Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Khóa luận tốt nghiệp tác động của festival đối với người dân thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 136 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Khóa luận tốt
BTC

:

Ban tổ chức

LCD

:

Crystal Display

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

:

United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization

TTH

:



Thừa Thiên Huế

TPH

:

Thành phố Huế

IN

:

Chương trình có bán vé

OFF

:

Chương trình không bán

:

Statistical Package for the Social Sciences


SPSS

SVTH: Lê Thị Bích



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến như một trung tâm văn hóa du lịch
của Việt Nam, tự hào là địa phương còn lưu giữ trong mình nhiều di tích lịch sử
văn hóa lễ hội phong phú và đa dạng. Đặc biệt, năm 1993 quần thể di tích Cố đô
Huế được UNESCO (tên viết tắt của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc, tên tiếng Anh là: United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization)công nhận là di sản văn hóa Thế giới tiếp sau đó nhã nhạc
cung đình Huế được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể năm 2003.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống cảnh quan thiên nhiên phong phú,
đa dạng với Vịnh Lăng Cô là vịnh biển được công nhận đẹp nhất Thế giới, sông
Hương, núi Ngự thơ mộng, vườn quốc gia Bạch Mã và đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai được xem là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với sinh quyển và bảo tồn
sinh học phong phú, đa dạng,… Vậy nên Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng
và thế mạnh để phát triển ngành du lịch.
Để có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh về du lịch của địa phương
Festival Huế lần đầu tiên hợp tác cùng CODEV cộng hòa Pháp (CVP) được tổ
chức vào năm 2000 chính là dịp để địa phương quảng bá hình ảnh của địa
phương mình, phát huy thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Trải qua 7 kỳ tổ chức
Festival Huế đến nay đã tạo được thương hiệu lễ hội uy tín và dần trở thành
niềm tự hào của địa phương với bạn bè quốc tế và các tỉnh thành trong cả nước.
Sau thành công lớn đầu tiên của Festival Huế UBND tỉnh quyết định tổ chức sự
kiện này định kỳ hai năm một lần vì thế Festival Huế không những đã góp phần
tích cực vào việc bảo tồn, quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam mà còn thúc
đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển, tăng trưởng kinh tế cho địa phương.
Festival Huế là một sự văn hóa lễ hội lớn, có tác động to lớn đến mọi lĩnh

SVTH: Lê Thị Bích



vực của địa phương.Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều báo cáo đánh giá tổng
kết, nghiên cứu và tài liệu về Festival Huế. Nhưng, trong đó các bài báo cáo chủ
yếu đưa ra các đánh giá, nhận xét hiệu quả, tác động chung của Festival Huế trên
các phương diện: kinh tế, du lịch, văn hóa sau mỗi kỳ tổ chức Festival Huế. Các
nhận xét này còn chung chung, mang tính chủ quan, phiến diện chưa có cách tiếp
cận phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cũng trong thời gian vừa qua, có các
luồng
dư luận khác nhau
về

kết quả tổ chức Festival Huế tại địa phương.“Một số

người cho rằng, Festival Huế có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa… của địa phương và toàn quốc.Trong khi đó, một số người khác thì
lại phê phán việc tổ chức Festival Huế là lãng phí, là hoạt động đầu tư không
hiệu quả.”[17] Đặc biệt hơn, thời gian gần đây Festival Huế ngày càng thu hút
nhiều nhà chuyên môn, giới nghiên cứu quan tâm. Tại hội thảo quốc tế “Du lịch
văn hóa và sự kiện” được tổ chức tại Huế vào năm 2004 [18] một số nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước đã có các báo cáo đề cập tới một số vấn đề như: mối
quan hệ giữa Festiavl Huế và du lịch; xã hội hóa hoạt động du lịch; thu hút khách
du lịch bằng việc tổ chức Festival Huế, vai trò của Festival Huế trong công tác
tiếp thị và phát triển bền vững; thị trường khách du lịch tiềm năng tham dự
Festival Huế, các tác động tích cực của Festival Huế… bên cạnh đó, tại một số
trường Đại học có nhiều nghiên cứu khóa luận, luận văn tốt nghiệp đại học,
thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu về Festival Huế trên khía cạnh về Festival Huế.
Có thể nhận thấy rằng, tuy có rất nhiều tài liệu nghiên cứu, báo cáo tổng kết,
đánh giá liên quan đến Festival Huế, nhưng những tài liệu đó chỉ mới dừng lại ở
góc độ trên phương diện kinh tế, văn hóa, du lịch mà chưa có đánh giá ở góc độ

chuyên môn xã hội học. Hơn hết, vẫn chưa có báo cáo, nghiên cứu nào đánh giá
cụ thể, phân tích rõ tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân địa
phương.


Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2012 [46] trích
dẫn lời phát biểu của trưởng BTC Festival Huế Phó chủ tịch thường trực Ủy


ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Ngô Hòa: “Mỗi người dân là chủ thể
của sáng tạo và hưởng thụ của lễ hội”.
Vậy, vấn đề đặt ra ở đây câu hỏi: với một sự kiện văn hóa Festival Huế
lớn như vậy, trải qua 7 kỳ Festival thì liệu người dân có thực sự quan tâm và đề
cao vai trò mục đích của Festival Huế không? Festival có tác động như thế nào
đến đời sống của người dân, và tác động đó diễn ra như thế nào?Từ đó, người
dân có những hành động và thái độ như thế nào với Festival Huế?Nhưng trên
thực tế chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu và chứng minh điều đó.
Qua các kỳ Festival Huế đến nay tổng cộng đã trải qua 7 kỳ tổ chức, có thể
nhận thấy, có sự biến đổi rõ ràng trong đời sống của người dân Thành phố Huế.
thông qua các công trình nghiên cứu và tài liệu trên, tôi quyết định tiếp cận nghiên
cứu “Tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân Thành phố Huế” ở
góc độ xã hội học, đề tài nghiên cứu này sẽ vừa mang tính cơ sở lý luận và tính
thực tiễn khi áp dụng các lý thuyết của xã hội học vào để phân tích và vận dụng
phương pháp nghiên cứu của xã hội học vào nghiên cứu. Đề

tài sẽ góp phần

phong phú cho những nghiên cứu, báo cáo liên quan đến Festival Huế.Đều quan
trọng hơn, đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định
chiến lược phát triển, giới chuyên môn, nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề Festival

Huế tham khảo.
Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu sinh ra và lớn lên tại Huế, có một
tình yêu quê hương thắm thiết và muốn vận dụng những tri thức được học trên
giảng đường đóng góp cho quê hương, ngay từ thuở nhỏ bản thân người nghiên
cứu đã tham dự các kỳ Festival Huế và luôn bị hấp dẫn lôi cuốn các chương
trình, hoạt động của Festival Huế, vậy nên tác giả ở đây là người nghiên cứu
luôn ấp ủ trong mình dự định sẽ thể đóng góp công sức của mình cho Festival
Huế và sâu xa hơn là xây dựng quê hương, đóng góp sức mình cho sự phát triển
của tỉnh nhà bằng những kiến thức đã học được tại trường và kinh nghiệm thực
tế đã trải nghiệm. Vậy, người nghiên cứu mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu


“Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế” nhằm tìm
hiểu tác động của Festival đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người
dân, góp phần đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực và phát huy những tác động tích cực, làm nâng cao hiệu quả của Festival
Huế và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân.
Người nghiên cứu lựa chọn địa bàn nghiên cứu trường hợp tại hai phường
Thuận Thành và Phú Hội thuộc ngay tại trung tâm Thành Phố Huế, việc lựa chọn
này đã được thực hiện dựa trên hai yếu tố khách quan và chủ quan của người
nghiên cứu. Khách quan là nghiên cứu được thực hiện tại các địa bàn thường
xuyên diễn ra các chương trình, hoạt động của Festival Huế là Phường Thuận
Thành và Phường Phú Hội – Thành phố

Huế dựa trên bảng chương trình do

Trung Tâm Festival cung cấp và đây là địa bàn đảm bảo tính đa dạng mẫu như:
nghề nghiệp, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, diện kinh tế hộ gia đình. Với
yếu tố chủ quan của người nghiên cứu là bản thân người nghiên có các mối quan
hệ với người dân tại địa bàn – đây là yếu tố thuận lợi cho cuộc điều tra nghiên

cứu, đồng thời người nghiên cứu cũng có những hiểu biết nhất định về địa bàn
cũng như các hoạt động diễn ra trên địa bàn trong dịp Festival.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Festival Huế là sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế.Tính
đến năm 2014, sự kiện này đã được tổ chức 7 lần liên tiếp (năm 2000, 2002, 2004,
2006, 2008, 2010, 2012). Và sau hơn 10 năm tổ chức Festival Huế không còn là một
hiện tượng mới xuất hiện, nhưng nó đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến
tất cả các mặt trong xã hội, đặc biệt trong đó là đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của người dân thành phố Huế. Vì thế trong hơn nhiều năm qua có rất nhiều học
giả, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu khoa học, giới chuyên môn quan tâm và có không
ít công trình nghiên cứu về Festival Huế ở nhiều góc độ khác nhau. Những đề tài
nghiên cứu được thực hiện luôn bám sát vào quá trình phát triển của Festival Huế
qua từng kỳ tổ chức.


Công trình đầu tiên có thể kể đến các đánh giá chính thức của nhà tổ chức
Festival Huế, do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì. Đây là những báo
cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ Festival Huế, chủ yếu
mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ Festival Huế
sau. Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival Huế 2000, 2002, 2004, 2006,
2008, 2010, 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo tổng kết
năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 của Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế. Nội dung chính của báo cáo là những đánh giá tổng kết đạt được, chưa đạt
được, những điểm còn thiếu sót trong khâu tổ chức, đúc kết kinh nghiệm và đưa
ra phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ Festival Huế tiếp theo.
Bên cạnh đó, Festival Huế là sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm của các
chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giới kinh tế, giới du lịch, giới văn
hóa, giới truyền thông,…vậy nên, Festival Huế
được thể


cũng sẽ có nhiềusự quan tâm

hiện trên nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều cách nhìn nhận ở mỗi

phương diện khác nhau trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Đầu tiên có thể nhìn thấy tác động của Festival Huế được thể hiện rõ nét
nhất là trên góc độ kinh tế. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: đề tài “Nghiên cứu tác động của Festival Huế

đối với kinh
tế

tỉnh Thừa

Thiên Huế” Tiến sĩ Trần Thị Mai; đề tài “Đánh giá tác động kinh tế của Festival
Huế năm 2004 đối với khách sạn, nhà hàng tại Thành phố Huế” luận văn thạc sĩ
khoa học kinh tế năm 2005 của Vũ Hoài Phương; tiếp đến là “Đánh giá mức độ
thõa mãn của du khách đối với lễ hội Festival Huế năm 2006” luận văn thạc sĩ
khoa học kinh tế năm 2007 của Phan Thị Thanh Tâm.
“Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên
Huế” của tiến sỹ Trần Thị Mai năm 2008.Là msột trong những nghiên cứu có
quy mô được triển khai.Đề tài đã tổng hợp được lý luận về phương pháp đánh
giá tác động kinh tế của Festival đối với một địa phương, kinh nghiệm của các
nước về đánh giá tác động kinh tế của Festival. Bên cạnh đó, thu thập, tổng hợp


được thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Festival Huế. Đồng thời,
đánh giá được sơ bộ về tác động kinh tế của các Festival Huế đã được tổ chức
và lượng hoá được tác động trực tiếp của Festival Huế 2006 đối với kinh tế tỉnh
Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao giá trị tích cực và giảm

thiểu tác động tiêu cực về mặt kinh tế của các Festival Huế. Xây dựng được
phương pháp nghiên cứu, phân tích tác động kinh tế của các Festival Huế tiếp
theo.[17]
Đề tài chỉ ra: Festival Huế có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong
nước và ngoài nước, khắc phục được tình trạng vắng khách trong mùa thấp
điểm tạo mức doanh thu cao. Đồng thời góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du
khách. Bên cạnh đó, đề tài khẳng định Festival Huế làm tăng mức chi tiêu của
khách du lịch, Festival không những mang lại lợi ích kinh tế cho ngành du lịch mà
còn mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều thành phần khác. Đây còn là cơ hội kinh
doanh, quảng bá giới thiệu hình ảnh Huế, kích thích sự

đầu tư xây dựng mới

tăng năng lực kinh doanh, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Không
những thế, FestivalHuế còn đẩy nhanh tốc
độ

xây dựng


sở hạ tầng, chỉnh

trang đô thị, làm cho một mặt của đô thị Huế thay đổi rõ rệt; du lịch di sản được
bảo tồn, giới thiệu và khai thác hiệu quả hơn, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật
thể nhã nhạc cung đình Huế; tạo động lực thúc đầy nhanh quá trình xã hội hóa
các hoạt động du lịch, kích thích các thành phần dân cư tham gia vào hoạt động
kinh tế, góp phần giải quyết hàng trăm việc làm, thu hút được hàng ngàn lao
động thời vụ, trong số đó đã có một lực lượng lao động lớn học sinh, sinh viên
các trường tham gia.
Tóm lại, đề tài đã chỉ ra các mặt tác động tích cực của Festival Huế đến

kinh tế của địa phương thông qua các chỉ số đánh giá trên phương diện tiếp cận
từ mặt kinh tế. Đặc biệt đề tài cũng đã chỉ ra tác động kinh tế đến người dân địa
phương qua việc làm và thu nhập của người dân.
Đề tài của Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ


năm 2005 tiêu đề “Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với
khách sạn nhà hàng tại thành phố Huế”. Thể hiện đồng quan điểm với đề tài
của Tiến sỹ Trần Thị Mai, đề tài có một số điểm chung nhất định. Nhưng, đề tài
lại chủ yếu nhấn mạnh phân tích tác động của Festival Huế đến nhà hàng khách
sạn và khẳng định nhóm kinh doanh dịch vụ du lịch nhà hàng, khách sạn là đối
tượng được hưởng lợi trực tiếp từ Festival Huế. Số liệu nghiên cứu chứng minh
trong năm 2004 ước tính doanh của nhà hàng, khách sạn thu đạt từ 120155 tỷ
đồng. Góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương khoảng từ 2025%
so với cùng kỳ các năm. Các nhà hàng khách sạn tăng cường quảng bá trong dịp
Festival Huế, đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo đã góp phần đẩy nhanh tiến
trình xã hội hóa các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khoản
thu trực tiếp từ các chương trình của Festival Huế còn rất nhỏ so với ngân sách
trung ương.[24]
Qua đó, đề tài đã chỉ ra đối tượng những người làm kinh doanh dịch vụ nhà
hàng khách sạn được hưởng lợi trực tiếp và doanh thu tăng cao trong dịp Festival
Huế.
Phan Thị Thanh Tâm cũng là hướng tiếp cận theo hướng kinh tế nhưng
nghiên cứu phản ánh từ phía người tham dự là khách du lịch với đề tài “Đánh
giá mức độ thõa mãn của du khách đối với lễ hội Festival Huế năm 2006”.
Nghiên cứu làm rõ những lợi thế của địa phương TTH có được để làm lợi thế
cho phát triển du lịch, đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố làm hài lòng khách du
lịch và những yếu tố chưa đáp ứng nhu cầu thõa mãn của khách du lịch. Trong
đó, điểm đáng quan tâm của nghiên cứu này là phản ảnh mức độ thõa mãn của
khách du lịch không chỉ trong các chương trình Festival Huế mà còn có các dịch

vụ tham gia phục vụ khách du lịch trong dịp Festival Huế. Các cung cấp dịch vụ
của các nhà hàng, khách sạn, tụ điểm vui chơi giải trí về đêm ở Huế mà đối
tượng tham gia cung cấp ở đây chính là người dân.[27]
Như vậy, với hướng nghiên cứu kinh tế của của các đề tài kể trên đều có
đề cập đến tác động của Festival Huế đến đời sống kinh tế của người dân địa


phương, nhưng vẫn chưa được làm rõ.
Hướng tiếp cận thứ hai mà tác giả nghiên cứu tham khảo được là đề tài
nghiên cứu “Báo cáo đánh giá Festival Huế câu chuyện về hội nhập và phát
triển văn hóa”của trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (viết tắt
là A&C) donhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành. Công trình này
được biên soạn, làm việc đánh giá trong suốt hai năm liên tục (20082009), là sản
phẩm của cán bộ khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu
đề cập chủ yếu đến đánh giá Festival Huế được thực hiện nhằm mục đích đánh
giá tác động kinh tế, xã hội của Festival Huề vào quá trình phát triển của

tỉnh

TTH và vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá việc tổ chức và
quản lý Festival Huế từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho việc phát triển
một thành phố Festival gắn liền với tiềm năng di sản văn hóa vùng và hội nhập
với văn hóa toàn cầu.[31]
Báo cáo đã đánh giá được những thành công và hạn chế quá trình di sản
truyền thống cũng như quá trình hội nhập của các yếu tố văn hóa, nghệ thuật
mới, đương đại vào tổng thể Festival Huế. Đều đáng quan tâm nhất ở đây là đề
tài đã đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào việc tổ chức lễ hội,
đối tượng dân cư được hưởng lợi từ du lịch Festival Huế thông qua việc cung
cấp các dịch vụ ăn uống, bán hàng, vận chuyển, chỗ ngủ nhà dân. Bên cạnh đó
theo đánh giá của nhóm nghiên cứu đã chỉ ra sự tham gia của người dân còn bị

hạn chế chủ yếu là do nguyên nhân xuất phát từ mục tiêu và cấu trúc của
Festival Huế chưa có một sự cân bằng cần thiết giữa tính nhà nước (thể hiện
thông qua các hoạt động do nhà nước tổ chức) và tính dân sự (thông qua các hoạt
động do dân tự tổ chức hay có tính thu hút sự tham gia của người dân tại chỗ một
cách mạnh mẽ). Đồng thời để thực hiện mục đích báo cáo đưa ra các kiến nghị
chính sách cho việc phát triển một thành phố Festival, một trong những giải pháp
đáng quan tâm.
Bên cạnh đó, Festival Huế được tiếp cận theo hướng truyền thông mới đây


nhất dưới góc nhìn báo chí “Công tác quảng bá Festival Huế trên báo Thừa Thiên
Huế

(khảo sát các năm 2000, 2002, 2004)” do sinh viên Ngô Thị

Hồng Nhung

thực hiện và đề tài “Phương thức truyền thông Festival Huế trên báo Vietnamnet
và Vnexpress” của sinh viên Hoàng Thị Thu Ngà thuộc khoa báo chí truyền thông,
Đại học Khoa Học Huế.
Đề tài của sinh viên Ngô Thị Hồng Nhung thực hiện
đề
“Công tác quảng bá Festival Huế

tài nghiên cứu

trên báo Thừa Thiên Huế (khảo sát các

năm 2000, 2002, 2004)” đã chỉ ra công tác quảng bá của Festival Huế từ khâu
chuẩn bị, đến triển khai nội dung tin bài, dẫn chứng Khóa luận làm rõ những

hoạt động trong công tác quảng bá lễ hội Festival Huế của báo Thừa Thiên Huế.
Đánh giá được ưu nhược điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông
trong việc thông tin, quảng bá, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế. Đồng thời
đề ra những giải pháp, mô hình quảng bá hiệu quả cho lễ hội Festival Huế.[21]ư
Đề tài của Hoàng Thị Thu Ngà “Phương thức truyền thông Festival Huế
trên báo Vietnamnet và Vnexpress (Khảo sát năm 2006, 2008, 2010)” đã làm rõ
các hoạt động trong công tác quảng bá lễ hội của báo Thừa Thiên Huế, thực
trạng quảng bá và phương thức quảng bá trên hai trang báo mạng. Tuy nhiên lại
không có số liệu thống kê đầy đủ mà chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân
tích lý giải theo cách nhìn nhận của báo chí.[22]
Qua đó, có thể thấy nghiên cứu đứng từ góc độ nghiên cứu của báo chí
truyền thông chỉ mới đưa ra cách thức quảng bá cho Festival Huế mà vẫn chưa
chỉ ra được việc quảng bá Festival Huế có tác động như thế nào đến hiểu biết,
nhìn nhận và thái độ của người dân với Festival Huế.
Một nghiên cứu từ góc độ xã hội học nhưng chỉ nghiên cứu Festival chuyên
đề của nhóm sinh viên khoa xã hội học K34, trong đó tác giả nghiên cứu cũng là
một trong những thành viên tham gia là đề tài nghiên cứu này “Tác động của


Festival đến hoạt động thủ công truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
(Nghiên cứu trường hợp làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền,


tỉnh Thừa Thiên Huế). Tài liệu đã mô tả thực trạng hiện nay của hoạt động nghề
thủ công truyền thống trước những tác động của Festival nghề truyền thống.Đề
tài tìm hiểu những khó khăn thực tại của nghề gốm tại làng Phước Tích; thực
trạng của hoạt động của làng nghề thủ công truyền thống trước và sau khi có
Festival diễn ra. Từ đó đề xuất các khuyến nghị về tổ chức Festival theo hướng
tạo động lực cho sự phát triển làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Báo cáo chỉ rõ Festival nghề truyền thống tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn

và phát huy các ngành nghề truyền thống của người dân địa phương và đăc biệt
là thợ thủ công. Đồng thời, với sự tham gia vào các hoạt động của lễ hội, sản
phẩm gốm Phước Tích đã ngày càng khẳng định vị trí của mình không chỉ trong
nước mà còn vươn ra các quốc gia khác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực
Festival nghề truyền thống mang lại, nghề gốm vẫn còn đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Những sản phẩm thủ công truyền thống phải đứng trước rất
nhiều thách thức và một trong những khó khăn lớn mà những sản phẩm này đang
phải đối mặt với khó cạnh tranh trên thị trường, đó là sự ra đời của các loại đồ
dùng, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao
của người dân. Với sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương đã tổ chức
nhiều lễ hội nhằm hướng đến việc phục hồi những giá trị văn hóa truyền
thống.Những hoạt động này đã tác động rất tích cực trong việc quảng bá sản
phẩm đến với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, lễ hội diễn ra cũng là
dịp để thu hút sự quan tâm của thanh niên trong làng. Xác định được tầm quan
trọng của các dịch vụ du lịch, làng cổ Phước Tích đã kết hợp hoạt động làm gốm
với hoạt động du lịch nhằm mang lại thu nhập cho người dân nơi đây.
Tóm lại, đề tài đã nhấn mạnh tác động tích cực và tiêu cực của Festival
nghề truyền thống đến hoạt động thủ công truyền thống, không đi sâu xem xét
tác động Festival nghề truyền thống có tác động đến đời sống của người dân
làng Phước Tích.[23]
Nhìn chung, những công trình này chưa đi sâu vào khảo sát tác động của


Festival Huế đến đời sống của người dân thành phố Huế trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội. Vì thế, có thể nói đây sẽ là một đề tài chưa ai khai thác và nghiên
cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động (tích cực và tiêu cực) của Festival
đến đời sống của người dân thành phố Huế. Từ đó, đưa ra khuyến nghị làm hạn

chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực, để nâng cao
hiệu quả của Festival Huế, đồng thời cải thiện phúc lợi cho người dân.
Mục tiêu cụ thể
Để tìm hiểu được tác động của Festival Huế nghiên cứu này thực hiện
được mục tiêu chung, đề tài phải triển khai và làm rõ từng mục tiêu cụ thể như
sau:


Thứ nhất, tìm hiểu đặc tính của Festival Huế thông qua tổng hợp 7 kỳ

Festival Huế. Nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về Festival Huế, từ đó có cơ
sở để hiểu rõ tác động của nó đến đời sống của người dân. Tác giả sẽ sử dụng
các tài liệu sẵn có từ UBND tỉnh TTH, báo cáo tổng hợp của Trung tâm Festival
Huế, các cơ quan ban ngành có liên quan đến Festival, đề tài nghiên cứu, các tạp
chí và bài báo mà tác giả thu thập được. Từ đó tác giả sẽ phân theo các nhóm chủ
đề và cố gắng tổng hợp các vấn để để có thể tạo ra một bức tranh tổng thể nhất
về Festival Huế trong 7 kỳ vừa qua.
 Thứ hai, dựa trên những tài liệu thu thập được trong phần tổng quan tài

liệu nghiên cứu ở trước, đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu tác động của Festival Huế
đến đời sống của người dân thành phố Huế trong các lĩnh vực. Nhằm làm nổi
bật nội dung chính của nghiên cứu và đáp ứng được mục đích chung, để

đạt

được mục đích cụ thể này tác giả nghiên cứu có những nhiệm vụ cụ thể sau:
Nhiệm vụ thứ nhất: tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời sống kinh
tế của người dân thông qua cơ hội tiếp cận việc làm, cải thiện thu nhập của

SVTH: Lê Thị Bích



người thông qua đó nghiên cứu sẽ xác định được nhóm người chịu tác động về
mặt kinh tế do các kỳ Festival Huế mang lại, trong số đó nghiên cứu này sẽ xác
định được đâu là nhóm chịu tác động nhiều nhất đến đời sống kinh tế

của

Festival Huế.
Nhiệm vụ thứ hai: nghiên cứu tìm hiểu tác động của Festival Huế đến đời
sống văn hóa của người dân thành phố Huế tác giả sẽ thông qua chỉ báo xem xét
quá trình người dân tham gia như thế nào?họ được hưởng lợi những gì từ các
chương trình, hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Festival Huế và khi họ được
hưởng lợi như vậy người dân sẽ có thái độ như thế nào đối với di sản văn hóa
của địa phương. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ xác định ai là đối tượng được
hưởng lợi về mặt văn hóa nhiều nhất từ Festival mang lại.
Nhiệm vụ thứ ba, tác giả thực hiện tìm hiểu tác động của Festival Huế
đến đời sống xã hội của người dân và các vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh trong
dịp Festival Huế.
 Mục tiêu thứ ba dựa trên kết quả tìm được nghiên cứu sẽ đưa ra một số

khuyến nghị đến ba chủ thể là với BTC Festival Huế, chính quyền địa phương và
người dân địa phương. Từ đó nhằm nâng cao, phát huy những tác động tích cực
và làm hạn chế những tác động tiêu cực từ Festival mang lại.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân thành phố Huế hiện
nay.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: là những người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại

địa bàn phường Thuận Thành và Phú Hội thành phố Huế.
Khách thể phụ: là cán bộ trung tâm Festival Huế cơ quan chủ quản triển
khai các hoạt động Festival Huế.
Phạm vi nghiên cứu


 Không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội –
Thành phố Huế.
 Thời gian nghiên cứu: từ được tiến hành từ 11/01/2014 đến 06/06/2014.

Thời gian nghiên cứu được phân công các công việc cụ thể như Bảng 1 ở
dưới:


Bảng 1: Thời gian thực hiện nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp Đại học
STT
NỘI DUNG
1
Lập kế hoạch
Tổng quan tài liệu liên quan
2
Tiền trạm thực tế, tìm hiểu sơ lược địa bàn nghiên cứu
3
Xây dựng đề cương nghiên cứu
4

Thiết kế công cụ nghiên cứu


5
6
7
8

Điều tra thử
Chỉnh sửa công cụ nghiên cứu và in ấn
Điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc
Xử lý và phân tích số liệu

9

Viết báo cáo, chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài nghiên cứu

10

Nghiệm thu khóa luận

THỜI GIAN
11/01/2014 đến
22/01/2014
15/01/2014
23/01/2014 đến
27/01/2014
28/01/2014 đến
15/02/2014
17/02/2014
19/02/2014
20/02/2014 đến

10/04/2014
11/04/2014 đến
31/04/2014
01/05/2014 đến
05/06/2014
06/06/2014

 Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu “Tác động của Festival đến

đời sống của người dân Thành Phố Huế” thuộc phạm vi rộng, kèm theo thời
gian nghiên cứu chỉ có thời hạn ngắn, nên nghiên cứu chỉ đi sâu tìm hiểu tác động
của Festival Huế năm 2012 đến đời sống của người dân.
Thứ nhất tác động của Festival đến đời sống kinh tế của người dân Huế:
Trong nội dung này tập trung nghiên cứu làm rõ tác động của Festival Huế đến
việc làm và thu nhập, đối tượng chịu tác động kinh tế nhiều nhất .
Thứ hai tác động của Festival Huế đến đời sống văn hóa của người dân:
khóa luận sẽ nghiên cứu người dân tham gia vào các chương trình hoạt động như
thế nào, họ cảm nhận được những lợi ích gì từ việc tham dự các chương trình
đó và thái độ của họ trước tác động Festival Huế đến người dân.
Thứ ba xem xét tác động của Festival đối với đời sống xã hội của người dân
thông qua các vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh trong dịp Festival Huế.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những luận cứ và luận chứng trong phần tổng quan tài liệu, nghiên cứu


đưa ra giả thuyết làm định hướng cho nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1: Tác động của Festival đến đời sống của người dân thành
phố Huế vừa có tính tích cực và có tính tiêu cực.
Giả thuyết 2: Có sự khác nhau giữa mức độ tác động của Festival lên các
nhóm người trong xã hội.

6. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ được các mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu đã đưa ra một
số câu hỏi nghiên cứu như sau:
1.Festival có tác động đến đời sống của người dân thành phố Huế không?
Nếu có, tác động như thế nào ?
2.Đối tượng nào chịu tác động trực tiếp nhiều nhất của Festival? Và tác
động trên những phương diện nào?
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật, hiện
tượng trong một quá trình phát triển và trong mối liên hệ phổ biến.[28]
Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn xem xét sự vật trong mối quan hệ nhân
quả với nhau tức là mọi sự vật, hiện tượng không đứng riêng rẽ độc lập một
mình mà luôn có sự tương tác lẫn nhau, phụ thuộc nhau.Chính vì thế khi nghiên
cứu bất kì một hiện tượng, một vấn đề xã hội nào cần phải đặt chúng trong mối
liên hệ phổ biến.Còn chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét mọi hiện tượng xã hội
không tồn tại một cách bất biến mà luôn có sự vận động không ngừng, có phát
sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong.Bởi vậy khi nghiên cứu bất kì một vấn đề xã
hội nào cần phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.


Dựa trên cơ sở lý luận đó, nghiên cứu vấn đề Festival Huế tác động đến
đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân thành phố Huế cũng là đặt nó
trong một môi trường xã hội, một giai đoạn lịch sử cụ thể, để từ đó xem xét xem
có những yếu tố nào có mối liên hệ ảnh hưởng đến vấn đề trên.
Ngoài ra nghiên cứu còn là sự vận dụng hệ thống các khái niệm và lý
thuyết của các Xã hội học chuyên ngành như: lý thuyết hệ thống xã hội của
Talcott Parsons, lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton, Khái niệm đoàn
kết xã hội của Durkheim, Lý thuyết bất bình đẳng xã hội theo quan điểm của

Max Weber. Trong nghiên cứu này người nghiên cứu còn vận dụng cách tiếp
cận nghiên cứu hướng tiếp cận Xã hội học chuyên ngành như: Xã hội học
văn hóa, xã hội học kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng rộng rãi,
khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội học.Nguồn tài liệu
chúng tôi sử dụng trong đề tài này gồm các tài liệu văn tự và tài liệu phi văn tự.
Qua việc thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã
được công bố để từ đó có cơ sở so sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trước và
xem nó có điểm giống và khác biệt nào không.
Việc điều tra, thu thập dữ liệu về tác động Festival Huế đến đời sống của
người dân địa phương được thực hiện thông qua truy cập tài liệu báo chí,
Internet, tài liệu nghiên cứu đã có trước. Những nguồn tài liệu trên chủ yếu là các
sách báo đã xuất bản về lĩnh vực Festival Huế và các chủ đề có liên quan khác,
các đề tài, các luận văn, khóa luận tốt nghiệp và các bài viết trên Tạp chí Xã hội
học, trên báo điện tử đặc biệt là web: và các website
khác. Khi đã có những tài liệu trên người nghiên cứu sẽ

được sử dụng theo

phương pháp phân tích truyền thống, tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu


thành các tệp nhỏ theo tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng chọn lọc các
thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài, phân tích có so sánh,
đối chiếu, bổ sung và tránh trùng lặp.
Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết
các kỳ Festival Huế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo của Sở Du lịch
Thừa Thiên Huế, các tư liệu lưu trữ tại văn phòng Trung tâm Festival… Việc thu

thập dữ liệu thứ cấp nhằm thu thập các thông tin như: quy mô, thời gian tổ chức,
chủ đề Festival Huế, số các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tham dự, số
khách tham dự Festival . Đồng thời, tác giả còn sử dụng thông tin tài liệu trong
phần tổng quan vấn đề tài nghiên cứu làm cơ sở để tiến hành phân tích thực địa.
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phỏng vấn được sử dụng rỗng rãi trong các nghiên cứu xã hội học thực
nghiệm với tư cách như là một phương pháp chủ yếu cho việc thu thập thông tin,
đây là một phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu xã hội học. Theo Caplow
(1970) [26] phỏng vấn là phương pháp được ưa chuộng nhất trong các phương pháp
thu thập thông tin được sử dụng ở các nước phương Tây. Sở dĩ nó là phương pháp
được ưa chuộng, bởi vì nó có hàng loạt những ưu điểm mà các phương pháp khác
không có được.
Nghiên cứu
sử

dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc làm chủ

đạo cho

nghiên cứu, nhằm thu nhập các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Việc thu
thập những thông tin mang tính mô tả và được thực hiện bằng một bảng hỏi đã
được soạn sẵn, với một số lượng mẫu đủ tin cậy.
Đối tượng được phỏng vấn là những người dân hiện đang sinh sống trên địa
bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội – Thành phố Huế. Địa điểm phỏng vấn
được thực hiện tại nhà riêng của người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn
diễn ra trong khoảng 15 phút, vào buổi tối lúc họ có mặt ở nhà.
Công cụ: Bảng hỏi với các câu hỏi được soạn thảo theo một trình tự
logic(Xem phụ lục số 1).Được thiết kế gồm các loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi



mở, câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi ma trận. Bảng hỏi gồm 4 phần chính: phần
một,


thông tin cá nhân người trả lời phỏng vấn; phần hai,thực trạng hiểu biết và sự
quan tâm của người dân với Festival Huế. Phần 3, là tác động của Festival đến đời
sống của người dân thành phố Huế; phần 4, mong muốn và đề xuất của người dân.
Mẫu và cách chọn mẫu:phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu
phi xác suất theo kiểu chọn mẫu thuận tiện. Hiện nay,số lượng người dân đang
sinh sống tại địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội – Thành phố Huế. Với
tổng số hộ trên địa bàn 2 phường là 7095 hộ. Trong đó, phường Thuận Thành có
3689 hộ, phường Phú Hội 3406 hộ, để chọn ra được mẫu có tính đại diện, người
nghiên sử dụng công thức tính dung lượng mẫu theo công thức sau:
Nt2 pq
n = ——————————
N ε2 + t2pq
Trong đó :
 n : Dung lượng mẫu cần chọn
 N : Tổng thể nghiên cứu
 t : Hệ số tin cậy của thông tin
 ε : Phạm vi sai số chọn mẫu


pq : Phương sai của tiêu thức thay phiên (p là xác suất để một tiêu

thức xuất hiện, q là xác suất để tiêu thức đó không xuất hiện).
(p + q = 100% và p = 1 q, tức là p = q = 0.5 và p.q = 0.25)
Người nghiên cứu lựa chọn

phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá


0.8% (0.08) và mức độ tin cậy là 95% (Φ(t) = 0.9545), tra bảng “Một số giá trị
của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm Φ(t)” của Ljapunov (1857 1918).[25]
Như vậy, chúng ta có hệ số tin cậy t = 2
Áp dụng công thức chọn mẫu trên vào đề tài này ta có :
7095x 22 x 0.25
n = ————————————————— ≈ 152,9
7095x 0.082+ 22 x 0.25
Nhưng, nghiên cứu thực hiện điều tra với 155 bảng hỏi, trong đó có 2 bảng
hỏi dùng để đề phòng trường hợp bảng hỏi hư hỏng không sử dụng được. Tuy


nhiên, khi thu hồi bảng hỏi số lượng bảng hỏi không hợp lệ (bảng hỏi thiếu
nhiều thông tin) vượt quá số lượng điều tra thư là 5 bảng hỏi, nên chỉ có 150
bảng hỏi được sử dụng cho nghiên cứu.
Cơ cấu mẫu điều tra của nghiên cứu có tính đến sự đa dạng dựa trên một
số yếu tố như : giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, tình trạng hôn
nhân, diện kinh tế gia đình.

Mô tả mẫu nghiên cứu: Trong tổng số 150 người dân được phỏng vấn, có
82 người sống ở Phường Phú Hội, phường Thuận Thành với 68 người. Cũng
trong tổng số 150 người được điều tra đó, cơ cấu giới tính nữ chiếm 60% và 40%
nam giới.
Phân theo nhóm tuổi có 6% dưới hoặc bằng 18 tuổi, trong nhóm tuổi thanh
niên từ 19 đến 25 tuổicó 31,3%, nhóm từ 26 đến 32 tuổi có 20%; Nhóm từ thanh
niên đến trung niên từ 33 đến 48 tuổi có 12%, trong nhóm 33 đến 40 tuổi, từ 41
đến 48 tuổicó 11,3%; Nhóm tuổi trung niên từ 49 đến 56 tuổicó 11,3% và trên 57
hoặc bằng 57 có 8%.
Phân theo trình độ học vấn, có 1,3% không biết chữ; 4,0% trình độ tiểu học;
Phổ thông và trung học cơ sở có 18,0%; 226,7% Cao đẳng và trung cấp; Trình độ

Đại học và trên đại học chiếm số lượng cao với 50%.
Phân theo nghề nghiệp, có 38,7% cán bộ công chức, nhân viên văn phòng;
24,7% là học sinh và sinh viên; 14,7% là người kinh doanh, buôn bán, dịch vụ; có
9,3% là công nhân, nông dân và ngư dân; 6,0% là thợ thủ công, chỉ có 6,7% là lao
động phổ thông, người nghỉ hưu và nội trợ.
Phân theo tình trạng hôn nhân, có 67% độc thân; 78 % đã kết hôn; 3% người
ở góa và chỉ có 2% người li thân hoặc li dị. Trong đó, số người kết hôn đã có con
là 68%. Phân theo diện kinh tế gia đình, có 21,3% đánh giá gia đình mình thuộc
diện khá giả; 68,0% thuộc hộ trung bình và 10,7 thuộc diện hộ nghèo.


Cuối cùng, toàn bộ phiếu điều tra sau đã khi thu hồisẽ được tổng hợp, làm
sạch, mã hóa và sẽ được xử lý theo chương trình SPSS 16.0.
7.2.3 Phương pháp Phóng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp bổ trợ cho phương pháp phỏng vấn
cấu trúc. Phương pháp này một mặt khắc phục những nhược điểm của phỏng
vấn cấu trúc, mặt khác làm cho thông tin đa chiều và sâu sắc hơn. Phỏng vấn bán
cấu được thực hiên với 10 trường hợp, được phân chia ra thành khách thể chính
và khách thể phụ, cụ thể như sau:


Bảng2: Mẫu nghiên cứu
Người dân
Nam
Phỏng vấn cấu trúc
60
Phỏng vấn bán cấu trúc
4

Cán bộ Trung tâm Festival

Nữ
90
5
1

1 phỏng vấn dành cho cán bộ Trung tâm Festival nhằm thu thập những thông tin
liên quan đến đặc tính Festival Huế: thời gian tổ chức, cách thức tổ chức, quy mô
tổ chức, các hoạt động diễn ra trên địa bàn. 9 phỏng vấn dành cho người dân
đang sinh sống trên địa bàn 2 phường Thuận Thành và Phú Hội được lựa chọn
sau khi người nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn cấu trúc và muốn mở rộng,
khai thác thêm thông tin với khách thể. Đồng thời, người nghiên cứu cảm thấy
khách thể có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích có thể khai thác hiệu
quả, bổsung những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn bán
cấu trúc dành cho người dân tập trung vào những câu hỏi sau: thông tin cá nhân
(giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…); Đặc điểm địa bàn đang sinh
sống; Hiểu biết của người dân về Festival và đánh giá về tác động của Festival
đến đời sống của người dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng, xã
hội(thu nhập, việc làm, hưởng thụ văn hóa, các mối quan hệ…). Mong muốn và
đề xuất của người dân với chính quyền địa phương, ban tổ chức.
Thời gian cho một cuộc phỏng vấn khoảng 60 phút. Công cụ thu thập
thông tin là bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Thông
tin sẽ được tư liệu hóa và xử lý theo phương pháp truyền thống.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với
phương pháp phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc nhằm quan sát điệu
bộ, cử chỉ hành động, biểu lộ cảm xúc bên ngoài của đối tượng, nhằm bổ trợ
cho những thông tin thu thập từ các phương pháp khác, bổ xung những thông tin
mà phương pháp phỏng vấn không thể tiếp cận. Trong đề tài này, người nghiên

SVTH: Lê Thị Bích



×