Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 217 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VĂN HƯỞNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT KHẨU
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VĂN HƯỞNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT KHẨU
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Thu Hương
2. PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đinh Văn Hưởng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ...........................3
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài luận án ....................................................................................5
7. Kết cấu luận án .....................................................................................................5
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................6
1.1. Sự phát triển của các nghiên cứu liên quan đến luận án................................6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................6

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................12
1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ......16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................17
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT
KHẨU VÀ QUY TRÌNH, KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU ......................................18
2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ..............................18
2.1.1. Khái quát về marketing xuất khẩu ..................................................................18
2.1.2. Dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ...............................................................22
2.1.3. Các loại hình dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu chủ yếu ............................28
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DVTVMXK .....................................33
2.1.5. Vai trò của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu.............................................38
2.1.6. Phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ...............................................42
2.2. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................49
2.2.1. Một số mô hình nghiên cứu có liên quan đến sự phát triển dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu ..................................................................................................49


2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................58
2.2.3. Các giả thiết nghiên cứu ..................................................................................59
2.2.4. Mô hình xác định mối tương quan các nhân tố tác động đến xu hướng phát
triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu..................................................................62
2.3. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, phân
tích dữ liệu................................................................................................................62
2.3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................62
2.3.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu .................................................................................65
2.3.3. Xây dựng thang đo ..........................................................................................66
2.3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ...............................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................68
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING
XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................69
3.1. Khái quát tình hình hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại
TP.HCM ...................................................................................................................69
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ......................................................................................69
3.1.2. Thị trường xuất khẩu .......................................................................................71
3.1.3. Số lượng và loại hình doanh nghiệp xuất khẩu ...............................................74
3.1.4. Nguồn lực của các doanh nghiệp xuất khẩu....................................................76
3.2. Thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu
cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................80
3.2.1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ........................80
3.2.2. Một số cơ quan, tổ chức có liên quan và tác động đến tình hình hoạt động và
phát triển DVTVXMK ..............................................................................................85
3.2.3. Một số kết quả hoạt động và mối quan hệ của các cơ quan hữu quan tác động
đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK .................................................90
3.2.4. Chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực DVTVMXK..96
3.3. Kết quả phân tích, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình hoạt
động và phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp
Việt Nam tại TP. HCM ............................................................................................99
3.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát và tổng hợp điểm trung bình các thang đo nghiên
cứu .............................................................................................................................99

3


3.3.2. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tình hình hoạt động và phát
triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Tp.HCM ...........................103
3.4. Nhận xét chung về tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK cho
các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
qua........................................................................................................................... 119
3.4.1. Một số kết quả đạt được ................................................................................ 119

3.4.2. Một số hạn chế ..............................................................................................120
3.4.3. Những nguyên nhân hạn chế ......................................................................121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................124
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN
MARKETING XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM
NHÌN NĂM 2035 ...................................................................................................125
4.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước tác động đến tình hình hoạt động
và phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
TP.HCM trong thời gian tới .................................................................................125
4.1.1. Triển vọng và thách thức từ bối cảnh kinh tế quốc tế ....................................125
4.1.2. Triển vọng và thách thức từ bối cảnh kinh tế trong nước .............................127
4.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt
Nam tại TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2035 ...................................131
4.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................131
4.2.2. Quan điểm .....................................................................................................131
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất
khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025 và
tầm nhìn năm 2035 ................................................................................................133
4.4. Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp ..................................142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................147
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ...........................................................................................................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................151
PHỤ LỤC

4



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố đo lường chỉ số hài lòng khách hàng ở Việt Nam ..................52
Bảng 2.2: Thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát ..........................................65
Bảng 3.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hố Chí Minh 1986-2015 .....69
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại TPHCM ........................72
phân theo một số thị trường chủ yếu. ........................................................................72
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
phân theo một số mặt hàng chủ yếu ..........................................................................73
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu trên địa bàn TP.
HCM tính đến năm 2015 ...........................................................................................75
Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu của TP. HCM năm 2015 75
Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ..80
Bảng 3.7: Số lượng doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu tại
TP.HCM phân theo loại hình doanh nghiệp ..............................................................82
Bảng 3.8: Cơ cấu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ở TP.
HCM phân theo thành phần kinh tế ..........................................................................82
Bảng 3.9: Cơ cấu DN cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu phân theo qui
mô vốn (%) ................................................................................................................83
Bảng 3.10: Cơ cấu DN cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu phân theo qui
mô nhân lực (%) ........................................................................................................83
Bảng 3.11: Cơ cấu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu phân
theo địa phương (%) ..................................................................................................84
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp điểm trung bình các thang đo nghiên cứu......................99
Bảng 3.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Factor Analysis - KMO and
Bartlett's Test ...........................................................................................................107
Bảng 3.14: Ma trận hệ số tương quan .....................................................................109
Bảng 3.15: Phân nhóm và đặt tên nhóm nhân tố .................................................... 111
Bảng 3.16: Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các nhân tố. .................. 116
Bảng 3.17: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính .................................................... 118
Bảng 4.1: Số lượng chuyên viên tư vấn trong các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

tư vấn marketing xuất khẩu .....................................................................................136
Bảng 4.2: Xếp hạng mức độ dễ dàng trong kinh doanh của Việt Nam...................144


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Dự báo nhu cầu dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh ở các khu
vực trên thế giới ..........................................................................................................9
Hình 2.1: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ ............................................49
Hình 2.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của các quốc gia Châu Âu ..............50
Hình 2.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng Việt Nam (VCSI) ............................52
Hình 2.4: Mô hình chất lượng dịch vụ (Parasuraman, 1988) ...................................53
Hình 2.5: Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng. ..........................56
Hình 2.6: Mô hình mối liên hệ các nhân tố cung và cầu tác động đế xu hướng phát
triển thị trường dịch vụ..............................................................................................57
Hình 2.7: Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển
DVTVMXK. .............................................................................................................59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AEC

AFTA

ASEAN

CEPT

CIEM


Tiếng Anh
ASEAN Economic Community
ASEAN Free Trade
Agreement/Area

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định/khu vực mậu dịch
tự do các quốc gia Đông
Nam Á

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

The Common Effective
Preferential Tariff Agreement

Central Institute for Economic
Management

CPI

Tiếng Việt

Corruption Perceptions Index


Hiệp định Chương trình thuế
quan ưu đãi có hiệu lực
chung
Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế
Trung ương
Chỉ số cảm nhận tham nhũng

CSVN

Cộng sản Việt Nam

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

DV


Dịch vụ
Dịch vụ phát triển kinh

DVPTKD

doanh
Dịch vụ tư vấn marketing

DVTVMXK

EFA
EFTA

xuất khẩu
Phương pháp phân tích nhân
Exploratory factor analysis
European Free Trade Area

tố khám phá
Hiệp hội mậu dịch tự do châu
Âu


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FTA


Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GTZ

IMC

Germany Agency for Technical
Cooperation
Integrated Marketing

Promotion Center of Ho Chi
Minh City

KMO

Trung tâm xúc tiến thương
mại và đầu tư TP.HCM
Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-

Kaiser-Mayer-Olkin


Olkin)
Kim ngạch xuất khẩu

KNXK
PR

Đức

Đối thoại marketing tổng lực

Communication
Investment and Trade

ITPC

Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật

Quan hệ công chúng

Public relation

NXB

Nhà xuất bản

SPSS

Phần mềm thống kê SPSS

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TPP

Trans-Pacific Strategic

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Economic Partnership

Chiến lược xuyên Thái Bình

Agreement

Dương
Tư vấn marketing xuất khẩu

TVMXK
United States dollar

Đô la Mỹ

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

USD
VCCI

8

Tổ chức Thương mại Thế thế
giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát huy thế
mạnh và tiềm năng của Việt Nam luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc. Báo cáo chính trị
tại Đại hội XI của Đảng CSVN khẳng định: “Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù
hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và
toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, có
giá trị gia tăng lớn. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch,

đa dạng hóa các loại hình du lịch. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ vận tải,
viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn,...” [25]. Đối với Việt Nam,
lĩnh vực này mới chỉ thực sự được đề cập từ sau những năm đổi mới. Tuy vậy, từ lý
luận đến thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa hoàn toàn thống nhất. Trong khi đó, thực tế
cho thấy, các ngành dịch vụ ngày càng có vị trí quan trọng mang tính quyết định đối
với sự phát triển kinh tế của hầu hết các địa phương, các quốc gia trên thế giới. Mặc
dù mới được chú trọng phát triển, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ của nước ta hiện
nay cũng đã chiếm tới trên 38%. Với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã bắt đầu lộ trình thực hiện các cam
kết đối với hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dịch vụ [38]. Các ngành dịch
vụ có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Việt
Nam đã và đang điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình xác định theo các nội
dung của các hiệp định đã ký kết. Trong những năm đổi mới, đặc biệt là từ sau khi
gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của nước ta có mức tăng trưởng khá cao,
nhưng lại không ổn định. Có hiện tượng này một phần là do sự thay đổi rất nhanh
chóng của thị trường thế giới, những tác động tiêu cực của quá trình tự do hoá
thương mại, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, song so với yêu cầu
của tiến trình cải cách và mở cửa đối ngoại, công tác xuất khẩu của nước ta vẫn còn
nhiều bất cập, sự thiếu thông tin và lúng túng trong việc tìm kiếm khách hàng, thiết
lập kênh phân phối hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Trong đó, những điểm yếu cơ bản nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam là hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, thị trường và gặp nhiều khó khăn
trong xúc tiến thương mại. Một trong những nguyên nhân là do đại diện thương mại
của Việt Nam ở nước ngoài chưa phát huy được vai trò hỗ trợ đối với hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp. Các chương trình xúc tiến thương mại còn rời rạc, hiệu quả
1


chưa cao, công tác dự báo thị trường thiếu hiệu quả dẫn đến việc các doanh nghiệp

Việt Nam chưa nắm bắt kịp thời được những cơ hội để thâm nhập và khai thác thị
trường xuất khẩu. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp phải xuất khẩu gián tiếp qua
hình thức gia công thay vì xuất khẩu trực tiếp. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận thị
trường, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao do các doanh
nghiệp Việt Nam chưa có mạng lưới phân phối tại các thị trường lớn. Ngoài ra, các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh trên thị trường
quốc tế, nhiều doanh nghiệp chưa làm được vấn đề xây dựng và phát triển thương
hiệu. Nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng tốt, song do doanh nghiệp còn yếu
kém về xây dựng, quản trị thương hiệu, nên bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi
dụng và đăng ký mất dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp, trong đó các doanh
nghiệp Việt Nam tại Tp.HCM cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy, doanh
nghiệp Việt Nam còn rất nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động xuất khẩu, một trong
những lý do cơ bản là bản thân các doanh nghiệp này chưa tự làm tốt công tác
marketing xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mới quốc tế mới và điều kiện kinh
tế trong nước, cần có cơ chế và biện pháp hợp lý để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam nói chung, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu của TP.HCM nói riêng. Để giải
quyết vấn đề này, một trong những ngành dịch vụ có khả năng đóng góp đáng kể vào
GDP và hỗ trợ phát triển hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp là dịch vụ tư
vấn marketing xuất khẩu – một hoạt động rất cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh
quốc tế.
Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành dịch vụ của
Việt Nam cũng được hình thành và phát triển. Nhiều ngành dịch vụ đã có đóng góp
không nhỏ đối với những thành tích chung của đất nước, trong số đó phải kể đến
những đóng góp đáng kể của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. Tuy nhiên, so với
các quốc gia khác, vai trò của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu ở Việt Nam còn
không ít hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nói chung, yêu cầu
phát triển dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Phát
triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu, Luận án sẽ làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn

2


marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP. HCM và đề
xuất các giải pháp phát triển tốt hơn loại hình dịch vụ này thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, luận án sẽ tập trung giải
quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản và cơ sở thực tiển phát triển
DVTVMXK; từ đó xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến phát triển
DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM;
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng cung ứng và sử dụng DVTVMXK;
kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến xu hướng phát triển DVTVMXK cho
các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP. HCM;
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển
DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM, trong đó, tập
trung nghiên cứu thực trạng cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn marketing xuất
khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Tp.HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận án tiếp cận và tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt
động và phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt

Nam trên địa bàn TP. HCM ở tầm vi mô.
Thời gian nghiên cứu: mốc thời gian chủ yếu từ năm 2009 đến 2015. Đề xuất
một số giải pháp chủ yếu chính nhằm phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất
khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP. HCM định hướng đến năm
2025, tầm năm nhìn 2035.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. trong quá
trình nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu
kinh tế như phương pháp phân tích, tổng hợp, các phương pháp kỹ thuật như thống kê,
thu thập số liệu, mô tả, so sánh, đánh giá, và điều tra khảo sát xã hội học,...
Phương pháp điều tra chọn mẫu: Thông qua việc sử dụng phiếu điều tra có
cấu trúc, phương pháp này giúp thu thập các số liệu để đánh giá thang đo và kiểm
định mô hình cũng như những giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
3


Các câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài luận án là:
(1) Bản chất, nội dung và điều kiện phát triển của dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu là gì?
(2) Trong thời gian qua, tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK cho
các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM đã phát triển như thế nào?
(3) Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và phát triển
DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM và mức độ tác động của
từng nhân tố này?
(4) Các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức hữu quan cần làm gì để đảm bảo
DVTVMXK phát triển và đáp ứng tốt cho nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam tại TP.HCM?
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM, Luận án đã có

những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:
Luận án đã xác định rõ cơ sở thực tiễn và hệ thống hóa được những lý thuyết
cơ bản về phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu; phân tích làm rõ bản chất,
đặc điểm và các loại hình của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. Kết hợp với các
mô hình nghiên cứu về mối quan hệ các nhân tố tác động đến cung cầu, xu hướng
tiêu dùng để xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. Đây là nền tảng để phân tích và xây dựng định
hướng cũng như đề xuất các giải pháp.
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển DVTVMXK cho các doanh
nghiệp Việt Nam tại TP.HCM, cho thấy rằng:
Thứ nhất, DVTVMXK đóng vai trò quan trọng không chỉ ở mức độ vi mô hỗ
trợ phát triển kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn đóng góp đáng kể vào
phát triển kinh tế của địa phương.
Thứ hai, dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với thực tế cung
cầu của DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM, luận án đã đề
xuất mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy có tám nhân tố mối quan hệ tương quan
và tác động đến xu hướng phát triển của hoạt động DVTVMXK cho các doanh
nghiệp Việt Nam tại TP. HCM. Bao gồm: Nhận thức về tính hữu dụng của
DVTVMXK; Năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK; Chất lượng
DVTVMXK; Độ tin cậy của DVTVMXK; Hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng
DVTVMXK; Phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK; Hoạt động
quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK; và Môi trường kinh doanh cải thiện.
4


Thứ ba, luận án đã đánh giá tổng kết một số kết quả đạt được, những tồn tại
hạn chế của hoạt động DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
Tp.HCM trong thời gian qua. Từ đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát để đề
xuất mục tiêu, quan điểm phát triển và những giải pháp nhằm phát triển DVTVMXK
trong thời gian tới.

Nghiên cứu trong luận án đã rút ra những kết luận và kiến nghị các giải pháp
nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội, các cơ quan quản lý,
các doanh nghiệp cung ứng, khách hàng sử dụng DVTVMXK.
6. Ý nghĩa của đề tài luận án
- Luận án xây dựng được mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP. HCM, đồng
thời, chỉ ra được những nhân tố chủ yếu và mức độ tác động của từng nhân tố đến xu
hướng phát triển loại hình dịch vụ này.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển DVTVMXK cho các doanh
nghiệp Việt Nam tại TP. HCM thời gian qua.
- Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa DVTVMXK cho
các doanh nghiệp Việt Nam ở TP. HCM đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2035..
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, hình, và phụ lục,
Luận án gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu và quy
trình, kỹ thuật nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất
khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2035.

5


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Sự phát triển của các nghiên cứu liên quan đến luận án
Thực tế cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các nghiên cứu với cách tiếp cận khác
nhau, ở nhiều khu vực khác nhau đã làm phong phú thêm về các nội dung nghiên
cứu có liên quan đến luận án, đặc biệt là các loại hình dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát
triển kinh doanh nói chung và DVTVMXK nói riêng. Dưới đây là những nghiên cứu
chủ yếu có liên quan trực tiếp tới chủ đề luận án.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1) Nghiên cứu về lĩnh vực marketing xuất khẩu
Lĩnh vực marketing xuất khẩu, trong đó có hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã
được quan tâm nghiên cứu ở nước ngoài. Điển hình như công trình của tác giả Liesel
Anna (2001) với tựa đề “Ý nghĩa xã hội của tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong ngành
may mặc Thổ Nhĩ Kỳ” đã phân tích khá cụ thể vai trò của hoạt động xúc tiến xuất
khẩu dưới khía cạnh xã hội đối với ngành may mặc ở Thổ Nhĩ Kỳ [40]. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, các cơ quan hỗ trợ thương mại có khả năng và trình độ chuyên gia không
thể thay thế trong việc thiết lập mạng lưới và tập hợp doanh nghiệp nhằm xúc tiến
xuất khẩu, sự cần thiết thành lập chương trình quốc gia phát triển các tập hợp doanh
nghiệp, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan trong nước
nhằm giúp tăng hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh. Đây là công trình nghiên cứu về
một nội dung cụ thể của lĩnh vực marketing xuất khẩu, nhưng chưa làm rõ vấn đề tư
vấn trong hoạt động xúc tiến.
2) Nghiên cứu về dịch vụ phát triển kinh doanh có liên quan đến DVTVMXK
Một số công trình nghiên cứu về dịch vụ phát triển kinh doanh có liên quan
đến DVTVMXK tiêu biểu:
Lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ngày nay có vai trò quan trong cho nền kinh tế, tiếp
cận vấn đề này Jacob Levitsky (2000) đã nghiên cứu kinh nghiệm dịch vụ phát triển
kinh doanh ở một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học cho các quốc gia khác
trong việc phát triển dịch vụ phát triển kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp với tên đề tài ‘‘Dịch vụ phát triển kinh doanh - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc

tế’’ của [108]. Nghiên cứu này đã nêu ra một nhóm các tiêu chí sau đây để đánh giá
các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thích hợp: Khả năng cung cấp dịch
vụ; Gần gũi với các doanh nghiệp nhỏ về văn hoá kinh doanh, môi trường hoạt động,
6


địa lý; Cơ cấu chi phí thấp; Định hướng thương mại, văn hoá kinh doanh, và các hệ
thống kế toán và quản lý; Độc lập về mặt thể chế, nhất là với các quỹ tài trợ; Tính ổn
định về mặt tổ chức; Tập trung vào các dịch vụ, các doanh nghiệp nhỏ,… Luận án có
thể kế thừa và vận dụng các tiêu chí này trong quá trình nghiên cứu dịch vụ tư vấn
marketing xuất khẩu tại TP.HCM.
Tiếp theo là công trình của Alexandra O. Miehlbradt và M. McVay (2002)
‘‘Phát triển thị trường thương mại cho dịch vụ phát triển kinh doanh’’ đã chỉ ra rằng
sự phát triển của thị trường thương mại dịch vụ là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển
của dịch vụ phát triển kinh doanh [2]. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thị trường
trên diện rộng để hiểu thị trường các doanh nghiệp nhỏ; đo lường mức cầu tương đối
của một loạt các dịch vụ; xác định những khó khăn và cơ hội chính cho việc phát
triển các thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh; và thu thập đủ thông tin để thiết
kế các phương pháp can thiệp có hiệu quả nhằm phát triển các thị trường đã được
lựa chọn. Nghiên cứu đã tìm được các thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở các
cấp phát triển khác nhau. Những điểm yếu cơ bản ở mặt cung bao gồm chất lượng
thường xuyên thấp, hoặc dịch vụ không thích hợp, hoặc những hạn chế về mặt qui
định đối với cung dịch vụ. Ở mặt cầu, các điểm yếu bao gồm giá trị dịch vụ thấp và
một nền văn hoá kinh doanh khuyến khích đi thuê ngoài. Nghiên cứu cũng cho thấy
các nhà cung ứng thiếu thông tin về các doanh nghiệp nhỏ và ngược lại.
Xuất phát từ quan điểm có từ những năm 1970 cho rằng, các doanh nghiệp sẽ
phát triển hơn nếu được cung cấp đầy đủ các yếu tố như cơ sở hạ tầng, tài chính,
công nghệ, thông tin thị trường, nên dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh, trong đó có
DVTVMXK, đã trở thành một lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu với
sự phát triển của nền kinh tế và doanh nghiệp trong những năm cuối thế kỷ XX,

hoặc trong hơn ba thập kỷ qua. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa tăng
trưởng kinh tế nhanh và sự phát triển của những ngành dịch vụ then chốt, đáng kể
nhất là viễn thông, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, trong đó có DVTVMXK, và dịch vụ
nghề nghiệp (Riddle, 1986, 1987; UNCTAD, 1989, 1993). Ngoài ra, các loại hình
dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh còn đóng vai trò trong một số khía cạnh
của quá trình thay đổi kinh tế (Riddle, 1989a). Thứ nhất, chúng giúp thúc đẩy quá
trình chuyên môn hóa nền kinh tế. Thứ hai, chúng tạo ra sự thay đổi lớn từ chỗ chỉ
có Nhà nước cung cấp đến chỗ các dịch vụ này được cung cấp bởi cả các tổ chức tư
nhân. Thứ ba, chúng là đầu vào quan trọng cho quá trình chuyển dịch từ xuất khẩu
có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Thực tế cho thấy, các loại hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh,
trong đó có DVTVMXK, nếu được cung cấp tốt sẽ phát huy hiệu quả kinh doanh, từ
7


đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng, các tổ chức công cộng, các hiệp hội ngành và các nhà tư vấn đã đóng góp
không nhỏ vào việc cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong môi
trường kinh doanh toàn cầu hóa và đầy biến động như hiện nay, các loại hình dịch
vụ, trong đó có DVTVMXK, cũng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này làm gia tăng nhu cầu về
dịch vụ tư vấn, nhất là đối với doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự (Bryson 1998)
[82]. Tuy nhiên, nếu để các loại hình dịch vụ này tự phát triển theo cách tự phát sẽ
không thể đáp ứng được nhu cầu ngày một lớn của thị trường. Điều này gợi ý rằng,
cần hình thành các mạng lưới chính thức để phối hợp, phát triển, trao đổi và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trong việc cung cấp và sử dụng các loại hình dịch vụ
(Hakansson and Johanson 1994, Johannisson 1998) [95].
Sự phát triển các loại hình dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh đã cho
thấy nó không chỉ tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mà còn tạo thêm
công ăn việc làm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các quốc gia thuộc

tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều cung cấp các loại hình dịch vụ cho
các doanh nghiệp nhỏ (OECD, 2002), tuy nhiên mức độ hỗ trợ thế nào lại là một vấn
đề cần được đánh giá một cách có hệ thống (Mole & Bramley, 2006) [113]. Sự tranh
luận được tập trung vào 2 yếu tố: (i) sự thất bại của các dịch vụ hỗ trợ; và (ii) chất
lượng và chi phí của các dịch vụ hỗ trợ liệu có tương xứng (Bennett & Robson, 2004
[79]; Dyer & Ross, 2007 [87]; Mole et al., 2008 [114]; Roper & Hart, 2005)[123].
Xuất phát từ sự tranh luận này, Mole và các cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu
“Assessing the Effectiveness of Business Support Services in England” (Đánh giá
hiệu quả của các loại hình dịch vụ, tư vấn kinh doanh ở Anh) [101] nhằm trả lời 2
câu hỏi nghiên cứu: (1) Những loại hình doanh nghiệp nào sử dụng các dịch vụ tư
vấn hỗ trợ từ mạng lưới kết nối kinh doanh (BL)? Câu hỏi này bao gồm việc xem xét
mục đích, hiệu quả của dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh và cơ chế cung cấp dịch vụ
tư vấn hỗ trợ kinh doanh từ BL; (2) Các doanh nghiệp này có lợi ích gì sau khi sử
dụng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh từ BL? Ở Anh, BL là mạng lưới liên kết
kinh doanh cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ được phát triển từ
năm 1992 với nhiều sự thay đổi (Roper & Hart, 2005) [123]. Mặc dù trước đó,
Bobson and Bennet (2004) [79] đã phân biệt 2 loại dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh
là “hỗ trợ tăng cường” – được định nghĩa là những hỗ trợ mang tính hệ thống, lâu
dài và “hỗ trợ không phải tăng cường” – được định nghĩa là những hỗ trợ được thực
hiện mang tính sự vụ, trong thời gian ngắn; có thể nói, đây là nghiên cứu đầu tiên
đánh giá sự hỗ trợ của BL về 2 loại dịch vụ tư vấn hỗ trợ này. Kết quả của nghiên
cứu cho thấy, không có mối quan hệ giữa sự tăng trưởng về doanh số và “hỗ trợ
8


không tăng cường” nhưng lại có mối quan hệ giữa sự tăng trưởng về việc làm và
“dịch vụ hỗ trợ tăng cường”. Điều đó phần nào cho thấy dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh
doanh cung cấp bởi BL có thể cải thiện được hiệu quả kinh doanh và để đánh giá
được tác động của “dịch vụ hỗ trợ tăng cường” và “dịch vụ hỗ trợ không tăng
cường” cần phải sử dụng các thước đo đầu ra khác nhau. Nghiên cứu này cũng gợi ý

rằng, các khu vực trên nước Anh nên thực hiện đánh giá hiệu quả tác động của các
loại hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh từ BL.
Nếu các nghiên cứu trước tập trung nhiều vào việc phân loại dịch vụ, tư vấn
và nghiên cứu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau thì các nghiên cứu sau đây thể
hiện mối quan tâm tới sự phát triển lâu dài và bền vững cho các loại hình dịch vụ tư
vấn. Nghiên cứu của Field, Hitchin & Bear (2000) [89] tập trung xem xét điều kiện
phát triển các loại hình dịch vụ, tư vấn cho các doanh nghiệp thông qua các yếu tố
của cung và cầu, từ đó có những can thiệp cần thiết. Nghiên cứu chỉ ra, về phía cung,
có 2 yếu tố chính tác động là năng lực và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng dựa
trên năng lực đó của nhà cung cấp. Về phía cầu, có 2 yếu tố tác động quan trọng là
nhận thức về tính hữu dụng của dịch vụ và khả năng thanh toán của người sử dụng.
Ngoài ra, có thể kể tới P. Parker (2005) [118] với nghiên cứu “The 2006-2011 World
Outlook for Business Support Services” được thực hiện hàng năm với hơn 230 quốc
gia trên thế giới về các loại hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ kinh doanh nhằm dự báo nhu
cầu tiềm ẩn về các loại hình dịch vụ này (latent demand). Hàng năm, nhu cầu sử
dụng dịch vụ sẽ được dự báo theo từng khu vực khác nhau.

Nguồn: Philip M. Parker, INSEAD (2005)
Hình 1.1: Dự báo nhu cầu dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh
ở các khu vực trên thế giới
9


Theo Philip M. Parker, nhu cầu tiềm ẩn về dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển
kinh doanh được đo bằng doanh thu tiềm năng của các loại hình dịch vụ (potential
industry earnings - P.I.E). Doanh thu tiềm năng là tổng doanh thu từ các doanh
nghiệp cung cấp các dịch vụ này. Nghiên cứu thực hiện so sánh giữa các quốc gia
với chuẩn chung nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn sự chênh lệch tương đối về các
loại hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh giữa các quốc gia. Bằng việc
xây dựng hàm tổng cầu tiềm ẩn với biến là thu nhập của một quốc gia, thành phố,

tiểu bang, hộ gia đình, hay của cá nhân, nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu tiềm ẩn của
dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh với từng quốc gia, khu vực. Nhu cầu tiểm
ẩn của dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh, dù ở hoạt động nào trong chuỗi
giá trị, sẽ xuất hiện nếu xảy ra trạng thái cân bằng (khi cung và cầu gặp nhau). Biến
quan trọng nhất quyết định việc sử dụng dịch vụ là thu nhập của doanh nghiệp. Vì
vậy, có thể nói, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu tiềm ẩn và thu nhập
của doanh nghiệp. Với mỗi quốc gia, tác giả đều so sánh mức P.I.E ở từng thành phố
với tổng của cả quốc gia và với tổng của cả khu vực. Đồng thời, ở mỗi quốc gia, tác
giả cũng cho thấy mức độ tăng (hoặc giảm) của P.I.E qua các năm và ước tính cho
các năm kế tiếp. Từ kết quả đó, tác giả thống kê và dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ,
tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh (theo doanh thu) cho những năm kế tiếp.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc mô tả lại thực trạng dịch vụ tư
vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh ở các quốc gia mà chưa xây dựng khung lý thuyết
phát triển các dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh để có thể áp dụng một cách
rộng rãi với nhiều khu vực khác nhau.
Cùng chung quan điểm nhằm phát triển bền vững dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát
triển kinh doanh, Heidelberg (2006) [96] lại nghiên cứu sự can thiệp của khu vực tư
nhân hỗn hợp bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh
vì mục tiêu lợi nhuận cũng như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hỗ trợ cộng
đồng, và phòng thương mại (vì mục tiêu phi lợi nhuận) vào hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Với hơn 10 năm nghiên cứu về dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát
triển kinh doanh mang tính thương mại của Ủy ban các nhà tài trợ quốc tế (The
International Donor Committee) dành cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
siêu nhỏ (những đối tượng phải trả toàn bộ chi phí cho các dịch vụ được cung cấp),
tác giả đã chứng kiến nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, triển khai các
dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh từ phía đối tượng cung cấp dịch vụ cũng
như nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Qua quá trình nghiên cứu, tác
giả thấy rằng các dự án liên quan tới dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh
mang tính thương mại thường chỉ tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các nhà
10



cung cấp và nâng cao nhận thức của họ về các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thay vì
tập trung vào việc giúp đỡ triển khai thực hiện các dịch vụ này với nhiều loại hình
doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy, ngay cả sau một khoảng thời gian 2-4 năm thực hiện,
vẫn không thể thấy được tác động của các dịch vụ này đối với doanh nghiệp sử
dụng, vì thực tế các dịch vụ này không phát huy được tác dụng của nó. Nghiên cứu
này đã khắc phục hạn chế của nghiên cứu trước kia của chính Heidelberg (19982002), chỉ tập trung vào các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tình huống
và phỏng vấn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra các tình huống hỗ trợ kinh doanh
thành công trong thực tế nhằm làm cho nghiên cứu có tính thuyết phục hơn.
Một nghiên cứu nổi bật liên quan đến luận án là nghiên cứu của Larissa Ruth
Muller (2003) với đề tài “Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chất lượng cao ở Đông Nam Á
– Địa phương hóa đầu tư quốc tế” (Advanced Business Services in Southeast Asia:
Localization of International Investment) [104]. Nghiên cứu này xuất phát từ một số
kết luận trước đó cho rằng một vài tập đoàn của Mỹ và Châu Âu đang thống trị các
loại hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh chất lượng cao toàn cầu. Các
chi nhánh của các tập đoàn này tạo thành các nhóm cung cấp dịch vụ toàn cầu tại các
khu vực khác nhau trên thế giới. Trong khi đó, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực
tập trung các trung tâm cung cấp dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh cho
khu vực các nước đang phát triển cao nhất; điển hình nhất là Singapore, Bangkok,
Manila, Kuala Lumpur. Nghiên cứu cho rằng, dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh
doanh chất lượng cao bao gồm quảng cáo, kế toán, luật pháp và các hoạt động tư vấn
khác. Ở đây, tác giả chỉ tập trung vào các hoạt động quảng cáo. Bằng việc thực hiện
nghiên cứu so sánh, Muller cho thấy, không phải các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh nước ngoài luôn tốt hơn các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ địa phương. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành công nhất là các
doanh nghiệp đã được địa phương hóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một nhóm các
hoạt động quảng cáo hiệu quả đang và sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế
và tạo việc làm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo đó, nghiên cứu đã so sánh và

dự báo về mức đầu tư cho hoạt động quảng cáo ở khu vực châu Âu và châu Á.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng gợi ý việc thực hiện các nghiên cứu mới trong khu vực
Đông Nam Á với các dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh chất lượng cao
khác như tư vấn chính sách, kế toán, tư vấn chiến lược kinh doanh, tư vấn
marketing,...
Cùng chung chủ đề nghiên cứu về dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh
chất lượng cao, trong một loạt các nghiên cứu của mình, Hội nghị của Liên Hợp
11


quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã chỉ ra rằng: Sự có mặt hoặc thiếu
vắng những dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh chất lượng cao là nguyên
nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi
với một nền kinh tế phát triển. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi,
những dịch vụ kiểu như vậy thường chỉ có trong các công ty lớn hoặc các cơ quan
nhà nước. Khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh không có sẵn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân thì họ phải đi thuê dưới hình thức
tuyển dụng nhân viên (điều này làm tăng chi phí), hoặc sử dụng từ những nguồn ở
xa trong nước (điều này làm giảm khả năng cạnh tranh về giá), hoặc sử dụng từ nhà
cung cấp nước ngoài (điều này làm tăng nhập khẩu).
Rõ ràng, một số nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy góc nhìn đa chiều về
dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh, trong đó có DVTVMXK. Hơn nữa, từ
các nghiên cứu trên có thể thấy được mức độ lan tỏa của việc nghiên cứu dịch vụ tư
vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh không chỉ tập trung ở những nước phát triển mà còn
được nhân rộng ở một số nước đang phát triển.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu tại
Việt Nam và TP.HCM, nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu một
cách toàn diện, có tính hệ thống và cụ thể về lĩnh vực này. Hầu hết các nghiên cứu
trước đây chỉ tập trung đánh giá tổng quát thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh,

dịch vụ tư vấn nói chung và một vài khía cạnh của hoạt động marketing như: dịch vụ
quảng cáo, xúc tiến thương mại,… Luận án quan tâm đến các nghiên cứu có liên
quan đến luận án như sau:
i) Nghiên cứu về lĩnh vực marketing xuất khẩu
Công trình của Nguyễn Thị Nhiễu công bố năm 2003 về “Xúc tiến xuất khẩu
của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” đã hệ thống hoá được những vấn
đề lý luận về hoạt động xúc tiến xuất khẩu và phân tích, đánh giá thực tiễn và đề
xuất các giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam [44]. Đây là công trình nghiên cứu khá cụ
thể về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên những nội
dung phân tích, đánh giá và giải pháp đề xuất trong công trình này chỉ là một nội
dung trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung. Nội
dung liên quan đến các hoạt động marketing xuất khẩu khác chưa đề cập đến.
Tác giả Phạm Thu Hương (2004) đóng góp công trình nghiên cứu khá toàn
diện cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn về lĩnh vực marketing xuất khẩu là hoạt động
xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
12


là luận án của có tựa đề “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến
thương mại quốc tế của Việt Nam”. Trong đó, những vấn đề lý luận chung về hoạt
động xúc tiến thương mại quốc tế cả ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô cũng như kinh
nghiệm của một số nước đã được đề cập một cách hệ thống. Thực trạng hoạt động
xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam đã được phân tích và đánh giá một cách
sát thực dựa trên cơ sở dữ liệu điều tra thông qua phiếu hỏi, làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp. Công trình này đã cho người đọc thấy được một bức tranh tổng
thể về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế [37].
Năm 2010, tác giả Trần Công Sách hoàn thành công trình nhiên cứu “Một số
chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu sản phẩm dịch vụ có lợi thế của Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế” [58]. Công trình này đã tổng kết được thực
trạng xuất khẩu sản phẩm dịch vụ của Việt Nam đến năm 2010, đồng thời đề xuất
giải pháp xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu sản phẩm dịch vụ trong thời
gian tới.
Ngoài ra, hoạt động marketing xuất khẩu cũng được đề cập trong các tài liệu
của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các bài báo trong
thời gian qua. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu đó, hoạt động marketing xuất
khẩu chỉ được đề cập như một trong những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hoặc là
một nội dung của xúc tiến thương mại quốc tế nói chung, chưa có nghiên cứu gắn
với một khu vực thị trường, một nhóm hàng hoặc mặt hàng cụ thể.
ii) Nghiên cứu về dịch vụ phát triển kinh doanh có liên quan đến DVTVMXK
“Dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
Alexandra (2002) do ba tổ chức xúc tiến và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phối
hợp ủy nhiệm thực hiện là (1) Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2)
Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) thông qua Dự án Phát triển Doanh nghiệp vừa
và nhỏ, và (3) Swisscontact thông qua Chương trình Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Kết quả nghiên cứu này tập trung vào 14 dịch vụ kinh doanh chính: kế toán/kiểm
toán, đào tạo quản lý kinh doanh, tư vấn quản lý kinh doanh, tư vấn pháp lý, quảng
cáo/khuyến mãi, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, dịch vụ tư vấn và tổ chức
tham gia hội chợ, tư vấn và đào tạo về quản lý chất lượng và quản lý môi trường, phần
mềm hệ thống thông tin quản lý, thông tin kinh doanh trên internet, dịch vụ liên quan
đến máy tính, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, và tư vấn về công nghệ. Nghiên cứu này
được thực hiện tại 6 tỉnh gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai và Bình Dương [98]. Nghiên cứu này chỉ đề cập chung về tình hình nhu cầu
của thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, bao gồm việc phân tích tổng quan
13


về thực trạng sử dụng dịch vụ này, mức độ tăng trưởng của thị trường, mức độ nhận
thức và hiểu biết của doanh nghiệp vừa và nhỏ về dịch vụ phát triển kinh doanh. Tuy

chưa đi sâu phân tích thực trạng cung và cầu của từng loại hình DVPTKD, nhưng kết
quả nghiên cứu này cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường DVPTKD ở Việt
Nam tương đối cao và có nhiều tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt, thị trường dịch vụ
tư vấn marketing (quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện, thiết kế sản phẩm) có tốc
độ tăng trưởng bình quân trong các năm 2000 - 2002 khoảng 10%/năm, và được dự
báo còn tiếp tục tăng trưởng vào các năm sau đó. Công trình này cũng là cơ sở để luận
án xem xét trong quá trình nghiên cứu dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Công trình “Tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ – mô hình và giải pháp” của
Tô Xuân Dân, Hàn Mạnh Tiến và Nguyễn Thành Công (2002) đề cập đến cơ sở lý
luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển các loại hình tư vấn sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, thực trạng hoạt động dịch vụ tư vấn sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa
bàn thành phố Hà Nội [23]. Qua phân tích những khó khăn, thách thức đối với sự
phát triển các loại hình tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, công trình cho
thấy, Hà Nội có những điểm tương đồng về khó khăn, thách thức của hoạt động dịch
vụ tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại TP.HCM. Từ việc phân tích và đánh giá
thực trạng, nghiên cứu này đã đề xuất mô hình quản lý nhà nước và các giải pháp
chủ yếu để phát triển các loại hình tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội.
Nghiên cứu này tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ
nói chung, và chưa phân tích vào một lĩnh vực dịch vụ tư vấn cụ thể. Dựa trên
nghiên cứu này, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu
dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu tại TP.HCM.
Công trình “Môi trường pháp lý cho dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt
Nam” (Theo Legal Environment for Business Development Services in Vietnam)
hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Công ty
Vision & Associates (2003) đã phân tích môi trường pháp luật tác động đến
DVPTKD tại Việt Nam và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ sở hữu trí tuệ, kế
toán và kiểm toán, dịch vụ đào tạo [84]. Nghiên cứu này cung cấp khái quát về thị
trường DVPTKD tại Việt Nam và những hạn chế về mặt pháp lý tác động đến sự
phát triển của thị trường DVPTKD, trong đó đề cập đến Nghị định 87/2002/NĐ-CP

qui định về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn. Nghiên cứu này là nền
tảng để luận án xem xét khi phân tích môi trường pháp lý tác động đến dịch vụ tư
vấn marketing xuất khẩu tại TP.HCM.

14


Công trình nghiên cứu với đề tài“Tư vấn Quản lý - Một loại hình dịch vụ kinh
doanh mới phát triển trong lĩnh vực tư nhân tại Việt Nam” (Management Consulting:
An emerging business service for the private sertor in Vietnam) của tác giả Nguyễn
Văn Lân và Nguyễn Phương Quỳnh Trang (2004) đã khảo sát tình hình cung ứng
dịch vụ tư vấn quản lý tại Việt Nam, khái quát chung về những thách thức và khó
khăn của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý như tư vấn nguồn nhân
lực, tư vấn marketing, tài chính và kế toán [105]. Nghiên cứu này chỉ mới phác họa
một số nội dung liên quan đến rào cản đối với dịch vụ tư vấn, điểm yếu và thách
thức đối với nhà tư vấn, chứ chưa đi sâu phân tích tình hình cung ứng và nhu cầu của
loại hình dịch vụ tư vấn marketing trong hoạt động xuất khẩu. Trên cơ sở xem xét
những kết quả đạt được trong công trình nghiên cứu này, NCS sẽ rút ra những bài
học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu của luận án.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Kinh tế TP. HCM “Dịch
vụ phát triển kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng & giải pháp” của
Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng (2004) đã tập trung phân tích tình hình
cung ứng các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh như dịch vụ tư vấn marketing,
tư vấn pháp luật, dịch vụ kế toán, tài chính và thuế, dịch vụ hướng dẫn thực hiện
ISO, SA 8000, HACCP,... tư vấn quản trị nguồn nhân lực, đào tạo, huấn luyện, tư
vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư, dịch vụ xuất – nhập khẩu, quản trị chất lượng. Đồng
thời, đề tài cũng khảo sát nhu cầu sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại TP. HCM [49] và đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng cung cầu của thị
trường DVPTKD tại TP. HCM. Tuy vậy, đề tài lại chưa khảo sát chi tiết từng loại
hình DVPTKD cụ thể, và đó là điểm để NCS tiếp tục nghiên cứu từng loại hình dịch

vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tại TP.HCM khi thực hiện luận án.
Tiếp theo là công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh “Hoạt động quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực
trạng & Giải pháp” của Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng (2006) đã phân
tích quá trình phát triển dịch vụ quảng cáo, khảo sát tình hình cung ứng của doanh
nghiệp quảng cáo và nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo của các doanh nghiệp tại
TP.HCM [50]. Các tác giả đề tài này cho rằng, cung cầu của thị trường dịch vụ
quảng cáo ở TP. HCM đang trong quá trình phát triển và, về phía cung, còn nhiều bất
cập, hạn chế về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, còn về phía cầu, thì mức độ
sử dụng dịch vụ quảng cáo chưa cao, tần suất sử dụng thấp do chất lượng dịch vụ
chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp để
phát triển thị trường dịch vụ quảng cáo. Có thể thấy, đề tài này đã đi sâu vào một
loại hình dịch vụ marketing, nên những bài học kinh nghiệm mà đề tài đúc rút được
15


×