Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã yên định huyện sơn động tỉnh bắc giang giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.08 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ VĂN NGHĨA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN ĐỊNH HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH
BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Điạ chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÃ VĂN NGHĨA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN ĐỊNH HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH
BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Điạ chính môi trƣờng

Lớp

: K43 ĐCMT N03

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Đăng Văn Minh



LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại phòng
TN&MThuyện Sơn Động em đã có cơ hội học hỏi và có thêm nhiều kiến thức bổ
ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hoàn thành tốt đề tài của
mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh chị cán bộ địa chính xã,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
PGS.TS. Đăng Văn Minh và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Yên Định và phòng TNMT huyện
Sơn Động đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độ có
hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn Động, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lã Văn Nghĩa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC
CP
CT – TTg
CV
DT
DVT

GCN
GCNQSD
GDTX
KH-PTNMT

NQ
TS
THCS
TN&MT
TT
TW
UBND
STT
VPĐKQSD
MNCD

Bản đồ địa chính
Chính phủ
Chỉ thị thủ tướng
Công văn
Diện tích
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Giáo dục thường xuyên
Kế hoạch – Phòng tài nguyên môi trường
Nghị định
Nghị quyết
Tiến sĩ
Trung học cơ sở

Tài Nguyên và Môi Trường
Thông tư
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Số thứ tự
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
Mặt nước chuyên dùng


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động
của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước
Những năm gần đây, do chính sách mở cửa của nền kinh tế. Việc đẩy
nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn đến việc xây dựng
cơ sở hạ tầng diễn ra ồ ạt, cùng với nó là nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động:
Nhà ở, kinh doanh, dịch vụ ngày càng phát triển, dẫn đến việc quỹ đất nông
nghiệp ngày càng giảm mạnh. Trong khi đó nhu cầu về lương thực ngày càng
tăng nhanh gây áp lực đối với nhà quản lý đất đai, đồng thời nó đã làm cho giá
trị quyền sử dụng đất tăng lên nhanh chóng. Vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai là phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và có
hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như tránh xảy ra tranh chấp
đất đai gây mất trật tự xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta
đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp Luật Đất đai. Luật Đất đai
1988 ra đời nhưng trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường,
chỉ trong 5 năm đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý
và sử dụng. Luật Đất đai 1993 ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Luật



Đất đai 1988, nhưng chỉ áp dụng trong vòng 10 năm đã phải sửa đổi 2 lần vào
năm 1998 và năm 2001 để đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển. Sự ra đời
của Luật Đất đai 2003 được xem như là bước đột phá trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước quản lý chặt quỹ đất của
mình và người sử dụng đất có điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của đất để
phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.Để đáp ứng nhu cầu hội nhập của quốc gia
và sự bất cập của luật đất đai 2003 thì mới đây Luật Đất Đai mớiđượckỳ họp thứ
6 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày

29-11-2013 và có hiệu lực thi hành từ

ngày 1-7-2014. Một nội dung quan trọng trong 15 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai được đưa ra trong Luật Đất đai 2013 là: “Công tác đăng ký quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Nội dung này thể hiện được
mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là chứng thực pháp lý, cơ sở
và căn cứ quan trọng cho người sử dụng đất được đảm bảo khi khai thác sử dụng
và bảo vệ đất. Vì vậy công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xã Yên Định có diện tích 29,95 km² nằm dọc quốc lộ 31. Xã Yên Địnhcó
vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các xã. Vì
vậy để đảm bảo công tác quản lý toàn bộ quỹ đất trong địa bàn toàn xã được chặt
chẽ và đảm bảo cho chủ sử dụng đất được thực hiện các quyền như: chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp… theo đúng qui định pháp luật thì trước tiên
phải hoàn thiện công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS Đăng Văn Minh em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công



tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Yên Định huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014”
1.2. Mục đích và Yêu cầu của đề tài
*Mục đích:
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên
Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác và đề xuất giải
pháp làm tăng tiến độ công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên Địnhhuyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
*Yêu cầu:
- Nắm được các quy định của công tác cấp GCNQSD đất.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của xã Yên Định trong công tác cấp
GCNQSD đất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Có cơ hội học hỏi và rút ra được nhiều kiến thức thực tế, nhất là trong
công tác cấp GCNQSD đất, từ đó đưa ra được những đánh giá và nhận định
riêng về công tác này trong giai đoạn hiện nay.
- Nắm vững những quy định của Luật đất đai năm 2013 và những văn bản
dưới luật về đất đai của trung ương và ở địa phương trong công tác CGCNQSD
đất.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để đề ra
những giải pháp phù hợp trong công tác cấp GCNQSD đất nói riêng và công tác
quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.


PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người sự hình thành của một nền
văn minh vật chất – văn hoá tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật đều được
xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất.
Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số
thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng đa dạng và phức tạp.
Vì vậy để sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm mang lại hiệu quả cao
nhất thì Nhà nước phải có một chế độ chính sách về đất đai mang tính pháp lý,
song phải hợp lý và chặt chẽ nhằm quản lý toàn bộ quỹ đất.
Ở Việt Nam đối tượng của quản lý đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất
trong phạm vi ranh giới hành chính các cấp. Thực chất của việc quản lý Nhà
nước về đất đai là công tác quản lý sao cho đúng quy định của Luật Đất đai. Nhà
nước quản lý đất đai thông qua các văn bản pháp luật, Nhà nước giao cho Uỷ
ban nhân dân các cấp phải thực hiện việc quản lý đất đai trên toàn bộ ranh giới
hành chính đối với tất cả các loại đất theo quy định của pháp luật.


Để công tác quản lý cũng như vấn đề sử dụng đất đai mang lại hiệu quả
cao nhất tại chương 2 Điều 22 (Luật đất đai, năm 2013) [1] đã đề ra 15 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai như sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.


Thông qua 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì nội dung công tác
đăng ký cấp GCNQSD đất là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa
nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ sở để nhà nước bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất. Mặt khác cũng thông qua hoạt động này
mà Nhà nước thực hiện quyền giám sát tình hình sử dụng đất đai của các chủ sử
dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc sử dụng đất của các
chủ sử dụng trên từng thửa đất tuân thủ theo đúng nề nếp kỷ cương pháp luật, tạo
điều kiện để nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Điều mà chúng ta có thể thấy trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
thì hoạt động đăng ký cấp GCNQSD đất có một vai trò hết sức quan trọng và đây
là một trong những hoạt động nắm chắc tình hình về đất đai. Chính vì vậy thông
qua hoạt động này chúng ta sẽ xác định và biết được thông tin của từng thửa đất
và là cơ sở để quản lý các thông tin về đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính với
đầy đủ các thông tin tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình trạng pháp lý của từng thửa

đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ việc thực hiện các
nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời đây cũng là nội dung
tiền đề và hướng tới hoàn thiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai khác
như: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất, điều
tra đo đạc, khảo sát, phân hạng, định giá đất, giải quyết khiếu nại tố cáo về đất
đai… Thông qua nội dung này quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được
đảm bảo. Muốn nắm chắc được tình hình sử dụng, số lượng, chất lượng của toàn
bộ quỹ đất thì chúng ta phải làm tốt công tác đăng ký cấp GCNQSD đất từ cấp
Trung ương đến cấp cơ sở
2.1.2. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai


“GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất”.
-Giúp nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý đất đai của mình.
-Công tác cấp GCNQSD đất giúp nhà nước nằm chắc tình hình đất đai.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại
quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. nhà nước thực hiện quyền
chuyển giao, chuyển sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Nhà nước thực hiện việc
giao đất , cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy cấp
GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
2.1.3. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với người sử dụng đất
-GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và
người sử dụng đất.
- GCNQSD đất là điều kiện để đất đai tham gia thị trường bất động sản.
- GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ich hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.

2.1.4. Cơ sở pháp lí để triển khai công tác cấp GCNQSD đất
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện đối với từng thửa đất, từng chủ
sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đất được đặc biệt chú trọng trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước, Nhà nước ta ban hành nhiều văn
bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất đai nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế cũng như việc thực hiện chủ trương khoản ruộng đất theo chỉ thị 100/CT-TW


tiếp đến là khoản ruộng ổn định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo
điều kiện để nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm làm cơ sở cho công tác
quản lý đất đai toàn diện hơn như:
-Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đất đai 2013 (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ 05/07/2014).
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014)
-Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ
01/07/2014).
-Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực
từ 01/07/2014).
-Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45 về thu tiền sử dụng
đất (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
-Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
(Có hiệu lực từ 01/07/2014).
-Thông tư 77/2014/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 46 về thu tiền thuê đất,

thuê mặt nước (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
-Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang đã ra các văn bản hướng dẫn thực hiện
các văn bản của tỉnh mình.


- Nghị quyết số 29/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh bổ
sung, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí quy định tại Nghị quyết số 11/2007/NQHĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 191/2012/QĐ - UBND ngày 27/06/2012 của UBND tỉnh
BắcGiangvề ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
-Quyết định số 858/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Bắc
Giang về trình tự, thủ tục khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh bắc
giang.
- Quyết định số 60/2010/QĐ-UBND ngày 09/6/2010 sửa đổi, bổ sung một
số điều của quy định, kèm theo Quyết định số 118/2009/QĐ-UBND ngày
06/11/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 177/2012/QĐUBND ngày 20 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành
Quy định trình tự thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Chỉ thị số 16-CT/HU ngày 18/10/2012 của ban thường vụ huyện ủy về
lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh việc cấp GCNQSD đất và tổ chức thực hiện Quyết
định số 191/2012/QĐ - UBND ngày 27/06/2012 của UBND tỉnh BắcGiang.
Quyết định số 3017/QĐ - UBND ngày 19/11/2012 của UBND huyệnvề
thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 191/2012/QĐ – UBND tỉnh
Quyết định số 242/QĐ - UBND ngày 22/4/2013 của UBND huyện về giao
chỉ tiêu cụ thể cấp GCNQSD đất cho các xã, thị trấn.
Đây là những văn bản chủ yếu của cơ quan Nhà nước ban hành quy định
và hướng dẫn về công tác cấp GCNQSD đất. Hệ thống văn bản đã ban hành và



điều chỉnh kịp thời, thể hiện tính tập trung và hệ thống từ Trung Ương tới cơ sở.
Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai công tác cấp
GCNQSD đất đạt kết quả tốt hơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1tình hình cấp GCNQSD đất trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia và ở mỗi quốc gia có một hình thức sở hữu
đất đai và quan hệ đất đai riêng. Điều đó phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước
và lợi ích giai cấp thống trị của quốc gia đó.[8]
-Tại Mỹ
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý. Đến nay, mỹ đã hoàn thành việc cấp GCNQSD đất và hoàn
thiện hồ sơ địa chính. Nước mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và
đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin về biến
động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. đó cũng là một
trong những điều kiện để thị trường bất đống sản tại mỹ phát triển ổn định.
-Tại Pháp
Hầu hết đất đai tại pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được
hệ thống thông tin được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương. Đó là hệ
thống tin học hoàn chỉnh phục vụ trong quản lý đất đai. Nhờ hệ thống này mà họ có
thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường
xuyên, phù hợp, chính xác và kịp thời đến từng khu vực, thủa đất.
Tuy nhiên, nước pháp không tiến hành cấp GCNQSD đất mà họ tiến hành
quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hóa và tư liệu trên giấy, bao gồm: các
chứng từ bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra mỗi chủ sử dụng đất được cấp một


trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệu địa chính đối với
bất kỳ bất động sản nào cần đăng ký.

-Tại Otraylia
Đây là một nước rộng lớn, bốn bề là biển, tỷ lệ diện tích trên đầu người cao,
90% quỹ đát tự nhiên là do tư nhân sở hữu. khi nhà nước muốn sử dụng thì họ phải
tiến hành làm hợp đồng thuê đất của tư nhân. Để quản lý tài nguyên đất otraylia đã
tiến hành cấp GCNQSD đât và hoàn thiện hệ thống thông tin đất. vì vây các giao
dịch về đất đai rất thuận tiện, quản lý đất đai nhanh chóng.
2.2.2 tình hình cấp GCNQSD đất trong nước
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời được ban hành có hiệu lực thi hành trong
giai đoạn này Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành về văn
bản cấp GCNQSD đất, mọi chính sách của đất đai cũng như nhiệm vụ của các
cấp trong công tác quản lý Nhà nước có nhiều thay đổi mới của đất nước nhằm
đem lại hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đất đai.
Tính đến hết năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với 41,6 triệu giấy, tổng diện tích 22,9
triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số
trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần
đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: đất
chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất
nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn
12 địa phương. Một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng
nhận lần đầu thấp dưới 70% như Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.
Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận, Hải Dương. [7]


Như vậy, sau hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị
số 1474/CT-TTg và Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 7,5 triệu
giấy chứng nhận lần đầu; riêng năm 2013 cấp được 5,6 triệu giấy chứng nhận, với
diện tích 2,6 triệu ha,nhiều hơn 3,2 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm
2012.

Đến nay, cả nước có 58 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích
các loại đất cần cấp giấy chứng nhận); còn 5 tỉnh chưa hoàn thành cơ bản (đạt dưới
85% diện tích cần cấp giấy) gồm Lai Châu; Hưng Yên; Hải Dương, Đắk Lắk và
Bình Phước.
Tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau:
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.234.000 giấy chứng nhận với
diện tích 126.000 ha, đạt 94,4%; trong đó có 41 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên
85%; còn 22 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 6 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm:
Tuyên Quang, Lai Châu, Hưng Yên, Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.670.000 giấy chứng nhận
với diện tích 507.000 ha, đạt 92,9%; trong đó có 46 tỉnh đạt trên 85%, còn 17
tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Điện Biên,
Hưng Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 242.000 giấy chứng nhận với
diện tích 563.000 ha, đạt 78,2%; trong đó có 24 tỉnh đạt trên 85%; còn 39 tỉnh
đạt dưới 85%; đặc biệt có 20 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Tuyên Quang, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng
Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí
Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.205.000 giấy chứng


nhận với diện tích 8.692.000 ha, đạt 88,6%; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn
15 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 2 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Lai Châu, Ninh
Thuận.
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.000 giấy chứng nhận với
diện tích 11.871.000 ha, đạt 97,8%; trong đó có 40 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh
đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận), đặc
biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Ninh Bình, Bình Dương, Tây
Ninh


PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức trên địa bànxã Yên Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên
Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2014
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:Phòng TN&MT Huyện Sơn Động- tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: 06/02/2015 – 30/04/2015


3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Yên Địnhhuyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế -xã hội
3.3.2.Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Yên Địnhhuyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang
3.3.3.Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên Địnhhuyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân xã
Yên Địnhhuyện Sơn Động , tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho các tổ chức trên địa bàn xã Yên
Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo các loại đất của xã Yên
Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo các năm củaxã Yên Địnhhuyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014

3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp
GCNQSD đất của xã Yên Định
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Điều tra thu thập số liệu tại các phòng ban có liên quan đến cấp
GCNQSD đất như: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Văn phòng Đăng kí quyền
sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Sơn Động-tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2010- 2014.


+ Tìm hiểu các văn bản luật và văn bản dưới luật có liên quan.
+ Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây.
+ Thu thập số liệu tài liệu tại UBND xã Yên Định
+ Phương pháp phỏng vấn người dân đến xin cấp giấy
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được
- Được sử dụng phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra những yếu tố
đặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên Địnhgiai đoạn
2010 – 2014.
- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập.
Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái
quát kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên Địnhgiai đoạn 2010 2014.
3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được
Sau khi phân tích và tổng hợp số liệu tiến hành so sánh và đánh giá kết
quả đạt được để thấy tiến độ cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Yên Địnhgiai
đoạn 2010 – 2014.

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên Địnhhuyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Định là xã miền núi, vùng cao của huyện Sơn Động, địa hình chia cắt
rõ rệt, cách trung tâm huyện khoảng 6km về phía Tây. Địa giới hành chính xã
tiếp giáp với các xã sau:
 Phía Nam:giáp xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
 Phía Tây : giáp xã Cầm Đàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
 Phía Đông: giáp xã An Bá huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
 Phía Bắc : giáp xã Giáo Liêmhuyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
Vị trí tương đối thuận lợi cho giao lưu buôn bán, giao thông đi lại, phát
triển kinh tế của các xã và khu vực lân cận trong huyện.[6]
4.1.1.2 .Địa hình địa mạo
Xã có địa hình chia cắt mạnh, địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam. Đia hình không đều, đồi núi phân bố rộng khắp trong toàn xã.
Do địa hình chia cắt phức tạp, nhiều đồi núi lên diên tích đất sản xuất nông
nghiệp nhỏ hẹp, việc bố trí cây trồng trong xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô dẫn đến năng xuất cây trồng chưa cao, cơ
cấu cây trồng đơn điệu.[6]
4.1.1.3. Khí hậu
Xã yên định nằm cách bờ biển không xa nhưng do án ngữ cửa dãy núi Yên
Tử, nên khí hậu mang đặc điểm khí hậu lục địa miền núi. Một năm chia làm hai
mùa :


Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, có gió thịnh hành là gió đông
nam, nhiệt độ trung bình từ 29-33ºc.
Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, có gió đông bắc thịnh hành.
Nhiệt độ thấp nhất từ 4-7ºc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22ºc. tháng có nhiệt độ cao nhất la tháng
5, tháng 6.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 80,8%. Tổng số giờ nắng hàng năm là 1651
giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1320mm, mưa tập trung chủ yếu vào
tháng 5, tháng 6. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 890mm.
Với điều kiên như vậy, sản xuất nông – lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn do
không chủ động được nguồn nước.[6]
4.1.1.4. Thủy văn
Yên định là xã có địa hình chia cắt phức tạp nguồn nước phân bố không
đồng đều trong xã.
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu là từ giếng
khoan, giếng khơi, và nước sạch từ đỉnh núi dẫn về của một số hộ gia đình. Theo
kết quả điều tra nguồn nước và chất lượng nước ở đây khá tốt. Tuy nhiên trong
những năm gần đây do khai thác một cách tự phát của các hộ gia đình và cá nhân
đã làm ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước, đòi hỏi người quản lý cần
quan tâm chấn chỉnh kịp thời.
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu của xã được lấy từ hệ thống
sông cẩm đàn, suối nằm xen kẽ các thung lũng núi và các ao hồ, đập chứa nước
nằm rải rác trong xã. Chế độ tưới tiêu cho cây trồng còn gặp nhiều khó khăn, khả
năng tưới tiêu cho cây trồng chỉ đạt khoảng 42% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, còn 58% diện tích đất canh tác phụ thuộc vào nước trời. tuy nhiên những


năm gần đây được sự quan tâm của trung ương, tỉnh cùng sự nỗ lực của UBND
xã và toàn thể nhân dân lên diện tích cây trồng được tưới tiêu chủ động ngày một
tăng, năng suất cây trồng không ngừng được nâng cao.[6]
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- tài nguyên đất
Xã chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá cát.
Hàm lương mùn tương đối cao chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của xã.

- tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên còn biến
dộng theo mùa, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của xã được lấy
từ hai nguồn chính là nước ngầm và nước mặt.
- Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, toàn xã có 1534,56 ha đât lâm
nghiệp, chiếm 50,88% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Cây trồng chủ yếu
của xã là các loại cây lấy gỗ như Keo, Bạch Đàn, Thông…. Trong những năm
gần đấy xã thực hiện các chủ trương của đảng và nhà nước về giao đất, giao rừng
đến từng hộ gia đình và cá nhân. Trồng rừng theo các dự án phủ xanh đất trống
đồi núi trọc phát triển kinh tế rừng và tạo nên hệ động, thực vật rừng phong phú
đa dạng.
- tài nguyên nhân văn
Toàn xã có dân số là 3468 nhân khẩu với 867 hộ gồm 9 dân tộc anh em
sinh sống đan xen ở 6 thôn, đông nhất là dân tọc kinh, cao lan, tày… đây là địa
bàn cư trú lâu đời của công đòng các dân tộc. mỗi dân tộc có truyền thống, văn
hóa phong tục khác nhau tạo thành sự đa dạng về bản sắc văn hóa trên địa bàn
xã. Xã thực hiện nếp sống văn minh, loại bỏ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.


Xã còn bảo tồn, phát huy các gia trị văn hóa của địa phương như tổ chức các lễ
hội truyền thống, tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của
đất nước.[6]
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp
Trong những năm gần đây xã đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất nông nghiệp lên sản lượng của cả xã không ngừng tăng lên. Xã đã gieo
trồng 548,2 ha, tổng sản lượng thu được la 2820,6 tấn, bình quân đầu người của
xã la 549kg/người/ năm.
Diện tích đất trồng lúa là 277 ha, năng suất trồng lúa là 50 tạ/ha. Ngô

trồng 181,4 ha, năng suất 55 tạ/ha. Khoai lang 17 ha, năng suất 69,4 tạ/ha. Sắn
20 ha, năng suất 69,4 tạ/ha. Lạc 15,5 ha, năng suất 27,8 tạ/ha. Dậu đỗ 13ha, năng
suất 22 tạ/ha. Rau xanh các loại 9 ha, đạt 83 tạ/ha.
Diện tích cây ăn quả là ổn định khoảng 180 ha, trong năm tổng sản lượng
thu hoach ước đạt 1100 tấn, giá tị thu nhập là 2,5 tỷ đồng.
UBND Xã vận động nhân dân các thôn bản làm tốt công tác chăm sóc, bảo
vệ và phòng chống cháy trong mùa khô rừng trồng , rừng tự nhiên. Vận động
nhân dân phát triển trồng rừng kinh tế , thực hiên kế hoạch giao khép kín đất lâm
nghiệp đến hộ dân, trong năm đã trồng được 202,5 ha.
Ngoài trồng trọt nhân dân tích cực phát triển chăn nuôi số lượng đàn gia
súc gia cầm liên tục tăng. Đàn trâu 459 con, bò 172 con, gia cầm 24713 con, lợn
65000 con, lợn nái 320 con, ong mật 700 đàn. Bên cạnh đó xã Yên Định còn
phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao, sản lượng lớn đã giúp
cho đời sống nhân dan được cải thiện và ổn định kinh tế.


Toàn xã có 1534,56 ha đât lâm nghiệp, chiếm 50,88% tổng diện tích đất tự
nhiên của toàn xã. Cây trồng chủ yếu của xã là các loại cây lấy gỗ như Keo,
Bạch Đàn, Thông….[6]
4.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Sản xuất tieur thủ công nghiệp luôn được quan tâm, ưu tiên phát triển và
được coi là nghành nghề mũi nhọn của địa phương. Hiện nay toàn xã có 14 tàu hút,
khai thác cát , sỏi. Cơ khí nhỏ có 3 cơ sở,có 3 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng, 2
cơ sở sản xuất gạch cây. Tổng doanh thu từ lĩnh vực này ước đạt gần 7 tỷ đồng.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được việc làm cho
nhiều lao động có thu nhập cao hơn, góp phần tăng thu nhập ổn định đời sống nhân
dân, giảm số hộ nghèo trong xã, tăng số hộ giàu trong các năm.
Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, kinh doanh đa dạng các mặt hàng thiết
yếu phục vụ cho lĩnh vực xây dựng, sản xuất và tiêu dùng. Doanh thu từ dịch vụ
ước đạt 12,5 tỷ đồng .

Trên địa bàn xã có công ty lâm nghiệp Sơn Động hoạt động tốt, đã mang lại
hiểu quả kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã.
Hệ thống thương mại-dịch vụ phát triển mạnh, tuy là xã chủ yếu sản xuất
nông nghiệp. Mạng lưới dịch vụ hình thành đến địa bàn từng thôn, xóm. Tuy nhiên
số thương nhân hoạt động trên địa bàn còn hạn chế.[6]
4.1.2.3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua
cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi. Việc nâng cấp cải tạo và xây
dựng mới các công trình văn hóa phúc lợi công cộng, công trình dân sinh đã làm
thay đổi bộ mặt của xã.
4.1.2.4. Dân số và lao động việc làm.


Toàn xã có tổng dân số 3468 nhân khẩu với 867 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 1,1%. Nguồn thu nhập chính của nhân dân trong xã là nông nghiệp. Tuy
nhiên lĩnh vực nông nghiệp hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có,
chưa phân bổ hợp lý. Lực lượng lao động nhiều, nhưng thời gian nhàn dỗi còn
tương đối cao, lao động thuần nông đời sống không đảm bảo thu nhập bấp bênh.
Lao động phi nông nghiệp lại chưa tạo ra động lực về chất lượng và sự đa dạng
của sản phẩm, không đáp ứng đúng và theo kịp nhu cầu thị trường.
Những năm qua dưới chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã, phong trào
thực hiện kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình,
được kết hợp giữa giáo dục tuyên truyền với các biện pháp hành chính đã thu
được nhưng kết quả khả quan: hạn chế sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3.
Cơ cấu việc làm còn có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng lao động
tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động của xã
tham gia làm dịch vụ tại các tỉnh và xuất khẩu lao động ngày càng tăng, đây là
lực lượng thu nhập mang về đáng kể cho xã .
Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông
nghiệp có trình độ văn hóa chưa cao, trình độ ngành nghề thấp. Tỷ lệ lao động

qua đào tào ít , điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu, ứng dụng
các tiện bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
phát triển các ngành nghề khác để tận dụng nguồn lao động nhàn dỗi.[6]
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Yên Địnhhuyện Sơn
Động-tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị : Người)


×