mức lao động
- Do tính chất và đặc thù của ngành sản xuất công nghiệp nhẹ nói chung và
ngành sản xuất hàng may mặc nói riêng, định mức lao động rất ít thay đổi, định biên
lao động theo chủng loại chi tiết, sản phẩm sản xuất tại các bộ phận sản xuất của Công
ty là giống nhau.
- Trước khi gia công một chi tiết, sản phẩm, Phòng kế hoạch bấm giờ thực tế tại
từng công đoạn gia công và lập bản định mức thời gian sản xuất, cho từng bước công
việc, các bộ phận sản xuất dựa vào đó để bố trí nhân lực trong các dây chuyền sản
xuất phù hợp với năng lực để đạt được hiệu quả cao nhất .
Ví dụ: Định mức thời gian may áo sơ mi
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung công việc

Cắt vải

May
Làm sạch
Sửa

Sửa lại sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm lần cuối
Đóng gói

Thời gian
thực tế (s)

2.700
1.800
180
60
145
45
47
47

Thời gian định
mức (s)

2.800
2.000
180
60
135
45
48

48

Chênh lệch

100
200
0
0
-10
0
1
1

Nhận xét sự khác biệt giữa thực tế và định mức:
- Ưu điểm:
Giúp cho người quản lý cân đối được thời gian cho từng bước công việc, phát
huy tối đa năng lực của người công nhân
Xác định được mức khoán năng suất trong một giờ, trong ngày đối với người
lao động, gắn trách nhiệm cho người lao động với các bước công việc của mình
Tạo điều kiện cho người quản lý dựa vào đó để bố trí, sắp xếp lao động hợp lý,
tăng năng suất trong ngày và có thể áp dụng cho nhiều mặt hàng
- Hạn chế:


Do phải làm việc theo nhịp dây chuyền cường độ lao động là rất cao, người lao
động làm việc chăm chỉ làm việc tại một vị trí nhất định cho nên không phát huy được
tay nghề, có thể giỏi một việc nhưng không làm được nhiều việc, dễ tạo sự nhàm chán
dẫn đến độ chính xác không cao.

2.2.3.Tình hình sử dụng thời gian lao động

Sản xuất theo đơn hàng của Công ty luôn phải đảm bảo hai nhiệm vụ chính là
đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. bởi thế việc sử dụng thời gian lao
động của Công ty như sau:
Công nhân gián tiếp, khối phòng, ban làm việc 8 giờ trong ngày, nghỉ chủ nhật
và nửa ngày thứ 7.
Khối trực tiếp sản xuất làm việc theo ca: ca1 8h/ca, ca2 7h/ca, ca3 6h/ca và có
thể làm thêm 1-2 giờ/ca để đảm bảo được tiến độ sản xuất.
Bảng 2.4 : Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2012
TT

Chỉ tiêu

Ngày chế độ

Tổng ngày công trong
năm

%
100

1

Tổng số ngày dương lịch

365

1.107.775

2


Tổng số ngày nghỉ chủ nhật và thứ 7 ( nửa
ngày thứ bảy )

76

230.660

3

Tổng số ngày nghỉ lễ tết

9

27.315

2,46

4

Tổng số ngày làm việc chế độ

280

849.800

76,71

5

Tổng số ngày vắng mặt


18,45

55.996,1

5,1

- Nghỉ phép

12.11

36.754

3,3

- Nghỉ bảo hiểm ( ốm, thai sản )

4.195

12.732

1,15

- Nghỉ con ốm

1.013

3.074

0,278


- Nghỉ không lý do

1.133

3.439

0,31

6

Tổng số ngày có mặt làm việc

260,55

790.769

71,38

7

Tổng số ngày làm việc thực tế bình quân trong
1 tháng

23,75

72.081

6,51


20,82

Nguồn : Phòng Hành chính nhân sự Công ty tháng 9 năm 2013

*Nhận xét đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động:
Tình hình sử dụng lao động năm 2012 cho thấy Công ty bố trí tối đa nguồn
nhân lực đảm bảo yêu cầu trong sản xuất, tận dụng hết công suất của máy móc thiết
bị, giảm chi phí nhân công khi phải làm thêm .


2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động tại Công ty được biểu hiện dưới hình thức sau:
- Năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu
wtr

=

tr
lđm

trong đó :
wtr : năng suất lao động tính theo doanh thu
tr : tổng doanh thu
lđm : số lao động định mức sử dụng trong năm
Bảng 2.8. Bảng năng suất lao động trong năm 2011 và 2012

TT

Chỉ tiêu


1

Doanh thu

2

Tổng số lao động bình quân

3

Năng suất lao động

ĐVT

2011

2012

Chênh lệch

Triệu đồng

3.885.174

3.935.956

50.782




2.954

3.035

81

1.315.22

1.296.86

-1.836

Nguồn: Phòng kế toán

* Nhận xét:
Doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước với sự chênh lệch lên hơn
50 triệu đồng. Số lao động bình quân cũng tăng lên hàng năm, năng suất lao động có
sự chênh lệch giảm. Nguyên nhân có sự tăng doanh thu là do những chính sách
khuyến mại và chính sách quan tâm đến người lao động. Đây cũng là mục tiêu chính
của Công ty trong thời gian tới.

2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Công tác tuyển dụng là việc xem xét có hệ thông, nhằm lựa chọn những người
đáp ứng được những yêu cầu mà Công ty đã đề ra để bố trí vào các vị trí làm việc
thích hợp trong bộ máy sản xuất của Công ty.
- Kế hoạch tuyển dụng dựa trên cơ sở nhu cầu cần tuyển dụng và kế hoạch tuyển
dụng của từng bộ phận trong Công ty: Phòng hành chính nhân sự lập kế hoạch tuyển
dụng khi có nhu cầu tuyển dụng lao động từ bên ngoài trình Tổng Giám đốc phê duyệt
- Khi tuyển dụng lao động từ bên ngoài, Phòng hành chính nhân sự tiến hành
thông báo tuyển dụng thông qua phương tiện thông tin đại chúng của huyện, các trung

tâm giới thiệu việc làm hoặc liên hệ với các tổ chức, trường đào tạo nghề hoặc gửi
thông báo xuống các bộ phận để phát động nhân viên trong Công ty giới thiệu người
thân hay bạn bè vào làm trong Công ty.


- Phòng hành chính nhân sự xem xét hồ sơ, xác định các đối tượng phù hợp với
yêu cầu, lập danh sách các đối tượng đủ điều kiện dự tuyển, trình ban lãnh đạo Công
ty hay hội đồng tuyển dụng phê duyệt, lựa chọn phỏng vấn kiểm tra.
- Tiến hành phỏng vấn ,kiểm tra bao gồm: Lãnh đạo Công ty, Trưởng phòng
hành chính nhân sự, phó, trưởng phòng cần bổ xung nhân lực. đối với vị trí tuyển từ
cao đẳng trở lên hội đồng xét tuyển trực tiếp phỏng vấn, thi trình độ chuyên môn, đối
với tuyển công nhân thì kiểm tra văn hoá tay nghề .
- Căn cứ vào kết quả thi phòng hành chính nhân sự thông báo trúng tuyển.
Những thí sinh đạt điểm chuẩn được tiến hành kiểm tra sức khoẻ, sau đó ký hợp đồng
thử việc đối với lao động tuyển chính quy hoặc ký hợp đồng thời vụ đối với lao động
thời vụ.
Trong giai đoạn thử việc phòng hành chính nhân sự kết hợp với phó, trưởng
phòng tiếp nhận tiến hành đào tạo. hết giai đoạn thử việc phó, trưởng phòng nhận xét
năng lực làm việc của nhân viên để quyết định việc ký tiếp hợp đồng lao động và trình
Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. Phòng hành chính nhân sự làm hợp đồng lao động
và bố trí công tác cho các đối tượng trúng tuyển, việc ký hợp đồng lao động được tuân
thủ theo quy định của Bộ luật lao động.
Đối với các đối tượng hết hạn hợp đồng lao động, khi có nhu cầu ký tiếp thì
trưỏng phòng hành chính nhân sự sẽ thông báo thời hạn hết hợp đồng cho người lao
động và bộ phận quản lý lao động đó biết. Bộ phận quản lý lao động làm đề nghị ký
tiếp hợp đồng lao động, trợ lý nhân sự phòng hành chính lập hợp đồng lao động trình
Tổng Giám đốc ký.

Hình 2.4 : Lưu đồ quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực



×