Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Kiểm soát hàng hóa thông quan theo pháp luật hải quan từ thực tiễn của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.46 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TIẾN

KIỂM SOÁT HÀNG HÓA THÔNG QUAN
THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN
TỪ THỰC TIỄN CỦA CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA
THÔNG QUAN THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN ..................................... 9
1.1 Khái niệm kiểm soát hải quan và kiểm soát hàng hóa thông quan ............ 9
1.2 Pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan ............................ 15
1.2.1 Nguyên tắc kiểm soát hàng hóa thông quan ......................................... 15
1.2.2 Chủ thể kiểm soát hàng hóa thông quan ............................................... 17
1.2.3 Nội dung pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan ........ 18
1.2.4 Trách nhiệm pháp lý theo pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa
thông quan. ..................................................................................................... 21
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hàng hóa thông quan theo pháp luật hải
quan ................................................................................................................ 23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HẢI QUAN
VỀ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA THÔNG QUAN VÀ THỰC TIỄN ÁP


DỤNG CỦA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............. 27
2.1 Thực trạng các quy định pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông
quan ................................................................................................................ 31
2.1.1 Nguyên tắc kiểm soát hàng hóa thông quan ......................................... 31
2.1.2 Chủ thể kiểm soát hàng hóa thông quan ............................................... 33
2.1.3 Nội dung pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan ........ 37
2.1.4 Trách nhiệm pháp lý theo pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa
thông quan ...................................................................................................... 40
2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa
thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 46
2.2.1 Trong lĩnh vực gia công xuất khẩu ....................................................... 46
2.2.2 “Kẽ hở” của pháp luật về trách nhiệm hình sự .................................... 47
2.2.3 Quy định chưa minh bạch ..................................................................... 58
2.2.5 Đạo luật khác hạn chế hoạt động ........................................................ 60


Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT HẢI QUAN VỀ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA THÔNG
QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 63
3.1 Phương hướng hoàn thiện ........................................................................ 63
3.2 Giải pháp hoàn thiện ................................................................................ 64
3.2.1 Về chủ thể .............................................................................................. 64
3.2.2 Về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan ................................... 67
3.2.3 Về trách nhiệm pháp lý theo pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa
thông quan ...................................................................................................... 68
3.2.4 Về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật ........................................ 69
KẾT LUẬN ................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 77



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CITES

Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp

CKS

Chữ ký số

DN

doanh nghiệp

Tp

Thành phố

VNACCS/VCIS Viet Nam Automated Cargo Clearance System
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam, sử
dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Vietnam Customs Intelligence Information System
Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam, chủ yếu
phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát
nghiệp vụ của cơ quan Hải quan
WB

World Bank

Ngân hàng thế giới.

WCO

World Customs Organization
Tổ chức Hải quan thế giới.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH MINH HỌA
Biểu đồ 2.1: số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TP.HCM so với
toàn ngành Hải quan .......................................................................................... 28
Biểu đồ 2.2: vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
phát hiện qua các năm 2015, 2016 của Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh và của
Đội Kiểm soát Hải quan ..................................................................................... 31
Hình 2.1: ảnh minh họa cho Ví dụ 2: Phế liệu cấm nhập khẩu .......................... 48
Hình 2.2: ảnh minh họa cho Ví dụ 3: tang vật ngà voi ...................................... 53
Hình 2.3: ảnh minh họa cho Ví dụ 4: website doanh nghiệp xuất khẩu ............ 55
Hình 2.4: ảnh minh họa cho Ví dụ 4: tang vật Da trăn gấm .............................. 56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như vào thời kỳ sau giải phóng đất nước, Tổng cục Hải quan là cơ
quan trực thuộc chính phủ (Hội đồng bộ trưởng), là “lực lượng chuyên chính
nửa vũ trang”, thì đến năm 2002- khi đã là thành viên của tổ chức hải quan
thế giới (WCO)- Luật Hải quan có hiệu lực thi hành, Tổng cục Hải quan đã
chuyển thành một cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta càng ngày càng tham
gia vào nhiều tổ chức kinh tế thế giới thì vai trò, trách nhiệm của lực lượng
Hải quan ngày càng to lớn, nặng nề hơn. Và với Luật Hải quan năm 2014,

bước phát triển mới về cơ sở pháp lý, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách
thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức
điện tử, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với vai trò “Người gác cửa nền kinh tế đất nước”, Hải quan Việt Nam
hoạt động tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế
liên quan đến công tác Hải quan. Theo đó, một mặt Hải quan phải tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp
tác phát triển. Mặt khác, lực lượng Hải quan phải kiên quyết đấu tranh, ngăn
chặn hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, góp phần thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi ích và quyền lợi người tiêu
dùng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ lợi ích và chủ
quyền an ninh quốc gia.
Những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta
ngày càng diễn biến phức tạp, mang tính thời sự, gây trở ngại cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức rõ vấn đề đó, Đảng và Nhà nước
đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa “hiểm họa”

1


này. Cụ thể, Ngày 06 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg; sau đó, ngày
09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP (Nghị quyết 41)
về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả trong tình hình mới.
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, là cơ quan chủ
quản, chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống buôn lậu. Song

song với việc tạo điều kiện, chính sách thuận lợi cho xuất nhập khẩu như áp
dụng cơ chế quản lý rủi ro, khai báo điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, kiểm
tra sau thông quan…thì công tác Kiểm soát Hải quan - mang tính đặc thù của
ngành hải quan với chức năng điều tra - là công tác nghiệp vụ chính để vạch
trần các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, từ đó đề ra các giải pháp phù
hợp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các hành vi buôn lậu,
vận chyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại.
Lực lượng kiểm soát hải quan hiện nay có thể thực hiện vai trò kiểm
soát của mình đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất
nhập cảnh cũng như phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trước khi xuất- nhập
khẩu, xuất-nhập cảnh; trong quá trình làm thủ tục hải quan và đặc biệt là thực
hiện vai trò kiểm soát sau khi hàng hóa đã thông quan với chức năng “truy
đuổi” mới được quy định tại Luật Hải quan năm 2014.
Trong thời gian qua, dựa vào những đổi mới của việc nội lực hóa luật
nhằm phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cộng với
các chủ trương, chính sách phù hợp, công tác Kiểm soát Hải quan mặc dù đã
thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế như: Công tác tham mưu, chỉ đạo chưa đảm bảo tính tập trung, thống

2


nhất; Các đơn vị Kiểm soát Hải quan các cấp chưa thực hiện hết quyền
hạn, thẩm quyền pháp luật quy định (như nghiệp vụ điều tra, trinh sát, thu
thập thông tin…)…nhưng quan trọng nhất vẫn là “độ chênh” của pháp luật,
kẽ hở của chính sách và khoảng trống do pháp luật tạo ra với những điều
khoản chung chung và chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể.
Là một công chức hiện đang công tác tại Đội Kiểm soát Hải quan –
Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh, từ thực tiễn công tác và những hạn chế nêu
trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm soát hàng hóa thông quan theo

pháp luật hải quan từ thực tiễn của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí
Minh”làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vào thời điểm viết luận văn, báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi
kinh doanh 2017 do Ngân hàng thế giới (WB) công bố vừa qua có thể thấy,
thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới của Việt Nam đã rút ngắn đáng
kể, đứng trong top 4 khu vực Đông Nam Á. Hoạt động cải cách chủ yếu được
WB ghi nhận đó là “quá trình xuất nhập khẩu của Việt Nam đã thuận lợi hơn
do áp dụng hiệu quả hệ thống thông quan Hải quan điện tử”; Tuy nhiên tỉ lệ
phát hiện vi phạm từ hàng nhập khẩu cũng tăng lên cả trong phân luồng kiểm
tra thực tế hàng hóa lẫn trong công tác kiểm soát (Từ 16-12-2015 đến 15-112016, toàn lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý
18.247 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 378 tỷ đồng,
thu ngân sách đạt hơn 156 tỷ. Đề nghị cơ quan khác khởi tố 87 vụ; Ban hành
25 quyết định tịch thu hàng vô chủ do không xác định được chủ sở hữu; Xử lý
192/208 container hàng hóa vi phạm…).
Từ khi Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực (01/01/2015) đã có nhiều
luận văn về đề tài kiểm soát hải quan như: “Công tác kiểm soát hải quan tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài” năm 2015 của tác giả

3


Nguyễn Trọng Hoàng- Học viện Tài chính; hoặc luận văn Thạc sĩ Luật
học “Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu thông quan theo pháp luật Việt Nam hiện
nay từ thực tiễn các cửa khẩu biên giới Việt Trung”- năm 2016- Học Viện
Khoa học xã hội của Vũ Thị Phượng… nhưng đa phần nội dung chỉ tập trung
vào công tác chống buôn lậu tại một cửa khẩu (sân bay quốc tế Nội Bài) hoặc
tập trung vào kiểm soát hải quan liên quan đến sở hữu trí tuệ tại biên giới Việt
Trung mà không đi sâu vào phân tích quá trình kiểm soát hải quan trước,
trong và sau khi hàng hóa thông quan (quyền truy đuổi-điểm mới của Luật

Hải quan năm 2014).
Vì vậy, công tác kiểm soát hải quan dù đã từng có nhiều cơ quan, cá
nhân nghiên cứu trước đây; thế nhưng, đối với công tác kiểm soát hải quan
(thuộc cấp Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan Tỉnh, thành phố và
Chi cục theo quy định tại Luật Hải quan) và cụ thể là công tác kiểm soát hàng
hóa thông quan từ thực tiễn tại Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan Tp.Hồ
Chí Minh từ lúc Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực và những vướng mắc,
tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cho đến nay, tôi nhận thấy
chưa có một công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài
nghiên cứu của tôi có kế thừa nhưng không trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về kiểm soát hàng hóa thông quan theo pháp luật hải quan; phân tích,
đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa
thông quan và thực tiễn áp dụng của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh,
để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hải
quan về kiểm soát hàng hóa thông quan ở Việt Nam hiện nay.

4


b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đê lý luận về
kiểm soát hàng hóa thông quan theo pháp luật hải quan;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hải quan các
quy định pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan và thực tiễn áp

dụng của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hải quan về kiểm
soát hàng hóa thông quan ở Việt Nam hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng:
- Pháp luật về hải quan, về công tác kiểm soát hải quan, chức năng và
nhiệm vụ của lực lượng kiểm soát hải quan.
- Tình hình hoạt động kiểm soát thông quan hàng hóa tại Cục Hải quan
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiệu quả của công tác kiểm soát hải quan tại Cục Hải quan Thành phố
Hồ Chí Minh.
b. Phạm vi:
Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không có điều kiện để
tiến hành nghiên cứu toàn ngành Hải quan mà nội dung đề tài chỉ đề cập đến
vấn đề kiểm soát thông quan hàng hóa từ thực tiễn của Đội Kiểm soát Hải
quan – Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5


- Phương pháp phân tích hệ thống và thống kê để có được các con số cụ
thể về số liệu vụ việc vi phạm.
- Phương pháp khảo sát thực tế tại Đội Kiểm soát Hải quan – Cục Hải
quan Tp.Hồ Chí Minh để có được các thông tin thực tế cần thiết, chính xác.
- Phương pháp phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những ưu điểm để kế
thừa, phát triển, đồng thời phát hiện các hạn chế từ đó có biện pháp khắc
phục.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như mô tả, so
sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nếu đề tài được nghiên cứu thành công, đề tài có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung các vấn đề lý luận về nghiệp vụ
kiểm soát của lực lượng hải quan.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài được thực hiện tốt sẽ có nhiều ý nghĩa thực tế
đối với công tác kiểm soát thông quan hàng hóa, đó là:
+ Góp phần tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng và thực tiễn của công tác
kiểm soát hải quan trong lĩnh vực hải quan tới các cán bộ, công chức của
ngành nói riêng cũng như các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế liên
quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa… có mối liên quan tới ngành hải quan và
giới thiệu lực lượng kiểm soát hải quan ở một góc nhìn tích cực hơn, góp
phần khẳng định vai trò của lực lượng này đối với nền kinh tế.
+ Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với công việc hiện nay của tác giả,
một công chức công tác tại Đội Kiểm soát Hải quan – Cục Hải quan Thành
phố Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện đề tài cũng như trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác kiểm soát thông quan hàng hóa, tác
giả sẽ phát hiện ra những hạn chế, vướng mắc và bất cập, từ đó đưa ra các
kiến nghị, giải pháp khắc phục.

6


+ Những giải pháp và kiến nghị sẽ góp phần nâng cao chất lượng công
tác kiểm soát thông quan hàng hóa.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài
liệu tham khảo chính sau:
- Các giáo trình mang tính lý luận chung về công tác chống buôn lậu
của ngành Hải quan. Tiêu biểu là cuốn Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch

chuyên viên chính ngành hải quan.
- Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học
viên cao học liên quan đến ngành hải quan;
- Báo cáo kết quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của
Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh năm 2015, 2016;
- Báo Hải quan online các số năm 2016,2017;
- Luật Hải quan năm 2014 số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 Quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan; Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 quy định chi tiết phạm vi
địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn
lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Thông tư 38/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ
tướng Chính phủ; …
- Các website của Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan,
Bộ tài chính...
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của đề tài
được kết cấu thành 3 chương chính, bao gồm:

7


Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát hàng hóa thông quan
theo pháp luật hải quan
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật hải quan các quy định
pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan và thực tiễn áp dụng của
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hải
quan về kiểm soát hàng hóa thông quan ở Việt Nam hiện nay


8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNG HÓA
THÔNG QUAN THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN
1.1 Khái niệm kiểm soát hải quan và kiểm soát hàng hóa thông quan
Theo Công ước Kyoto của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) – Công
ước về đơn giản hóa, hài hòa thủ tục Hải quan, khái niệm Kiểm soát Hải quan
được định nghĩa như sau:
Kiểm soát Hải quan (Customs control) là các biện pháp được cơ quan
Hải quan tiến hành nhằm đảm bảo thực thi pháp luật Hải quan.
Khái niệm này cho thấy nội hàm công tác Kiểm soát Hải quan rất rộng,
bao gồm tất cả các biện pháp nghiệp vụ được Hải quan thực hiện, nhằm mục
đích đảm bảo cho các đối tượng chịu sự quản lý về Hải quan phải tuân thủ các
quy định của pháp luật Hải quan. Thậm chí, ở một số nước là thành viên của
WCO, trong một số trường hợp, thuật ngữ “customs control” còn được dùng
với hàm nghĩa “là việc Nhà nước tiến hành các thủ tục, biện pháp cần thiết để
đảm bảo hàng hóa, phương tiện được xuất ra hay nhập vào quốc gia theo
đúng các quy định của pháp luật hiện hành”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, với nhiệm vụ: Phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn
hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải
quan theo quy định của pháp luật; cơ quan hải quan được tổ chức thống nhất
từ trung ương đến địa phương một cách thống nhất để có thể thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Và, các đơn vị cụ thể thực hiện chức năng này một cách
chuyên sâu là Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan và
các Đội Kiểm soát hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành

phố.

9


Theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, “Kiểm soát hải
quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác
do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.”
Như vậy, so với công ước Kyoto, định nghĩa kiểm soát hải quan của
Hải quan Việt Nam cụ thể, rõ ràng hơn nhưng vẫn có cùng nội dung và có
phạm vi hoạt động khá rộng. Với khái niệm này, kiểm soát hải quan bao gồm
toàn bộ các hoạt động không trái luật của ngành Hải quan nhằm phòng, chống
buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Kiểm soát hàng hóa thông quan là việc thực hiện công tác kiểm soát hải
quan trước khi hàng hóa làm thủ tục hải quan, trong khi hàng hóa làm thủ tục
hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan ( được hiểu là quyền truy đuổi
hàng hóa đã được thông quan chứ không phải là công tác kiểm tra sau thông
quan của ngành hải quan).
Kiểm soát hải quan trước khi đối tượng khai báo hải quan, trong thời
điểm đối tượng khai báo hải quan : Căn cứ theo Chương VI Luật Hải quan
năm 2014 thì nguồn thu thập thông tin của cơ quan hải quan có 02 nguồn:
trong nước và ngoài nước.
Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn sau:
- Hoạt động nghiệp vụ hải quan;
- Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Các nguồn thông tin khác.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc thu thập,

cung cấp thông tin hải quan:
- Tiếp nhận, cung cấp thông tin cho người khai hải quan;

10


- Xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với
các cơ quan chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
- Áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Khai thác các nguồn thông tin khác có liên quan.
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung
cấp thông tin hải quan:
- Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp thông
tin hải quan liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình;
- Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin
liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh cho cơ quan hải quan;
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm cung cấp thông tin
cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Bên cạnh nguồn thông tin thu thập trong nước, cơ quan hải quan còn có
thể thu thập thông tin từ hải quan nước ngoài.
Nguồn thông tin hải quan được thu thập ở nước ngoài bao gồm:
- Thông tin do cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng
lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin;
- Thông tin do tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản
xuất hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung cấp theo đề
nghị của cơ quan hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt

11


Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ
các hoạt động sau:
- Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng
hóa nhập khẩu;
- Xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan;
- Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên quan
đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh.”
Trong công tác kiểm soát hải quan đối với hàng hóa trước khi làm thủ
tục khai báo hải quan, nguồn thông tin từ nước ngoài là nguồn đầu tiên mà cơ
quan hải quan tiếp cận. Từ thực tiễn hoạt động, Đội Kiểm soát Hải quan
thường xuyên tiếp cận và xử lý thông tin ban đầu đối với thông tin khai báo
điện tử - E mainifest (các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận truyền
thông tin về phương tiện vận chuyển, hàng hóa, người gửi hàng, người nhận
hàng… cho cơ quan hải quan trước khi hàng đến) do đặc thù cơ quan hải quan
TP.HCM là đơn vị triển khai thí điểm đầu tiên Hệ thống E-manifest, và đã có
toàn bộ (100%) các hãng tàu, đại lý hãng tàu đã thực hiện khai báo điện tử

cho tàu biển xuất nhập cảnh.
Thông qua dữ liệu của Manifest điện tử được gửi trước, cơ quan Hải
quan có nguồn thông tin ban đầu để đánh giá rủi ro và phân luồng hàng hóa,
chủ động giải quyết thông quan nhanh hàng hóa và phương tiện vận tải, nâng

12


cao hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan.Với các thông tin về tàu như tên
tàu, quốc tịch, số hiệu, số chuyến tàu, tên thuyền trưởng, cảng xếp hàng, cảng
dỡ hàng, cảng chuyển tải, cảng đích… Và thông tin về hàng hóa như số vận
đơn, tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, tên người thông báo, tên hàng,
loại hàng, phẩm chất, ký mã ký hiệu, số kiện, trọng lượng hàng…thì quả thật
đây là nguồn thông tin lý tưởng cho công tác kiểm soát Hải quan để góp phần
xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh thông tin thu thập từ hệ thống E-mainifest, nguồn thông tin từ
các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, cảnh báo của hải quan các nước cũng
như cảnh báo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng được Đội Kiểm
soát Hải quan sử dụng cho công tác chống buôn lậu của mình. Từ những vụ
việc buôn lậu được phát hiện, Đội Kiểm soát Hải quan hệ thống hóa mặt
hàng, tuyến đường, doanh nghiệp trọng điểm; kết hợp với thông tin thu thập
từ trong và ngoài nước, áp dụng các biện pháp trinh sát nội tuyến, ngoại
tuyến, sử dụng nguồn tin từ cơ sở bí mật, trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu
trên hệ thống thông tin điện tử của ngành… Đội Kiểm soát Hải quan sẽ lên kế
hoạch thực hiện công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại sao cho đạt
được hiệu quả cao nhất, tùy thuộc vào tình hình, tính chất của từng vụ việc cụ
thể mà có thể ban hành quyết định khám xét hoặc cung cấp thông tin cho Chi
cục Hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng
hóa.

Kiểm soát hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan (quyền truy
đuổi): Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Luật Hải quan năm 2014 lần đầu
tiên được bổ sung thẩm quyền tiếp tục truy đuổi hàng hóa buôn lậu, vận
chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu,

13


vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải
quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Theo đó, Điều 88 Luật Hải quan năm 2014 quy định phạm vi trách
nhiệm, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
như sau:
“Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi
phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ
chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý… Trường
hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên
giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua
biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt
động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan
công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để
phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của
pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong
vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.”
Để hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan năm 2014, Chính phủ đã có

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan; tại khoản 2, Điều 104 Truy đuổi phương tiện vận tải, hàng hóa buôn
lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đã quy định:
“Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan
thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội

14


trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên
biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu được quyết định việc truy đuổi.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không thực hiện ngay việc
truy đuổi thì phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua
biên giới có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, công chức hải quan đang thi hành nhiệm
vụ được thực hiện việc truy đuổi và báo cáo ngay với người có thẩm quyền
nêu tại Khoản này”.
1.2 Pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan
1.2.1 Nguyên tắc kiểm soát hàng hóa thông quan
Mục tiêu tổng quát của Hải quan Việt Nam là phấn đấu để trở thành
Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN và ngày càng hiện đại hóa theo
chuẩn mực quốc tế với phương châm: CHUYÊN NGHIỆP – MINH BẠCH –
HIỆU QUẢ
Để thực hiện mục tiêu đề ra, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài
chính, toàn ngành Hải quan đã và đang tập trung toàn bộ trí tuệ, sức lực vào
việc cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao trình
độ, ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật cho cán bộ công chức, tăng cường hợp
tác quốc tế và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến
vào quy trình, thủ tục, hoạt động Hải quan. Kiểm soát Hải quan là một bộ
phận cấu thành của ngành, đương nhiên phải thực hiện và thực hiện tốt mục

tiêu mà ngành đã đề ra.
Công tác Kiểm soát Hải quan phải tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập
khẩu; xuất, nhập cảnh; quá cảnh và được thể hiện:
- Mọi hoạt động công vụ của tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ Kiểm soát
Hải quan phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định, quy trình, quy chế
do Bộ, ngành, đơn vị đề ra và các Công ước, Hiệp định quốc tế mà Nhà nước,
ngành Hải quan tham gia, ký kết.

15


- Ưu tiên và kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu; xuất, nhập
cảnh, quá cảnh.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực Hải quan thường xảy ra ở những mức độ lỗi/tội vi phạm nặng, nhẹ
khác nhau. Dù lỗi/tội vi phạm nặng hay nhẹ thì cán bộ công chức Hải quan
nói chung và lực lượng Kiểm soát Hải quan nói riêng đều phải có trách nhiệm
điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm soát Hải quan
chuyên trách cần phải tập trung đi sâu điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời đối
tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại
có quy mô quốc gia và xuyên quốc gia, bởi vì:
- Đây là những đối tượng có khả năng thực hiện những vụ việc vi phạm
lớn, có khả năng lôi kéo, tụ tập nhiều đối tượng khác nhau tham gia; có nhiều
kinh nghiệm, thủ đoạn đối phó với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước.
- Hậu quả gây ra thường nghiêm trọng, có thể gây thiệt hại lớn về kinh
tế cho đơn vị kinh doanh, ngành, địa phương hoặc quốc gia; có thể gây ảnh
hưởng xấu cho trật tự an toàn xã hội, giống nòi, tạo điều kiện cho tham
nhũng, buôn lậu phát triển hoặc gây nguy hại cho an ninh quốc gia cũng như
quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Kiểm soát hàng hóa thông quan là thực hiện công tác kiểm soát hải
quan trước khi đối tượng được làm thủ tục hải quan, trong khi làm thủ tục hải
quan và khi đã hoàn tất thủ tục hải quan (quyền truy đuổi) nên phải đảm bảo
các nguyên tắc sau đây:
Một là, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn mà pháp luật đã định; phát hiện kịp thời, chính xác, xử lý nghiêm minh
các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các

16


hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; không gây khó khăn cho các hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Hai là, lực lượng kiểm soát hải quan được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung, thống nhất; cơ quan cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra hoạt động nghiệp vụ đối với cơ quan cấp dưới; cơ quan cấp dưới chấp
hành sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột
xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
Ba là, nghiêm cấm tiết lộ bí mật về công tác kiểm soát hải quan cho cá
nhân, tổ chức không có trách nhiệm.
Bốn là, các biện pháp nghiệp vụ, phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng
của lực lượng kiểm soát hải quan chỉ sử dụng vào mục đích phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi
phạm pháp luật hải quan.
Năm là, trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, lực lượng kiểm soát
hải quan chủ trì thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, lực lượng kiểm soát hải quan có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan và chính quyền các
cấp thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa

qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
1.2.2 Chủ thể kiểm soát hàng hóa thông quan
Cũng là chủ thể của công tác kiểm soát hải quan, theo quy định tại Luật
Hải quan năm 2014 gồm:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng
hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

17


- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh phương tiện vận tải.
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
- Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước
về hải quan.
Điều 2 Khoản 14 Luật Hải quan năm 2014 quy định Người khai hải
quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển
phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng
hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
1.2.3 Nội dung pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa thông quan
Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát hàng hóa thông quan cũng
chính là những quy định của pháp luật về công tác kiểm soát hải quan, mà chủ
yếu là công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Luật Hải quan quy định: hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám
sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu;kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước
về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh,

quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương V Luật Hải quan năm 2014 gồm 6 điều, từ Điều 87 đến Điều
92 quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trong Bộ luật hình sự hiện hành (1999), Điều 153 quy định tội “buôn
lậu” và Điều 154 quy định tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới”. Các tội danh về tội phạm ma túy.

18


Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 9, Điều 33 Luật Tổ chức cơ
quan điều tra hình sự năm 2015 đều có điều khoản quy định về thẩm quyền
tiến hành một số hoạt động điều tra của cơ quan hải quan đối với tội “buôn
lậu” Điều 153 và tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”
Điều 154 Bộ luật Hình sự.
Luật Hải quan năm 2014 cũng quy định về thẩm quyền của cơ quan hải
quan trong công tác kiểm soát hải quanh như sau:
- Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp
vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan
đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau
thông quan; phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung
cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa
bàn hoạt động hải quan.
- Khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận

tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện
pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định
của Luật này, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự
và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu để phục vụ việc kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát

19


nhanh mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu
chính, chuyển phát nhanh để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng
hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới.
- Sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công
cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ.
- Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp, thực
hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử
lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:
- Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
- Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng
Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn

lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống
buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải
người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo
quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có
thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình
sự.

20


×