Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quan điểm về nhà nước của keyness và kinh tế thị trường xã hội ở đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.26 KB, 4 trang )

Kinh tế chính trị K22

Câu 4: Quan điểm về Nhà nước của Keynes và KTTT xã hội Đức
Bài làm
I: Quan điểm về nhà nước của J.M Keynes
a- Những căn cứ để J.M. Keynes đưa ra quan điểm nhà nước phải điều tiết vĩ
mô nền kinh tế
J.M. Keynes cho rằng trong nền kinh tế vấn đề cân bằng kinh tế, khủng hoảng và
thất nghiệp chịu tác động bởi ba tổng lượng lớn, đó là:
- Đại lượng xuất phát bao gồm các nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao
động, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn hóa sản xuất…Đây là đại
lượng không thay đổi.
- Đại lượng khả biến độc lập bao gồm các khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng
(C), tiết kiệm (S), đầu tư (I), sở thích chi tiêu… Đây là cơ sở hoạt động của mô hình, đòn
bẩy đảm bảo sự hoạt động của tổ chức kinh tế TBCN.
- Đại lượng khả biến phụ thuộc bao gồm sản lượng (Q) và thu nhập (R). Nó thay
đổi theo các tác động của đại lượng khả biến độc lập.
Giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc có quan hệ với
nhau. Trong nền kinh tế Q = C + I, Q = R, và mỗi người có thu nhập đều chia ra thành
tiêu dùng và tiết kiệm (R = C + I). Nhưng khuynh hướng tâm lý là sự gia tăng tiết kiệm
(dS) thường lớn hơn gia tăng thu nhập (dR), làm gia tăng tiêu dùng (dC) chậm hơn gia
tăng thu nhập, tổng cầu bị suy giảm, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp nổ ra.
Từ đó, J.M.Keynes mất lòng tin vào cơ chế thị trường. Ông phê phán lý luận
truyền thống cho rằng chế độ TBCN là tốt đẹp, cơ chế thị trường tự do tự nó đi đến cân
bằng và đạt được sự phân bổ tối ưu về tài nguyên và đầy đủ việc làm và khẳng định để có
cân bằng nền kinh tế, khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp, thì không thể dựa vào cơ
chế thị trường tự điều tiết, mà phải có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Với quan
điểm này, J.M. Keynes đã tiến hành một cuộc cách mạng trong nhận thức nền kinh tế thị
trường TBCN.
b- Nội dung lý thuyết vai trò kinh tế của nhà nước của J.M.Keynes:



Kinh tế chính trị K22

- Đầu tư của nhà nước: Nhà nước phải thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu
quả bằng cách sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân. Nhà nước phải thông
qua các đơn đặt hàng để trợ cấp về tài chính, đảm bảo tín dụng để đảm bảo lợi nhuận ổn
định cho độc quyền tư nhân. Phải có chương trình đầu tư quy mô lớn để tăng cầu có hiệu
quả, qua đó can thiệp vào kinh tế.
- Sử dụng hệ thống tín dụng và tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích
cực của nhà kinh doanh. Phải giảm lãi suất, tăng lợi nhuận, phải đưa thêm tiền tệ vào lưu
thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất, khuyến khích doanh nghiệp vay
vốn để mở rộng sản xuất. Cho rằng lạm phát có kiểm soát là biện pháp hữu hiệu để kích
thích thị trường mà không gây ra sự nguy hiểm.
- Sử dụng công cụ tài chính để điều tiết kinh tế. J.M. Keynes đánh giá cao công cụ
thuế và công trái nhà nước. Phải tăng thuế đối với người lao động để điều tiết bớt một
phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, giảm thuế đối với các nhà kinh doanh để nâng cao hiệu
quả của tư bản, kích thích đầu tư.
- Nâng cao tổng cầu và việc làm bằng cách mở rộng nhiều hình thức đầu tư, kể cả
đầu tư vào hoạt động ăn bám để tăng việc làm, tăng thu nhập, chống được khủng hoảng
và thất nghiệp.
- Khuyến khích tiêu dùng của cá nhân người giàu và cả người nghèo, áp dụng tín
dụng tiêu dùng và ướp lạnh tiền công nhằm nâng cao tổng cầu.
c- Đánh giá học thuyết của J.M. Keynes?
- Những đóng góp chủ yếu:
+ J.M.Keynes đã thấy được những mâu thuẫn và khó khăn của nền kinh tế TBCN.
Mặc dù phiến diện, nhưng đó là sự đánh giá từ chính các học giả của giai cấp tư sản.
+ J.M.Keynes đã vạch ra nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp, đã
đề xuất các biện pháp giải quyết có tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật (làm tăng tổng
cầu và việc làm thông qua chính sách tài chính, lưu thông tiền tệ, tín dụng và đầu tư của
nhà nước).



Kinh tế chính trị K22

+ J.M.Keynes đã khẳng định đúng sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước
vào nền kinh tế thị trường sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ việc làm, tạo sự ổn định
kinh tế; chỉ ra những công cụ mà nhà nước cần sử dụng khi thực hiện sự can thiệp đó.
- Những hạn chế trong học thuyết của J.M. Keynes:
+ Phân tích mâu thuẫn của nền sản xuất TBCN còn phiến diện, chưa đi sâu vào
những vấn đề có tính bản chất, chưa tìm ra được những nguyên nhân sâu xa của những
mâu thuẫn, khó khăn của nền sản xuất đó. Thực tế, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp do
tổng cầu giảm chỉ là biểu hiện bên ngoài.
+ J.M. Keynes mới dừng ở phương pháp phân tích kinh tế dựa vào tâm lý chủ
quan chứ không phải chủ yếu dựa vào sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan.
+ J.M. Keynes chủ trương lạm phát có điều tiết, nhưng khi áp dụng học thuyết này
lại làm gia tăng lạm phát.
+ Lý thuyết tăng tổng cầu và việc làm của J.M. Keynes còn phiến diện, dẫn đến
nguy hại như kích thích lối sống hưởng thụ, chiến tranh, quân sự hoá kinh tế...
+ Trong khi đánh giá cao vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế, lại bỏ qua vai trò
của thị trường làm cho học thuyết của J.M. Keynes bị phiến diện.

II: Kinh tế thị trường xã hội ở Đức
Lý thuyết “Nền kinh tế thị trường xã hội” được hình thành và phát triển ở Cộng
hoà Liên bang Đức vào sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Những đại biểu chủ yếu là W.
Euskens, W. Ropke, Erhard, Muller, Armack. Tư tưởng cơ bản là đảm bảo tự do thị
trường, tự do cạnh tranh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ bất khả xâm
phạm của sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế TBCN, nhà nước can thiệp vào nền
kinh tế ở mức độ nhất định nhằm thực hiện công bằng xã hội. Yếu tố xã hội là một nội
dung chủ yếu của “Nền kinh tế thị trường xã hội”.
Theo họ, mặc dù thị trường mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế,

nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại những kết quả không mong muốn. Bởi vậy,
yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong “Kinh tế thị trường xã hội”.


Kinh tế chính trị K22

- Mục tiêu của yếu tố xã hội là: 1) Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có
mức thu nhập thấp nhất; 2) Bảo vệ tất cả các thành viên của xã hội chống lại những khó
khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những rủi ro của cuộc sống gây nên.
- Các công cụ để đạt được những mục tiêu trên là:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo nên thu nhập cao hơn và làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Bản thân sự tăng trưởng kinh tế đã bao hàm một yếu tố xã hội quan trọng.
+ Phân phối thu nhập công bằng: tăng tiền lương tương ứng với tăng lợi nhuận của
nhà tư bản và ổn định giá cả. Phải cơ cấu hệ thống bảo đảm công bằng xã hội có ảnh
hưởng đáng kể đối với sự phân phối và đối với hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ
nhất trong xã hội.
+ Bảo hiểm xã hội, gồm bảo hiểm thất nghiệp, tuổi già, sức khoẻ, tai nạn (mặc dù
những bảo hiểm này đã có từ những năm 80 của thế kỷ XIX ở Cộng hoà Liên bang
Đức).
+ Phúc lợi xã hội bao gồm trợ cấp xã hội cho những người nghèo, trợ cấp nhà ở
cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp, trợ cấp nuôi con...
Ngoài ra, còn áp dụng các biện pháp khác của chính sách xã hội.



×