Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

vfdgfdGIÁM sát DT PCSR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.11 KB, 2 trang )

GIÁM SÁT DỊCH TỂ TRONG PCSR
TUYẾN HUYỆN VÀ Y TẾ CƠ SỞ
I. Mục đích:
- Nắm được tình hình sốt rét diễn biến tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả PCSR đã thực hiện được.
- Đề ra các biện pháp và lập kế hoạch cho thời gian đến.
II. Nội dung:
1. Định nghĩa: Giám sát dịch tễ sốt rét là gì?
Giám sát dịch tễ sốt rét là quá trình thu thập, tập hợp, phân tích các số liệu dịch tễ sốt rét
(bao gồm các số liệu thường xuyên và không thường xuyên). Để đề ra các biện pháp can thiệp
tiếp theo.
2. Giám sát nguồn bệnh:
2.1. Đối tượng giám sát: (Cần ghi chép đầy đủ: trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai).
- Người sốt có mang KST sốt rét.
- Người có mang KST mà không sốt.
- Người có sốt biểu hiện lâm sàng sốt rét.
- Nắm chắc các bệnh nhân sốt rét nặng, ác tính và tử vong do sốt rét.
- Người mắc sốt rét tại địa phương hay nơi khác đến, hoặc mắc nơi khác về địa phương.
2.2. Cách giám sát:
- Phối hợp cùng Y tế xã, thôn bản giám sát tình hình số cas bệnh sốt rét.
- Nơi y tế thôn, xã yếu hoặc không có: Hướng dẫn thực hiện quá trình giám sát.
- Giám sát thông qua các báo cáo định kỳ giao ban và nguồn thông tin khác; nguồn thông
tin từ khoa truyền nhiễm bệnh viện.
- Việc giám sát nguồn bệnh được tiến hành cả hai phương pháp phát hiện chủ động và
phát hiện bị động:
+ Phát hiện chủ động: Cán bộ y tế huyện, xã, thôn, bản, cụm hộ gia đình phát hiện sốt rét.
+ Phát hiện thụ động: Chủ yếu dựa vào kính hiển vi, Test chẩn đoán nhanh, hoặc người
bệnh tự đến khám lấy máu phát hiện: ở huyện xã, thôn…
- Tổng hợp số lam phát hiện và KST sốt rét. Tỷ lệ lam phát hiện về KST so bệnh nhân sốt
rét; tỷ lệ cơ cấu KST sốt rét.
- Hiệu lực của thuốc khi điều trị khi các loại thuốc với từng loại KST sốt rét, đáp ứng tốt


hoặc không đáp ứng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi điều trị.
- Nếu có bệnh nhân ác tính hoặc có tử vong do sốt rét cần tìm hiểu nguyên nhân: do điều
trị, đến chậm, không dùng thuốc…
3. Giám sát việc phòng chống vectơ (Muỗi Anopheles)
- Giám sát công tác thống kê: tỷ lệ số hộ, dân, số hộ có màn, màn được tẩm hóa chất diệt
muỗi; hoặc số nóc nhà có phun hóa chất (Nơi có phun hóa chất).
- Giám sát chất lượng phun, tẩm hóa chất. Khi triển khai chiến dịch đảm bảo kỹ thuật,
chất lượng.
- Người dân có hưởng ứng tẩm màn hoặc phản ảnh hiệu quả tẩm màn và theo dõi đánh
giá tỷ lệ đạt.
- Người dân có ngủ màn khi đi trồng rừng, khai thác lâm thổ sản. Tỷ lệ người dân ngủ
màn.
- Công tác bảo quản màn, sau khi tẩm hóa chất.
4. Giám sát cộng đồng:
- Dân số địa phương tăng, giảm thông qua chính quyền.


- Dân số nguy cơ: Trẻ em, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét lưu hành hoặc ở nơi không có sốt
rét vào vùng sốt rét.
- Số người di biến động: Công nhân tham gia công trình thủy lợi, thủy điện, khai thác
phát triển trồng rừng thương mại,…
5. Giám sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền bệnh sốt rét:
- Thời tiết: Biến đổi khí hậu, mưa nhiều, bão lụt,…
- Tập quán: Ngủ không mắc màn, mắc bệnh sốt rét đến thầy cúng không đến trạm y tế.
- Kinh tế xã hội: Đời sống thấp, đói kém,…
6. Giám sát các điều kiện, độ bao phủ và chất lượng các biện pháp PCSR:
- Thuốc sốt rét có đầy đủ các loại và đảm bảo chất lượng.
- Công tác chẩn đoán và điều trị sốt rét có đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành.
- Kính hiển vi hóa chất có đảm bảo chất lượng.
- Kinh phí hoạt động của chương trình: phụ cấp đầy đủ và kịp thời.

- Sổ sách, báo cáo, ghi chép đầy đủ.
7. Nguồn thông tin trong hệ thống giám sát:
- Y tế thôn, xã hay trung tâm y tế thông báo.
- Từ cơ sở y tế tư nhân.
- Từ cộng đồng dân cư.
8. Dữ liệu thu thập:
- Tỷ lệ mắc mới
- Tỷ lệ hiện mắc
- Chỉ số KST/lam
- Tỷ lệ cơ cấu KST
- Phân bố dân cư, thành phần dân tộc
- Mạng lưới y tế, dịch vụ y tế
- Biến động dân số
- Theo dõi bảng, biểu đồ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×