Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

BÙI ĐÌNH VIÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH
NƢỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------------------

BÙI ĐÌNH VIÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH
NƢỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế quốc tế
: 62 31 01 06



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
2. TS. ĐOÀN HỒNG QUANG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

THƢ KÝ HỘI ĐỒNG

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn

PGS.TS Hà Văn Hội

Hà Nội –2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn ƣu đãi khi Việt Nam trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình" là
công trình nghiên cứu độc lập của mình. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Nghiên cứu sinh


Bùi Đình Viên


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ
bảo của các GVHD khoa học là PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên và TS Đoàn Hồng
Quang đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Bên cạnh đó, trong thời gian học tập của giai đoạn Nghiên cứu sinh, tác giả đã
luôn nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ bảo, tạo điều kiện cảu các thầy, cô, cán
bộ giảng viên của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN, các thành viên hội đồng khoa học và các đơn vị/cơ sở
nghiên cứu khác, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức
khỏe tới tất cả các thầy, cô giáo
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của các đồng nghiệp, các
cơ quan, đơn vị, văn phòng Chính phủ và các nhà nghiên cứu đã cung cấp tài liệu,
số liệu… giúp tác giả có nguồn tham khảo quan trọng để sử dụng phân tích đánh
giá và tổng hợp các nội dung liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè
ngƣời thân đã luôn cổ vũ ủng hộ và giúp đỡ.

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2016
NGHIÊN CỨU SINH

Bùi Đình Viên

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 11
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án....................................... 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi
ở các nƣớc và các tổ chức trên thế giới ......................................................................... 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi
ở Việt Nam ....................................................................................................................... 13
1.2. Khoảng trống và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ............................ 19
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI TRONG BỐI CẢNH NƢỚC CÓ MỨC THU
NHẬP TRUNG BÌNH .................................................................................................... 20
2.1. Tổng quan về các nguồn vốn ƣu đãi ...................................................................... 20
2.1.1. Khái niệm về các nguồn vốn ƣu đãi................................................................... 20
2.1.2. Các hình thức và phƣơng thức cung cấp chủ yếu của nguồn vốn vay ƣu đãi . 24
2.1.3. Phân loại nguồn tài trợ và điều kiện vay đối với các nguồn vốn ƣu đãi.......... 28
2.1.4. Lợi ích và bất lợi khi sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ........................................ 38
2.1.5. Các nguồn vốn ƣu đãi trong bối cảnh của MIC ................................................. 42
2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ............................ 44
2.2.1. Đánh giá tác động tới sự phát triển của nền kinh tế .......................................... 45
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá cụ thể ................................................................................. 47
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong
bối cảnh nƣớc có mức thu nhập trung bình .................................................................. 48
2.3.1. Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 48
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................... 49
2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi........... 50
2.4.1. Những kinh nghiệm thành công .......................................................................... 50


iii


2.4.2. Những kinh nghiệm không thành công .............................................................. 54
2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ............................................................. 57
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI CHO VIỆT NAM KHI ĐÃ TRỞ THÀNH NƢỚC
CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH ........................................................................ 61
3.1. Tình hình cam kết, ký kết các nguồn vốn ƣu đãi trong giai đoạn 20112015 sau khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình .................... 61
3.1.1. Tình hình cam kết, ký kết..................................................................................... 61
3.1.2. Tình hình giải ngân ............................................................................................... 64
3.2. Đánh giá thực trạng và tác động của các nguồn vốn ƣu đãi tới một số
ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam ................................................ 66
3.2.1. Trong lĩnh vực giao thông vận tải ....................................................................... 66
3.2.2. Trong lĩnh vực năng lƣợng và công nghiệp ....................................................... 66
3.2.3. Trong lĩnh vực môi trƣờng và phát triển đô thị ................................................. 67
3.2.4. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói
giảm nghèo ....................................................................................................................... 68
3.2.5. Trong lĩnh vực y tế – xã hội................................................................................. 69
3.2.6. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo..................................................................... 69
3.2.7. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cƣờng năng lực thể chế, phát triển
nguồn nhân lực ................................................................................................................ 71
3.2.8 Đối với phát triển của các địa phƣơng ................................................................. 71
3.3. Đánh giá các nguồn vốn ƣu đãi theo 5 tiêu chí về hiệu quả sử dụng .................. 72
3.3.1. Tính phù hợp trong sử dụng vốn ƣu đãi ............................................................ 72
3.3.2. Tính hiệu suất trong sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi......................................... 75
3.3.3. Tác động của các nguồn vốn ƣu đãi.................................................................... 79
3.3.4. Tính hiệu quả trong việc triển khai, thực hiện các nguồn vốn ƣu đãi.............. 81
3.3.5. Tính bền vững trong việc sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ................................. 85
3.4. Những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra

trong việc sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ..................................................................... 90
3.4.1. Mặt đƣợc ................................................................................................................ 90

iv


3.4.2. Những tồn tại......................................................................................................... 91
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................................ 93
3.4.4. Những bài học kinh nghiệm ................................................................................ 94
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
CÁC NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI CHO VIỆT NAM SAU KHI ĐÃ TRỞ
THÀNH NƢỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH .......................................... 99
4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế sau khi Việt Nam trở thành nƣớc có thu
nhập trung bình ................................................................................................................ 99
4.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và những vấn đề đặt ra ..................................................... 99
4.1.2. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 100
4.2. Triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài
trợ .................................................................................................................................... 101
4.2.1. Về chính sách viện trợ đối với nguồn vốn ƣu đãi ............................................ 101
4.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn ƣu đãi .............................................................................. 102
4.2.3. Về phƣơng thức hợp tác phát triển trong thời gian tới .................................... 103
4.3. Quan điểm, định hƣớng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong
bối cảnh là nƣớc có mức thu nhập trung bình ............................................................ 104
4.3.1. Quan điểm về việc sử dụng vốn ƣu đãi trong bối cảnh nƣớc có mức thu
nhập trung bình .............................................................................................................. 104
4.3.2. Định hƣớng về các lĩnh vực ƣu tiên sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi .............. 108
4.3.3. Nhu cầu về các nguồn vốn ƣu đãi đối với Việt Nam khi trở thành nƣớc có
mức thu nhập trung bình ............................................................................................... 114
4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
ƣu đãi trong bối cảnh khi Việt Nam là nƣớc có mức thu nhập trung bình .............. 115

4.4.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất các nguồn vốn ƣu đãi ................. 116
4.4.2. Hoàn thiện đồng bộ hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý các nguồn
vốn ƣu đãi ....................................................................................................................... 122
4.4.3. Khai thác tối đa nguồn lực từ khu vực tƣ nhân và nhân rộng mô hình Hợp
tác công - tƣ (PPP), khuyến khích theo hƣớng đi mới để thu hút đầu tƣ, kêu gọi
các nguồn vốn ƣu đãi .................................................................................................... 125

v


4.4.4.Thúc đẩy tiến độ giải ngân các chƣơng trình, dự án sử dụng các nguồn vốn
ƣu đãi .............................................................................................................................. 130
4.4.5. Nâng cao tính làm chủ và tăng cƣờng sự tham gia tích cực của các tổ chức
xã hội và đề cao tính minh bạch trong quản lý viện trợ............................................. 135
4.4.6. Bảo đảm an toàn nợ bền vững trƣớc khi đƣa ra quyết định sử dụng nguồn
vốn vay ƣu đãi ............................................................................................................... 137
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 145
PHỤ LỤC: ..................................................................................................................... 157
BẢNG CÂU HỎI THAM VẤN .................................................................................. 157

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

: Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)


AEF

: Forum on Aid Effectiveness (Diễn đàn hiệu quả viện trợ )

AFD

: Agence Française De Développement (Cơ quan Phát triển Pháp)

BOT

: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

CG

: Consultative Group Meeting (Hội nghị Nhóm Tƣ vấn các nhà tài trợ)

CIEM

: Central Institute for Economic Management (Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ƣơng).

CMEA
CQCQ

: Council of Mutual Economic Assistance (Hội đồng Tƣơng trợ Kinh tế)
: Cơ quan chủ quản các chƣơng trình, dự án

DAC


: Development Assistance Committee (Ủy ban hỗ trợ phát triển)

EC

: European Community (Cộng đồng Châu Âu)

EU

: European Union (Cộng đồng Châu Âu)

FDI

: Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài)

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GNI

: Gross National Income (Tổng thu nhập quốc dân)

GNP

: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia).

HDI

: Human Development Index (chỉ số phát triển con ngƣời)


IBRD

: International Bank for Reconstruction and Development (Ngân hàng
Tái thiết và Phát triển Quốc tế)

ICOR

: Incremental Capital - Output Ratio (Hệ số sử dụng vốn hay tỷ lệ vốn
trên sản lƣợng tăng thêm)

IDA

: International Development Association (Hiệp hội Phát triển Quốc tế)

IMF

: International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)

vii


IRR

: Internal Rate of Return (Suất sinh lợi nội tại)

JICA

: Japan International Cooperation Agency (Cơ quan hợp tác phát triển
quốc tế Nhật Bản)


LIBOR

: London Interbank Offered Rates (Lãi suất liên ngân hàng Anh trên thị
trƣờng London)

LMIC

: Low and middle-income countries (Nƣớc co mức thu nhập trung bình
thấp)

MDGs

: Millennium Development Goals (Mục tiêu Thiên niên kỷ).

MIC

: middle-income countries (Nƣớc có mức thu nhập trung bình)

NGO

: Non-Governmental Organization (Các tổ chức phi Chính phủ)

NPV

: Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng)

OCR

: Official Cash Rate (Nguồn vốn vay thông thƣờng)


ODA

: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

ODF

: Official Development Fund (Tài chính Phát triển chính thức)

OECD

: Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

PPP
PRSC

: Public Private Partnerships (Hợp tác công-tƣ)
: Poverty Reduction Support Credit (Chƣơng trình Tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo)

UN
UNDP

: United Nations (Liên hợp quốc)
: United Nations Development Programme (Chƣơng trình Phát triển của
Liên hợp quốc)

USD

: US Dollar (Đô la Mỹ)


WB

: World Bank (Ngân hàng Thế giới).

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành đƣợc tài trợ giai đoạn 2006-2010 .......................................32
Bảng 2.2. Cơ cấu tài trợ theo ngành của WB thông qua các phƣơng thức tài
trợ cho Việt Nam, giai đoạn 2006-2010 ......................................................................33
Bảng 2.3. Nguồn vốn ƣu đãi của WB theo phƣơng thức vay vốn ............................34
Bảng 2.4. Các điều kiện vay của IDA và IBRD .........................................................35
Bảng 2.5. Các điều kiện vay của ADB trƣớc vào sau MIC .....................................37
Bảng 2.6. Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập......................................................43
Bảng 2.7. Phân loại nƣớc theo thu nhập của WB.......................................................43
Bảng 2.8. Thực trạng nợ nƣớc ngoài của Malaysia giai đoạn 1990-1997 ...............52
Bảng 3.1. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011 - tháng 7/2015 ..........64
Bảng 3.2. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân các nguồn vốn ƣu đãi ................65
Bảng 3.3. Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 2011 - 7/2015 ...................72
Bảng 3.4. Tỷ trọng các nguồn vốn ƣu đãi so với GDP và tổng vốn đầu tƣ toàn
xã hội giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................................73
Bảng 3.5. Thời hạn trung bình thực hiện các dự án của AFD tại Việt Nam và
trong khu vực .................................................................................................................76

Bảng 3.6. Khảo sát các Ban quản lý dự án về khó khăn trong quá trình thực
hiện dự án sử dụng vốn ƣu đãi .....................................................................................82
Bảng 3.7. Đánh giá của các cơ quan chủ quản về các văn bản pháp quy liên
quan đến các nguồn vốn ƣu đãi ....................................................................................88
Bảng 4.1. Phƣơng thức cung cấp các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam giai
đoạn 2015-2020 ...........................................................................................................105
Bảng 4.2. Ngành/lĩnh vực ƣu tiên cung cấp vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong
giai đoạn 2015-2020....................................................................................................106
Bảng 4.3. Khu vực/cơ quan ƣu tiên của nhà tài trợ đƣợc cung cấp nguồn vốn
ƣu đãi trong giai đoạn 2015-2020 ..............................................................................107
Bảng 4.4. Khu vực địa lý ƣu tiên cung cấp vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong
giai đoạn 2015-2020....................................................................................................108

ix


Bảng 4.5. Những lĩnh vực ƣu tiên sử dụng theo các loại nguồn ƣu đãi thời kỳ
2015- 2020 ...................................................................................................................109
Bảng 4.6. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2013-2020 ...............................................118
Bảng 4.7. Ý kiến của các Cơ quan chủ quản về phƣơng thức tiếp cận và sử
dụng vốn ƣu đãi của khu vực tƣ nhân .......................................................................127

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Biểu đồ 3.1. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 2006 - 2010 ...................... 62
Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1980 - 2015 ......................................... 70
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ (%) đóng góp của nguồn vốn ƣu đãi so với GDP ............................... 74

Biểu đồ 3.4. Khảo sát về tính phù hợp của vốn ƣu đãi cho Bộ Tài chính, nhu cầu
và thứ tự ƣu tiên của các đơn vị thụ hƣởng......................................................................... 74
Biểu đồ 3.5. Đánh giá công tác điều phối nguồn vốn ƣu đãi ............................................ 75
Biểu đồ 3.6. Thành tựu về tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo 2006-2015 ..................... 79
Biểu đồ 3.7. Đánh giá tác động của các nguồn vốn ƣu đãi cho Bộ Tài chính ................. 80
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ (%) khảo sát, đánh giá về những thay đổi tích cực sau khi kết
thúc dự án tại Bộ Tài chính. ................................................................................................. 86
Biểu đồ 4.1. Vốn ODA, vay ƣu đãi cam kết trong các năm 2009-2012 ........................ 102
Biểu đồ 4.2. Kết quả tham vấn về nhu cầu sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong
giai đoạn 2015 - 2020 ......................................................................................................... 117
Biểu đồ 4.3. Khảo sát về nhu cầu sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi của khu .................... 126
vực tƣ nhân........................................................................................................................... 126
Biểu đồ 4.4. Nợ công của Việt Nam.................................................................................. 138
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án

9

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cách đây hơn 20 năm, vào ngày 09 và 10 tháng 11 năm 1993, Hội nghị bàn tròn
về Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đã đƣợc tổ chức tại Pa-ri,
nƣớc Cộng hòa Pháp. Sự kiện quan trọng này chính thức đánh dấu sự mở đầu mối
quan hệ hợp tác phát triển giữa nƣớc Việt Nam trên chặng đƣờng đổi mới và cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế.
Từ đó đến nay, Việt Nam đã chứng kiến sự đổi thay một cách toàn diện trong
đời sống kinh tế và xã hội. Đất nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu phát triển nổi bật
với với tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình năm khoảng 7% trong suốt hai thập kỷ.

Từ sau năm 2010, Việt Nam đã trở thành nƣớc đang phát triển có mức thu nhập trung
bình (MIC). Đặc biệt là Việt Nam đã đạt trƣớc thời hạn hầu hết các Mục tiêu Thiên
niên kỷ (MDGs). Trong thành công trên của đất nƣớc có sự đóng góp quan trọng của
vốn hỗ trợ phát triển của cộng đồng các nhà tài trợ. Tổng các nguồn vốn vay ƣu đãi
ký kết trong các điều ƣớc quốc tế cụ thể thời kỳ 2011- 2015 đạt trên 27,159 tỷ USD,
cao hơn 28,4% so với mức của thời kỳ 2006-2010, với mức giải ngân đạt 17,9 tỷ
USD đã phát huy tác dụng to lớn trong phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát
triển thể chế và nguồn nhân lực của đất nƣớc (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015).
Theo đánh giá của các nhà tài trợ, hiện còn rất nhiều hạn chế trong việc sử dụng
nguồn vốn ƣu đãi của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam nhƣ: tỷ lệ giải
ngân của Việt Nam thấp hơn trung bình của khu vực; hệ thống pháp luật còn chƣa
đồng bộ, chồng chéo; còn có sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và nhà
tài trợ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2014).
Ngoài ra, mặc dù đã đứng trong hàng ngũ Nhóm các nƣớc MIC, nhƣng nền kinh
tế của Việt Nam vẫn đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục, vƣợt qua
nhƣ cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp, nguồn
nhân lực bất cập, thể chế cần hoàn thiện. Vì vậy, theo định hƣớng của Chính phủ,
trong thời gian tới Việt Nam vẫn phải tiếp tục tranh thủ tối đa các nguồn vốn ƣu đãi
(bao gồm vốn ODA và vay kém ƣu đãi) để hoàn thiện thể chế trên cơ sở nền tảng của

1


Hiến pháp năm 2013, hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng, xóa
đói giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong bối cảnh là một nƣớc có mức thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ có nhiều
cơ hội cũng nhƣ thách thức trong thu hút các nguồn vốn bên ngoài, trong đó có các
nguồn vốn ƣu đãi phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Theo tập quán tài trợ
phát triển quốc tế, đối với một nƣớc đạt mức thu nhập trung bình thấp thì nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức sẽ thay đổi về quy mô, cơ cấu và phƣơng thức cung cấp,

theo đó, vốn ODA không hoàn lại có chiều hƣớng giảm dần, trong khi đó nguồn vốn
ƣu đãi (bao gồm vốn ODA và vốn vay kém ƣu đãi) sẽ có chiều hƣớng tăng lên. Nhiều
cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới sử dụng nguồn vốn ƣu đãi sẽ đƣợc áp dụng
nhƣ tiếp cận theo chƣơng trình, theo ngành. Đặc biệt, trong thời gian gần đây chủ
trƣơng sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cũng có những điểm mới, đáng chú ý nhất là
kết luận của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép doanh
nghiệp tƣ nhân tiếp cận nguồn vốn ODA, vay kém ƣu đãi và yêu cầu các cơ quan
Chính phủ có liên quan thể chế hóa chủ trƣơng này (Ban Bí Thƣ, 2010).
Việc tìm ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và
sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn ƣu đãi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội là yêu cầu thực tiễn, khách quan đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh khi đã trở
thành nƣớc có mức thu nhập trung bình. Cho đến thời điểm hiện nay, chƣa có đề tài
nghiên cứu nào giải quyết trực tiếp các vấn đề nêu trên. Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi khi Việt Nam trở thành nƣớc có mức thu nhập
trung bình" đƣợc lựa chọn làm luận án tiến sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng việc thu hút và
sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi bao gồm vốn ODA (Official Development Assistance)
và vốn vay ƣu đãi (Concessional Loans) cho Việt Nam trong thời gian qua, Luận án
đề xuất, gợi mở chính sách trong quản lý nhà nƣớc để sử dụng hiệu quả hơn nữa các
nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh đã trở thành nƣớc có mức thu nhập
trung bình.

2


2.2. Các mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đƣa ra khung lý thuyết nghiên cứu thu hút


và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi.
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến thu hút và sử

dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam, chỉ ra những mặt hạn chế của các nghiên
cứu này cũng nhƣ những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu

đãi cho Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, sau khi đã đạt mức thu nhập trung
bình.
- Đề xuất các định hƣớng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm tăng

cƣờng thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam
trong bối cảnh là nƣớc có mức thu nhập trung bình.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi là gì? Những

nhân tố nào ảnh hƣởng đến thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam?
- Thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam giai

đoạn sau khi đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình nhƣ thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi

khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của Luận án là nghiên cứu thực trạng thu hút và
hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay ƣu đãi, bao gồm vốn ODA (Official
Development Assistance) và vốn vay ƣu đãi (Concessional Loans) của cộng đồng các
nhà tài trợ dành cho Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Việt Nam đã chính thức đƣợc cộng đồng các nhà tài trợ
quốc tế mở nguồn vốn ODA từ năm 1993 tại Hội nghị CG cho Việt Nam lần đầu tiên
đƣợc tổ chức tại Paris. Tuy nhiên, Luận án tập trung đánh giá việc sử dụng các nguồn

3


vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 - 2015, sau khi Việt Nam đã trở
thành nƣớc có mức thu nhập trung bình. Trong đó có một số ví dụ minh họa đánh giá
hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi của các nhà tài trợ cho Bộ Tài chính.
- Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu tại Việt Nam có tham khảo kinh
nghiệm một số nƣớc trên thế giới về thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả
luận án đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là hiệu quả sử
dụng vốn ƣu đãi trong bối cảnh quốc gia có mức thu nhập trung bình. Trên cơ sở đó,
luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
ƣu đãi khi Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình.
Phƣơng pháp luận này đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu
nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận án đã hệ
thống hoá cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn ƣu đãi, nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế về thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên
cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi khi Việt Nam đạt mức thu nhập trung
bình phải thật khách quan, đặc biệt phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và
chủ quan, chú ý sự chi phối của các quy luật khách quan. Tác giả cố gắng nghiên cứu
một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những

quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.
- Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu:
* Các tài liệu và dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn sau đây:
 Số liệu thống kê, các chiến lƣợc phát triển về phát triển kinh tế-xã hội của
Việt Nam cả ở cấp quốc gia, ngành và khu vực, chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng
và xóa đói giảm nghèo và các định hƣớng lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội, chiến lƣợc đầu tƣ và chƣơng trình đầu tƣ công;

4


 Văn bản pháp luật liên quan đến ODA, đầu tƣ, quản lý đầu tƣ công, quản lý
nợ công, ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế;
 Những nghiên cứu của các đối tác và nhà tài trợ về vai trò và ảnh hƣởng của
ODA đến sự tăng trƣởng kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2010
cũng nhƣ các tài liệu, nghiên cứu - khảo sát, tài liệu hƣớng dẫn và kinh nghiệm thực
tiễn tốt nhất của quốc tế về sử dụng ODA;
 Nghiên cứu, báo cáo của các nƣớc trên thế giới về thu hút, quản lý sử dụng
ODA, đặc biệt là các báo cáo về kinh nghiệm quản lý ODA;
 Các văn bản, tài liệu về hợp tác phát triển của các nhà tài trợ đối với việt
Nam nhƣ sách “Xanh“ của EU, Báo cáo thƣờng niên của JICA, Báo cáo tình hình
thực hiện dự án của WB, ADB, Sáng kiến triển khai Một Kế hoạch chung hợp tác
giữa Việt Nam với các tổ chức Liên hợp quốc; Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội về
hiệu quả viện trợ và Chƣơng trình hành động Accra; báo cáo đánh giá tình hình thực
hiên cam kế Hà Nội về hiệu quả viện trợ;
 Các Báo cáo, tờ trình của các cơ quan quản lý ODA của Chính phủ về tình
hình triển khai, thực hiện các Chƣơng trình, Dự án ODA trong giai đoạn 2006-2010;
 Các tài liệu khác có liên quan.
* Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua:
- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Nhằm tham vấn ý kiến của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ, các cơ quan
quản lý vốn ODA, vay kém ƣu đãi của Chính phủ và các Ban quản lý dự án ODA
nhằm làm rõ cho các vấn đề cần nghiên cứu.
Đối tƣợng: Tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn chi tiết với
o Đại diện của các Cơ quan quản lý ODA của Chính phủ (Văn phòng Chính
phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tƣ pháp);
o Một số Bộ thu hút và quản lý lƣợng ODA lớn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thƣơng;
o Một số cơ quan cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng, sở kế hoạch đầu
tƣ một số tỉnh (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Hòa Bình,
Vĩnh Phúc và thành phố Hải Phòng);

5


o Một số nhà tài trợ lớn (WB, ADB,...) và một số tổ chức quốc tế (UNDP,
UNICEF,...).
o Một số Ban quản lý dự án.
* Nội dung phỏng vấn đại diện các cơ quan nêu trên sẽ tập trung vào :
o Tình hình và hiệu quả thu hút và quản lý sử dụng ODA trong thời kỳ 2006 –
2010, những kinh nghiệm và bài học rút ra;
o Định hƣớng thu hút (cung cấp) và ƣu tiên sử dụng ODA cho thời kỳ 20112015;
o Quan điểm về một số vấn đề mới nổi nhƣ vốn vay kém ƣu đãi, khu vực kinh
tế tƣ nhân tiếp cận ODA, bổ sung lẫn nhau và phân công lao động trong viện trợ, các
cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Khảo sát bằng bảng hỏi nhằm tham vấn một cách rộng rãi ý kiến của các đối tác
phát triển và các cơ quan quản lý vốn ƣu đãi các cấp về các nội dung nghiên cứu của
Đề tài: Hiệu quả, kinh nghiệm và bài học thu hút và sử dụng vốn thời kỳ 2006-2010,
lợi thế so sánh của các nhà tài trợ, chính sách, định hƣớng tài trợ cho giai đoạn tới.

Đối tƣợng khảo sát: Phiếu hỏi sẽ đƣợc gửi đến các đối tác phát triển đa phƣơng
và song phƣơng ở Việt Nam nhƣ UNDP, WB , CIDA, vv…
Phiếu hỏi cũng sẽ đƣợc gửi đến các cơ quan chủ quản của các dự án sử dụng
vốn ƣu đãi trên phạm vi cả nƣớc
- Phương pháp xử lý, phân tích tài liêu, dữ liệu:
Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận án, tác
giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không
đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề
lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết,
phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên
nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh là nƣớc có thu nhập trung bình. Tác
giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau để thực hiện luận án:

6


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp sẽ
đƣợc thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề tài; sử dụng phƣơng pháp này
để làm rõ hơn bức tranh về thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ƣu đãi trong
bối cảnh LMIC.
* Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4
chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả
lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo,
cặn kẽ.
Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận án đã phân tích
nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận án đã nhận
thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc
những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 2, phƣơng pháp phân tích cũng
đƣợc dùng khi khảo cứu kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA tại các vùng trên Việt

Nam cũng nhƣ ở một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới...
Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích
thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi của Việt Nam khi trở
thành nƣớc có thu nhập trung bình.
* Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp
đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về
sự vật, hiện tƣợng.
Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, Luận án chỉ ra đƣợc những thành tựu
và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để Luận án
vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Chƣơng 2, sau khi phân tích tác giả tổng hợp, xác định vai trò của ODA trong phát
triển kinh tế xã hội, mối liên kết giữa ODA với tăng trƣởng kinh tế và cải cách thể
chế, mối liên hệ giữa quản lý Nhà nƣớc về ODA với hiệu quả công tác quản lý ODA.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích các số liệu về thu hút vốn ƣu đãi và sử dụng vốn
ƣu đãi, luận án đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá vĩ mô và
đánh giá vi mô hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và

7


nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các định hƣớng và
các giải pháp ở chƣơng 4.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong bối cảnh Việt
Nam là nƣớc có thu nhập trung bình mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp;
đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.
- Phương pháp thống kê mô tả và so sánh:
Luận án sử dụng phƣơng pháp này để xử lý dữ liệu thu thập đƣợc trong quá
trình nghiên cứu gồm các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo đánh giá của các nhà
tài trợ, của các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Chính phủ về ODA, vay kém ƣu đãi.

Phƣơng pháp thống kê mô tả cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ
tiêu thu hút vốn ƣu đãi nhƣ vốn cam kết, vốn ký kết, vốn giải ngân… để mô tả thực
trạng thu hút vốn ƣu đãi và so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Các số liệu thống kê là
những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc thu hút
và hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi của Việt Nam. Từ đó luận án đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh là nƣớc có
thu nhập trung bình có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
- Phương pháp dự báo kinh tế:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để nghiên cứu, dự báo nhu cầu về
thu hút và dự kiến sử dụng vốn ƣu đãi trong thời gian tới, đáp ứng đƣợc mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo đánh giá của các nhà tài trợ, của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc của Chính phủ về ODA, vay kém ƣu đãi nhƣ: Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ, Bộ Tài chính.
Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án đƣợc tóm tắt trong
Hình 1.1 dƣới đây.

8


Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn ƣu đãi, từ
khái niệm, các hình thức, phƣơng thức cung cấp các nguồn vốn ƣu đãi (bao gồm vốn

9



ODA và vốn vay ƣu đãi); phân loại điều kiện vay đối với các nguồn vốn ƣu đãi; các
tiêu chí đánh giá việc hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi; các nhân tố ảnh hƣởng
đến thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh
đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án tổng kết và làm rõ một số bài học kinh nghiệm về thu hút và sử dụng
các nguồn vốn ƣu đãi từ các nƣớc nhận viện trợ trên thế giới, có trình độ và lịch sử
phát triển kinh tế tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Philippines,
Indonesia, Malaysia.
Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ƣu đãi
cho Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, đánh giá những thành tựu nổi bật và những
điểm yếu cần khắc phục và nguyên nhân.
Luận án chỉ ra các cơ hội và thách thức về nguồn vốn vay ƣu đãi và đề xuất các
nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút, nâng cao hơn nữa chất lƣợng quản
lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi khi Việt Nam trở thành nƣớc có thu
nhập trung bình.
Luận án đã đƣa ra các kiến nghị với Nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nƣớc
các cấp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả các nguốn vốn ƣu đãi trong bối
cảnh khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án
kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu
đãi trong bối cảnh của nƣớc có mức thu nhập trung bình.
Chƣơng 3: Thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho
Việt Nam khi đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu
đãi cho Việt Nam sau khi đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình.


10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề quản lý sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi luôn dành đƣợc mối quan tâm
của đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia quốc tế trong và ngoài nƣớc. Cho
đến nay có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến tình hình thu hút,
quản lý sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cũng nhƣ các kinh nghiệm quốc tế về quản lý
nguồn vốn này đăng trên các tạp chí kinh tế, các báo cáo nghiên cứu của nhóm tƣ
vấn, diễn văn họp thƣờng niên của các nhà tài trợ, báo cáo đánh giá của các cơ quan
nhà nƣớc Việt Nam và của các nhà tài trợ.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
ưu đãi ở các nước và các tổ chức trên thế giới
Helmut Fuhrer (1996) trong nghiên cứu “A history of the development
assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names
and figures” đã đƣa ra đƣợc khái niệm về nguồn vốn ODA của Tổ chức OECD
trong đó nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ
trợ để tăng cƣờng phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc đang phát triển với
thành tố ƣu đãi (grant) chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này. Nguồn
ODA đƣợc phân biệt với các nguồn vốn đầu tƣ khác với hai đặc điểm chính: (i) Đây
là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Đƣợc xác định bởi thành tố ƣu đãi. Từ hai
yếu tố này giúp chúng ta xác định đƣợc nguồn vốn đầu tƣ đó có phải là nguồn vốn
ODA hay không.
Paul Mosley, Jame Harrigan, John Toye (2006), Aid and power, The World
bank and Policy: tác giả nêu những bài học kinh nghiệm về sử dụng viện trợ và tính
hai mặt của vấn đề khi tiếp nhận viện trợ. Trong đó nêu đƣợc sự ràng buộc đối với
nƣớc tiếp nhận viện trợ khi phải nhập hàng hóa có xuất xứ từ nƣớc cấp viện trợ, và sử
dụng chuyên gia với chi phí cao làm giảm hiệu quả viện trợ.

Asian Development Bank (1999), đã đƣa ra đánh giá về hiệu quả viện trợ, và

thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Lan, chỉ ra đƣợc vai trò

11


của hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các dự án ODA khá toàn diện từ trung
ƣơng đến địa phƣơng, và việc thành lập đƣợc cơ quan đầu mối quản lý viện trợ là
Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ đã góp phần tăng cƣờng
hiệu quả viện trợ, đặc biệt là khâu giám sát và đánh giá các chƣơng trình, dự án.
Antonio Tujan Jr (2009), đã đƣa ra đánh giá hiệu quả viện trợ và tổng kết một số
bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng viện trợ của Nhật Bản cho Philippines, trong
đó khuyến nghị cần tăng cƣờng hỗ trợ trực tiếp và nâng cao vai trò của các tổ chức xã
hội dân sự là hạt nhân quan trọng trong tiếp nhận và triển khai viện trợ, thực hiện các
chƣơng trình quan trọng của Philippines đặc biệt là chƣơng trình xoá đói giảm nghèo;
và khuyến nghị cần nâng cao hơn nữa quyền làm chủ và trách nhiệm của địa phƣơng
trong quản lý viện trợ và giảm dần sự phụ thuộc của họ vào nhà tài trợ.
Teboul và Moustier (2001) đã đƣa ra đánh giá về ảnh hƣởng tích cực của
viện trợ phát triển đối với trƣờng hợp của các nƣớc trong tiểu vùng Sahara châu
Phi, trong đó tác động làm gia tăng tiết kiệm và tăng trƣởng GDP, hỗ trợ cho sáu
quốc gia đang phát triển trên biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966 trong quá
trình phát triển của mình.
Tun Lin Moe(2012), với đề tài nghiên cứu “An empirical investigation of
relationships between official development assistance (ODA) and human and
educational development”, tác giả đã đánh giá hiệu quả và tác động của nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sau 15 năm đã tác động nhƣ thế nào vào sự phát
triển trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với tám quốc gia đƣợc lựa chọn tại khu
vực Nam Á, trong đó đã chỉ ra đƣợc sự khác biệt các chỉ số phát triển con ngƣời đã
đƣợc cải thiện nhƣ thế nào, đặc biệt là sự thay đổi về cơ sở hạ tầng và chất lƣợng

giáo trình, giáo viên.
Chenery và Strout (1966) đã nghiên cứu tác động của viện trợ đối với phát
triển kinh tế, tác giả nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA, cho
rằng hỗ trợ phát triển từ các nƣớc giàu cho các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là các
nƣớc nghèo, thu nhập thấp sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, thông qua hỗ trợ
một lƣợng vốn cần thiết để giúp các nƣớc này có vai trò hết sức rất quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của một quốc gia để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

12


×