ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ VIỆT TƢỜNG
C¸C TéI PH¹M VÒ HèI Lé THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Vµ C¤NG ¦íC QUèC TÕ CñA LI£N HIÖP QUèC
VÒ CHèNG THAM NHòNG
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Việt Tƣờng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM
VỀ HỐI LỘ ........................................................................................ 10
1.1.
Nhận thức về các tội phạm về hối lộ ................................................ 10
1.1.1. Khái niệm các tội phạm về hối lộ ........................................................ 11
1.1.2. Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội ......................................................................... 16
1.1.3. Nguyên nhân của các tội phạm về hối lộ............................................. 20
1.2.
Các hình thức hối lộ phổ biến ........................................................... 26
1.2.1. Phân loại .............................................................................................. 26
1.2.2 Tiếp cận các hình thức hối lộ theo luật hình sự Việt Nam ............. 27
1.3.
Khái quát sự hình thành và phát triển của luật hình sự
Việt Nam về các tội phạm về hối lộ từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay ........................................................ 29
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến pháp điển
hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ...................... 30
1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ....................................... 32
1.3.3. Giai đoạn từ khi tham gia Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc
về chống tham nhũng đến nay ............................................................. 34
Chƣơng 2: CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ THEO BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VÀ CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ CỦA LIÊN
HIỆP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG - NHỮNG SO
SÁNH, ĐÁNH GIÁ ............................................................................ 38
2.1.
Các tội phạm về hối lộ theo Bộ luật hình sự Việt Nam .................. 38
2.2.
Các tội phạm về hối lộ theo Công ƣớc quốc tế của Liên Hiệp
quốc về chống tham nhũng ............................................................... 52
2.3.
So sánh, đánh giá những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa
các tội phạm về hối lộ theo Bộ luật hình sự Việt Nam và Công
ƣớc quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng ................. 63
2.3.1. So sánh, đánh giá những điểm tương đồng ......................................... 64
2.3.2. So sánh, đánh giá những điểm khác biệt ............................................. 66
Chƣơng 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TIẾP THU CÔNG ƢỚC QUỐC
TẾ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG .................. 71
3.1.
Tình hình xét xử các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam và ở một
số nƣớc trên thế giới .......................................................................... 71
3.1.1. Tình hình xét xử các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam .......................... 71
3.1.2. Thực trạng hối lộ phản ánh qua các báo cáo quốc tế ............................ 89
3.2.
Sự cần thiết của việc hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong
Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tiếp thu Công ƣớc quốc
tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng ................................ 104
3.2.1. Về phương diện chính trị - pháp lý.................................................... 104
3.2.2. Về phương diện lý luận - thực tiễn .................................................... 105
3.2.3. Về phương diện xã hội và vấn đề nội luật hóa .................................. 106
3.3.
Những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong Bộ
luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tiếp thu Công ƣớc quốc tế
của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng .................................... 106
3.3.1. Nhận xét chung .................................................................................. 106
3.3.2. Một số điểm cần nghiên cứu ............................................................. 108
3.3.3. Những đề xuất cụ thể ......................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số liệu thống kê tình hình xét xử các tội hối lộ của Tòa án
2005-2012 .................................................................................... 72
Bảng 3.2. Bảng xếp hạng hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI)
với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được chọn để khảo sát ............ 94
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình chung các tội phạm về hối lộ từ 2005- 2012 .......... 73
Biểu đồ 3.2. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2005 ................................................................ 73
Biểu đồ 3.3. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2006 ................................................................ 74
Biểu đồ 3.4. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2007 ................................................................ 74
Biểu đồ 3.5. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2008 ................................................................ 75
Biểu đồ 3.6. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2009 ................................................................ 75
Biểu đồ 3.7. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2010 ................................................................ 76
Biểu đồ 3.8. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2011 ................................................................ 76
Biểu đồ 3.9. Tình hình tội phạm về nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi
giới hối lộ năm 2012 ................................................................ 77
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành công rực rỡ trên các
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng... Trong xu thế
quốc tế hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với các nước trong khu
vực và trên thế giới, có những bước tiến vững chắc trên con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc quốc tế ngày
càng được củng cố và nâng cao; đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện, thu nhập bình quân trên đầu người liên tục tăng... Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, một trở lực của quá trình phát triển mà Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm và quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi đó chính là nạn
tham nhũng, hối lộ. Hiện tượng này đang diễn ra phổ biến, len lỏi vào tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân
vào các cơ quan công quyền, vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
và hiệu quả quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu
quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Việt Nam...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy mối họa lớn từ nạn
tham nhũng, hối lộ, Người coi tham ô, lãng phí, hối lộ là “nạn nội xâm”, là
thứ giặc ở trong lòng. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ là một nhiệm vụ nóng bỏng, cấp bách,
có ý nghĩa sống còn. Quốc hội đã ra Nghị quyết chống tham nhũng từ những
năm 1990; sau đó là quy định của Bộ luật hình sự về các tội tham nhũng, hối
lộ; Pháp lệnh chống tham nhũng; Luật Giám sát, Luật Khiếu nại, tố cáo,
Pháp lệnh Cán bộ, công chức; thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng;v.v... khẳng định sự cần thiết việc ngăn chặn và diệt trừ
1
tham nhũng, hối lộ. Khi nói về sự nguy hiểm của loại tội phạm này, Lênin đã
từng nhận định:
… Nếu còn có một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu còn có thể
hối lộ được thì cũng không nói đến chính trị được. Trong trường
hợp này cũng không nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp
đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết
quả gì cả. Một đạo luật chỉ có thể mang lại kết quả xấu hơn nếu
trên thực tế nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn
được dung thứ và đang thịnh hành… [89; tr.218].
Tội phạm về hối lộ được hình thành, nuôi dưỡng và ngày càng phát
triển bởi các nguyên nhân về kinh tế - xã hội, tâm lý xã hội, cơ chế quản lý,
công tác tổ chức cán bộ và trong chính sách, thực tế xử lý các đối tượng phạm
tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật… Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã
trực tiếp tác động đến đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội cả về vật chất lẫn
tinh thần, làm nảy sinh và phát triển tư tưởng thực dụng, làm chuẩn mực giá
trị xã hội thay đổi. Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần tạo thuận lợi cho
việc phát triển nền kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực;
một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, xa rời mục tiêu, lý tưởng
cách mạng, bỏ quên lợi ích cộng đồng, chỉ lo thu vén cá nhân, bằng mọi thủ
đoạn để “kiếm lợi”, đã tạo một tiền lệ xấu trong cán bộ các cơ quan, tổ chức,
là nguyên nhân và điều kiện cho nạn hối lộ lộng hành. Ngoài ra, trong giai
đoạn hiện nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp để đấu tranh phòng,
chống tội phạm về hối lộ, cơ sở vật chất còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ còn chưa
toàn diện và triệt để, hiệu quả chưa cao; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va
chạm, đấu tranh với loại tội phạm này còn diễn ra phổ biến trong xã hội. Một
2
số quy định của pháp luật về vấn đề này còn chung chung, khó giải thích, khó
áp dụng; loại tội phạm này có đặc điểm tinh vi, chủ thể thực hiện tội phạm có
điều kiện cản trở hoạt động điều tra... nhưng chưa được tổng kết để bổ sung,
chỉnh sửa kịp thời các quy định của pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện và làm rõ hơn nữa những quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến các tội phạm
về hối lộ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh
với các hành vi phạm tội do người có chức vụ thực hiện. “Hối lộ” có thể được
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể là một hành vi vi phạm pháp luật,
một tệ nạn xã hội, một hiện tượng tiêu cực trong xã hội hay tàn dư của chế độ
cũ hoặc thậm chí là một loại hành vi tham nhũng... [85; tr.3]. Dưới góc độ
khoa học luật hình sự Việt Nam, “hối lộ” được hiểu thống nhất bao gồm ba
loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể - Tội nhận hối lộ, tội
đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu so sánh
các quy định về các tội phạm về hối lộ quy định trong Bộ luật hình sự năm
1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với những quy định tương ứng
trong Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng để tiếp tục
hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam về ba tội phạm này cho tương thích với
Công ước quốc tế có ý nghĩa chính trị - pháp lý và xã hội quan trọng, đáp ứng
kịp thời quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cũng như nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ nói chung, các tội
phạm về hối lộ nói riêng trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà
nước pháp quyền hiện nay. Đặc biệt, tiểu mục 3.5 tiểu mục 3 Phần IV - Định
hướng cơ bản sửa đổi Bộ luật hình sự trong Đề cương định hướng sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 quy định:
3
Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự về các tội
phạm về chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung cũng như các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án
nói riêng trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đối với các tội phạm về tham
nhũng, cần sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tăng hình thức phạt
tiền, miễn hoặc giảm hình phạt khác đối với những đối tượng có
hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu
quả theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TƯ của Hội nghị Trung ương
5 (khóa XI), đồng thời, đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tham
nhũng mà nước ta là thành viên, nhất là vấn đề tham nhũng trong
lĩnh vực tư... [10].
Do đó, việc thống kê các nhóm tội phạm, các loại tội phạm cụ thể có
yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, cũng như nghiên cứu các tội
phạm về hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam và so sánh với Công ước quốc
tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng là rất cần thiết cả về mặt lập
pháp cũng như áp dụng pháp luật, tránh được những sai lầm trong việc xác
định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Ngoài ra, việc
nghiên cứu các tội hối lộ còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chúng ta
xây dựng được các biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả
đối với loại tội phạm nguy hiểm này. Trên cơ sở này, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam và Công
ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng” làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy, ở các mức độ trực tiếp và gián
4
tiếp khác nhau đã có một số công trình đề cập đến đề tài các tội phạm về
hối lộ, như:
* Dưới góc độ sách chuyên khảo, giáo trình: 1) GS.TSKH. Lê Văn
Cảm (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 (Chương Các tội phạm về chức vụ); 2)
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập
II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010 (Chương Các tội phạm về chức vụ);
3) GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 (Chương Các tội
phạm về chức vụ); 4) GS.TS. Võ Khánh Vinh, Tìm hiểu trách nhiệm hình sự
đối với các tội phạm về chức vụ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; 5)
GS.TSKH. Phan Xuân Sơn, TS. Phạm Thế Lực (Đồng chủ biên), Nhận diện
tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; 6) Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Huy
Hoàng (Chủ biên), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới,
Nxb Văn hóa Dân tộc, 2003; 7) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập V - Các tội phạm về chức vụ, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; v.v...
* Dưới góc độ luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ luật học: 1) Đào Lệ
Thu, Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với
luật hình sự Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2011; 2) Nguyễn Thu Huyền, Tội nhận hối lộ trong luật
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2006.
* Một số sách báo pháp lý quốc tế: 1) Reisman, W. M. Folded lies Bribery, Crusades, and Reforms, New York: The Free Press - A Division of
Macmillan Publishing Co., Inc, 1979; 2) Andersson. S., Corruption in
5
Sweden - Exploring Danger Zones and Change, Department of Political
Science of Umeå University of Sweden, 2002; v.v...
* Một số đề tài, bài viết khoa học: 1) Đề tài về tham nhũng và chống
tham nhũng ở Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí làm Chủ nhiệm, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; 2) Kỷ yếu Hội thảo khoa học về những
nội dung của Công ước của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng do PGS.TS.
Trịnh Quốc Toản chủ trì, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; 3) TS.
Trịnh Tiến Việt, Nghiên cứu, so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm
môi giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên
Hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng
9/2011); 4) ThS. Bùi Thế Tỉnh, Hình sự hóa hành vi tham nhũng trong lĩnh
vực công theo công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc năm 2003,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01/2012; v.v...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào ở cấp độ luận
văn thạc sỹ luật học đề cập tới các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt
Nam và so sánh với Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham
nhũng, cũng như so sánh, đánh giá để tiếp thu vào sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự Việt Nam, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về tham nhũng nói chung, các tội phạm về hối lộ nói riêng.
3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các tội
phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam (khái niệm, hình thức, các luận
điểm khoa học...), khái quát lịch sử hình thành và phát triển từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay của luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này;
phân tích các tội phạm về hối lộ trong Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc
về chống tham nhũng; nghiên cứu, so sánh với luật hình sự Việt Nam. Ngoài
6
ra, luận văn còn phân tích thực tiễn xét xử ở nước ta về nhóm tội phạm này,
kinh nghiệm thế giới trong công tác đấu tranh phòng, ngừa tội phạm. Trên cơ
sở đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong Bộ luật
hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm về hối lộ nói riêng, các tội phạm về tham nhũng nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của luận văn nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về các tội phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và
nghiên cứu, so sánh với quy định tương ứng trong Công ước quốc tế của
Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng. Ngoài ra, luận văn còn phân tích thực
tiễn xét xử ở nước ta về nhóm tội phạm này, kinh nghiệm thế giới trong
công tác đấu tranh phòng, ngừa các tội phạm về hối lộ. Trên cơ sở đó, đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
3.3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội
phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên
Hiệp quốc về chống tham nhũng.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, về
vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ XI và các Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
“Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị
7
quyết số 48/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết
số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020”, cũng như các công trình khoa học của các nhà khoa học
- luật gia trong và ngoài nước.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp cụ thể
của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê,
đối chiếu, đặc biệt là phương pháp so sánh luật học... Từ đó, có sự tổng hợp
kiến thức, rút ra những đánh giá, kết luận và đề xuất những kiến nghị hoàn
thiện liên quan đến các tội phạm về hối lộ để các nhà làm luật nước ta có thêm
tư liệu tham khảo khi sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
5. Những điểm mới về khoa học và đóng góp chính của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc
sỹ luật học phân tích, lập luận, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về các tội
phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên
Hiệp quốc về chống tham nhũng, để từ đó có thể đưa ra những kiến giải lập
pháp và xây dựng mô hình khoa học về các tội phạm về hối lộ trong Bộ luật
hình sự Việt Nam.
Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu, làm sáng tỏ bức tranh về tình hình tội
phạm về các tội phạm về hối lộ (tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi
giới hối lộ) trong đời sống xã hội thông qua các báo cáo tổng kết, chuyên đề
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, cũng như thông qua đánh giá các
bản án hình sự, các bài báo trên các phương tiện truyền thông trong nước.
Ngoài ra, luận văn còn làm sáng tỏ một số tồn tại, bất cập trong quá trình áp
dụng pháp luật trong thực tiễn. Vì vậy, luận văn còn có ý nghĩa chính trị - xã
hội và pháp lý quan trọng trong việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân kiên
8
quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung, các tội phạm hối lộ nói
riêng, qua đó xác lập một khuôn khổ pháp lý cơ bản làm tiền đề cho việc xây
dựng Chiến lược toàn diện và lâu dài cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam, qua đó khẳng định với quốc tế rằng Việt Nam cam kết thực
hiện Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về đấu tranh chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các
nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đại học ở
các cơ sở đào tạo về luật trong cả nước, cũng như phục vụ trực tiếp việc sửa
đổi, bổ sung Bộ luật hình sự sắp tới theo Định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự đã nêu của Bộ Tư pháp (Ban Soạn thảo sửa đổi Bộ luật hình sự).
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có ba chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm về hối lộ.
Chương 2: Các tội phạm về hối lộ theo Bộ luật hình sự Việt Nam và
Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng - những so
sánh, đánh giá.
Chương 3: Thực tiễn xét xử và những kiến nghị hoàn thiện các tội
phạm về hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tiếp thu Công ước
quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng.
9
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ
1.1. Nhận thức về các tội phạm về hối lộ
Từ trước đến nay, thuật ngữ “hối lộ” có thể được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau, có thể là một hành vi vi phạm pháp luật, một tệ nạn xã hội, một
hiện tượng tiêu cực trong xã hội hay tàn dư của chế độ cũ hoặc thậm chí là
một loại hành vi tham nhũng... Nghiên cứu dưới góc độ khoa học luật hình sự
Việt Nam, loại hành vi liên quan tới “hối lộ” được hiểu thống nhất bao gồm
ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể - Tội nhận hối lộ,
tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ.
Do đó, để phòng, chống và xử lý nghiêm minh các loại hành vi này, ở
Việt Nam, cùng với công cụ pháp lý quan trọng là Bộ luật hình sự, ngày
29/11/2005, Quốc hội cũng đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, được
sửa đổi, bổ sung năm 2013. Theo đó, đây là một đạo luật quan trọng thể hiện
quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công cuộc chống tham
nhũng. Đồng thời, để khẳng định với cộng đồng quốc tế về một Việt Nam
cam kết thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên Hiệp quốc về đấu tranh
chống tham nhũng mà Việt Nam đã cam kết. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu, so
sánh quy định các nhóm hành vi tội phạm trên trong Bộ luật hình sự Việt
Nam với những quy định tương ứng trong Công ước quốc tế của Liên Hiệp
quốc về chống tham nhũng, nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình
sự Việt Nam, đề xuất những giải pháp góp phần làm tương thích, phù hợp với
Công ước quốc tế về ba loại tội phạm này. Điều đó không những có ý nghĩa
về mặt chính trị - pháp lý, mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ nói chung, các
tội phạm về hối lộ nói riêng trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà
10
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Do đó, trước khi đi vào so sánh, đánh
giá, chúng ta cần làm rõ khái niệm và những hình thức hối lộ phổ biến là việc
làm cần thiết.
1.1.1. Khái niệm các tội phạm về hối lộ
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “hối lộ” là hành vi lén lút đưa tiền của
để nhờ người có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình...
[41; tr.365]. Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2004, do Hoàng Phê chủ biên,
“hối lộ” là việc đưa tiền của cho người có quyền hành để làm việc gì đó có lợi
cho mình, bằng hành vi lạm dụng chức vụ hoặc làm sai pháp luật [42; tr.459].
Trong khi đó, về phương diện xã hội, “hối lộ” là hành vi thông qua các
quan hệ xã hội để tiếp cận người có quyền lực liên quan tới khu vực hành
chính công để đưa tiền, quà hoặc lợi ích vật chất khác theo yêu cầu hoặc hành
vi tự nguyện của người đưa nhằm thay đổi thái độ của người nhận để làm một
hoặc nhiều việc có lợi cho người đưa.
Tương tự, về phương diện chính trị, “hối lộ” được coi là một trong những
bổng lộc của quyền lực, được thực hiện bởi những người nắm quyền [5; tr.36].
Còn dưới góc độ hành chính - nhà nước, “hối lộ” là một loại tham nhũng,
xảy ra nhiều ở nơi thiếu minh bạch về cơ chế, thông tin; làm cho bộ máy nhà
nước trở nên trì trệ và quan liêu; hủy hoại đạo đức của những người thực thi
chức trách, làm mất lòng tin của người dân vào bộ máy Nhà nước... [72; tr.27].
Ngoài ra, theo tổng kết trong nghiên cứu của mình, TS. Đào Lệ Thu có rất
nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về “hối lộ”. “Hối lộ” có thể là một
hành vi vi phạm pháp luật, một tệ nạn xã hội, một hiện tượng tiêu cực trong xã
hội, thậm chí là một dạng tham nhũng... Hiện tượng hối lộ thường được nghiên
cứu từ góc độ đạo đức, chính trị, kinh tế và pháp lý. Nhưng phần lớn những
nghiên cứu này đều tiếp cận “hối lộ” từ một góc độ rộng hơn, đó là “tham
nhũng”... Rất nhiều quan điểm nghiên cứu trên thế giới đồng nhất khái niệm
11
“tham nhũng” và “hối lộ”, nói đến tham nhũng là nói đến hối lộ. Hối lộ được các
chuyên gia nước ngoài coi là một biểu hiện của tham nhũng... [72; tr.44].
Do đó, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, tác giả luận văn thống nhất
quan điểm khái niệm “hối lộ” là hành vi cụ thể, hẹp hơn, nằm trong khái niệm
“tham nhũng”. Một số nước trên thế giới (Mỹ, Australia...) coi hối lộ là một
tội phạm và được định nghĩa theo Từ điển pháp luật Mỹ của Henry Campbell
Black (được sử dụng rộng rãi tại Mỹ), “hối lộ” bao gồm các hành vi “đề
nghị”, “đưa”, “nhận” hoặc “gạ gẫm” bất kỳ một dạng giá trị làm ảnh hưởng
đến hành vi của một công chức hay người nào đó thực hiện công vụ hoặc
chức vụ pháp lý; hay hối lộ “là hình thức tham nhũng thể hiện bằng cách một
người đưa tiền để thuyết phục một công chức Nhà nước chấp thuận để làm
hoặc không làm một việc có lợi cho mình” [72; tr.46].
Như vậy, qua các nghiên cứu có thể bước đầu nhận xét, “hối lộ” luôn
thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nó có tác động
xấu tới đời sống, tâm lý xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền chính trị và
sự tồn tại của mỗi chính thể quốc gia, lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trong khoa học luật hình sự trên thế giới, nhiều ý kiến
nhận định: tham nhũng bao gồm các hành vi đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ
và một số loại hành vi khác như tham ô tài sản, lợi dụng chức trách cưỡng
đoạt tài sản, lợi dụng chức trách lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức
trách công... Một số ý kiến đồng tình, cho rằng tham nhũng bao gồm hối lộ và
nhiều dạng hành vi khác. Trong nghiên cứu của hầu hết các tác giả Việt Nam,
nhận thức về khái niệm tham nhũng dường như không khác biệt nhiều so với
những quan điểm nêu trên, đánh giá tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn; còn hối lộ lại bao gồm cả hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn (hành vi nhận hối lộ) và hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn
(hành vi đưa hối lộ, hành vi làm môi giới hối lộ), chỉ hành vi nhận hối lộ được
12
coi là một dạng của tham nhũng. Như vậy, theo quan niệm của các tác giả
Việt Nam, khái niệm tham nhũng không hoàn toàn bao hàm khái niệm hối lộ.
Bản chất của hối lộ có thể được nhận thức từ nhiều góc độ khác nhau.
Từ góc độ xã hội, hối lộ có thể được xem là một hình thức biến tướng của việc
đền đáp, trả ơn, hối lộ là một kiểu đền đáp. Một số sự đền đáp bị xem là hối lộ
trong từng nền văn hoá cụ thể, được phân biệt với các trường hợp khác bởi sự
cố ý, bởi hình thức và hoàn cảnh cụ thể.... Như vậy, hối lộ có thể được xem là
hiện tượng xã hội tiêu cực, là sự lạm dụng những truyền thống tốt đẹp của xã
hội loài người, như truyền thống tặng quà, truyền thống đền đáp ơn nghĩa. Tính
chất sai trái của hối lộ có thể không được nhận thức hoặc được nhận thức ở
mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng xã hội. Sự nhận thức đó chịu ảnh hưởng
rất nhiều bởi yếu tố văn hóa - xã hội và sau đó lại ảnh hưởng ít nhiều đến việc
xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hiện tượng hối lộ... Như vậy, từ
góc độ đạo đức xã hội, bản chất xấu xa của hối lộ chính là biện giải đầu tiên
cho sự cần thiết phải sử dụng pháp luật đấu tranh với hiện tượng này.
Ngoài ra, từ góc độ chính trị, “hối lộ là một trong những loại bổng lộc
của quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu
có” [88; tr.36]. Lúc này, hối lộ mang bản chất chính trị sâu sắc, là tặng phẩm
tiêu cực của quyền lực và thể hiện mặt trái của sự phân tầng xã hội. Thông
qua hối lộ quyền lực tạo ra tiền bạc và ngược lại tiền bạc có thể mua được
quyền lực, chức tước. Hối lộ trở thành công cụ tìm kiếm và duy trì quyền lực
chính trị, đồng thời tạo ra sự bất công và bất ổn trong xã hội.
Từ góc độ hành chính - nhà nước, hối lộ được các học giả cũng như hầu
hết các quốc gia nhận thức chung là một loại hành vi tham nhũng. Như một
tác giả đã nhận định: “Nơi nào tồn tại hiện tượng hối lộ có hệ thống của một
số công chức nơi đó sẽ có xu hướng hoạt động kém hiệu quả và đạo đức của
các nhân viên trở nên xuống cấp” [72; tr.67]. Do đó, từ khía cạnh nghiên cứu
13
này, bản chất của hối lộ biện giải cho hiện tượng các tội phạm về hối lộ
thường được xếp vào nhóm tội xâm phạm hoạt động hành chính công hoặc tội
phạm về công vụ.
Về mặt pháp lý, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy theo pháp luật của
hầu hết các quốc gia trên thế giới hối lộ bị xem là một sự trao đổi lợi ích bất
hợp pháp hai chiều. Sự trao đổi đó được thực hiện thông qua việc bên đưa hối
lộ sử dụng những lợi ích không chính đáng để đổi lấy việc bên nhận hối lộ
làm theo yêu cầu của mình. Ngược lại, bên nhận hối lộ lợi dụng chức vụ,
quyền hạn được giao thỏa mãn những mục đích cá nhân của người đưa hối lộ
để đổi lấy của hối lộ. Hối lộ bị xem là bất hợp pháp xuất phát từ chỗ nó là
việc đạt được lợi ích cá nhân trên cơ sở lợi dụng quyền lực công. Nói chung,
qua tìm hiểu quan điểm của các tác giả về bản chất của hiện tượng hối lộ,
chúng tôi nhận thấy một điểm chung là cho dù được nhận thức từ bất kỳ
phương diện nào hối lộ vẫn luôn thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu
cực, phi đạo đức và gây rất nhiều tác động xấu tới đời sống xã hội.
Tính chất tiêu cực của hối lộ chính là sự luận giải hợp lý nhất cho sự
cần thiết phải quy định những hành vi này là tội phạm và quy định việc xử lý
hình sự nghiêm khắc. Những định nghĩa này đã phản ánh được phần nào bản
chất của hiện tượng hối lộ và không giới hạn hiện tượng này trong bất kỳ một
lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Tuy nhiên, những định nghĩa này có chung
một nhược điểm là không mô tả đầy đủ các dạng hành vi đưa và nhận hối lộ
cũng như không thể hiện được đặc điểm của chủ thể thực hiện hành vi hối lộ,
chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của một hiện tượng phức tạp, chỉ giới hạn
tội phạm về hối lộ trong khu vực công, trong khi rõ ràng loại tội phạm này có
thể xảy ra cả trong khu vực tư. Những định nghĩa này là không phản ánh được
những hoàn cảnh trong đó mục đích của hành vi lợi dụng công vụ là để đem
lại lợi ích của bên thứ ba nào đó. Nghiên cứu một loạt văn bản luật có liên
14
quan đến hối lộ cũng như những bình luận khoa học luật hình sự về tội phạm
hối lộ tác giả nhận thấy không có một định nghĩa về hối lộ nào được chấp
nhận chung tại tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia đều có định nghĩa pháp lý
riêng về hối lộ...
Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu khác nhau về tội
phạm hối lộ, cũng như xem xét quy các định Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành, tham khảo Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng,
theo chúng tôi khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Các tội
phạm về hối lộ là những hành vi đưa, nhận hoặc trung gian tạo điều kiện cho
việc đưa, nhận, đòi hỏi lợi ích dưới bất kì hình thức nào (tiền, vật chất, thỏa
mãn các nhu cầu lợi ích khác...) một cách cố ý và trái pháp luật hình sự,
nhằm mục đích tác động để gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực thi
chức trách, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn theo hướng có lợi cho
các chủ thể tham gia.
Như vậy, định nghĩa này có một số ưu điểm chính như sau:
a) Định nghĩa bao hàm hành vi hối lộ cả trong khu vực công và tư như
cách hiểu của Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng;
b) Những hành vi được mô tả trong định nghĩa này bao gồm cả hành vi
đưa hối lộ, nhận hối lộ và làm môi giới hối lộ;
c) Những dấu hiệu đặc trưng của nhóm tội phạm về hối lộ như chủ thể
nhận hối lộ, hành vi khách quan của tội phạm hối lộ, “của hối lộ”, ảnh hưởng
gây ra đối với hoạt động thực thi chức trách, lỗi của người phạm tội, được
phản ánh rõ nét trong định nghĩa;
d) “Của hối lộ” theo định nghĩa này không chỉ giới hạn đối với
những lợi ích vật chất và như vậy của hối lộ được đưa, nhận dưới bất kì
hình thức nào cũng thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm theo định nghĩa này.
Đặc biệt, dấu hiệu tính trái pháp luật hình sự của tội phạm về hối lộ (hay
15
các tội phạm về hối lộ được quy định trong pháp luật hình sự cũng được
thể hiện rõ trong định nghĩa; v.v...
1.1.2. Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, các tội phạm do người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện không chỉ bao gồm các tội phạm về chức vụ mà còn
bao gồm các tội phạm được quy định ở các chương khác. Mặt khác, công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực
hiện cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc, một số quy định của
pháp luật về vấn đề này còn chung chung, khó giải thích, khó áp dụng nhất
là trong tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên
các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa… Vì vậy,
về mặt nhận thức cần có sự thống nhất trong việc xác định như thế nào là
“người có chức vụ, quyền hạn” và thế nào là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội, qua đó để có biện pháp xử lý phù hợp và sửa đổi, bổ sung Bộ
luật hình sự Việt Nam.
Trước hết, khái niệm “người có chức vụ” được quy định tại Điều 277
Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp
đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có
quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ [48].
Như vậy, theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác
định một người có chức vụ như do được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác… Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình
thức nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ
có. Như vậy, từ định nghĩa pháp lý này, theo chúng tôi, khái niệm đang
16
nghiên cứu có thể được định nghĩa như sau: Người có chức vụ, quyền hạn là
người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền
hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó.
Quy định chung và ngắn gọn như vậy để bao quát các trường hợp cụ
thể trong luật và một số trường hợp điển hình trong thực tế, qua đó, không chỉ
bảo đảm quyền lợi của người có chức vụ, quyền hạn, mà còn tránh sự lạm
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Chẳng hạn, bác sĩ được giao nhiệm vụ
khám sức khỏe để tuyển dụng cán bộ, viên chức; thủ kho được giao nhiệm vụ
quản lý kho hàng của công ty, dân phòng đang đuổi bắt tội phạm… Tất cả
những người này đều được coi là người có chức vụ, quyền hạn trong một số
trường hợp đặc biệt bởi vì họ được giao thực hiện công vụ vì lợi ích chung
của toàn xã hội và có những quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ.
Tuy nhiên, trong khái niệm này vẫn còn một vấn đề cần phải làm sáng
tỏ thêm thế nào là “công vụ”. “Công vụ” từ trước tới nay đều hiểu theo nghĩa
đó là những công việc xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội chứ không
xuất phát từ lợi ích của riêng cá nhân nào. Do đó, những người được giao
những nhiệm vụ như quản lý bệnh viện tư, hiệu trưởng trường học tư, công
chứng viên của các phòng công chứng tư nhân… có được xem là người có
chức vụ hay không, họ có được coi là người thực hiện công vụ hay không? Từ
đó, có thể thấy rằng nhiều lĩnh vực của xã hội mà trong đó hành vi xử sự của
cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân họ mà đã ảnh hưởng
đến lợi ích chung của cộng đồng, cho nên cách hiểu về công vụ không thể bó
hẹp trong phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động công quyền mà
nên hiểu ở phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có liên quan đến
lợi ích của cộng đồng (cả tư quyền và công quyền) [87; tr.81].
Ngoài ra, bên cạnh khái niệm người có chức vụ, quyền hạn, một vấn đề
khác cũng cần thiết phải xác định cụ thể thế nào là lợi dụng chức vụ, quyền
17
hạn để phạm tội. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ trở thành chủ thể của tội
phạm khi họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để phạm tội. Chức vụ
luôn gắng với những quyền năng nhất định, người có chức vụ có quyền được
quyết định những công việc có liên quan đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy,
chỉ có thể coi một người lợi dụng chức vụ để phạm tội khi họ cố ý hoặc vô ý
gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng… Trong khi thực hiện nhiệm
vụ được giao, nếu người đó không gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng
đồng mà lại gây thiệt hại đến lợi ích của mình thì có được coi là lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để phạm tội không ? Ví dụ như thủ quỹ và kế toán của công ty
cấu kết với nhau dùng công quỹ để mua hàng hóa nhằm bán kiếm lời nhưng
bị lỗ và thâm hụt quỹ của công ty thì trường hợp này họ bị coi là đã lợi dụng
chức vụ để phạm tội. Tuy nhiên, nếu thủ quỹ và kế toán cùng nhau hùn vốn
mua hàng hóa bán kiếm lời nhưng bị lỗ thì những thiệt hại xảy ra họ phải
gánh chịu và hành vi của họ không bị coi là tội phạm.
Xác định thế nào là người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa
trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan
tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là
một tình tiết định khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm
cho xã hội do hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả
thiệt hại cho xã hội do những người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để
thực hiện tội phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt
khác, việc thực hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh
hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức…
đối với các tầng lớp nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện,
xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.
18