Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

tiểu luận nhập môn xã hội học ; THIẾT CHẾ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.96 KB, 22 trang )

Mục Lục
------o0o-----Lời Mở Đầu ........................................................................................................................... 2
Chương 1: Cơ sở lí luận......................................................................................................... 3
1. Định Nghĩa Thiết chế giáo dục .......................................................................................... 3
2. Vai trò của thiết chế giáo dục ............................................................................................ 3
2.1 Hoàn thiện con người ................................................................................................... 3
2.2. Thúc đẩy phát triển đất nước ....................................................................................... 4
2.3. Hình thành nên hệ thống giáo dục ............................................................................... 5
3. Thực trạng của thiết chế giáo dục trong xã hội Việt Nam hiện nay .................................. 8
3.1. Trong quản lí ............................................................................................................... 8
3.2. Khuynh hướng của giáo dục hiện nay ......................................................................... 8
3.3. Chính sách ................................................................................................................... 9
3.4 Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử. ...................................................................... 10
3.5 Dạy thêm học thêm ...................................................................................................... 11
3.6. Trường Công, trường Tư ............................................................................................. 12
3.6.1. Nguyên nhân của hai mô hình đào tạo này........................................................... 14
3.6.2. Một số hạn chế...................................................................................................... 14
3.7. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý trong thời kì mới ....................................... 15
Chương 2: Liên hệ sinh viên ................................................................................................. 15
1. Cá nhân mỗi sinh viên. ...................................................................................................... 15
2. Học kĩ năng ngoài học kiến thức. ...................................................................................... 16
Phần Kết Luận ....................................................................................................................... 19
Lời chân thành cảm ơn .......................................................................................................... 20
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 21

-1-

Nhập môn Xã Hội Học


Lời Mở Đầu


Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có
nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta có tầm quan trọng
hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều
phải coi trọng như vậy và phải làm đúng như vậy.
Đổi mới giáo dục, hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết.
Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn
diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng
thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển.
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến
lược phát triển đất nước như vây? Chúng ta đều biết bởi vì: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên
quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết
giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. [1, thứ 2, 13h21]
Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò quan trọng, thiết chế giáo dục hiện nay cũng gặp vô vàn
những vấn đề. Chủ đề giáo dục luôn là chủ đề nóng nhất trên các mặt báo giấy lẫn báo mạng. Thế
nên, nhóm chúng tôi quyết định làm đề tài để làm rõ hơn về thiết chế giáo dục trong xã hội Việt
Nam ngày nay.

-2-

Nhập môn Xã Hội Học


Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Định Nghĩa Thiết chế giáo dục. [2, thứ 5, 8h50 ]



Thiết chế: hệ thống các quan hệ ổn định, tạo nên một loạt các khuôn mẫu xã hội biểu hiện
sự thống nhất được xã hội công khai thừa nhận nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của xã hội.



Thiết chế giáo dục: là hệ thống các cách thức, các quy tắc, các chuẩn mực chính thức và
phi chính thức quy định và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong
quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội.



Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành xã hội học thì Thiết chế giáo dục: Là hệ thống các
qui tắc, chuẩn mực, cách thức tổ chức các hành vi, hoạt động nhắm đáp ứng nhu cầu học
tập của xã hội.

2. Vai trò của thiết chế giáo dục.
2.1 Hoàn thiện con người. [3, thứ 5, 9h10]
2.1.1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách
của cá nhân.
Thiết chế giáo dục là phương pháp tối ưu nhất để hình thành nên 1 con người phát triển
toàn diện.Thiết chế giáo dục khuyến khích tư duy sáng tạo, đột phá, sáng suốt, độc lập,
và có khả năng kết nối. Mọi nhà khoa học đều khẳng định mọi bộ não đều độc nhất vì
vậy thiết chế phát triển mỗi con người theo hướng riêng biệt sao cho phù hợp với đặc
điểm, nhu cầu, tài năng, và ước mơ khác nhau.
2.1.2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình
phát triển nhân cách.
2.1.2.1 Mặt di truyền
- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương
trình gène được phát triển. Chẳng hạn, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…

- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu
thành năng lực cụ thể.

-3-

Nhập môn Xã Hội Học


- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn
của người.
2.1.2.2 Đối với môi trường
- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ
môi trường của con người.
- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế - xã hội,
chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.
- Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường
và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành
mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.
2.1.2.3 Đối với hoạt động cá nhân
- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy
những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các clb, đoàn hội…); xây dựng những
động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp, đồng thời hướng dẫn cá
nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của
cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo
dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục
thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không
thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định
hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng

tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách
mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo
dục.”
2.2. Thúc đẩy phát triển đất nước. [4, thứ 5, 10h]
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người.
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Đào tạo ra nguồn lực tri thức và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho đất
nước. Để làm được việc đó thiết chế giáo dục của Việt Nam đã được quy định thông qua

-4-

Nhập môn Xã Hội Học


các văn bản pháp luật như: Luật giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật bình đẳng giáo
dục...hay thông qua các quy tắc bất thành văn: "tôn sư trọng đạo", "tiên học lễ hậu học
văn"... Nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục,
khuyến khích cá nhân không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để góp phần xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong xã hội phong kiến, hệ thống đào tạo và chế độ thi cử rất khắt khe. Cá nhân phải trải
qua quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức lâu dài, lấy nội dung tư tưởng Nho giáo làm trọng
tâm: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", muốn làm quan thì phải đỗ các kì thi hương,
thi hội, thi đình...Nhưng ở xã hội Việt Nam hiện nay, tất cả những trẻ em đều có quyền
được học tập, xã hội đào tạo và giúp cá nhân hoàn thiện những giá trị: "chân, thiện, mỹ",
lấy mục tiêu giáo dục là hoàn thiện "đức, trí, thể, mỹ" cho mỗi cá nhân. Về bản chất là
không khác nhau trong bối cảnh lịch sử nhưng những thiết chế giáo dục này đã dần biến đổi
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Không dừng lại ở đó giáo dục nước ta còn không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu đào
tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hiện nay, hệ

thống giáo dục Việt Nam đang được đổi mới, cải cách mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, điều này cũng đặt ra
nhiều thách thức lớn trong vai trò của thiết chế giáo dục đối với đời sống xã hội và cá nhân.
Tất cả vì sự nghiệp thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
- Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa
học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức.
- Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ
nghĩa, lòng yêu nước trong mỗi con người, tinh thần cống hiến cho đất nước.
2.3. Hình thành nên hệ thống giáo dục.
- Điều 36, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992: (Điều 61 trong Hiến
Pháp 2013) "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn
bằng. Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học,

-5-

Nhập môn Xã Hội Học


xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục
khác. [5, thứ 5,10h30]

[6, thứ 5,10h40]
- Bên cạnh đó thiết chế giáo dục còn có vai trò hình thành nên 1 hệ thống giáo dục chặt chẽ
có quy củ và hiệu quả giáo dục cao bao gồm trường học cơ sở giáo dục thường xuyên, trung
tâm học tập cộng đồng.
- Có thể thấy hiện nay cách tổ chức và giáo dục ở nước ta thể hiện rõ sự quy mô và phức
tạp minh chứng ở các hoạt động tuyển sinh đại học cao đẳng, thi chuyển cấp, v.v… Chính

vì vậy nên các năm gần đây hình thức thi tốt nghiệp đại học nhiều lần được thay đổi để thử
nghiệm và tìm ra được chính sách đúng đắn nhất, tốt nhất cho nước ta.
Thực tế có thể thấy trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở là một trong những thiết chế giáo
dục hữu hiệu, góp phần đào tạo, bồi dưỡng lao động phổ thông có kỹ thuật ngày càng cao;
bồi dưỡng vốn sống và kỹ năng sống cho toàn dân, cho người lao động, từng bước cân đối
với đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng... , thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa quê hương, đất nước.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là chỉ thị số
11 của Bộ Chính trị về khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Quyết định số 112
và Quyết định số 89 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập từ năm 2005

-6-

Nhập môn Xã Hội Học


đến 2010 và từ năm 2012 đến 2020, trong nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở
tỉnh ta đã có những chủ trương, giải pháp phù hợp để xây dựng xã hội học tập, xây dựng
các Trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở, thể hiện ở Chỉ thị số 23-TU và Quyết định số
438/TU của Tỉnh ủy về xây dựng xã hội học tập, xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng,
các Quyết định số 1328 và số 1972 của UBND tỉnh phê duyệt đề án xây dựng xã hội học
tập và quy chế hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng cơ sở.Cùng với việc phát
động phong trào toàn dân học tập, xã hội học tập, nhiều địa phương như: Kỳ Anh, Can Lộc,
Đức Thọ, Thach Hà, Nghi Xuân… rất quan tâm xây dựng các Trung tâm học tập cộng
đồng. Các mô hình ở Kỳ Phương, Tùng Lộc, Thạch Thắng, Tùng Ảnh, Xuân Đan, Xuân
Viên… hoạt động hiệu quả, nội dung học tập gắn kết với việc định hướng cho người dân
khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm
nghèo.
- Thực tế về thiết chế giáo dục ở nước ta thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi công

dân đều được học tâp suốt đời”. Để thực hiện quyết định số 89/QĐ – TTg ngày 09/01/2013
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020,
vấn đề đặt ra là phải xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai đề án bài bản, phải tổ chức
khảo sát, đánh giá thực chất hoạt động của các Trung tâm HTCĐ để có giải pháp hợp lý. Từ
đó để kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở, bố trí bộ máy các Trung tâm,vận
dụng thực hiện các chế độ, chính sách trong xây dựng xã hội học tập và hoạt động của các
Trung tâm HTCĐ phù hợp với khả năng tài chính của địa phương. Xây dựng chương trình,
nội dung, hình thức học tập cần đa dạng, thiết thực, huy động được mọi nguồn lực và sức
mạnh của cả cộng đồng, cả hệ thống chính trị xây dựng xã hội học tập.Điều quyết định tính
hiệu quả của xây dựng xã hội học tập và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng là
phát động phong trào toàn dân học tập gắn với các phong trào, các cuộc vận động “xây
dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nông thôn mới”, “xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học,
cộng đồng khuyến học”, đưa vào tiêu chí để xem xét, đánh giá,công nhận danh hiệu “đơn vị
học tập”. Thông qua các kênh thông tin, kể cả hệ thống truyền thông đề tuyên truyền, giải
thích cho mọi người nhận thức được tại sao phải học, ai học, học cái gì, học ở đâu, học khi
nào, học cách nào, điều kiện để học.

-7-

Nhập môn Xã Hội Học


Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nhân rộng các mô hình trong phong trào xây dựng xã hội học
tập và phong trào thi đua học tập ở mọi người, mọi giới, mọi độ tuổi; học cho bản thân, học
vì hạnh phúc gia đình, học vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của quê hương đất nước.
Nếu chúng ta có những chủ trương, giải pháp đồng bộ và kịp thời, hiệu quả thực hiện đề án
“xây dựng xã hội học tập” của Chính phủ sẽ góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. [7, thứ 5, 16h]

3.Thực trạng của thiết chế giáo dục trong xã hội Việt Nam hiện nay.

3.1. Trong quản lí.
- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới.
a. Nguyên nhân
- Bộ máy giáo dục không liên kết chặc chẽ với xã hội.
- Bộ máy giáo dục không liên kết chặct chẽ với các đơn vị tuyển dụng nhân lực.
- Một số hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, chậm được khắc phục và có việc còn
trầm trọng hơn, gây bức xúc cho xã hội...
- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế, chính
sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết sách
đồng bộ, một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng
thuận của xã hội.
b. Biện pháp khắc phục
Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục.
- Đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng năng lực thực tế.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chú
trọng quản lý chất lượng giáo dục.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục.
Thành lập và tăng cường vai trò các tổ chức kiểm định độc lập.
3.2. Khuynh hướng của giáo dục hiện nay.
- Đa dạng hoá các loại hình và phương thức giáo dục -đào tạo, phát triển đào tạo từ xa, qua
mạng; sự thay đổi chức năng và mô hình của các cơ sở giáo dục đào tạo.

-8-

Nhập môn Xã Hội Học


- Du học, đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết nước ngoài.

***Nguyên nhân.
- Một là, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
- Hai là, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu.
- Ba là, giáo trình trong nước nặng về lí thuyết.
- Bốn là, các chương trình đại học chính qui bằng tiếng Anh (chất lượng cao) có phương
pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm và tích cực áp dụng mô hình thực
tiễn vào học tập; thảo luận nhóm; thuyết trình; thực hiện các bài tập hình huống, tham
quan thực địa tại các doanh nghiệp.
[8, thứ 4, 9h]
3.3. Chính sách.
- Chính sách hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hợp lí.
- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn, toàn diện về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng
liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ
phương châm.
- Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ còn khó khăn.
a. Nguyên nhân
- Nứơc ta là nước đang phát triển ngân sách còn phải chi tiêu nhiều thứ ngoài ngân sách
dành cho giáo dục
- Vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, thiếu quy hoạch sử dụng đất đai
cho mục đích xã hội hóa.
- Nhận thức về xã hội hóa giáo dục và đào tạo chưa thực sự thống nhất, đồng thuận trong
các cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân.
- Vẫn còn tư duy bao cấp và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước nên rụt rè,
lưỡng lự trong hành động kêu gọi đầu tư; chưa quyết liệt triển khai công tác xúc tiến đầu
tư, hoặc thiếu sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng danh mục kêu gọi đầu tư.
- Thủ tục đầu tư còn phức tạp, bất cập gây khó khăn cho quá trình vận động đầu tư, giới
thiệu dự án và đàm phán cụ thể.
b. Biện pháp

-9-


Nhập môn Xã Hội Học


- Nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Đồng thời, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ theo quy định.
- Ban hành các cơ chế tạo sự bình đẳng giữa hệ thống giáo dục và đào tạo công lập và
ngoài công lập trong tham gia đào tạo nguồn nhân lực xã hội và hưởng các hỗ trợ của
ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ
và hỗ trợ giáo dục, đào tạo dưới các hình thức khác nhau, như trao học bổng, nhận sinh
viên đến thực tập, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hiến, tặng sách vở, tài liệu trực tiếp cho
học sinh, sinh viên, hoặc cho cơ sở giáo dục, đào tạo.
3.4. Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử.
a. Nguyên nhân và hậu quả của bệnh thành tích
1: Nguyên nhân:
- Học sinh học kém nhưng vẫn mong có tiếng là" học giỏi"
- Thầy cô muốn có tiếng tăm là "thầy giỏi"
- Nhà trường, các phòng ban muốn có thành tích nhưng không có thực lực.
=> căn bệnh " thành tích" xuất hiên nhằm đáp ứng nhu cầu đó
2: Hậu quả của căn bệnh thành tích
- Đây là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngành Giáo dục:
+ Đối với học sinh: tạo tâm lí học sinh ỷ laị, không phát huy được năng lực học tập,
không có động lực học, không tiếp thu đựơc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học
+ Đối với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp; không có động lực để dạy, không
có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đối với ngành giáo dục: nền giáo dục trì trệ, chậm phát triển
b. Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục:
- Tất cả cần nhận thức đây là việc cần thiết làm mang lại lợi ích cho ngành giáo dục, tạo
kỉ cương trong môi trường sư phạm.
- Đối với học sinh: phát huy năng lực học tập, bỏ đi tính ỷ lại, học sinh không còn tình

- 10 -

Nhập môn Xã Hội Học


trạng “chọi nhau” trong các kì thi tập trung
- Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm, cố gắng tìm
tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng
năng lực của học sinh.
- Phê phán những hành vi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Bài học:
- Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi mọi người nói không với bệnh "thành tích".
Tương lai do mình quyết định, hãy sống như thế nào để không hổ thẹn với mình với
những thành quả mình đạt được trong học tập.
Bằng cấp giả "Biến chứng" của bệnh thành tích
3.5. Dạy thêm, học thêm.
a. Nguyên nhân
- Ngay như một tác giả viết Sách giáo khoa đã từng nói, Sách giáo khoa chỉ đáp ứng sáu
mươi phần trăm kiến thức.
- Có những giáo viên vì thành tích, vì nhu cầu cuộc sống đã "ăn bớt" kiến thức ở trên
lớp để về nhà dạy thêm. Thậm chí, nhiều trường học còn phát đơn về cho phụ huynh ký
nhận cho tự nguyện đi học thêm.
- Có một thực tế là, xã hội chúng ta luôn coi trọng thành tích, coi trọng bằng cấp và tư
tưởng không muốn thua kém người khác.

- Về phía các phụ huynh, với điều kiện kinh tế gia đình được nâng lên thì ai cũng hướng
tới một tương lai tốt đẹp, muốn đầu tư cho con cho dù tốn kém, vất vả mức nào.
b. Biện pháp khắc phục.
- Sách giáo khoa cũng gần với yêu cầu về trình độ nói chung đặt ra trong những kỳ thi
quan trọng.
- Chất lượng giáo viên quyết định chất lượng giáo dục, "không có thầy giỏi thì không có
trò giỏi" vì thế, về mặt chuyên môn, cần thiết có những chương trình bồi dưỡng cho các
giáo viên, đặc biệt là các giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
- Các trường học cần có biện pháp động viên tinh thần, định hướng tư tưởng cho các
giáo viên trước những sức ép của kinh tế thị trường.

- 11 -

Nhập môn Xã Hội Học


- Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm theo hướng siết chặt
hơn về mặt quản lý Nhà nước. Đặc biệt, cần có những quy định về chế tài xử phạt theo
hướng răn đe về các vi phạm trong hoạt động này.
3.6. Trường Công, trường Tư.
Đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh
phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài
chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với đại học dân lập hoạt động bằng kinh
phí đóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng.
Đại học dân lập hay đại học tư thục là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị
tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước
xin phép thành lập và tự đầu tư.
[9, thứ 4, 9h30]
Hiểu sâu xa hơn, sự khác nhau giữa hai khái niệm được thể hiện ở các khía cạnh sau.

a. Cơ sở vật chất [9, thứ 4, 9h30]
Cơ sở vật chất trường Đại học dân lập thường khang trang và hiện đại hơn so với công
lập. Một phần vì vốn do dân nên lãnh đạo trường Dân lập hoàn toàn có quyền quyết định đối
với việc thay mới, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng bổ sung các tòa nhà mới phục vụ học
tập.
Vì các trường Đại học công lập phụ thuộc vốn của nhà nước nên việc xin cấp vốn phải
thông qua nhiều bước và khá phức tạp.
Đây là một sự khác nhau cơ bản giữa trường đại học công lập và đại học dân lập.
b. Học phí [9, thứ 4, 10h]
Không giống những trường đại học công lập, đại học dân lập không nhận được sự hỗ trợ
về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên học tại
trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn
nhiều so với trường đại học công lập.

- 12 -

Nhập môn Xã Hội Học


c. Chương trình học [9, thứ 4, 10h30]
Nhằm mục đích thu hút được nhiều sinh viên, có thể tăng sức cạnh tranh với các trường
Công lập, các trường Đại học dân lập ngoài trang thiết bị hiện đại, còn nỗ lực để thay đổi
chương trình học theo hướng thực tế hơn. Nhiều trường dân lập còn tạo hệ đào tạo liên kết
với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài, để giúp sinh viên có được tấm bằng quốc tế
ngay khi ra trường. Không những thế các bạn còn được tiếp xúc với môi trường học quốc tế
ngay những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế các bạn sẽ có cái nhìn cởi mở hơn đối
với các vấn đề được học.
d. Cơ hội việc làm [9, thứ 4, 10h30]
Một điểm khác nhau nữa giữa trường Đại học công lập và dân lập chính là cơ hội việc
làm. Trong trường hợp các ứng viên không có sự khác biệt nhiều trong quá trình phỏng vấn,

thông thường các doanh nghiệp trong nước sẽ ưu tiên các ứng viên đến từ các trường công lập
Top đầu. Tuy nhiên các công ty nước ngoài thì lại không quan trọng vấn đề trường đại học
công lập hay Đại học dân lập, mà quan trọng vẫn là thực lực của ứng cử viên. Vì vậy các bạn
đã và đang học trường dân lập không nên quá lo lắng về vấn đề này.
e. Tiêu chuẩn nhập học [9, thứ 4, 10h30]
Trường công lập thi tuyển rất gắt gao thông qua kỳ thi quốc gia. Trường dân lập thì có thể
thông qua xét tuyển học bạ, và điểm thi THPT để tiếp nhận thí sinh đầu vào. Đây cũng là
điểm khác nhau cơ bản giữa trường công và trường tư.
Nhiều phụ huynh cũng như nhiều bạn sinh viên đều nhất trí cho rằng, các trường dân lập
chủ yếu có nguồn sinh viên chất lượng kém hơn, lười học và ham chơi hơn, khả năng tư duy
không nhanh nhạy so với các bạn trường công lập.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều bạn sinh viên học các trường đại học dân lập lại thành
đạt hơn so với các bạn trường đại học công lập. Đa phần nguyên nhân vì các bạn ấy không
chỉ biết có việc học, mà còn biết rất nhiều kiến thức thực tế, do trải nghiệm sống, do đi làm
thêm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều mà nhiều bạn sinh viên công lập chỉ biết
chăm chăm đèn sách không thể có được.

- 13 -

Nhập môn Xã Hội Học


f. Đội ngũ giáo viên
Không hẳn giáo viên ở các trường công là kiến thức chuyên môn và phương pháp sư
phạm vững chắc. Nhiều người trong số các giáo viên ở các trường tư nhân không chỉ giỏi về
chuyên môn mà còn có sự nhiệt tình và yêu nghề cho học sinh.
3.6.1. Nguyên nhân của hai mô hình đào tạo này. [10, thứ 4, 10h30]
Hiện nay, quy mô giáo dục phổ thông tăng nhanh đang tạo sức ép lớn đối với giáo dục
ĐH. Mùa tuyển sinh năm nay, có khoảng 1 triệu thí sinh dự thi ĐH, CĐ trong khi chỉ tiêu
tuyển sinh chỉ gần 200.000. Do vậy, việc mở rộng các loại hình đào tạo ngoài công lập nhằm

đáp ứng nhu cầu học tập của người dân là vấn đề bức thiết.
3.6.2. Một số hạn chế
- Chất lượng đào tạo ĐH ngoài công lập đang thấp hơn nhiều so với các trường công lập.
(Một trong những nguyên nhân chính là nhà nước chưa có một quy chế hợp lý. Theo các
chuyên gia giáo dục, học phí của các trường ngoài công lập hiện cao hơn các trường công lập.
Nhưng nếu so với khoản kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập trong đó có đất đai,
cơ sở vật chất thì kinh phí hoạt động của các trường dân lập lại quá nhỏ nhoi. Sinh viên các
trường ngoài công lập thường tự ti vì điều kiện trường lớp, phương tiện nghiên cứu quá tồi.)
- Còn sự mặc cảm giữa trường công và trường tư. (Biện pháp là các trường phải khẳng định
thương hiệu và chất lượng giảng dạy của trường.)
3.7. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý trong thời kì mới
a. Nguyên nhân
- Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ, tuy nhiên nhiều thầy cô giáo chưa sử dụng
được internet, ngoại ngữ.
- Lối dạy cổ điển của các giáo viên, phương pháp quản lí ỷ lại bao cấp của các cán bộ quản
lí.
- Nhiều giáo viên khó bỏ thói quen giảng giải cho học sinh nghe (đã là thói quen thì rất khó
bỏ, nó là “tiện dụng” thì càng khó bỏ)
b. Biện pháp khắc phục. [11, thứ 4, 11h]
- Thứ nhất là về đức độ, người giáo viên cần có phẩm chất tốt, dũng cảm đấu tranh chống
tiêu cực, gian lận trong thi cử,bệnh thành tích, có lòng nhân ái, tận tâm yêu nghề và thân
thiện với học sinh.

- 14 -

Nhập môn Xã Hội Học


- Thứ hai là, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức vững vàng, không ngừng
nâng cao trình độ học vấn để học trò “ trọng” thầy và tấm lòng đức độ khoan dung để học

trò “ kính” thầy.
- Và thứ ba là, mỗi giáo viên cần phải trao dồi và nâng cao khả năng sư phạm, rèn luyện và
không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kết hợp bài giảng với thực tiễn cuộc sống để làm phong
phú cho tiết học, tạo niền hứng khởi, kích thích sự sáng tạo cho học sinh

Chương 2: Liên hệ sinh viên
Thiết chế giáo dục tốt là bàn đạp tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên phát triển toàn diện, nhờ có
thiết chế giáo dục tốt chúng ta mới có thể phát triển toàn diện theo khả năng và đam mê của chính
mình. Đồng thời cải thiện phương pháp giáo dục sao cho thật hiệu quả và dễ hiểu. Bên cạnh đó
thiết chế giáo giục tốt còn tạo 1 môi trường học thật tốt cho sinh viên bao gồm từ hệ thống trường
học đến hệ thống thi cử. Vì vậy thiết chế giáo dục rất quan trọng cho mỗi cá nhân sinh viên
chúng ta nói riêng và cả đất nước nói chung. Thế nhưng hiện nay thiết chế giáo dục của nước ta
lại vô cùng khô khan và cổ hủ, hạn chế sự phát triển toàn diện và theo khả năng của mỗi người,
áp đặt 1 khuôn khổ chung cho cả thế hệ. Chúng ta cần phải lên tiếng, kêu gọi sửa đổi vì lợi ích cá
nhân cũng như lợi ích xã hội. Vì dù chỉ chiếm 20% dân số nhưng thế hệ sinh viên chúng ta là
100% tương lai đất nước.
1. Cá nhân mỗi sinh viên. [12, thứ 7, 14h]
- Bỏ thói ỷ lại, lười biếng, thụ động.
- Tận dụng tốt các cơ hội mà thiết chế giáo dục đã cho ta, tự học, biết cách quan sát.
- Học nhóm: Tham gia những buổi học nhóm cùng nhau trao đổi, tranh luận, cùng giải bài tập,
đặt ra câu hỏi cùng nhau giải quyết nếu các thành viên trong nhóm biết phát huy hết năng lực của
bản thân và hiểu lẫn nhau thì sẽ cùng nhau học tốt hơn và đạt kết quả tốt. Học nhóm còn giúp
chúng ta hiểu nhau hơn vàhoàn thiện bản than hơn.
- Tìm kiếm tài liệu: Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, nguồn tài liệu phục vụ cho
việc học tập đã không còn là vấn đề quá khó khăn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay với bản thân em và một số sinh viên là cách tiếp cận, chọn
lọc giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương môn học…

- 15 -


Nhập môn Xã Hội Học


Chúng ta nên tìm nguồn tài liệu, giáo trình theo sự hướng dẫn của thầy cô, thầy cô sẽ sắp xếp cho
chúng ta nguồn tài liệu theo thứ tự ưu tiên.
Phải đọc thêm sách ở thư viện liên quan tới môn học đó, để có thêm kiến thức, hoặc có thể lên
thư viện điện tử để tra cứu nguồn tài liệu và thông tin dồi dào trên internet. Cách học tốt nhất,
hiệu quả nhất là thường xuyên chú ý nghe giảng, học phần nào, học bài nào nắm chắc bài đó.
- Làm seminar: Hiện nay các môn học thì đều có các chủ đề seminar để sinh viên làm và rèn
luyện kĩ năng trình bày các vấn đề trước đám đông.
Đây là một phương pháp dạy học tạo nên nhiều hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện
thêm nhiều kĩ năng mềm. Để thu được kết quả tốt, chúng ta nên đầu tư thời gian tìm kiếm tài liệu,
tổng hợp tài liệu và chuẩn bị bài báo cáo dưới dạng các ý chính và hình ảnh minh họa, và chuẩn
bị một kiến thức nền để khi trình bày tự tin, trả lời tốt các câu hỏi của các bạn và giáo viên trong
khi báo cáo.
Khi thuyết trình, phải tập nói đúng từ, tự tin, trôi chảy, bao quát lớp trong khi trình bày, không
chỉ chú ý vào màn hình không.
- Kinh nghiệm ôn thi: Khi mà bạn đã học ngay từ đầu thì việc ôn thi sẽ dễ dàng chỉ cần tổng hợp
lại kiến thức. Bạn cần sắp xếp thời gian để tổng hợp kiến thức theo lịch thi và khối lượng kiến
thức của các môn học.
- Không nên chỉ tập trung học mà không biết thông tin đang diễn ra quanh, điều đó sẽ làm cho
chúng ta trở thành mù thông tin, thụ động, do đó cần dành những khoảng thời gian đọc và cập
nhật các tin tức, thông tin ở các lĩnh vực khác nhau, theo dõi sự việc đang diễn ra xung quanh,
học hỏi thêm nhiều điều trong cuộc sống thực tế.
2. Học kĩ năng ngoài học kiến thức.
Ngoài ra, chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện, của nhà
trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm. Trong
thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà trường mà phải học thêm nhiều
thứ: học ngoại ngữ, tin học.
Để hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, bạn có thể tham khảo các kỹ năng mềm đang được giảng dạy

một số nước:
Tại Mỹ: có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1.

Kỹ năng học và tự học (learning to learn).

2.

Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).

- 16 -

Nhập môn Xã Hội Học


3.

Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).

4.

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).

5.

Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).

6.

Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem).


7.

Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills).

8.

Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills).

9.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills).

10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork).
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness).
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills).
[13, thứ 7, 14h30]
Tại Úc các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
1.

Kỹ năng giao tiếp (Communication skills).

2.

Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills).

3.

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).


4.

Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills).

5.

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills).

6.

Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills).

7.

Kỹ năng học tập (Learning skills).

8.

Kỹ năng công nghệ (Technology skills).
[13, thứ 7, 14h30]

Tại Canada bao gồm 6 kỹ năng như:
1.

Kỹ năng giao tiếp (Communication).

2.

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving).


3.

Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours).

4.

Kỹ năng thích ứng (Adaptability).

5.

Kỹ năng làm việc với con người (Working with others).

6.

Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics

skills).

- 17 -

Nhập môn Xã Hội Học


[13, thứ 7, 14h30]
Tại Anh cũng đưa ra danh sách 6 kỹ năng quan trọng bao gồm:
1.

Kỹ năng tính toán (Application of number).


2.

Kỹ năng giao tiếp (Communication)

3.

Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance).

4.

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and

communication technology).
5.

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving).

6.

Kỹ năng làm việc với con người (Working with others).
[13, thứ 7, 14h30]

Tại Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề gồm 10 kỹ năng:
1.

Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy).

2.

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications


technology).
3.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making).

4.

Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise).

5.

Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management).

6.

Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning).

7.

Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset).

8.

Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management).

9.

Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills).


10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).
[13, thứ 7, 14h30]

- 18 -

Nhập môn Xã Hội Học


PHẦN KẾT LUẬN
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Có lẽ chưa bao giờ đề tài giáo duc được đem ra bàn luận nhiều như thời điểm hiện tại. Nguyên
nhân trực tiếp có lẽ là từ giải thưởng toán học Fields của giáo sư Ngô Bảo Châu, một « hiện
tượng » chiếm đa số trên các mặt báo của Việt Nam và cả quốc tế. Từ chuyện gốc gác đến giá trị
nền tảng mà anh thừa hưởng, từ chuyện riêng, đời tư đến tầm ảnh hưởng chính trị quốc gia…vẫn
đang là những đề tài tranh luận sôi nổi của giới chuyên môn. Tuy nó chưa đến hồi kết, nhưng rất
nhiều người đã lấy làm tự hào về nền giáo dục Việt Nam từ sự kiện này. Một thái độ cần được
xem lại, cần được soi chiếu với một thực trạng mà các chuyên gia nước ngoài gọi là « khủng
hoảng trầm trọng về giáo dục ». Chúng ta sẽ nhìn lại vấn đề này qua các số liệu thống kê từ các
diễn đàn, cũng như các báo cáo khoa học chính thức trong thời gian gần đây.
Việt Nam là một trong những quốc gia còn sót lại của nền giáo dục đại học dưới sự quản lý chặt
chẽ từ trung ương, thiếu sự tự quản đến mức khó hiểu. Sự bất cập này không những ảnh hưởng
đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng dạy mà còn cả các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật
chất.
Có thể nói giáo dục Việt Nam đang thực sự khủng hoảng, mà nói như các chuyên gia của đại học
Harvard thì nó đã đến mức trầm trọng. Người ta vẫn thường mượn đến cái danh của những cá
nhân kiệt xuất để che đậy cho một thực trạng yếu kém đến mức báo động. Một cách làm chẳng
giống ai, khi cứ tâng bốc rồi « bắt quàng làm họ » trong lúc công trạng lại là của kẻ khác. Người
Việt Nam nên vui khi có những con người làm rạng danh đất nước như nghệ sĩ Piano Đặng Thái

Sơn, như bộ trưởng bộ y tế Đức Philipp Roesler, như giáo sư Ngô Bảo Châu…Tuy nhiên, chúng
ta không nên đánh đồng họ với nền giáo dục Việt Nam, vì những con người này đều trưởng thành
từ một nền giáo dục hiện đại ở nước ngoài. Chúng ta cũng không nên ngủ quên vì những lời tán
tụng trong khi nền giáo dục của mình vẫn đang ở bậc thấp, đang mò mẫm trong mờ mịt của
những bước đi sai lầm. Có lẽ sẽ sáo rỗng khi nhắc đến hai từ « cải cách », nhưng đó vẫn là điệp
khúc cần lặp lại để hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn cho giáo dục nước nhà.
Giáo dục Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
[14, thứ 7, 15h]

- 19 -

Nhập môn Xã Hội Học


LỜI CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Như Thúy – giảng viên bộ môn – đã
giảng dạy rất tận tình môn Nhập môn xã hội học cho chúng em trong học phần này.
Do thời gian, điều kiện cùng những tài liệu tham khảo còn hạn chế, bài tiểu luận của em chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót…Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đánh giá
cùng những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của Cô để đề tài của em có thể được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô.
Nhóm Sinh viên thực hiện

- 20 -

Nhập môn Xã Hội Học


Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />3f8048494135a7fab71c2d168dfb?presentationtemplate=chitietvbpqdm&presentationtemplateid=

524e6f00488b653894deb69880441ba1
8. />9. />10. />11. />12. />13. />14. />15. />16. />17. />
- 21 -

Nhập môn Xã Hội Học


18. />19. />20. />21. />22. />23. />24. />25. />26.Tạ Minh (2007). Xã hội học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM

- 22 -

Nhập môn Xã Hội Học



×