Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Khóa luận tốt nghiệp công tác truyền thông của trung tâm festival huế đối với kì festival 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA TRUNG TÂM
FESTIVAL HUẾ ĐỐI VỚI KỲ FESTIVAL 2016

Sinh viên thực hiện:

PHAN KHẮC THÁI HUY

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ THANH THẢO

Huế, 05/2017


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này trước hết em xin cảm ơn Trung tâm Festival
Huế là nơi em đang thực tập trong thời gian qua, và đặc biệt là lời cảm ơn chân
thành đến Phòng truyền thông và chị Mai Bá Kiều Phượng là cán bộ hướng dẫn của
em, cám ơn chị và trung tâm đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và cho em mượn các tư
liệu giúp em có thể nghiên cứu dễ dàng hơn, giúp em quan sát, tiếp xúc, cọ xát với
thực tế để em có một cái nhìn khách quan và chính xác hơn để em hoàn thành
nghiên cứu của mình ngày hôm nay.
Đặc biệt em cũng xin gửi lời cám ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là cô
Nguyễn Thị Thanh Thảo, người luôn quan luôn tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho


em, cô luôn đưa ra những lời khuyên, những hướng dẫn của cô giúp em biết được
mình sai cái gì và chỗ nào còn thiếu sót để bổ sung và phát triển đề tài nghiên cứu
của mình. Cảm ơn cô trong thời gian qua đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành
được đề tài nghiên cứu của mình.
Thời gian thực hiện đề tài là quá ngắn chỉ có ba tháng tháng nên trong quá
trình nghiên cứu đề tài sẽ không khỏi có những thiếu sót. Kính mong quý thầy
giáo,cô giáo cùng bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

Lớp: K47 TC&QLSK


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 5/2017
Sinh viên thực hiện
Phan Khắc Thái Huy

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC

:

Ban tổ chức

BTV

:

Biên tập viên


HDV

:

Hướng dẫn viên

IN

:

Chương trình có bán vé

OFF

:

Chương trình không bán vé

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

:

United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization


VHTT&DL :

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

Văn hóa – Thể Thao và Du lịch

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
3.6: Các chương trình chính tại Festival Huế 20168

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH
Trang

DANH MỤC CÁC ẢNH
Trang

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thừa Thiên Huế luôn được biết đến như là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc
sắc của cả nước, là điểm đến hấp dẫn và được yêu thích đối với du khách trong
nước và quốc tế. Ngoài hệ thống Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được
UNESCO công nhận, Thừa Thiên Huế còn lưu giữ những giá trị văn hóa, những
thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, Festival Huế
ngày càng khẳng định thương hiệu và đẳng cấp, trở thành một sự kiện văn hóa, du
lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế thu hút du khách khắp nơi trên thế giới. Với vị thế
là một thành phố du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trong những
năm qua, lượng khách đến Huế đã không ngừng tăng trưởng và nguồn thu từ du lịch
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam lấy mô hình Festival của
các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm hình mẫu để tổ chức. Đây là sự kiện văn
hóa du lịch đặc thù, diễn ra 2 năm một lần với quy mô quốc gia, quốc tế, được bắt
đầu từ năm 2000 đến nay. Qua 8 kỳ tổ chức, Festival Huế đã trở thành nơi quy tụ,
gặp gỡ của nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu, đại diện và mang dấu
ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Tiếp nối thành công các kỳ Festival trước, Lễ hội Festival Huế 2016 được tổ
chức với chủ đề “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế; Di sản văn
hóa với hội nhập và phát triển” gồm 18 quốc gia tham dự với 36 đoàn nghệ thuật
quốc tế và trong nước. Diễn ra từ ngày 29/04/2016 đến 04/05/2016.
Lễ hội Festival Huế được tổ chức bởi Trung tâm Festival Huế. Đây là đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp
UBND tỉnh và Ban Tổ chức Festival Huế thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ

chức, phối hợp tổ chức và điều hành trực tiếp các hoạt động Festival. Trung tâm
Festival Huế (Tên tiếng Anh: Hue Festival Center) có tư cách pháp nhân, có khuôn
dấu và tài khoản riêng để hoạt động.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

7

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và quảng
bá lễ hội. Để truyền tải được nội dung lễ hội đến với du khách và thu hút du khách
thì việc lên kế hoạch, tham mưu đề xuất xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược
và kế hoạch tuyên truyền quảng bá; biên tập và đề xuất ý tưởng xây dựng về hình
thức và nội dung các tài liệu tuyên truyền quảng bá; quan hệ với các cơ quan truyền
thông báo chí là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Công tác
truyền thông của Trung tâm Festival Huế đối với kỳ Festival 2016” để tìm hiểu
rõ hơn về công tác truyền thông của Trung tâm Festival, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, thu hút và tạo sự gắn
bó của du khách đối với lễ hội, đồng thời giúp mọi người hiểu rõ hợn về công việc
của Trung tâm Festival.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát
Qua việc nghiên cứu về công tác truyền thông của Trung tâm Festival Huế đối

với kỳ Festival 2016 để đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả
công tác truyền thông trong các kì tiếp theo, nhằm thu hút khách du lịch đến với lễ
hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế tỉnh Thừa
Thiên Huế, cải thiện đời sống người dân.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác truyền
thông trong tổ chức sự kiện.
Nghiên cứu, đánh giá công tác truyền thông của Trung tâm Festival Huế đối
với kỳ Festival 2016.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác truyền
thông cũng như thu hút khách du lịch đến tham gia lễ hội.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1. Bối cảnh tổng quan của Festival 2016?
2. Mục tiêu truyền thông của Trung tâm Festival đối với kỳ Festival 2016?

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

8

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

3. Chiến lược truyền thông của Trung tâm Festival đối với kỳ Festival 2016?

4. Phương thức đánh giá của Trung tâm Festival đối với kỳ Festival 2016?
5. Ngân sách của Festival 2016?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Công tác truyền thông đối với kỳ Festival 2016 của Trung tâm Festival Huế.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Công tác truyền thông của Trung tâm Festival Huế đối với
kỳ Festival 2016, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền
thông.
Phạm vi không gian: Trung tâm Festival Huế
Phạm vi thời gian:


Nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.



Thu thập dữ liệu trong thời gian từ năm 2015 đến tháng 6/2016

5. Nội dung khóa luận

Đặt vấn đề
Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác truyền thông.
Chương : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác truyền thông của Trung tâm Festival đối với
kỳ Festival 2016
Chương 4: Giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông
Kết luận và kiến nghị


SVTH: Phan Khắc Thái Huy

9

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

PHẦN 2
NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Các khái niệm liên quan
Truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,…

chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu
biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với
nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.[1]
Marketing
Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu
cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.
[2]


Marketing – Mix
Marketing – Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để
đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được
pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác
biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing – Mix là một giải pháp có tính
tình thế của tổ chức.[3]
Xúc tiến
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc
nhở và khuyển khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp.
Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn.[4]
Các hoạt động trong Marketing - Mix như lập kế hoạch sản xuất sản phẩm,
định giá, phân phối chủ yếu hình thành bên trong doanh nghiệp hoắc giữa doanh
nghiệp với trung gian Marketing. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến, nhân tố thứ tư
trong Marketing mix, giúp cho doanh nghiệp truyền thong trực tiếp với khách hàng.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

10

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Hỗn hợp xúc tiến
Hiện nay, các công ty thường thực hiện các hoạt động truyền thông Marketing
đế khách hàng, các giới trung gian và những giới công chúng khác bằng một hỗn
hợp truyền thông Marketing (Marketing Communication-Mix), hay còn gọi là hỗn

hợp xúc tiến (Promotion Mix). Một hỗn hợp xúc tiến bao gồm 5 công cụ sau đây:
-

Quảng cáo (Advertising)

-

Tuyên truyền và quan hệ công chúng (Publicity & Public Relations)

-

Khuyến mãi (Sales Promotion)

-

Bán hàng trực tiếp (Personal Selling)

-

Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Hỗn hợp xúc tiếp nói riêng và Marketing mix nói chung phải được phối hợp
tốt để hoạt động truyền thông đạt hiểu quả tố đa.
Festival
Theo từ điển Anh – Việt, “Festival” có nghĩa là Ngày lễ, Ngày hội, Đại nhạc
hội (thường kì và nổi tiếng)
Festival được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Pháp thời trung đại và có
nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Festivus. Từ Festival được dùng lần đầu tiên trong
ngôn ngữ Anh với tính chất là tính từ vào thế kỉ XIV, sau đó nó được dùng như là
một danh từ vào năm 1589 để chỉ “bữa tiệc ăn mừng một ngày lễ nhà thờ” [5]
Festival là lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình/ sự kiện

văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ, gắn với các tôn giáo – tín ngưỡng ở
các xã hội nông thôn truyền thống.
Festival Huế
Festival có nhiều loại hình khác nhau, dùng để đáp ứng các nhu cầu và nhiệm
vụ mang tính xã hội cũng như cung cấp các loại hình giải trí. Trong những lần tổ
chức Festival, người ta thường đưa ra các ý tưởng liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo, xã hội, hoặc các vùng miền địa lý. Festival hiện đại được tập trung vào các
chủ đề văn hóa, dân tộc nhằm tìm kiếm thông tin để thông báo đến các thành viên
có cùng truyền thống. Trong quá khứ, việc tổ chức các Festival là thời gian mà
những người đi trước có kinh nghiệm chia sẻ những câu chuyện và truyền đạt
những kiến thức nào đó cho thế hệ tiếp theo.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

11

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Festival Huế hay được gọi theo cách phân loại của Trần Thị Mai là Festival
tổng hợp.[6] Festival tổng hợp thường được tổ chức theo quy mô lớn trên phạm vi
không gian rộng (thành phố, liên tỉnh, quốc gia) với nhiều loại hoạt động được tổ
chức tại nhiều địa điểm khác nhau dưới sự điều hành chung của một BTC. Việc tổ
chức các Festival tổng hợp thường có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương (nơi
diễn ra Festival) và sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương. Các Festival khá nổi tiếng
trên thế giới như: Festival Avignon, Festival Ottawa Canada …

1.2.
Cơ sở lý luận về công tác truyền thông
1.2.1. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Việc sử dụng lý thuyết giao tiếp gắn liền với các nghiên cứu về truyền thông.
Các nghiên cứu có nhiều lợi ích: giúp chúng ta hiểu được quá trình truyền thông,
hiểu được tại sao một chương trình truyền thông thành công hay thất bại, khám phá
những yếu tố có liên quan với nhau tạo nên quá trình truyền thông và giúp những
người làm PR xây dựng các chiến lược sử dụng truyền thông hiệu quả.
Trong cuốn Lý thuyết toán học của giao tiếp xuất bản năm 1949, hai tác giả
Shannon và Weaver đã chỉ ra những bước cơ bản của quá trình giao tiếp, bao gồm:
nguồn phát, mã hóa, thông điệp, kênh, nhiễu, giải mã, đối tượng tiếp nhận và phản
hồi. Sau đóm ba nhà nghiên cứu Cutlip, Center và Broom tiếp tục bổ sung để làm
sáng tỏ cơ chết của quá trình giao tiếp.
Mô hình truyền thông hay quá trình giao tiếp có thể được mô tả như sau:
Nguồn phát (chủ thể hoặc người gửi) sẽ gửi đi các thông điệp đã được mã hóa đến
đối tượng tiếp nhận (người nhận) thông qua các phương tiện truyền thông. Người
giận giải mã các thông điệp này và có phản hồi đối với người gửi. Quá trình gửi và
nhận thông điệp có thể bị cản trở hoặc ảnh hưởng bởi yếu các yếu tố gây nhiễu.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố khung nhận thức chung cũng ảnh hưởng tới chất
lượng của quá trình giao tiếp.
Nguồn phát (Người gửi)
Những người làm PR thường là người tạo ra các thông điệp và mục tiêu đầu
tiên bạn muốn hoạt động giao tiếp phải rõ ràng. Có phải bạn đang định giải thích
cho công chúng về một quan điểm nào đó và vận động sự ủng hộ, hoặc chỉ đơn giản
là thiết lập một mối liên hệ như là bước đầu tiên cho các hoạt động giao tiếp khác
SVTH: Phan Khắc Thái Huy

12


K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

nhau? Mục tiêu của người làm PR sẽ định hướng toàn bộ quá trình thông tin.
Thông điệp
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ người phát đến đối tượng
tiếp nhận. Thực chất, thông điệp là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý
kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật đã được mã hóa theo
một hệ thống ký hiệu nào đó.[7] Thông điệp phải được cả hai bên phát và nhận cùng
chấp nhận, cùng có chung cách hiểu. Thông điệp có thể được thể hiện bằng các tín
hiệu ngôn ngữ (nói hoặc viết) và các tín hiệu phi ngôn ngữ (trang phục, cử chỉ, điệu
bộ, hình vẽ, tín hiệu biển báo). Chúng ta cũng nhận các thông điệp qua trải nghiệm
và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức, một các nhân.
Mã hóa
Mã hóa là hành động gửi thông điệp, còn giải mã là hành động tiếp nhận thông
điệp. Việt mã giá hóa thông điệp của người làm PR có thể được hổ trợ thông qua
các lý thuyết hướng vào nghệ thuật xây dựng thông điệp nhằm tạo nên sự hiểu biết,
ý nghĩa mong muốn và phù hợp với người tiếp nhận. Những hình ảnh, tín hiệu và
ngôn từ đều là những yếu tố có thể truyền tải ý nghĩa (ngũ nghĩa học). Nhiệm vụ
khó khăn của người làm PR là phải xây dựng những thông điệp có khả năng truyền
tải một cách rõ ràng và thuyết phục các suy nghĩ và hiểu biết.
Những yếu tố giúp tăng tính thuyết phục của hoạt động truyền thông:[8]









Sức hấp dẫn đối với quyền lợi của đối tượng giao tiếp
Nguồn phát đáng tin cậy
Thông điệp rõ ràng
Thời gian và bối cảnh phù hợp
Có sự tham gia của khán giả/ đối tượng tiếp nhận trong hoạt động truyền thong.
Có gợi ý hành động
Sử dụng những công cụ nhằm tăng tính thuyết phục như sự kiện gây xúc động, con
số thống kê, bằng chứng xác thực, sự ủng hộ của truyền thông đại chúng, sự lôi
cuốn về mặt tình cảm.
Cần lưu ý việc sử dụng những công cụ thuyết phục luôn gắn liền với trách
nhiệm về mặt đạo đức.
Kênh
Kênh là cách thức hoặc phương tiện truyền tải thông điệp từ nguồn phát đền

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

13

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

đối tượng tiếp nhận. Kênh có thể là một bức thư, một cuốn sách, một bản tin nội bộ,

một chương trình phát thanh hay truyền hình… Các kênh hoặc phương tiện truyền
thông khác nhau có thể đem lại những hiệu quả khác nhau đối với một nhóm công
chúng cụ thể. Nhà nghiên cứu người Canada Mc Luhan đưa ra học thuyết phân biệt
giữa phương tiện truyền thông nóng và phương tiện truyền thông lạnh, trong đó ông
cho rằng phương tiện truyền thông lạnh là những loại phương tiện truyền thông mà
khán giả phải nỗ lực nhiều mới có thể rút ra được nhiều ý nghĩa (hiểu được), trong
khi phương tiện truyền thông nóng tạo điều kiện dễ dàng cho khán giả tiếp thu
thông điệp. Các thông điệp lạnh có tính trừu tượng hơn và cho phép mỗi người
nhận/ đối tượng tiếp nhận hiểu thông điệp theo những cách khách nhau. Trong một
số trường hợp, người làm PR muốn đối tượng tiếp nhận tự suy nghĩ về một vấn đề
hoặc tiếp thu thông tin, khi đó chúng ta sẽ chọn một loại phương tiện đòi hỏi đối
tượng phải tham gia nhiều hơn, hoặc cũng có trường hợp chúng ta muốn đối tượng
chấp nhận thông điệp một cách dễ dàng và đơn giản nhất, không cần đầu tư nhiều
công sức và suy nghĩ.
Không phải tất cả mọi người đều nhận thông tin qua cùng một con đường hoặc
theo cùng một kiểu, do đó chúng ra cần sử dụng nhiều kỹ thuật truyền thông khác
nhau để đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải đến đối tượng. Thuyết Sử dụng và
hường thụ các phương tiện truyền thông cho rằng con người sử dụng các phương
tiện truyền thông cho nhiều mục đích khác nhau, như giải trí, nắm bắt thông tin, tiêu
pha thời gian rảnh rỗi hoặc để thu nhận những thông tin mà họ có thể sử dụng trong
các tình huống xã hội. Người làm truyền thông cần tìm hiểu nhóm công chúng mục
tiêu sử dụng một loại phương tiện truyền thông cụ thể nào, để làm gì và sau đó
quyết định cách thực thể hiện thông điệp phù hợp nhất để nó có thể đến với được
nhóm công chúng mục tiêu.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

14

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Người nhận
Trong PR, người nhận được gọi là “khán giả mục tiêu” hoặc “công chúng mục
tiêu”. Đó là những các nhân hay tập thể người tiếp nhận thông điệp trong quá trình
truyền thông.[9] Hiệu quả của hoạt động truyền thông được xem xét, đánh giá dựa
trên cơ sở những biến đổi về tâm lý, nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng
tiếp nhận.
Nhiễu
Nhiễu là tất cả các yếu tổ có thể cản trở việc tiếp nhận thông điệp. Nhiễu có
thể là yếu tố vật chất (ví dụ: người khác nói chuyện, không tập trung), yếu tố tâm lý
(ví dụ: những tư tưởng đã được tiếp nhận trước đó) hoặc yếu tố về mặt ngữ nghĩa
(ví dụ: những ý nghĩa bị hiểu sai hoặc sự khác biệt về ngôn ngữ). Một trong những
mục tiêu của người làm công tác truyền thông là giảm nhiễu nhằm đưa thông điệp
đến với người nhận.
Trên thực tế, nhiều yếu tố tồn tại có thể cản trở hoạt đồng truyền thông. Một
trong những yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động truyền
thông đó chính là sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc. Ngay cả trong phạm vi
một quốc gia cũng có các nền văn hóa của các dân tộc ít người tôn tại bên cạnh nền
văn hóa chủ đạo, thậm chí trong nội bộ nền văn hóa chủ đạo và nền văn hóa của các
dân tộc ít người cũng có những nhóm tiểu văn hóa (nền văn hóa nằm trong một nền
văn hóa khác).
Về cơ bản, khi nói đến văn hóa là chúng ra đề cập đến cách tổ chức cuộc sống,
những điều chúng ta tin tưởng và cho là hiển nhiên, những việc chúng ta làm và thái
độ của chúng ta đối với công việc, những môn thể thao và truyền thống thể thao
cùng các hoạt động nghệ thuật của chúng ta.

Quan điểm của mỗi người về bản thân được hình thành bởi chính nền văn hóa
của nơi mình sống, và loại hình văn hóa nơi ta sống có thể gây ảnh hưởng đến cách
nhìn nhận bản thân của chính chúng ta.
Thuyết Các chiều văn hóa của Hofstede mô tả những khác biệt văn hóa giữa
các quốc gia: sức mạnh/khoảng cách, nam tính/ nữ tính, sự không chắc chắn/ sự
tránh né, tính cá nhân/ tính tập thể. Ví dụ, những người lớn lên trong một môi

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

15

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

trường văn hóa tập thể sẽ coi bản thân họ như là một thành phần thuộc về một
nhóm, nơ mà sự phân biệt giữa cá nhân và nhóm bị xóa mờ, trong khi một số nền
văn hóa khác thường nhấn mạnh quan điểm coi con người như là những các nhân
riêng rẽ.
Tại thời điểm Hofftede tiến hành nghiên cứu (1980), nền văn hóa chủ đạo của
Australia là nền văn hóa mang đậm tính cá nhân, có cách nhìn khá rõ về vai trò
khác biệt của nam giới và nữ giới, không quá coi trọng tính tôn ti trật tự và sự bất
bình đẳng. Nhưng nhiều nền văn hóa của các dân tộc ít người có thể có những định
hướng văn hóa khác. Chính vì vây, người làm truyền thông cẩn phải hiểu rõ những
sự khác biệt văn hóa giữa các dân tộc, giữa các nhóm người,… khi thiết kế các
chiến dịch truyền thông.
Phản hồi

Phản hồi có vai trò quan trọng như là cách kiểm chứng liệu sự hiểu biết cần
thiết mà người phát muốn tạo ra ở người nhận thận sự đã được tạo ra chưa. Quan
trọng hơn, truyền thông chính là một quá trình hai chiều hay là một cuộc đối thoại
và phản hồi sẽ đem lại cơ hội cho cả hai phía cùng chia sẽ suy nghĩ khi hướng tới
một sự hiểu biết chung.
Khung nhận thức chung
Hai nhà nghiên cứu Broom và Dozier cho rằng, trước khi diễn ra bất kì hoạt
động truyền thông nào, cả hai bên (bên phát và bên nhận) cần có điểm chung để có
thể bắt đầu hiểu nhau. Ít nhất, bên nhận củng phải ý thức được rằng bên phát đang
cố gắng tìm cách thu hút sự chú ý của mình.
Broom và Dozier đã đưa ra mô hình Mối quan hệ đồng định hướng để thể hiện
tầm quan trọng của khung tham khảo. Theo mô hình, có hai biến số mô ta mối quan
hệ giữa bên phát và bên nhận, đó là sự đồng thuận và sự chính xác. Biến cố sự đồng
thuận đo lường được mức độ tương đồng giữa quan điểm của bên phát và bên nhận.
Biến cố sự chính xác đo lường mức độ tương đồng nhận thức của một bên về quan
điểm của bên kia và quan điểm thật của bên kia. Nhận thức không đúng về quan
điểm của nhau có thể trở thành rào cản đối với hoạt động thông tin. Sự đông thuận
về quan điểm nhận thức hoặc quan điểm thực tế càng lớn thì hoạt động truyền thông

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

16

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo


càng dễ dàng. Cũng như vậy, sự thuyết phục càng lớn nếu thông điệp phù hợp với
những quan điểm chung của một người về vấn đề được đề cập tới.
Bước cần hiết đầu tiên trong việc hoạch định một hoạt động thông tin là cố
gắng tìm hiểu những điều mà người nhận đã biết hoặc cảm nhận về bên phát và
thông điệp, xem liệu những điều họ biết có chính xác không. Điều này nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc tiến hành nghiên cứu khi bắt đầu một chương trình truyền
thông và cả ở những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình thực hiện chương
trình đó. Ta có thể nhận thấy việc giao tiếp với những người đã quen thường dễ
dàng hơn nhiều so với những người lạ (ví dụ: những khách hàng hiện tại dễ giao
tiếp hơn với những khách hàng tiềm năng). Đó là do chúng ta đã dành thời gian
khám phá và thiết lập một số điểm chung, mối quan tâm chung hoặc quyền lợi
chung giữa hai bên. Mục tiêu của người làm PR là sử dụng truyền thông để nâng
cao tính chính xác của nhận thức giữa bên phát và bên nhận, tức là giữa tổ chức và
công chúng của tổ chức đó.
Các lý thuyết truyền thông trước đây đưa ra mô hình truyền thông áp đặt, mô
hình Kim tiêm, coi truyền thông là quy trình một chiều từ người phát đến người
nhận. Theo đó, người nhận sẽ tiếp nhận tất cả những gì được gửi đến và hiểu đúng
như ý của người phát. Mô hình này cũng cho rằng sự thay đổi kiến thức sẽ tự động
dẫn đến sự thay đổi thái độ, và đến lượt nó, sự thay đổi thái độ sẽ tự động dẫn đến
sự thay đổi hành vi.
Các quan điểm mới hơn coi truyền thông là quy trình hai chiều, thường là theo
hình tròn, đòi hỏi sự tham gia của cả người phát và người nhận. Đây là lý do lý giải
tại sao phản hồi lại đóng vài trò quan trọng trong quá trình thông tin/ giao tiếp. Mỗi
thành phần tham gia vào hoạt động truyền thông/ giao tiếp vừa là người phát vừa là
đối tượng nhận. Mội người phải quan tâm đến việc liệu mình có sử dụng đúng
phương tiện để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hay không.
Hoạt động giao tiếp chịu ảnh hưởng của môi trường nơi nó diễn ra. Môi
trường ở đây bao gồm các yếu tố về thời gian, bối cảnh và mức độ giao tiếp. Ngoài
ra, hoạt động giao tiếp có năm mức độ cơ bản: giao tiếp nội biên, giao tiếp ngoại
biên, giao tiếp nhóm, giao tiếp tổ chức và giao tiếp xã hội. Năm dạng thức giao tiếp/


SVTH: Phan Khắc Thái Huy

17

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

truyền thông này tạo ra những điều kiện môi trường khác nhau mà người làm PR
phải tính đến khi hoạch định hoạt động truyền thông.
1.2.2. Các mô hình truyền thông
1.2.2.1.
Mô hình truyền thông truyến tính của Harold D. Laswell

Năm 1948, Harold Laswell – nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra
mô hình truyền thông đại chúng một chiều. Khi nhắc tới mô hình của ông, người ta
thường nhắc tới một công thức nổi tiếng:
“Who Says What In Which Channel To Whom With What Effect?”
(Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và có hiệu quả như thế nào?”)
Lối đặt vấn đề như vậy rất bổ ích vì nó giống như một công thức rút gọn gợi ý
giúp chúng ta liệt kê ra những điều cần xem xét trong nội dung một bản tin, cũng như
trong những lĩnh vực mà chúng ta cần nghiên cứu. Đó là nghiên cứu về nguồn tin hay
người phát tin (control analysis – ai nói); phân tích về nội dung thông tin (content
analysis – nói cái gì); nghiên cứu các phương tiện thông tin như báo chí, phát thanh,
truyền hình hay điện ảnh (media analysis – nói qua kênh nào); nghiên cứu công
chúng độc giả hoặc khán giả (audience analysis – nói cho ai) và khảo sát các tác động

của truyền thông tới công chúng (effect analysis – dẫn đến hiệu quả gì).
Mô hình này của Laswell bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền
thông, trong đó:

S

M

C

R

E

Mô hình 1.1: Mô hình truyền thông truyến tính của Harold D. Laswell
S: Ai (Source/ Sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng
M: Nói, đọc, viết gì (Message): Thông điệp, nội dung thông báo
C: Kênh (Channel): Bằng kênh nào
R: Cho ai (Receiver): Người nhận, nơi nhận
E: Hiệu quả (Effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
Với mô hình này của Laswell, mọi việc nghiên cứu có thể tiến hành, tập trung






vào những phần tử đó.
Phân tích nguồn: Ai là người cung cấp?
Phân tích nội dung: Thông điệp chứa đựng gì?

Phân tích phương tiện: Kênh nào được sử dụng và được sử dụng như thế nào?
Phân tích đối tượng: Ai là người nhận?
Phân tích hiệu quả: Thay đổi hành vi ra sao? Hiệu quả truyền thông như thế nào?
Mô hình này đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi truyền tải những thông tin
nhanh. Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định, có khả năng áp đặt
SVTH: Phan Khắc Thái Huy

18

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

quan điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin. Công chúng chỉ
tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không có hoặc ít có sự phản hồi trở lại dù đó
là sự tác động tích cực để thấy được thái độ tiếp nhận thông tin của công chúng
hoặc những thông tin đã được truyền tải có phù hợp hay không.
Tuy nhiên, giới hạn của công thức này là chỉ hình dung quá trình truyền thông
như một đường thẳng giữa một đầu là người phát tin và đầu kia là người nhận tin. Do
đó, người ta dễ có xu hướng chỉ quan niệm người nhận tin như một đối tác thụ động.
Chính vì những hạn chế như vậy nên mô hình truyền thông này chưa thỏa mãn được
nhu cầu thông tin, chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm của công chúng.
(Mô hình truyền thông một chiều áp đặt là mô hình truyền thông đơn giản, nó
được hiểu là quá trình truyền thông tin giữa hai cá nhân, hay hai nhóm người với
nhau, trong đó một cá nhân hay một nhóm người giữ vai trò là người truyền tin,
truyền đi những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích nhằm để sửa
1.2.2.2.


đổi hành vi của những cá nhân hay nhóm người khác.)
Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Trong cuốn sách “Lý thuyết thông tin và điều khiển học” - 1948 (Cybernetics)
của mình, Norbert Wiener – ông tổ của Ngành Điều khiển học đã nhấn mạnh hai
khái niệm quan trọng: (1) nền tảng thống kê của truyền thông, và (2) phản hồi.
Wiener đã định nghĩa về phản hồi: “Khả năng xác định ứng xử tương lai nhờ
những hành động quá khứ, phản hồi có thể chỉ đơn giản là một phản xạ bình
thường, hay cũng có thể phức tạp hơn trong trường hợp mà kinh nghiệm quá khứ
được sử dụng không chỉ để điều tiết các những động thái cụ thể nhất định, mà còn
để xác lập một đường lối ứng xử”.
Claude Shannon và Warren Weavertrong cuốn sách “Lý thuyết toán học về
truyền thông” (1949) đã chủ yếu dựa vào lý thuyết trên của Wiener. Đồng thời, hai
học giả này cũng có đóng góp quan trong và tạo được sức ảnh hưởng lớn trong sự
phát triển của các mô hình và lý thuyết truyền thông. Theo Shannon, quá trình
truyền thông còn được bổ sung thêm hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản
hồi (Feedback).
Do đó, mô hình của Harold Laswell có thể được bổ sung như sau:
Nhiễu

S

M

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

R

C
19


E

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện

Phản hồi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Mô hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Khi Claude Shannon đưa ra mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo đã khắc
phục được những nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều. Từ mô hình trên
cho thấy, thông tin được truyền đi từ nguồn phát (S) qua các kênh thông tin (C) đến
với người nhận (R) qua quá trình xử lý, thu được hiệu quả thông tin (E), hiệu quả
thông tin sẽ định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng, từ đó tạo ra phản
ứng của công chúng ngược lại với nguồn phát (F). Nhờ có thông tin phản hồi mà
các nhà cung cấp thông tin nắm được hiệu quả thông tin đạt được mức độ nào,
những thông tin cung cấp có phù hợp với nhu cầu của công chúng hay không, trên
cơ sở đó để điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thông tin cho phù hợp với từng
loại đối tượng tiếp nhận.
Trong quá trình truyền thông, các thông điệp đến với người nhận không đầy
đủ, hoặc không tạo ra hiệu quả thông tin chính xác, đó là sự ảnh hưởng của hiện
tượng nhiễu (N). Hiện tượng nhiễu tạo ra những sai sót trong quá trình truyền tải và
tiếp nhận thông tin.
Nếu xét về bản chất, mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon là sự
phát triển logic từ mô hình truyền thông của Harold Laswell. Trong điều kiện xã hội
phát triển, được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều phương tiện

thông tin dại chúng hiện đại ra đời nó cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều liên
tục, trực tiếp giữa nguồn phát và người tiếp nhận thông tin. Trong mô hình truyền
thông này, vai trò của công chúng tiếp nhận được xem là một trong những yếu tố
quyết định quá trình truyền thông. Tính tính cực của công chúng với tư cách là đối
tượng tiếp nhận thông tin, không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn những thông điệp tiếp
nhận… mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá
trình thực hiện hoạt động truyền thông đại chúng.
Trên cơ sở này, có thể thấy trong việc nghiên cứu hiệu quả của truyền thông
đại chúng thì vấn đề nghiên cứu công chúng có vai trò hết sức quan trọng, nó cho
phép nhà truyền thông nắm bắt được nhu cầu, hình thành được nội dung và phương
SVTH: Phan Khắc Thái Huy

20

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

pháp nghiên cứu thích ứng.
1.2.2.3.

Mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson
Mô hình truyền thông này đã được Roman Jakobson – một nhà ngôn ngữ học
phác thảo khá hoàn chỉnh. Đặc điểm của mô hình này là quá trình truyền thông như
một chu kỳ vòng tròn, hoàn toàn khác với mô hình tuyến tính của Laswell. Xuất
phát từ ý tưởng của ngành điều khiển học, mô hình truyền thông này quan niệm
rằng: một thông điệp sau khi được phát ra, luôn luôn gây một phản ứng nào đó đến

người nhận tin và do đó người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi (gọi là
feedback) lại cho người truyền tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin sẽ trở thành
một người phát tin – điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành một chu kỳ
khép kín.
Như vậy, quá trình truyền thông liên cá nhân thực chất phải được hiểu như
một quá trình trao đổi thông tin giữa cá nhân này với các cá nhân khác trong một
cộng đồng xã hội.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

21

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Mô hình truyền thông theo chu kỳ mà Jakobson phát thảo tuy chỉ đi sâu phân
tích một chu kỳ truyền thông, nhưng nó nêu lên được những tính chất cơ bản của
bất cứ một quy trình truyền thông nào, dù đó là truyền thông liên cá nhân, truyền
thông tập thể hay truyền thông đại chúng. Có hiểu được các giai đoạn trong mô hình
truyền thông này thì chúng ta mới có thể hình dung được một cách sâu xa tại sao
yêu cầu đối với người làm báo (đây cũng là phản xạ của người làm báo) là luôn
luôn tự đặt mình vào vị trí người đọc (lúc nào cũng phải trả lời câu hỏi “viết cho
ai?”) và mới thấy được ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa người làm báo với
đối tượng công chúng của mình.

Mô hình 1.3: Mô hình truyền thông Roman Jakobson

Theo Jakobson, quá trình truyền thông bao gồm bốn giai đoạn chính:
1)
2)
3)
4)

Phát tin (emission)
Truyền tin (transmission)
Nhận tin (reception)
Phản hồi (feedback)
Giai đoạn phát tin
Truyền thông là diễn tả ý tưởng của mình bằng một hệ thống các tín hiệu
(signs) dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người
phát tin nắm được – thao tác này gọi là mã hóa (encode). Có thể nói ngôn ngữ là
một hệ thống mã: tiếng nói của chúng ta không là gì khác hơn là một chuỗi những
SVTH: Phan Khắc Thái Huy

22

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

âm thanh, cũng như chữ viết là một chuỗi các ký tự, và những âm thanh hay ký tự
này được sắp xếp, phối hợp với nhau theo một số quy tắc nhất định để có thể mang
những ý nghĩa nào đó.
Tuy nhiên, giữa thao tác “phát thảo thông điệp trong đầu” – hay nói đơn giản

hơn chính là khi chúng ta nghĩ và thao tác “mã hóa” – khi chúng ta nói hoặc viết,
thường xảy ra một thứ hiện tượng giống như là “bị nhiễu”: nội dung thông điệp sau
khi được mã hóa đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác nội dung thông điệp
vốn được hình dung trong đầu. Có thể vì hiểu được điều này nên các cụ ta thường
nói: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Hiện tương này được gọi là “filtering”, hay
còn gọi là: “hiện tượng bị lọc”.
Sở dĩ có hiện tượng này, một mặt có thể do người phát tin chưa hoàn toàn làm
chủ được ngôn ngữ mà mình sử dụng, những cũng có thể do ngay bản thân ngôn
ngữ thường không cho phép diễn đạt được hết những ý tứ, hoặc những sắc thái tế
nhị hay phức tạp mà người truyền tin muốn bày tỏ.
Chính vì khả năng xảy ra “hiện tượng bị lọc” này, nên chúng ta cần phải phân
biệt rạch ròi giữa khâu “phác thảo thông điệp trong đầu” và khâu “mã hóa”.
Giai đoạn truyền tin
Giai đoạn truyền đạt thông tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp,
mặt đối mặt (đối diện) giữa người phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông
qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó như
điện thoại, máy fax, máy nhắn tin, thư từ (viết trên giấy) hay email (thư điện tử),…
Cũng có khi “kênh truyền thông” ở đây lại là một người thứ ba, đóng vai trò
trung gian mà người phát tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khi thông điệp được
chuyển qua một trung gian nào đó thì rất có khả năng là sẽ bị nhiễu bởi những loại
tiếng động hay tiếng ồn (noise) khác nhau, và do đó nội dung thông điệp có thể bị
sai lạc hoặc mất đi một phần nào đó. Mặt khác, trong trường hợp truyền tin thông
qua một người thứ ba, thì rất có thể “bộ lọc” chủ quan của người này cũng làm biến
dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

23

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Giai đoạn nhận tin
Giai đoạn nhận tin có thể chia làm các thao tác như sau: thao tác “thu nhận
tin”; thao tác “giải mã” & thao tác “giải thích nội dung thông điệp”.
Trong thao tác “thu nhận tin” – tức là “ghi nhận lại thông điệp”,thao tác này
có thể bị ảnh hưởng bởi các loại “tiếng ồn”: tiếng ồn về mặt cơ học (những tác nhân
vật lý gây nhiễu tới kênh truyền thông), tiếng ồn do môi trường (những tiếng động
trong môi trường xung quanh xen vào) và tiếng ồn về mặt ngữ nghĩa (do người
nhận tin có thể có những cách hiểu khác về một vài thuật ngữ mà người phát tin sử
dụng, làm cho người nhận tin không nắm bắt được đúng và trọn vẹn thông điệp).
Chúng ta thường quan sát thấy hiện tượng người nghe không nghe được hết,
nghe không rõ hoặc nghe không kịp, nhất là khi nội dung thông điệp được phát ra
dưới dạng lời nói và nội dung thì lại khá dài. Lúc đó, người nhận tin chỉ ghi nhớ
được một phần của thông điệp mà thôi: vì không thể ghi nhớ toàn văn nội dung của
thông điệp giống như một cái máy ghi âm, nên anh ta buộc phải chọn lọc những
thông tin mà anh ta tiếp nhận (tức là thông qua bộ lọc của chính anh ta), một cách
có ý thức hay không có ý thức. Sự chọn lọc này diễn ra theo những “bộ lọc” khác
nhau như những vấn đề mà anh ta đang thắc mắc, hay những điều mà tự chủ quan
anh ta cho là quan trọng, hoặc những chi tiết hấp dẫn,…
Thao tác giải mã (decoding): Chúng ta biết mỗi ngôn ngữ bao gồm những từ,
những thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những ý nghĩa và biểu tượng đặc thù. Vì thế,
nếu người nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thống mã” này thì rất
có thể sẽ tiếp thu không đúng nội dung thông điệp. Một người không biết một ngoại
ngữ nào đó chẳng hạn, có thể vẫn “nghe” hoặc “nhìn” được thông điệp bằng ngôn
ngữ này, nhưng không “giải mã” được, tức là không hiểu gì hết!

Sau khi giải mã thông điệp, người ta còn phải giải thích nội dung thông
điệp để có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Việc giải thích này được tiến hành phụ
thuộc vào cái khung quy chiếu về văn hóa của người nhận tin. Cái khung văn hóa
này chủ yếu được quy định bởi nguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục và
trình độ học thức của người nhận tin; nói cách khác, đây là hành trang văn hóa
của người nhận tin.

SVTH: Phan Khắc Thái Huy

24

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo

Abraham Moles đã liệt kê ra mấy trường hợp mô tả mức độ tiếp nhận thông
điệp của người nhận tin:





Hiểu thông điệp hoàn toàn
Hiểu một phần thông điệp
Hiểu thông điệp gần như trọn vẹn
Hoàn toàn không hiểu gì cả (tức là không có truyền thông): thí dụ trường hợp một
người Hoa nói chuyện với một người Pháp mà cả hai đều không hiểu ngôn ngữ của

nhau.
Giai đoạn phản hồi
Cuối cùng, thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một hệ quả
làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại cho người phát tin. Như vậy,
lúc này người nhận tin cũng trở thành người phát tin, tức là một nguồn thông tin
mới.

1.2.3. Quản lý truyền thông chiến lược

Từ thập niên 1970, các nhà nghiên cứu truyền thông và quan hệ công chúng đã
nghiên cứu vai trò của bộ phận truyền thông, đặc biệt là nhà quản lý truyền thông
trong tổ chức.[10] Họ cho rằng nhà quản lý truyền thông cần phải có những kiến thức
chuyên môn để đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:






Quản lý việc giải quyết các vấn đề của tổ chức (quản lý vấn đề)
Sử dụng nghiên cứu để phân nhóm công chúng
Xây dựng các mục đích, mục tiêu cho bộ phận truyền thông
Tiến hành nghiên cứu đánh giá
Lập kế hoạch ngân sách cho bộ phận truyền thông.
Trong năm nhiệm vụ này, việc quản lý vấn đề và xây dựng các mục đích, mục
tiêu cho bộ phận truyền thông đòi hòi kiến thức và kỹ năng quản lý chiến lược; việc
phân nhóm và đánh giá các nhóm công chúng cũng như nghiên cứu đánh giá đòi hỏi
các kỹ năng và kiến thức về tài chính, kế toán. Năm nhiệm vụ này thực chất là công
việc cơ bản của nhà quản lý truyền thông, bao gồm: lập kế hoạch mang tính chiến
lược, hướng dẫn và kiểm tra giám sát cũng như đánh giá việc thực hiện kế hoạch

truyền thông đó.

1.2.4. Lập kế hoạch truyền thông

Một kế hoạch truyền thông tốt là kế hoạch mang tính chiến lược với các mục
đích, mục tiêu cụ thể và dựa trên cá nghiên cứu về những điểm mạnh, điểm yếu của
SVTH: Phan Khắc Thái Huy

25

K47 Tổ chức và quản lý sự kiện


×