Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại khu tập thể của công ty cổ phần than hà lầm vinacomin tại phường hà lầm thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 74 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LÝ MINH TUẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH
HOẠT TẠI KHU TẬP THỂ CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN
HÀ LẦM - VINACOMIN TẠI PHƢỜNG HÀ LẦM, THÀNH PHỐ
HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Minh Ngọc



Thái Nguyên, năm 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LÝ MINH TUẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH
HOẠT TẠI KHU TẬP THỂ CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN
HÀ LẦM - VINACOMIN TẠI PHƢỜNG HÀ LẦM, THÀNH PHỐ
HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:

K44 – KHMT – N02


Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Minh Ngọc

Thái Nguyên, năm 2016


iii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung
kiến thức đã học tập đƣợc ở trƣờng. Đồng thời cũng giúp sinh viên phát huy
khả năng, biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu
thực tế. Qua đó sinh viên học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân để khi ra
trƣờng trở thành một cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ lý
luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Đƣợc sự phân công của ban chủ nhiệm khoa môi trƣờng trƣờng Đại
học Nông Nâm Thái Nguyên và sự nhất trí của Viện kỹ thuật và công nghệ
môi trƣờng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải
sinh hoạt tại khu tập thể cuả công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin tại
phường Hà Lầm thành phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban giám hiệu nhà trƣờng. Ban chủ nhiệm khoa môi trƣờng, các thầy
cô trong khoa, đặc biệt là cô giáo Th.s Dƣơng Minh Ngọc đã tận tình hƣớng

dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị của Viện kỹ thuật và công nghệ môi
trƣờng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức bản thân còn nhiều
hạn chế, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng
song bài khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến để kháo luận tốt nghiệp của em
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2016

Sinh viên
Lý Minh Tuấn


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong ........................... 5
Bảng 2.2. Trữ lƣợng nƣớc của thế giới ........................................................... 19
Bảng 2.3 Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu ngƣời ở điều ............... 21
Bảng 4.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng ........................................ 28
Bảng 4.2 Lƣợng mƣa trung bình các tháng ..................................................... 29
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích mẫu nƣớc ngày 05 hàng tháng từ tháng 09
đến tháng 12 năm 2015 ................................................................................... 44


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy điều hành của công ty ............................................... 32
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt. ..................................... 38


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Diễn biến nồng độ BOD5 trong nƣớc thải sinh hoạtkhu tập thể công
nhân công ty CP than Hà Lầm ........................................................ 45
Biểu đồ 2 Diễn biến nồng độ TSS trong nƣớc thải sinh hoạt khu tập thể công
nhân công ty CP than Hà Lầm ........................................................ 46
Biểu đồ 3 Diễn biến nồng độ Sunfua trong nƣớc thải sinh hoạt khu tập thể
công nhân công ty CP than Hà Lầm ............................................... 47
Biểu đồ 4 Diễn biến nồng độ Amoni trong nƣớc thải sinh hoạt khu tập thể
công nhân công ty CP than Hà Lầm ............................................... 48
Biểu đồ 5 Diễn biến nồng độ Nitrat trong nƣớc thải sinh hoạt khu tập thể công
nhân công ty than Hà Lầm .............................................................. 49
Biểu đồ 6 Diễn biến nồng độ Dầu mỡ động, thực vật trong nƣớc thải sinh hoạt
khu tập thể công nhân công ty CP than Hà Lầm ............................ 50
Biểu đồ 7 Diễn biến nồng độ Tổng các chất hoạt động bề mặt trong nƣớc thải
sinh hoạt khu tập thể công nhân công ty CP than Hà Lầm............. 51
Biểu đồ 8 Diễn biến nồng độ Phosphat trong nƣớc thải sinh hoạt khu tập thể
công nhân công ty CP than Hà Lầm ............................................... 52
Biểu đồ 9 Diễn biến nồng độ Coliforms trong nƣớc thải sinh hoạtkhu tập thể
công nhân công ty CP than Hà Lầm ............................................... 53


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

STT

Ý nghĩa

1

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hoá trong 5 ngày

2

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

3

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

4

CP


Cổ phần

5

ĐTV

Động thực vật

6

KLN

Kim loại nặng

7

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

8



Quyết định

9

SS


Các chất rắn lơ lửng

10

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

11

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

12

TDS

Tổng chất rắn hoà tan


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.2. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2. Căn cứ pháp lý. ..................................................................................... 8
2.2. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải. ........................................................ 9
2.2.1. Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải bằng biện pháp cơ học. ............................ 9
2.2.2. Phƣơng pháp hóa lý trong xử lý nƣớc thải............................................ 10
2.2.3. Phƣơng pháp hóa học trong xử lý nƣớc thải. ........................................ 11
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải bằng biện pháp sinh học. ....................... 11
2.2.5. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hiếu khí trong điều kiện nhân tạo.... 12
2.3. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay. ........ 13
2.3.1. Bể Aerotank .......................................................................................... 13
2.3.2. Bể UASB ............................................................................................... 14


viii

2.3.3. Công nghệ MBBR ................................................................................. 14
2.3.4. Công nghệ AAO .................................................................................... 15
2.3.5. Công nghệ SBR ..................................................................................... 15
2.3.6. Công nghệ MBR ................................................................................... 16
2.3.7. Công nghệ sinh học tăng trƣởng dính bám ........................................... 17
2.3.8. Công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter)............................................. 17
2.4. Hiện trạng về môi trƣờng nƣớc ................................................................ 18

2.4.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc Thế giới. .................................................. 18
2.4.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam. ............................................. 21
2.5. Tài nguyên nƣớc của tỉnh Quảng Ninh và Phƣờng Hà Lầm TP.Hạ Long ...... 22
2.5.1. Tài nguyên nƣớc tỉnh Quảng Ninh........................................................ 22
2.5.2. Tài nguyên nƣớc phƣờng Hà Lầm tỉnh Quảng Ninh. ........................... 23
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24
3.2.1. Địa điểm tiến hành ................................................................................ 24
3.2.2. Thời gian tiến hành. .............................................................................. 24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu............................................................... 25
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa. .......................................... 25
3.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp so sánh. ............................................................ 25
3.4.4. Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc................................................................... 25
3.4.5. Phƣơng pháp phân tích, thu thập tài liệu............................................... 26


ix

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phƣờng Hà Lầm thành phố Hạ Long
tỉnh Quảng Ninh. ............................................................................................. 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
4.2. Giới thiệu về công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin[8] ................. 31
4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 31
4.2.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 32

4.2.3. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................... 33
4.3. Hiện trạng nƣớc thải của khu tập thể công ty cổ phần Than Hà Lầm ..... 33
4.3.1. Nguồn gốc phát sinh.............................................................................. 33
4.3.2. Lƣu lƣợng nƣớc thải .............................................................................. 33
4.3.3. Phƣơng thức thải ................................................................................... 33
4.3.4. Điểm tiếp nhận xả thải hiện tại ............................................................. 34
4.3.5. Chất lƣợng nƣớc thải. ............................................................................ 34
4.3.6. Đánh giá tác động của việc xả nƣớc thải đến chế độ thủy văn của nguồn
nƣớc tiếp nhận. ................................................................................................ 34
4.3.7. Đánh giá tác động của việc xả nƣớc thải đến chất lƣợng nguồn nƣớc. ... 34
4.3.8. Đánh giá tác động của việc xả nƣớc thải đến các hoạt động kinh tế, xã
hội khác. .......................................................................................................... 35
4.3.9. Đánh giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc. ..................... 36
4.4. Giới thiệu về công nghệ xử lý nƣớc thải của khu tập thể công nhân công
ty than Hà Lầm ................................................................................................ 36
4.4.1. Giới thiệu về công nghệ xử lý nƣớc thải.[9] ......................................... 36
4.4.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ. ......................... 38
4.5. Đánh giá hiệu quả trạm xử lý nƣớc thải tại khu tập thể ........................... 43
4.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải. ............... 54
4.6.1. Một số vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống...................... 54


x

4.6.2. Nguyên nhân xảy ra các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống. ...... 54
4.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống. ..... 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị. ................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nƣớc là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con ngƣời. Nƣớc trong
tự nhiên bao gồm toàn bộ nƣớc từ các đại dƣơng, biển vịnh sông hồ, ao suối,
nƣớc ngầm... Trên trái đất nƣớc ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với nƣớc mặn.
Nƣớc mặt rất cần thiết cho sự sống và phát triển, nƣớc giúp cho các tế bào
sinh vật trao đổi chất, tham gia vào các phản ứng sinh hóa và tạo nên các tế
bào mới. Vì vậy, có thể nói rằng ở đâu có nƣớc thì ở đó có sự sống.
Nƣớc đƣợc dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Sau khi sử dụng thì nƣớc trở thành nƣớc thải và chúng sẽ bị ô nhiễm với các
mức độ khác nhau.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của các
ngành công, nông nghiệp… Chúng đã để lại rất nhiều hậu quả phức tạp, đặc
biệt là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Vấn đề này đang là mối nguy đáng lo
ngại rất nhiều ngƣời cũng nhƣ rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay toàn bộ nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý và
đƣợc thải bỏ ra sông, hồ, ao các con kênh, rạch... Vì vậy, dẫn đến tình trạng ô
nhiễm nguồn nƣớc và bốc mùi khó chịu, làm mất cảnh quan và ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới sức khỏe của con ngƣời và các loài động thực vật sống gần
khu vực xã thải.
Trong đó hoạt động khai thác than ở nƣớc ta phát sinh một lƣợng lớn
nƣớc thải, đặc biệt là nƣớc thải sinh hoạt, tắm giặt công nhân gây ô nhiễm
môi trƣờng và công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin cũng nằm trong
số đó.



2

Hiện nay nhiều mô hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt ở các công ty than đã
đƣợc nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng ở nhiều nơi. Trong khuôn khổ thực
hiện đề tài tốt nghiệp tôi xin đƣa ra đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại khu tập
thể cuả công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin tại phường Hà Lầm
thành phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá đƣợc hiệu quả xử lý của trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt (hiệu
quả xử lý và vận hành) tại khu tập thể của công ty cổ phần than Hà Lầm Vinacomin.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu
quả vận hành của trạm xử lý.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá và đƣa ra kết quả xử lý của trạm xử lý qua đó đánh giá đƣợc
hiệu quả của trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt mà công ty đang áp dụng.
- Thông tin và số liệu thu đƣợc chính xác trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học, chính
xác và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải đƣợc so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trƣờng Việt Nam
1.2. Ý nghĩa của đề tài.
* Ý nghĩa thực tiễn.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt của công ty CP than
Hà Lầm - Vinacomin đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng và góp
phần nâng cao thƣơng hiệu của công ty.



3

- Là cơ sở nghiên cứu các giải pháp phù hợp cho xử lý nƣớc thải hiện
nay đặc biệt là nƣớc thải sinh hoạt.
* Ý nghĩa trong khoa học.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đó vào thực tế.
- Bổ xung tƣ liệu cho học tập.
- Trau dồi thêm kiến thức và nâng cao ý thức trong công tác bao vệ
môi trƣờng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm
- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi
Trƣờng Việt Nam năm 2014 môi trƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Môi
Trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật [2].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tƣờng suy giảm chất lƣợng
môi trƣờng quá một giới hạn cho phép, đi ngƣợc lại với mục đích sử dụng
môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và sinh vật. Ô nhiễm môi
trƣờng nếu vƣợt quá mức nhất định sẽ là hiện tƣợng nhiễm độc và ngộ độc
sinh vật và con ngƣời[2].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Là sự có mặt của một số chất

ngoại lai trong môi trƣờng nƣớc tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi
vƣợt quá một ngƣỡng nào đó trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật[7]..
- Khái niệm nước thải: Là nƣớc đã qua sử dụng vào các mục đích, nhƣ
sinh hoạt, dịch vụ, tƣới tiêu, thủy lợi, chế biến công nghiệp, chăn nuôi
v.v...[7].
- Khái niệm nước thải sinh hoạt: Là nƣớc đƣợc thải bỏ sau khi sử dụng
cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: Tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá
nhân, chúng thƣờng đƣợc thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trƣờng học, bệnh
viện, chợ và các công trình công cộng khác.[7]
- Dấu hiệu nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn: [7]
+ Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và cặn lắng ở đáy.
+ Thay đổi tính chất vật lý (độ nhìn thấy, màu sắc, mùi vị…)


5

+ Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lƣợng chất hữu cơ, chất
khoáng và chất độc hại)
+ Lƣợng ôxy hòa tan giảm xuống
+ Thay đổi hình dạng và số lƣợng vi trùng gây và truyền bệnh.
Bảng 2.1 Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong
nƣớc thải sinh hoạt.
TT

Thông số

1

Ph


2

Đơn vị

QCVN 14:2008
Cột (B)

-

5-9

BOD5(200C)

mg/l

50

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

100

4

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/l


1000

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

4

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

10

7

Nitrat (NO3-)

mg/l

50

8

Dầu mỡ, động thực vật


mg/l

20

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

10

mg/l

10

MPN/100ml

5000

10 Phosphat (PO43-)
11 Tổng colifom

- Những thông số cơ bản đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc[12].
* Thông số vật lý:
+ Độ pH: Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nƣớc cấp và
nƣớc thải. Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa hay không và tính
lƣợng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn…
+ Sự thay đổi trị số ph làm thay đổi các quá trình hòa tan hoặc keo tụ,

làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng hóa sinh xảy ra trong nƣớc.


6

+ Hàm lƣợng các chất rắn: Các chất rắn có trong nƣớc là các chất vô cơ
(là dạng các muối hòa tan hoặc không tan nhƣ đất đá ở dạng huyền phù lơ
lửng), các chất hữu cơ nhƣ xác các vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh,
động vật phù du…, các chất hữu cơ tổng hợp nhƣ phân bón, các chất thải
công nghiệp. Các chất rắn ở trong nƣớc làm trở ngại cho việc sử dụng và lƣu
chuyển nƣớc, làm giảm chất lƣợng nƣớc sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại
cho việc nuôi trồng thủy sản.
+ Độ cứng: Nƣớc tự nhiên thƣờng đƣợc phân thành nƣớc cứng và nƣớc
mềm. Độ cứng của nƣớc thƣờng không đƣợc coi là ô nhiễm vì không gây hại
cho sức khỏe con ngƣời, nhƣng độ cứng lại gây nên ảnh hƣởng lớn đến công
nghệ, nhƣ cáu cặn lò hơi,…
+ Mầu: Nƣớc có thể có mầu, đặc biệt là nƣớc thải thƣờng có mầu nâu
đen, các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành, nƣớc có sắt
và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan, nƣớc có chất thải công nghiệp. Mầu của
nƣớc đƣợc phân thành hai dạng mầu thực (do các chất hòa tan), mầu biểu kiến
(mầu của các chất lơ lửng trong nƣớc tạo nên)
+ Độ đục: Độ đục của nƣớc do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân
hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra, độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nƣớc, ảnh hƣởng khả năng quang hợp của các vi sinh vật tự dƣỡng
trong nƣớc, gây giảm thẩm mĩ và làm giảm chất lƣợng nƣớc khi sử dụng.


Thông số hóa học.

+ Oxi hòa tan (DO - Dissolved oxigen): Oxi hòa tan trong nƣớc rất cần

cho sinh vật hiếu khí. Bình thƣờng oxi hòa tan trong nƣớc khoảng 8-10mg/l,
chiếm 70-85% khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nƣớc tự nhiên và nƣớc
thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của thế giới
thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nƣớc. Trong môi


7

trƣờng nƣớc bị ô nhiễm nặng, oxi đƣợc dùng nhiều cho các quá trình hóa
sinh và xuất hiện hiện tƣợng thiếu Oxi trầm trọng.
+ Chỉ số BOD (Nhu cầu oxi sinh hóa - Biochemical oxigen Demand):
Là lƣợng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nƣớc bằngvi sinh
vật (chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, hiếu khí) quá trình này đƣợc gọi là quá
trình oxi hóa sinh học, quá trình này đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O

Vi sinh vật

tế bào mới

+ Chỉ số COD (Nhu cầu oxi hóa học - Chemical oxigen Denmand): Chỉ
số này đƣợc dùng rộng rãi để đặc trƣng cho hàm lƣợng chất hữu cơ của nƣớc
thải và sự ô nhiễm của nƣớc tự nhiên, COD là lƣợng oxi cần thiết cho quá
trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫunƣớc thành CO2 và nƣớc.
+ Hàm lƣợng nitơ (N): Hợp chất chứa N có trong nƣớc thải thƣờng là
các hợp chất protein và các sản phẩm phân hủy: amôn, nitrat, nitrit chúng có
vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nƣớc. Trong nƣớc rất cần thiết có một
lƣợng nitơ thích hợp, đặc biệt là trong nƣớc thải, mỗi quan hệ giữa BOD5 với

N và P có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng oxi hóa của bùn
hoạt tính.
+ Hàm lƣợng P: Phospho tồn tại ở trong nƣớc với các dạng H2PO4-,
HPO42-, các polyphosphat nhƣ Na3(PO3)6 và phospho hữu cơ, đây là một trong
những nguồn dinh dƣỡng cho thực vật dƣới nƣớc, gây ô nhiễm và góp phần
thúc đẩy hiện tƣợng phú dƣỡng ở các thủy vực.
 Thông số sinh học
+ Chỉ số vệ sinh (E.coli): Trong nƣớc thải, đặc biệt là nƣớc thải sinh
hoạt, nƣớc thải bệnh viện, nƣớc thải vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn
nuôi,…nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn ở trong phân ngƣời, phân súc vật.


8

+ Vi khuẩn: Những vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột hay gặp trong nƣớc
là vi khuẩn tả vibrio cholera, vi khuẩn lị disenteriae - shigella, vi khuẩn
thƣơng hàn và phó thƣơng hàn samonella typhos và s.paratyphos…cũng nhƣ
trực khuẩn đƣờng ruột escherichia (gây bệnh có điều kiện).
- Khái niệm xử lý sinh học hiếu khí: Thực chất là thực hiện các quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ có thể oxy hóa đƣợc nhờ vi sinh vật.
- Khái niệm xử lý sinh học yếm khí: Là quá trình phân giải yếm khí các
hợp chất hữu cơ, vô cơ có thể chuyển hóa sinh nhờ vi khuẩn hô hấp yếm khí
và hô hấp tùy tiện.
- Bùn hoạt tính: Là tập hợp các vi sinh vật khác nhau chủ yếu là vi
khuẩn hiếu khí có khả năng ổn định chất hữu cơ hiếm khí đƣợc tạo nên trong
quá trình sinh hóa hiếu hiếu khí đƣợc giữ lại ở bể lắng đợt 2. Bùn hoạt tính là
các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nƣớc thải và là
nơi cƣ trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật khác nhau[12].
- Quá trình hình thành bùn hoạt tín: Nƣớc thải sau khi qua bể xử lý
sinh học hiếu khí. Khi ở trong bể các chất lơ lửng đóng vai trò các hạt nhân để

cho vi khuẩn cƣ trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là
bùn hoạt tính[12].
2.1.2. Căn cứ pháp lý.[6]
- Luật bảo vệ môi trƣờng 55/2014/QH13 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực
thi hành ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nƣớc 17/2012/QH13 đã đƣợc Quốc Hội nƣớc
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật tài nguyên nƣớc.


9

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP,ngày 8/1/2007 của Chính phủ vềSửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP, ngày 13/6/2003.
- Thông tƣ số 27/2014/TT-BTNMT về Quy định việc đăng ký khai
Thác nƣớc dƣới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép tài
nguyên nƣớc do Bộ tài nguyên và môi trƣờng ban hành Ngày 30/5/2014.
- Thông tƣ số 56/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trƣờng
quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ
bản tài nguyên nƣớc, tƣ vấn lập quy hoạch tài nguyên nƣớc,lập báo cáo,báo
cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép về tài nguyên nƣớc ngày 24 tháng 9
năm 2014.
- Thông tƣ liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 15/5/2013
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 25/2013/NĐ-CP,ngày 29/3/2013 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.
- Thông tƣ số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 hƣớng dẫn đánh

giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc.
- Quyết định số 16/2008/ QĐ-BTNMT ngày 3/12/2008 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trƣờng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trƣờng.
- QCVN 08:2008/ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.
- QCVN 14:2008/ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.
2.2. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải.[5].
2.2.1. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp cơ học.
- Song chắn (lọc vật rắn thô, làm bằng kim loại, đặt ở cửa ngoài
kênh,nghiêng một góc 60-750), lƣới lọc (tấm kim loại uốn thành hình tang


10

trống, kích thƣớc lỗ 0.5-1 mm, quay với vận tốc 0.1-0.5m/s. Chỉ cho nƣớc
thải qua bề mặt lƣới, còn vật rắn bị giữ lại trong bề mặt lƣới sẽ đƣợc cào ra.
- Bể điều hòa lưu lượng: Nhằm ổn định lƣu lƣợng nƣớc thải và thành
phần nƣớc thải trƣớc khi vào hệ thống xử lý, đây là bể thu nƣớc từ các nguồn
khác nhau đƣợc gom lại để vào hệ thống xử lý chung.
- Bể lắng: Tách chất lơ lửng dƣới tác dụng của trọng lực.
- Lọc: Là các vách ngăn xốp, cho dòng nƣớc đi qua và giữ lại các hạt
rắn lơ lửng, động lực của quá trình là dƣới tác dụng áp suất thủy tĩnh, áp suất
cao trƣớc vách ngăn hoặc áp suất chân không sau vách ngăn.
2.2.2. Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải.
- Phương pháp tuyển nổi:
+ tách hợp chất không tan và khó lắng, có khả năng tách đƣợc chất bẩn
hòa tan nhƣ là chất hoạt động bề mặt.
+ quá trình sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng, chúng kết dính vào các
hạt, khi lực nổi của tập hợp các bong khí đủ lớn sẽ kéo các hạt lên bề mặt, sau
đó chúng tập hợp lại tạo ra lớp bọt chứa hàm lƣợng các chất bẩn cao hơn

trong chất lỏng ban đầu.
- Phương pháp đông – keo tụ:
+ Là quá trình đƣa vào trong nƣớc các tác nhân tạo bông có tác dụng
phá keo hoặc hấp phụ các hạt nhỏ lên bề mặt của nó hoặc dính các hạt nhở lơ
lửng lại với nhau tạo nên một tập hợp có trọng lƣợng lớn hơn để chúng lắng
đọng xuống tầng đáy, thông qua đó nƣớc sẽ đƣợc làm sạch hơn.
+ Các tác nhân thƣờng đƣợc dùng trong phƣơng pháp đông - keo tụ:
phèn(AL(SO4).nH2O n=13-18),nƣớc vôi(Ca(OH)2),sắt sunfat(FeSO4.7H2O),..
- Phương pháp hấp phụ:
+ Là phƣơng pháp giữ chất hòa tan trên bề mặt chất rắn.


11

+ Chất hấp phụ là chất rắn (than hoạt tính, oxit AL, chất tổng hợp,
tro,xỉ, mạt sắt, đất sét,..)
+ Chất bị hấp phụ thƣờng là các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh
học hoặc xử lý cục bộ nằm trong pha lỏng.
- Phương pháp trao đổi ion:
+ Là quá trình ion nằm trên bề mặt của pha rắn sẽ trao đổi với các ion
cùng điện tích trong nƣớc khi xảy ra quá trình tiếp xúc.
+ Chất trao đổi ion là các hợp chất tự nhiên: Zeolit tự nhiên, khoáng,
đất sét,…
2.2.3. Phương pháp hóa học trong xử lý nước thải.
- Phƣơng pháp trung hòa: Đƣa Ph của nƣớc thải về 6.5-8.5, khoảng Ph
thích hợp cho quá trình xử lý tiếp hoặc trƣớc khi thải nguồn tiếp.
- Phƣơng pháp oxi hóa khử: Là dùng các chất có oxi hóa khử chuyển
chất trong nƣớc thải thành các chất ít độc hơn, tách ra khỏi nƣớc, thƣờng dùng
các tác nhân là Cl2,O3,…
2.2.4. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học.

- Sử dụng cánh đồng lọc (bãi lọc): Bãi lọc là một khu đất trống tƣơng
đối rộng đƣợc chia làm nhiều ô trống để xử lý nƣớc thải có hàm lƣợng chất ô
nhiễm không quá cao(BOD<300mg/l), hàm lƣợng cặn lơ lửng có thể lớn.
Nƣớc thải từ các bể lắng đƣợc dẫn vào các ô trống và thấm qua lơp đất mặt
nhờ quá trình lọc cơ học, cặn sẽ đƣợc giữ lại. Khu hệ sinh vật ở lớp đất mặt
chủ yếu là các vi khuẩn hô hấp hiếu khí và hô hấp tùy tiện cùng với xạ khuẩn
có trong đất sẽ oxy hóa các chất ô nhiễm nhờ lƣợng oxy hóa có trong mao
quản đất, ở lớp đất sâu, lƣợng oxy trong đất giảm dần, tốc độ oxy hóa cũng
giảm rõ rệt, đến một độ sâu nhất định điều kiện yếm khí tồn tại sẽ diễn ra quá
trình khử nitrat.


12

- Xử lý nước thải bằng đất ngập nước: Nguyên lý của xử lý bằng đất
ngập nƣớc là sử dụng khu hệ vi sinh vật trong đất, trong nƣớc và một số thực
vật hạ đẳng nhƣ: Thủy trúc, cây bông nƣớc, bèo lục bình, bèo cái,…
- Bãi lọc ngầm trồng cây: Cấu tạo của bãi lọc ngầm trồng cây về cơ bản
cũng gồm các thành phần tƣơng tự nhƣ bãi lọc trồng cây ngập nƣớc, nhƣng
nƣớc thải chảy ngầm trong lớp lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát triển
trên đó thƣờng có đất, cát, sỏi và đá đƣợc xếp thứ tự từ trên xuống dƣới, giữ
độ xốp của lớp lọc. Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nƣớc thải đƣợc lọc sạch nhờ
tiếp xúc với bề mặt của các hạt vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng
trong bãi lọc.
2.2.5. Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí trong điều kiện nhân tạo.
- Bể biophin: Là một thiết bị xử lý sinh học nƣớc thải trong điều kiện
nhân tạo nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật sinh trƣởng cố định trên
lớp màng bám vào một vật liệu lọc, nƣớc thải đƣợc tƣới từ trên xuống qua vật
liệu lọc, tiếp xúc với vi sinh vật xảy ra quá trình phân hủy hiếu khí. Lớp vật
liêu rât mỏng song cũng có thể xảy ra song song hai quá trình ở sát bề mặt là

quá trình phân hủy yếm khí và ở lớp ngoài có phân hủy hiếu khí có O2.
- Bể oxyten: Oxyten là công trình hiệu quả cao, dùng để xử lý nƣớc thải
bằng phƣơng pháp sinh học tăng cƣờng với việc sử dụng oxy kỹ thuật và bùn
hoạt tính đậm đặc. Oxyten là dạng bể chứa có mặt bằng hình tròn. Bên trong
làm tƣờng (hình trụ) phân chia vùng làm thoáng và vùng lắng. Tại khoảng
giữa tƣờng phân chia có cửa sổ để nƣớc bùn từ vùng làm thoáng tràn vào
vùng lắng. Trong khoảng dƣới tầng phân chia làm cửa sổ để bùn hoạt tính
tuần hoàn từ vùng lắng sang vùng làm thoáng. Vùng làm thoáng có nắp đậy
kín, ở phía trên đặt động cơ điện của thiết bị làm thoáng tuốc bin và ống dẫn
cấp oxy kỹ thuật, vùng lắng có thiết bị khuấy trộn bằng các song chắn đặt
đứng đất 30-50mm, khoảng cách giữa chúng là 300mm. Phần dƣới của song


13

chắn treo cái não bình cầu. Phần lắng làm việc với lớp bùn lơ lửng có ống
tháo để điều chỉnh mức độ bùn.
- Mương oxy hóa tuần hoàn(MOT): MOT có cấu tạo hình ôvan, chiều
sâu lớp nƣớc từ 1-1.5m, vận tốc nƣớc trong mƣơng 0.1-0.4 m/s. Để đảm bảo
lƣu thông bùn, nƣớc, cung cấp oxy ngƣời ta thƣờng lắp đặt hệ thống khuấy
trộn dạng guồng quay trục ngang, tại khu vực hai đầu mƣơng khi dòng chảy
đổi chiều, vận tốc nƣớc ở phía trong nhỏ hơn phía ngoài làm cho bùn lắng lại
sẽ giảm hiệu quả xử lý, do đó phải xây dựng tƣờng hƣớng dòng ở hai đầu
mƣơng để tăng tốc độ dòng phía trong. Nguyên lý hoạt động của mƣơng oxy
hóa tuần hoàn là bùn hoạt tính thổi khí kéo dài, lƣợng oxy cần cung cấp 1.51.8 kgO2/kgBOD5,khử để đảm bảo quá trình khử nitrat. Liều lƣợng bùn hoạt
tính 2000-6000mg/l. Thời gian lƣu nƣớc 24-36 giờ, thời gian lƣu bùn 15-33
ngày, hệ số tuần hoàn bùn 0.75-1.5, trong mƣơng oxy hóa có các vùng hiếu
khí và thiếu khí, vùng hiếu khí (DO>2mg/l) diễn ra quá trình oxy hóa chất
hữu cơ và nitrat hóa, vùng thiếu khí (DO<0.5mg/l) diễn ra quá trình hô hấp
kỵ khí và khử nitrat. Hiệu quả xử lý BOD đạt 85-90%, hiệu quả xử lý N đạt

40-80%.
2.3. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay[10].
2.3.1. Bể Aerotank
Bể Aerotank cũng là một trong những phƣơng pháp xử lý sinh học hiếu
khí. Ƣu điểm của bể là rất dễ xây dựng và vận hành. Bể Aerotank có nhiều
loại nhƣ bể Aerotank truyền thống, bể Aerotank nhiều bậc,… Tuy nhiên bể
Aerotank truyền thống sử dụng đơn giản nhất.
Nguyên tắc hoạt động của bể aerotank
Công nghệ aerotank là công nghệ đƣợc sử dụng nhiều nhất và lâu đời
nhất bởi tính hiệu quả của nó. Aerotank là qui trình xử lý sinh học hiếu khí
nhân tạo, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học đƣợc vi sinh vật hiếu khí sử


14

dụng nhƣ một chất dinh dƣỡng để sinh trƣởng và phát triển. Qua đó thì sinh
khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nƣớc thải giảm
xuống. Không khí trong bể Aerotank đƣợc tăng cƣờng bằng các thiết bị cấp
khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…
2.3.2. Bể UASB
Xử lý nƣớc thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó
nƣớc thải sẽ đƣợc phân phối từ dƣới lên và đƣợc khống chế vận tốc phù hợp
(v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thƣờng bao gồm: hệ thống phân phối
nƣớc đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Nƣớc thải đƣợc phân phối từ
dƣới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ
bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể đƣợc quyết định bởi tầng vi sinh
này. Hệ thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và
khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và đƣợc thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy
bể và nƣớc sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.
Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, pH, các

chất độc hại trong nƣớc thải…. Với nƣớc thải bia, quá trình lên men Acid xảy
ra nhanh chóng vì vậy vào bể UASB chỉ thực hiện công việc lên men
methane, mà điều kiện để quá trình này xảy ra tốt là pH >6 (tôt nhất là 7.5),
nhƣ vậy chỉ cần điều chỉnh pH là đƣợc… trong khi đó, nếu các nƣớc thải khác
thì vấn đề này không dễ chút nào, vì bể UASB vừa lên men acid vừa len men
methane, mà khi quá trình lên men acid xảy ra pH giảm rất thấp… dễ dẫn đến
hiên tƣợng khó chịu trong công nghệ UASB “Lên men chua”. Và đây là lí do
thiết thực nhất mà tại sao sử dụng UASB trong xử lý nƣớc thải bia, rƣợu.
2.3.3. Công nghệ MBBR
Xử lý nƣớc thải bằng công nghệ đệm di động (MBBR). Quá trinh xử
lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh đƣợc sử
dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn,


15

do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng đƣợc tối đa diện tích bề
mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vinh vật trong công trình xử lý MBBR
rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan ôxi
vào nƣớc, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so
với những công nghệ khác.
2.3.4. Công nghệ AAO
AAO cụm từ viết tắt của 3 quá trình: Yếm khí (Anaerobic), Thiếu khí
(Anoxic), Hiếu khí (Oxic). Công nghệ AAO là quá trình xử lý áp quá trình xử
lý sinh học liên tục dùng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hiếu khí, thiếu khí,
yếm khí để xử lý nƣớc thải. Qúa trình xử lý nhƣ vậy cho hiệu quả xử lý cao,
đặc biệt với nƣớc thải có hàm lƣợng hữu cơ Nitơ phốt pho cao. Tùy vào thành
phần nƣớc thải mà thể tích các vùng kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí khác nhau.
AAO đƣợc thiếu kế theo quy trình nghiêm ngặt để xử lý nhiều loại nƣớc thải:
Nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải bệnh viện, nƣớc thải công nghiệp sản xuất chế

biến thực phẩm, nƣớc thải khu công nghiệp tập trung.
2.3.5. Công nghệ SBR
SBR (Sequencing batch reactor) công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt
bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, đƣợc giới thiệu là giải pháp xử lý
nƣớc thải đạt hiệu quả cao kết hợp với công nghệ xử lý nƣớc thải SBR gồm 2
cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech, bể SBR (Sequencing Batch
Reactor) là bể xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học theo quy trình phản
ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank. Nƣớc đƣợc dẫn vào
bể Selector trƣớc sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ đƣợc sục khí liên
tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nƣớc sau đó đƣợc
chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5
pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nƣớc và nghỉ. Mỗi bƣớc luân phiên
sẽ đƣợc chọn lựa kỹ lƣỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng


×