Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) đối với trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.57 KB, 4 trang )

Mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) đối với
trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh
TS Huỳnh Văn Sơn – Trường ĐHSP TP HCM
TÓM TẮT
Báo cáo đề cập đến mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên mầm non
(trường tư thục) đối với trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh hiện hay. Kết quả nghiên cứu được
tiến hành trên 162 khách thể là các giáo viên mầm non đang công tác tại các trường tư thục.
Nhận định chung cho thấy giữa stress và hành vi ứng xử của giáo viên có mối quan hệ với nhau.
Đối với một số giáo viên stress đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách các cô đối xử.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hệ thống các bậc học, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự
phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ của trẻ. Với chủ trương xã hội hóa giáo dục
mầm non theo quyết định 239/QĐ - TTg về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn
2010 - 2015, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu vào năm 2013 phải đạt 100% trẻ 5 tuổi học
2 buổi mỗi ngày. Đây quả là một thách thức vô cùng lớn đối với thực tế giáo dục mầm non đang
thiếu trường và thiếu giáo viên như hiện nay [8, 10].
Theo thống kê của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên mầm
non đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều giáo viên bỏ nhiệm sở vì mức lương không tương
xứng, số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn chỉ đủ cung ứng cho các trường mầm non
công lập, trong khi đó có khoảng 1/3 học sinh mầm non học hệ ngoài công lập dẫn đến tình
trạng các trường tư thục phải tuyển những giáo viên và bảo mẫu đào tạo ngắn hạn để kịp thời
đáp ứng nhu cầu cho năm học mới [10]. Riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có
trường mầm non chính quy phục vụ cho con em công nhân lao động, điều này đã tạo cơ hội cho
các trường mầm non tư thục kém chất lượng mọc lên như nấm sau mưa. Đó là những khó khăn
chính mà giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt.
Bên cạnh các vấn đề về nguồn nhân lực, cơ sở giáo dục, một vấn đề cũng rất đáng báo
động hiện nay và có ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của xã hội vào công tác giáo dục ở bậc
học mầm non đó chính là chất lượng giáo viên mầm non tại các trường tư thục trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh [10]. Những hành động “lỡ dại”, những sự hù dọa mang tính chất răn
đe “một lần cho tởn tới già” đã gây ra bao cái chết thương tâm cho trẻ thơ vô tội cùng những


ám ảnh khó có thể xóa nhòa trong ký ức tuổi thơ. Đơn cử như vụ cô giáo Lê Vi, trường mầm
non tư thục Thiên Thơ, quận Phú Nhuận đã dán băng keo vào miệng bé Bảo Trân để cho bé
không quấy khóc nhưng đâu ngờ chính hành động này đã cướp đi mạng sống của một bé thơ
mới vừa tròn 18 tháng. Hay vụ bé Lê Quang Vinh 4 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú đã bị chấn
thương đầu, xuất huyết vùng cổ và mặt vì bị cô giáo nhốt vào trong thang máy để hù dọa khi bé
quá hiếu động. Còn rất nhiều, nhiều lắm những vụ án hãi hùng xảy ra tại các trường mầm non tư
thục như một tiếng trống kêu oan vội vã đánh vào tâm can của những người trong và ngoài
cuộc. Phải chăng do những áp lực hàng ngày mà công việc đem lại hay những căng thẳng, rối
nhiễu nảy sinh từ tiếng khóc đinh tai, nhức óc, những trò đùa tinh quái nhưng hồn nhiên xuất
phát từ bản tính hiếu động của trẻ thơ mà các cô giáo ở các trường mầm non tư thục phải chịu
đựng hàng ngày đã khiến họ có những hành xử ứng xử như vậy [8].
Đi tìm mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ em ở các
trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hy vọng sẽ giúp tháo gỡ
những khúc mắc cho nguyên nhân của việc thiếu giáo viên, lý do các cô bỏ nhiệm sở và đặc biệt


là tại sao họ lại có những hành vi bạo hành với trẻ như vậy. Đó cũng chính là lý do thôi thúc
chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.1.

Thực trạng về mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên mầm non đối với
trẻ em
Bảng 1. Mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên mầm non đối với trẻ em
Thông số
Biều hiện
Biểu hiện Stress
Biểu hiện hành vi ứng xử

Điểm trung

bình
1.75
1.49

Giá trị tương
quan

Xác xuất ý
nghĩa

0.428

0.01

Kết luận
Tương quan
thuận có ý
nghĩa

Có thể kết luận rằng, giữa stress và hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư
thục) đối với trẻ em có mối quan hệ với nhau. Chỉ số tương quan 0.428 cho thấy mối tương quan
giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên ở mức trung bình. Như vậy, không phải hành xử
nông nỗi nào của giáo viên mầm non đối với trẻ em cũng đều liên quan đến stress. Nhưng rõ
ràng rằng stress có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của giáo viên mầm non. Nếu cộng thêm tác
động từ một số tác nhân khác có liên quan thì rất có thể sức ảnh hưởng này sẽ mạnh mẽ hơn
nhiều trong thực tiễn giáo dục mầm non. Kết quả phỏng vấn cô N cho biết: “Tôi thấy rằng khi bị
stress thì giáo viên mầm non rất dễ dàng có những hành vi ứng xử sai trái đối với trẻ như: bắt trẻ
quỳ gối, cho trẻ ngậm thước hoặc thường hay đánh vào mông trẻ”.
Bảng 2. Mối tương quan giữa mức độ stress tự đánh giá và hành vi ứng xử tự đánh giá của giáo
viên mầm non (trường tư thục)

TƯƠNG QUAN PEARSON
Stress tự đánh giá
Hành vi ứng xử tự đánh giá

Giá trị
tương quan

Xác suất
ý nghĩa

Kết luận

-0.326

0.001

Tương quan nghịch có ý
nghĩa

Nhìn vào bảng 2.23, có thể kết luận giữa mức độ tự đánh giá về stress và tự đánh giá về
hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) có mối tương quan với nhau. Chỉ số
tương quan bị dấu “-”: -0.326 cho thấy đây là tương quan nghịch ở mức thấp có nghĩa là khi mức
độ stress càng tăng thì chất lượng của hành vi ứng xử càng giảm nhưng chỉ ở mức thấp. Cô N. T.
L. A, Hiệu trưởng trường mầm non tư thục T.T cho biết: “Không thể cứ đổ lỗi hết cho giáo viên
mầm non vì khi công việc căng thẳng giáo viên dễ bị stress và đôi lúc khó lòng kiểm soát được
những hành xử vô ý của mình”.
Bảng 3. Kết quả kiểm nghiệm Chi - bình phương về tương quan mức độ biểu hiện stress và hành
vi ứng xử với học sinh của giáo viên mầm non (trường tư thục)



Không có biểu
hiện

Thỉnh thoảng

Tổng

Tần số

57

6

63

%

90.5

9.5

100%

Thỉnh thoảng bị
stress

Tần số

46


35

81

%

56.8

43.2

100%

Thường xuyên bị
stress

Tần số

15

3

18

%

83.3

16.7%

100%


Tần số

118

44

162

%

72.8

27.2

100%

Hành vi ứng xử

Không bị stress
Mức độ
biểu
hiện
stress

Tổng

* Kiểm nghiệm Chi - bình phương giữa ba mức độ biểu hiện stress cho ra sig = 0.000, phép kiểm
nghiệm có ý nghĩa vì tần số mong đợi không vượt quá 20%.
Kết quả từ bảng 2.24. cho thấy, với sig = 0.000 và tần số mong đợi không vượt quá 20%,

chứng tỏ có sự ảnh hưởng của mức độ biểu hiện stress tới hành vi ứng xử với trẻ của giáo viên
mầm non.
Trong 63 giáo viên không có biểu hiện stress thì vẫn có 6 giáo viên thỉnh thoảng có những
hành vi tiêu cực với học sinh của mình. Một con số không lớn chỉ khoảng 10% những người
không bị stress. Vẫn có thể tin rằng khi giáo viên trong tâm trạng tốt, không bị áp lực bởi điều gì
thì quan hệ của họ với học sinh cũng tốt đẹp theo.
Trong 81 giáo viên thỉnh thoảng gặp stress thì có khoảng 43,2% giáo viên thỉnh thoảng có
hành vi tiêu cực với học sinh của mình. Gần ½ số giáo viên thỉnh thoảng có hành vi tiêu cực với
trẻ khi họ gặp stress.
Với 18 giáo viên thường xuyên gặp stress thì chỉ có 3 người thỉnh thoảng có hành vi tiêu
cực với trẻ, chiếm 16.7%, số còn lại là 15 giáo viên vẫn đối xử bình thường với trẻ khi họ gặp
stress thường xuyên. Có lẽ đây là những giáo viên có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc đương
đầu với stress trong công việc.
3. KẾT LUẬN

Giữa stress và hành vi ứng xử của giáo viên mầm non có mối quan hệ với nhau. Có nghĩa
nếu như giáo viên gặp đang gặp stress thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng
xử của các cô đối với trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng giáo dục mầm non nói chung. Sự ảnh hưởng dây chuyền ấy cần phải được giải quyết ngay
từ gốc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2003), Nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh Trung học

cơ sở huyện Phù Cừ, Hưng Yên, Tạp chí Tâm lý học số 10/2003.
2. Vũ Tuấn Anh (2005), Hình thành kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, Tạp chí Tâm lý học

(72), tr 17 - 19.
3. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Đinh Quỳnh Châu (2011), Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người

5.

6.
7.
8.

9.
10.

lao động trí thức trẻ tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học,
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
Mai Mỹ Hạnh (2011), Hành vi nghiện game online của học sinh một số trường Trung
học phồ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
Đặng Phương Kiệt (2004), Stress và sức khỏe, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lý học và đời sống, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Hà Thanh (Chủ biên) (2010), Cẩm nang công tác giáo dục mầm non, NXB Lao
động, Hà
Nội.
Trần Anh Thụ (2005), Nghiên cứu stress ở những người tuổi trung niên, Luận văn thạc sĩ
Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
.



×