BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA
CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA
CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ NGOAN
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Thị Ngoan. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong công
trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn
TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 2
a. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
b. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................5
1.1 Nghiên cứu mục tiêu của việc lựa chọn chính sách kế toán .............................. 5
1.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán .......... 6
1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................6
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................11
1.3 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ...........................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................18
2.1 Một số vấn đề về chính sách kế toán ............................................................... 18
2.1.1 Khái niệm chính sách kế toán ...................................................................18
2.1.2 Đặc trưng của chính sách kế toán .............................................................18
2.1.3 Vai trò của chính sách kế toán ..................................................................19
2.3 Lý thuyết nền ................................................................................................... 20
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ..........................................................20
2.3.2 Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information) .......................21
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) .......................................................22
2.3.4 Lý thuyết hợp đồng (Contractual theory) .................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25
3.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 25
3.1.1 Nguồn dữ liệu................................................................................................ 25
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
3.1.3 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp ................................................ 27
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................27
3.2.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ...............................................................28
3.2.2.1 Thuế và chi phí khác của doanh nghiệp .............................................29
3.2.2.2 Đòn bẩy tài chính ................................................................................30
3.2.2.3 Mục đích cá nhân của nhà quản lý .....................................................31
3.2.2.4 Chỉ tiêu tài chính phục vụ công tác đấu thầu .....................................32
3.2.2.5 Đặc điểm thị trường của doanh nghiệp ..............................................33
3.2.2.6 Thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý .......34
3.2.3 Xây dựng thang đo biến nghiên cứu ..........................................................35
3.3 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 36
3.3.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính ............................................................36
3.3.2 Thực hiện nghiên cứu định tính .................................................................37
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................37
3.4 Mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức ................................................... 39
3.4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................40
3.4.2 Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính .........................................40
3.5 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 42
3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................42
3.5.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................43
3.5.3 Thu thập dữ liệu ........................................................................................43
3.5.4 Xử lý và phân tích dữ liệu .........................................................................43
3.5.4.1 Phân tích thống kê mô tả ....................................................................44
3.5.4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo .........................................................44
3.5.4.3 Phân tích hồi quy bội ..........................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................48
4.1 Thực trạng về lựa chọn chính sách kế toán để quản trị lợi nhuận trong các
doanh nghiệp xây lắp ............................................................................................. 48
4.1.1 Đặc thù của doanh nghiệp xây lắp ............................................................48
4.1.2 Các lựa chọn chính sách kế toán để quản trị lợi nhuận trong doanh
nghiệp xây lắp ....................................................................................................49
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 52
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................52
4.2.1.1 Mô tả đặc điểm mẫu ............................................................................52
4.2.1.2 Mô tả thang đo ....................................................................................53
4.2.2 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo ...................................................55
4.2.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................55
4.2.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................56
4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy bội ...................................................................60
4.2.3.1 Phân tích tương quan ..........................................................................60
4.2.3.2 Kết quả phân tích hồi quy bội .............................................................61
4.2.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................63
4.2.3.4 Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình ..........................................65
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................72
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 72
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 73
5.2.1 Kiến nghị về lựa chọn CSKT nhằm nâng cao chất lượng BCTC .............73
5.2.1.1 Đối với DN ..........................................................................................73
5.2.1.1 Đối với Bộ tài chính ............................................................................74
5.2.1.3 Đối với công ty kiểm toán ...................................................................74
5.2.2 Những vấn đề cần lưu ý đối với đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC
khi đưa ra quyết định kinh tế ..............................................................................75
5.2.2.1 Đối với cơ quan thuế ...........................................................................75
5.2.2.2 Đối với chủ đầu tư, nhà thầu chính ....................................................75
5.2.2.3 Đối với nhà đầu tư ..............................................................................76
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ gốc
BCTC
Báo cáo tài chính
DN
Doanh nghiệp
CSKT
Chính sách kế toán
TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
TP. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
HOSE
Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
HNX
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia
Bảng 3.2. Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính
Bảng 4.1. Thống kê thông tin mẫu khảo sát
Bảng 4.2. Thống kê mô tả thang đo
Bảng 4.3. Bảng kết quả kiểm định thang đo
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
Bảng 4.5. Tổng phương sai được giải thích
Bảng 4.6. Ma trận nhân tố xoay
Bảng 4.7. Ma trận hệ số tương quan Pearson
Bảng 4.8. Kiểm định sự phù hợp cho mô hình hồi quy
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định ANOVA
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy bội
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Đồ thị phân tán Scatterplot
Hình 4.2. Đồ thị Histogram và Q-Q Plot
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sơ đồ 3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức
Sơ đồ 4.1. Mô hình hồi quy sau nghiên cứu định lượng
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính (BCTC) của một doanh nghiệp (DN) là phương tiện trình
bày khả năng sinh lời của DN đó. BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh của DN. Mục đích của BCTC là cung cấp các
thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN,
đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các
quyết định kinh tế (Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày BCTC). Các đối tượng
quan tâm đến thông tin trình bày trên BCTC bao gồm chủ DN, nhà đầu tư, nhà cho
vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,… Đặc biệt, trong lĩnh vực xây lắp,
BCTC được sự quan tâm lớn từ phía chủ đầu tư các dự án, các nhà thầu chính (là
khách hàng của DN) khi họ đánh giá năng lực để giao thầu cho các đơn vị thi công
(là các DN). Việc lập và trình bày BCTC thường dựa trên cơ sở các chính sách kế
toán (CSKT), bao gồm các nguyên tắc và phương pháp kế toán cụ thể. Chuẩn mực
kế toán cho phép mỗi DN lựa chọn CSKT phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
DN đó. Việc áp dụng các CSKT khác nhau sẽ mang lại những thông tin khác nhau
được trình bày trên BCTC, nên bên cạnh việc lựa chọn CSKT phù hợp theo chuẩn
mực, DN còn lựa chọn CSKT có thể mang lại những thông tin có lợi nhất cho mình.
Trong các DN xây lắp, kế toán doanh thu và chi phí lại khá phức tạp. Điều này
càng tạo cơ hội cho các DN xây lắp sử dụng CSKT theo ý muốn chủ quan của nhà
quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT là
rất cần thiết để giúp cho người sử dụng BCTC có thể dự đoán các chỉ tiêu trên
BCTC được trình bày có xu hướng tăng hay giảm so với thực tế, từ đó đưa ra các
quyết định phù hợp. Nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này, tập
trung vào đặc trưng của ngành xây lắp, tác giả thực hiện luận văn nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp
xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
hiện nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về lựa chọn CSKT nhằm nâng cao chất
lượng BCTC của các DN xây lắp và những vấn đề cần lưu ý đối với đối tượng sử
dụng thông tin trên BCTC khi đưa ra quyết định kinh tế.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu thực hiện hướng đến 3 mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN
xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Thứ ba: Đề xuất một số kiến nghị về lựa chọn CSKT nhằm nâng cao chất
lượng BCTC của các DN xây lắp.
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu đặt ra 3 câu hỏi như sau:
- Câu hỏi thứ 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các
DN xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi thứ 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT
của các DN xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi thứ 3: Các kiến nghị phù hợp cho sự lựa chọn CSKT giúp nâng cao
chất lượng BCTC của các DN xây lắp?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên các khía cạnh:
- Phạm vi về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu sự lựa chọn CSKT trong các
DN hoạt động xây lắp.
- Phạm vi về không gian và thời gian: đề tài được thực hiện tại địa bàn TP. Hồ
Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10/2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp nghiên
cứu kết hợp định tính và định lượng để giải quyết vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích kết quả của các nghiên cứu trước,
dựa trên cơ sở lý thuyết nền kết hợp với việc xem xét đặc thù của ngành xây lắp để
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ đó lập mô hình nghiên cứu, xây dựng các thang đo và
tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Cuối
cùng là thảo luận kết quả đạt được nhằm khẳng định, giải thích sâu hơn kết quả và
đề xuất giải pháp phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, chọn mẫu khảo sát theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện phi xác suất kết hợp với phát triển mầm. Bảng câu hỏi được gửi đến
người được khảo sát dưới hai hình thức là gửi email hay gửi phiếu khảo sát bằng
giấy trực tiếp cho các đối tượng khảo sát, là nhà quản lý của các DN xây lắp trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu sau khi được thu thập sẽ được xử lý, phân
tích bằng phần mềm hỗ trợ SPSS 20 bao gồm các bước:
Thực hiện thống kê mô tả.
Kiểm định, đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích độ tin cậy
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis).
4
Kiểm định thông qua mô hình hồi quy tuyến tính (linear regression).
5. Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý luận, nghiên cứu góp phần tổng kết các nghiên cứu có liên quan đến
đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của DN, khái quát lý thuyết về
CSKT hiện nay giúp người đọc có cái nhìn bao quát và hiểu sâu hơn về CSKT. Dựa
vào kết quả kiểm định mô hình, ngoài những nhân tố được khám phá ra từ các
nghiên cứu trước đây, nhân tố “chỉ tiêu tài chính phục vụ công tác đấu thầu” được
tác giả đưa thêm vào khi xem xét trong ngành hoạt động xây lắp. Nghiên cứu góp
phần bổ sung vào tổng quan nghiên cứu về CSKT ở Việt Nam, làm tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu sau này.
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị đối với các
DN về việc lựa chọn CSKT nhằm nâng cao chất lượng BCTC.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của
luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Nghiên cứu mục tiêu của việc lựa chọn chính sách kế toán
Mariana Gurau (2014) tiến hành nghiên cứu “Three types of accounting
policies reflected in financial statements: case study for Romania”. Tác giả đã lựa
chọn các phương pháp kế toán khác nhau cho ba nhóm chính sách và áp dụng cho
cùng một bộ BCTC để so sánh và phân tích. Nghiên cứu đã chứng minh rằng bức
tranh tài chính của một DN được nhìn từ những người khác nhau thì khác nhau,
không thể nói rằng ai đó bóp méo sự thật. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhóm
CSKT mà DN lựa chọn trong từng trường hợp nhằm đạt được những mục tiêu khác
nhau như sau:
- Thứ nhất, nhóm CSKT nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hầu hết các DN
hoạt động đều mong muốn có lời, mục tiêu lớn nhất của họ đó là tạo ra lợi nhuận.
Do đó, họ có động cơ mạnh mẽ để lựa chọn các CSKT nhằm tối thiểu hóa các loại
chi phí phát sinh nhằm tăng lợi nhuận có thể đạt được đến mức tối đa nhất.
- Thứ hai, nhóm CSKT nhằm mục tiêu bảo toàn vốn, đảm bảo lợi nhuận bền
vững trong dài hạn. Bằng cách ghi nhận chi phí theo giá trị hợp lý, mục tiêu đảm
bảo hoạt động ổn định, san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để tránh những lên
xuống bất thường của thu nhập, tức là giảm lợi nhuận những năm lợi nhuận cao để
dự trữ cho những năm lợi nhuận thấp. DN vừa phải duy trì khả năng hoạt động liên
tục và phải đảm bảo sự phát triển của mình.
- Thứ ba, nhóm CSKT được lựa chọn nhằm giảm thiểu thuế thu nhập nhưng
vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của luật thuế, thông qua độ trễ thời gian của
thuế. DN chọn cách ghi nhận chi phí nhiều hơn ở kỳ hiện tại và đẩy lợi nhuận sang
các kỳ sau sao cho trong toàn chu kỳ sống của DN, số thuế thu nhập (của DN và cổ
đông) phải đóng là thấp nhất.
6
1.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán
1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Watts và Zimmerman (1990) tiến hành nghiên cứu “Positive Accounting
Theory, A Ten Year Perspective”. Nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu: thứ nhất là
trình bày quan điểm về quá trình phát triển của kế toán thực chứng đến thời điểm
hiện tại và tóm tắt những bằng chứng về lý thuyết thực hành kế toán; thứ hai là đánh
giá các phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận sử dụng để giải thích cho
những quy luật và cuối cùng là định hướng tương lai cho nghiên cứu kế toán thực
chứng. Họ đã tổng hợp lại các nghiên cứu lý thuyết kế toán thực chứng trong những
năm 1980 và đề xuất cách để cải thiện nghiên cứu thực chứng trong lựa chọn kế
toán. Điều quan trọng nhất của cải tiến là liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực
nghiệm. Nhóm tác giả chỉ trích những nghiên cứu chỉ tập trung vào một sự lựa chọn
kế toán tại một thời điểm trong khi hầu hết các nhà quản lý cung cấp thông tin đầu
ra có thể là do kết hợp ảnh hưởng của một số lựa chọn kế toán. Ba giả thuyết nghiên
cứu chính được đặt ra là: giả thuyết kế hoạch trả thưởng, giả thuyết nợ và giả thuyết
chi phí chính trị (với giả thiết đặt ra là người quản lý là người theo chủ nghĩa cơ hội
và giả thiết hợp đồng hiệu quả). Giả thuyết kế hoạch trả thưởng cho rằng các DN có
kế hoạch trả thưởng theo lợi nhuận thì nhà quản lý có nhiều khả năng lựa chọn các
phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận kỳ báo cáo để tăng khoản tiền thưởng của
mình. Giả thuyết nợ cho rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của DN càng cao thì nhà
quản lý có nhiều khả năng lựa chọn các phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận kỳ
báo cáo để tránh vi phạm những quy định trong hợp đồng vay vốn. Giả thuyết chi
phí chính trị cho rằng các DN càng lớn có nhiều khả năng lựa chọn các phương
pháp kế toán làm giảm lợi nhuận kỳ báo cáo để giảm thiểu chi phí chính trị. Kết quả
thử nghiệm ban đầu của giả thuyết kế hoạch trả thưởng cho thấy nó không thích hợp
trong nhiều trường hợp, ví dụ khi lợi nhuận trong kỳ nhỏ hơn mức tối thiểu để được
thưởng thì nhà quản lý có động cơ lựa chọn phương pháp kế toán làm giảm lợi
nhuận kỳ báo cáo để chuyển qua năm sau. Bằng chứng thực nghiệm thu được của
giả thuyết nợ và giả thuyết chi phí chính trị nhìn chung là phù hợp. Giai đoạn tiếp
7
theo có rất nhiều nghiên cứu xây dựng dựa trên giả thuyết này và được phát triển
thêm để dự đoán những quy luật thực nghiệm mới.
Steven Young (1998) tiến hành nghiên cứu “The Determinants of Managerial
Accounting Policy Choice: Further Evidence for the UK”. Tác giả nghiên cứu các
nhân tố quyết định sự lựa chọn CSKT của các công ty thuộc ngành công nghiệp và
thương mại tại nước Anh. Dựa vào nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990),
trên cơ sở lý thuyết chi phí hợp đồng, lý thuyết ổn định lợi nhuận và lý thuyết tín
hiệu. Lý thuyết chi phí hợp đồng đặt ra giả thuyết nợ, giả thuyết kế hoạch trả
thưởng, cho rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và kế hoạch trả thưởng trên lợi nhuận
trong kỳ có mối tương quan thuận với sự lựa chọn CSKT. Lý thuyết ổn định lợi
nhuận đặt ra giả thuyết DN lựa chọn CSKT làm tăng lợi nhuận nếu lợi nhuận đạt
được dưới mức mục tiêu và ngược lại nhằm giảm thiểu biến động trong báo cáo thu
nhập. Lý thuyết tín hiệu đưa ra giả thuyết rằng nhà quản lý lựa chọn CSKT phù hợp
với dòng tiền kỳ vọng của DN trong tương lai. Nghiên cứu tiến hành phân tích chỉ
số tài chính từ mẫu báo cáo của 533 công ty ngành công nghiệp và thương mại tại
Anh trong khoảng thời gian khác nhau từ năm 1988 đến 1991. Kết quả nghiên cứu
giải thích được sự lựa chọn CSKT chịu ảnh hưởng của mức vay nợ, mục tiêu ổn
định lợi nhuận và dấu hiệu dòng tiền mong muốn trong tương lai của DN.
Frank (2004) tiến hành nghiên cứu “Economic Determinants of Multiple
Accounting Method Choices in a Swiss Context”. Tác giả nghiên cứu các nhân tố
kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn các phương pháp kế toán của các công ty
niêm yết tại Thụy Sĩ. Các DN tại Thụy Sĩ được cho phép lựa chọn CSKT trong
phạm vi rộng hơn tại Mỹ. Trong bối cảnh môi trường kinh tế trị trường được đặc
trưng bởi mức độ truy đòi nợ, các công ty chủ yếu sử dụng nợ là nguồn tài chính
chủ yếu và hầu hết được cung cấp bởi ngân hàng. Các nhân tố tác giả dự đoán có
ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp kế toán là đòn bẩy tài chính, bản chất của
tài sản, chi phí chính trị và mức độ pha loãng cổ phần. Các giả thuyết đặt ra đối với
nhân tố đòn bẩy tài chính là công ty dựa trên nợ tài chính nhiều, các khoản vay ngân
hàng và cá nhân, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ tài chính càng cao thì DN có động
8
cơ để tăng thu nhập và giảm tỷ lệ đòn bẩy (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản). Đối với nhân
tố bản chất của tài sản, các công ty có chỉ số Tobin’s Q (giá trị thị trường/giá trị sổ
sách của DN) cao, chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhiều thì DN có
động cơ để tăng thu nhập và giảm tỷ lệ đòn bẩy. Khi xem xét ảnh hưởng bởi nhân tố
chi phí chính trị, các công ty có quy mô lớn, lực lượng lao động nhiều thường có
động cơ giảm lợi nhuận để hạn chế chi phí phí chính trị này. Nghiên cứu cũng xem
xét đến mức độ pha loãng cổ phần, các công ty có độ pha loãng quyền sở hữu càng
cao, cổ phần bị chia nhỏ cho càng nhiều cổ đông nắm giữ sẽ tạo điều kiện dễ dàng
hơn cho nhà quản lý sử dụng các CSKT để làm tăng lợi nhuận. Mẫu được chọn để
tiến hành nghiên cứu các chỉ số trên BCTC là 106 công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Thụy Sĩ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý của các công ty
Thụy Sĩ có nhiều khả năng lựa chọn CSKT để điều chỉnh lợi nhuận và tỷ lệ đòn bẩy
tài chính khi độ pha loãng quyền sở hữu cao và lực lượng lao động nhiều. Ngoài ra,
mức vay nợ, quy mô công ty và chính sách thưởng cho nhà quản lý có ảnh hưởng
đáng kể.
Christos Tzovas (2006) tiến hành nghiên cứu “Factors influencing a firm’s
accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting
coincide”. Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của
các DN khi kế toán thuế và kế toán tài chính trùng nhau. Bảng câu hỏi khảo sát
được gửi đến nhà quản lý của 200 DN lớn nhất tại Hy Lạp, 63 phản hồi hoàn thành
đáp ứng yêu cầu đưa vào phân tích. Các nhân tố ảnh hưởng là nhận thức của các
bên liên quan, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế mà các mục
tiêu này có thể không đồng nhất hoặc mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, khi mục tiêu của
DN là giảm nghĩa vụ thuế tức là phải giảm mức lợi nhuận, khi đó DN sẽ bị ảnh
hưởng xấu đến đánh giá từ bên ngoài DN về tình hình tài chính, năng lực hoạt động
dẫn đến chi phí tiếp cận vốn vay tăng và các vấn đề khác liên quan,… Nghiên cứu
đã đưa ra bằng chứng về mức độ mà DN muốn báo cáo lợi nhuận giảm để giảm
nghĩa vụ thuế và mức độ DN muốn báo cáo lợi nhuận tăng để tác động tích cực đến
quyết định cho vay của ngân hàng, tránh vi phạm các cam kết vay vốn hay tăng giá
9
trị cổ phiếu của DN, từ đó để giải thích sự lựa chọn CSKT trên cơ sở hiệu quả kinh
tế. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho các DN hoạt động trong môi
trường tương tự Hy Lạp (ví dụ như các nước châu Âu). Ngoài ra, những phát hiện
của nghiên cứu này có thể tạo điều kiện cho các chuyên gia tiến hành phân tích tài
chính quốc tế, đồng thời góp phần vào việc giải thích các hành vi kế toán của các
DN tại Hy Lạp.
Colin R.Dey và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu “Determinants of
Accouning Choices in Egypt”. Nhóm tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn CSKT tại Ai Cập trong thời kỳ Ai Cập nhanh chóng từ một nước Xã
hội chủ nghĩa chuyển sang nền kinh tế phát triển đầy đủ và có sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Từ nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990),
tác giả bổ sung thêm giả thuyết mới là nhân tố thuế vào ba giả thuyết lý thuyết kế
toán thực chứng đã có. Dữ liệu có sẵn được lấy từ 96 công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Cairo và khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến 320 DN lớn
nhất tại Ai Cập, trong đó tỷ lệ phản hồi là 29%, tương đương với 93 DN, đem vào
phân tích định lượng. Kết quả nghiên cứu thu được phù hợp với giả thuyết kế hoạch
trả thưởng, giả thuyết nợ và giả thuyết thuế đó là sự tồn tại của kế hoạch trả thưởng
khuyến khích nhà quản lý sử dụng các phương pháp kế toán khấu hao, phương pháp
xác định giá trị hàng tồn kho làm tăng lợi nhuận mà không làm tăng nghĩa vụ thuế.
Kết luận cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm gần giai đoạn này của sự
thay đổi văn hóa, kinh tế xã hội và sự lựa chọn CSKT ở Ai Cập. Tuy nhiên, nghiên
cứu cũng còn có những hạn chế do dữ liệu thu thập chỉ xin ý kiến về lý do lựa chọn
phương pháp khấu hao và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. Ngoài ra còn
có cũng nhân tố khác có sự ảnh hưởng mà nghiên cứu chưa đề cập đến.
Szilveszter Fekete và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu “Explaining
Accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation
Methods”. Nhóm tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
CSKT (các phương pháp kế toán) của các DN vừa và nhỏ tại Rumani. Nhóm tác giả
dựa trên bảng tổng hợp nhân tố của Bosnyák (2003) nghiên cứu các DN vừa và nhỏ
10
tại Hungary có sự điều chỉnh, sau đó khảo sát để xác định nhân tố và mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố. Đỗi tượng được khảo sát được lựa chọn bằng cách lấy mẫu
phân tầng, đảm bảo mẫu đại diện cho các DN vừa và nhỏ tại Rumani. Trong tổng số
562 bảng câu hỏi được gửi đi, tác giả thu về 51 câu hỏi hợp lệ để đưa vào thực hiện
phân tích. Kết quả phân tích nhân tố khám phá, có sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn CSKT là thông tin, thuế, hình ảnh bên ngoài, hình ảnh bên trong, kinh tế,
trung thực và hợp lý. Trong đó, nhân tố thông tin (chủ yếu là nhu cầu thông tin của
nhà quản lý, cổ đông,..) có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố thuế, các nhân
tố còn lại ảnh hưởng ít. Tuy nhiên, kết quả này không như mong đợi của nhóm tác
giả rằng DN lựa chọn CSKT để lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình
tài chính, kết quả hoạt động của DN theo như lý thuyết kết toán tài chính. Trái lại,
kết quả nhân tố này lại giải thích yếu nhất theo giả thuyết đã đặt ra. Có thể thấy,
nghiên cứu này đã tập hợp khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
CSKT đã được khám phá trước đó.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn CSKT của DN. Mỗi công trình nghiên cứu đưa ra các nhân tố
không hoàn toàn giống nhau có thể do quan điểm của từng tác giả, mục tiêu nghiên
cứu khác nhau và đặc điểm nền kinh tế của từng địa phương, quốc gia nơi thực hiện
nghiên cứu. Có rất nhiều nhân tố đã được khám phá từ các nghiên cứu trên thế giới.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tổng hợp các nghiên cứu, phân tích và lựa
chọn các nhân tố phù hợp để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại
Việt Nam. Từ nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) tác giả lựa chọn sử
dụng giả thuyết nợ và giả thuyết kế hoạch trả thưởng. Nghiên cứu của Steven
Young (1998) tác giả lựa chọn sử dụng nhân tố mức vay nợ, mục tiêu ổn định lợi
nhuận. Nghiên cứu của Frank (2004) tác giả lựa chọn sử dụng nhân tố đòn bẩy tài
chính, độ pha loãng quyền sở hữu, quy mô DN. Nghiên cứu của Christos Tzovas
(2006) tác giả sử dụng nhân tố thuế, điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay, tăng
giá trị cổ phiếu của DN (chi phối bởi đặc điểm thị trường). Nghiên cứu của Colin
R.Dey và cộng sự (2007) tác giả sử dụng nhân tố thuế, mức vay nợ, mục đích cá
11
nhân của nhà quản lý. Nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự (2010) tác giả
lựa chọn sử dụng nhân tố thuế và các chi phí khác của DN, mục đích cá nhân của
nhà quản lý, hình ảnh bên ngoài và hình ảnh bên trong DN, thông tin trên BCTC
phản ánh trung thực và hợp lý.
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Minh Trang (2010) tiến hành nghiên cứu “Lựa chọn CSKT trong
bối cảnh thay đổi thuế suất thuế TNDN”. Tác giả nghiên cứu có hay không việc
điều chỉnh lợi nhuận, lựa chọn CSKT nào có thể để điều chỉnh theo mục đích của
DN. Trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế TNDN cũng như sự bùng nổ của thị
trường chứng khoán thời điểm 2008-2009, hầu hết các DN tùy theo ý muốn chủ
quan của nhà quản lý có thể thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận theo chiều hướng
tăng hoặc giảm hơn so với thực tế. Phần cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã trình bày sự
khác biệt trong việc ghi nhận giữa kế toán và thuế, các CSKT mà DN có thể áp
dụng trong các trường hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà
quản lý. Để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, tác giả sử dụng phương pháp chọn
mẫu xác suất để lấy số liệu BCTC của 20 DN trong 2 năm 2007-2008 và được lựa
chọn ngẫu nhiên tương ứng với bốn loại hình DN là DN nhà nước, công ty cổ phần,
DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Để nhận biết các DN có điều chỉnh lợi
nhuận hay không, mức độ điều chỉnh như thế nào và lợi nhuận điều chỉnh theo
chiều hướng tăng hay giảm, nghiên cứu kiểm nghiệm bằng 2 mô hình: mô hình
DeAngelo (1986) và mô hình Friedlan (1994). Các mô hình này kiểm tra lợi nhuận
điều chỉnh thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary
accruals). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng với mỗi loại hình DN sẽ có các nguyên
nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau. Thường đối với các công ty cổ phần, động cơ
điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN không phải lúc nào
cũng được ưu tiên lựa chọn mà có thể có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu
hút vốn đầu tư bên ngoài chiếm ưu thế hơn. Các loại hình DN còn lại vì không bán
chứng khoán trên thị trường nên ít quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư mà ưu tiên
lựa chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp.
12
Phạm Thị Bích Vân (2012) tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thuế TNDN đến sự lựa chọn CSKT của các DN trên địa bàn TP. Đà Nẵng”. Tác giả
chỉ đi sâu phân tích ảnh hưởng của nhân tố thuế TNDN đến sự lựa chọn CSKT của
các DN trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Khảo sát được tiến hành trên 190 DN trên địa
bàn TP. Đà Nẵng bao gồm các loại hình DN có vốn nhà nước chi phối, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân thông qua bảng câu hỏi điều tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn CSKT trong việc lập BCTC và báo cáo
thuế ở các DN cùng quy mô trên địa bàn TP. Đà Nẵng đa phần giống nhau, nói cách
khác, thuế là nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN. Nhưng sự
ảnh hưởng này là do các nhân tố khách quan như quy mô của DN, trình độ chuyên
môn của chủ DN, quy định về cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
quy định của pháp luật. DN lập BCTC ưu tiên cung cấp thông tin cho cơ quan thuế
và chính DN hơn là ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hơn thế nữa, sự ưu tiên cung
cấp thông tin kế toán có sự khác nhau giữ các DN có quy mô khác nhau. Nghiên
cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của nhân tố thuế TNDN,
tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ xem xét nhân tố thuế nhưng đây không phải
là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của DN.
Phạm Thị Bích Vân (2013) tiến hành nghiên cứu “Các cách đo lường sự trung
thực của chỉ tiêu lợi nhuận”. Tác giả thực hiện nghiên cứu các cách đo lường sự
trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận làm cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn danh mục
cổ phiếu đầu tư nhằm tránh nguy cơ mất vốn và tối đa hóa lợi ích của mình. Đồng
thời, nghiên cứu này cũng giúp các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tình hình
quản trị lợi nhuận của các DN niêm yết để ban hành các giải pháp nhằm bảo vệ nhà
đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả
đã trình bày bốn cách tiếp cận để đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên
BCTC của các DN niêm yết và thực hiện đánh giá thông qua thu thập dữ liệu BCTC
của 111 DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 20092011. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đi vào phân tích các động cơ quản trị lợi
nhuận, cũng là động cơ lựa chọn CSKT của nhà quản lý DN, bao gồm: hợp đồng
13
thù lao, san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi nhuận bền
vững trong dài hạn, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, để phát hành cổ phiếu ra công
chúng, đáp ứng sự kỳ vọng của giới phân tích thị trường, thay đổi nhà quản trị.
Nghiên cứu cũng đề cập đến một số thủ thuật dùng để quản trị lợi nhuận như lựa
chọn phương pháp kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán, lựa chọn thời điểm
vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí, doanh thu,
lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý tài sản cố định, dàn xếp các giao dịch thực.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đi sâu nghiên cứu các nhân tố gây nên tình trạng bất
cân xứng thông tin tạo cơ hội cho nhà quản lý quản trị lợi nhuận mà chưa xem xét
đến các nhân tố nhằm giảm thiểu vấn đề này như yêu cầu thông tin trên BCTC phản
ánh trung thực hợp lý.
Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) tiến hành nghiên
cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các DN Việt Nam hiện
nay”. Nhóm tác giả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT dựa trên
ảnh hưởng kinh tế từ những CSKT đã chọn. Với mỗi CSKT khác nhau thì cách thức
tính toán và ghi nhận sẽ khác nhau, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế của DN như
phân phối dòng tiền hay quyền lợi của các bên sử dụng thông tin để ra quyết định.
Dựa theo các công trình nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990), Cloyd et al.
(1996), Steven Young (1998), Steven và Laurie S. Swinney (2004), Christos Tzovas
(2006), nhóm tác giả xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng là chi phí thuế TNDN,
mức vay nợ, khả năng vi phạm hợp đồng vay, chính sách thưởng dành cho nhà quản
trị, tình trạng niêm yết, sự ổn định giữa các mức lợi nhuận, mức độ sử dụng các hợp
đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán. Phương pháp định lượng được sử dụng
trong nghiên cứu này. Để kiểm định mô hình, nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi
nhằm khảo sát mức độ đồng ý hai nhóm đối tượng kế toán và kiểm toán viên đối
với từng nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT và sau đó tiến hành phân tích
dữ liệu. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm ra nhân tố
có giá trị trung bình cao (có ảnh hưởng đáng kể), sau đó sử dụng T-test để kiểm
định sự khác biệt. Kết quả có 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể là chi phí thuế TNDN,
14
mức vay nợ, tình trạng niêm yết, sự ổn định giữa các mức lợi nhuận và có sự thống
nhất khá cao trong quan điểm của kế toán và kiểm toán viên. Nghiên cứu này đã
tổng hợp được nhiều nhân tố từ các nghiên cứu trước đó.
Nguyễn Hồng Hà (2015) tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn CSKT của DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện nay”. Tác
giả nhận thấy sự ảnh hưởng của sắc thuế là nét chủ đạo chính trong thực tiễn Việt
Nam hiện nay và dường như yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý của BCTC ít
được nhắc đến hoặc có tác động yếu đến sự lựa chọn CSKT. Do đó, tác giả thực
hiện nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề này. Dựa trên mô
hình nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự (2010) (đã nêu ở phần nghiên
cứu nước ngoài) không điều chỉnh, tác giả sử dụng thang đo để đo lường cho biến
độc lập và dựa trên nghiên cứu của Mariana Gurau (2014) về mục tiêu lựa chọn
CSKT để thiết kế thang đo cho biến phụ thuộc. Sau khi phỏng vấn xin chuyên gia
về mức độ đồng ý đối với các thang đo, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức,
tiến hành khảo sát tại các DN vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh và thu về được 162
phiếu trả lời đạt yêu cầu để đưa vào phân tích định lượng. Kết quả sau khi đánh giá
độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội, chỉ có nhân tố
duy nhất là nhân tố thuế ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Trái với kỳ vọng ban
đầu của tác giả, nhân tố trung thực hợp lý (việc cung cấp thông tin trên BCTC phù
hợp với nguyên tắc trung thực và hợp lý) cùng các nhân tố khác đều bị loại bỏ khỏi
mô hình. Từ đó có thể thấy độ vênh giữa CSKT và chính sách thuế hiện nay khi mà
sự lựa chọn CSKT của DN phụ thuộc nhiều vào nhân tố thuế dẫn đến đánh mất vai
trò của CSKT. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xem xét các DN vừa và nhỏ, chưa đi
sâu vào từng lĩnh vực kinh tế, trong đó ngành xây dựng là ngành có nhiều sự lựa
chọn trong CSKT đặc biệt là sự ước tính, ghi nhận doanh thu và chi phí công trình.
Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015) tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP.Đà Nẵng”.
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng các DN xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng,
nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến sự lựa chọn CSKT
15
của các DN xây lắp tại Đà Nẵng và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu
quả trong việc lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Phương pháp định tính được tác giả sử dụng để xây dựng mô hình bao gồm tổng
quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước, dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp
với phương pháp thảo luận nhóm gồm 20 người đang làm công tác kế toán tại TP.
Đà Nẵng. Một số câu hỏi mở mang tính chất khám phá được sử dụng trong thảo
luận, sau đó tác giả tổng hợp và xin ý kiến đánh giá của họ bằng thang đo mức độ
về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN xây lắp tại TP. Đà
Nẵng. Kết quả nghiên cứu định tính, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn CSKT bao gồm chi phí thuế, mức vay nợ, khả năng vi phạm hợp đồng vay,
chính sách thưởng dành cho nhà quản trị, tình trạng niêm yết, mức độ sử dụng hợp
đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán, quy mô của DN, trình độ kế toán viên. Tác giả
thực hiện thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi gửi đến các DN xây lắp tại TP.
Đà Nẵng và thu về được 100 phiếu trả lời để đưa vào phân tích định lượng. Kết quả
có 4 nhân tố ảnh hưởng, đó là chi phí thuế, mức vay nợ, tình trạng niêm yết và trình
độ kế toán viên. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa đặc
thù ngành xây lắp so với những ngành khác trong việc lựa chọn CSKT.
Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển giai đoạn 2008 – 2009, các
nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu về sự lựa
chọn CSKT của DN để điều chỉnh lợi nhuận. Các nghiên cứu chủ yếu tham khảo
các mô hình nghiên cứu trước đây của nước ngoài và áp dụng điều tra tại Việt Nam
thông qua các mô hình nghiên cứu khác nhau và khảo sát với các đối tượng và khu
vực khác nhau. Đối với nghiên cứu sự lựa chọn CSKT trong lĩnh lực xây lắp, đã có
nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015) dựa trên mô hình các nhân tố tác
động trên góc độ quản trị tài chính, thực hiện khảo sát trên địa bàn Tp.Đà Nẵng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra sự khác biệt của ngành xây lắp so với các
ngành khác như đã nói ở trên.