Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ứng dụng lí thuyết công tác xã hội vào can thiệp trẻ tự kỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.7 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN : LÍ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chủ đề: Ứng dụng lí thuyết công tác xã hội vào can thiệp trẻ tự kỉ

Họ và tên sinh viên: Hà Thị Kiều Vân
Mã số sinh viên : 14030650
Ngành học : K59 Công tác xã hội

1


Mục lục:

khảo………………………………………………………………. .11

1.

Mở đầu
Việc can thiệp, giáo dục trẻ tự kỉ tương đối phức tạp, tốn nhiều công sức,

tiền của. Việc vận dụng các lí thuyết trong việc can thiệp trẻ tự kỉ đóng vai trò
vô cùng quan trọng . Đi cùng với các lí thuyết là những phương pháp can thiệp
tương ứng. Các lí thuyết chỉ ra rằng các cách thức để thực hiện các phương
pháp đó và tiên đoán được những kết quả mang lại. Vai trò của nhân viên công
tác xã hội là vận dụng một cách linh hoạt những lí thuyết, những phương pháp
để giải quyết tình huống . Trên thực tế với mỗi trường hợp chúng ta có thể kết
hợp nhiều phương pháp, lí thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề. Do đó chúng
ta không nên máy móc hay độc tôn một lí thuyết nào đó để giải quyết vấn đè
của trẻ mà cần kết hợp những ưu điểm của mỗi thuyết khác nhau phù hợp với
đối tượng là trẻ tự kỉ để có thể ứng dụng có hiệu quả nhất với thân chủ.


2.

Hiểu biết của bản thân về lí thuyết CTXH

2


Là hệ thống các quan điểm được sử dụng nhằm định hướng thực hành có gắn
kết chặt chẽ với nhau, và có thể tạo các mô hình đi vào lí giải các vấn đề, mô
hình nghiên cứu, thực hành trong công tác xã hội. ( Theo lí thuyết công tác xã
hội hay lí thuyết dành cho công tác xã hội của Trần Văn Kham ).
Với vai trò là dự đoán và lý giải hành vi của thân chủ
Khái quát hóa thân chủ và các vấn đề của thân chủ
Xây dựng hệ thống các hoạt động can thiệp
Xác định hạn chế và tri thức liên quan đến các tình huống điều trị.
Với mục đích cuối cùng là đơn giản hóa hành vi con người.
3.

Trình bày về những lí thuyết ứng dụng

Đối với đối tượng là trẻ tự kỉ thì có rất nhiều lí thuyết liên quan và được áp
dụng trong quá trình can thiệp trong đó tôi chọn ba lí thuyết phù hợp nhất với
đối tượng trẻ tự kỉ đó là : Lí thuyết nhận thức- hành vi, lí thuyết hệ thống sinh
thái và lí thuyết học tập xã hội.
3.1.

Lí thuyêt nhận thức - hành vi
Thuyết nhận thức – hành vi nêu thêm yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra

hành vi. Tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận

thức của con người. Phương pháp này được phát triển trên nền tảng lý thuyết về
quá trình nhận thức, thuyết học tập và phân tích hành vi.
Nhận thức và hành vi là hai khái niệm về cơ bản là ngược nhau. Lý thuyết hành
vi đôi khi không chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đến hành vi vì cho
rằng những mô hình này không thể kiểm định được. Một sô chuyên gia về lý
thuyết hành vi còn cho rằng đưa những khái niệm về nhận thức vào còn có thể
3


phương hại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành “hành vi”. Song, lý
thuyết nhận thức như trên trình bầy không hoàn toàn là những điều xẩy ra bên
trong không thể kiểm định được; nó là cảm nhận và giải thích có thể mô tả và
có thể trải nghiệm được.
Tuy có một số người muốn tách lý thuyết và thực hành lý thuyết hành vi và lý
thuyết nhận thức, tôi lại đồng tình với những người kết hợp lý thuyết nhân thức
với lý thuyết hành vi vì việc kết hợp này có thể kiểm định cả những mô hình
nhận thức với kết quả thực hành kỹ thuật hành vi
3.2.

Lí thuyết hệ thống sinh thái

Lí thuyết này chỉ ra rằng con người nằm trong nhiều hệ thống sinh thái
khác nhau và mỗi hệ thống này có quan hệ khác nhau có nghĩa rằng mỗi hệ
thống sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phát triển khác so với
những hệ thống sinh thái có những mối quan hệ lỏng lẻo.
Bất cứ một việc can thiệp hay giúp đỡ một cá nhân hoặc tổ chức nào đó đều có
liên quan đến toàn bộ hệ thống.
Khi xem xét hành vi của cá nhân cần xem xét tới toàn bộ hệ thống xung quang
cá nhân đó.
3.3.


Lí thuyết học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội được bắt đầu từ nguồn gốc của quan điểm hcoj tập
của Gabriel Tarde ( 1843 - 1904). Gabriel nhấn mạnh ý tưởng về học tập xã
hội thông qua ba quy luật bắt chước đó là: sự tiếp xúc gần gũi, bắt trước người
khác và sự kết hợp cả hai.
Thuyết được sử dụng để giải thích và điều chỉnh hành vi
-

Một là học tập thông qua hành vi mẫu
4


-

Hai là mã hóa hàn vi được làm mẫu đó bằn lời nói , đặt tên hoặc hình tượng
hóa kết quả. Các cá nhân có thể bắt trước hành vi được làm mẫu đó nếu như
mô hình đó thích hợp với họ , làm họ tháy ngưỡng mộ và nếu như nó mạng

lạ i kết quả mà họ coi là giá trị.
4. Ứng dụng ba lí thuyết ứng dụng vào trường hợp cụ thể
4.1.
Hồ sơ thân chủ
- Họ và tên thân chủ: Đỗ Tuấn H
Sinh năm : 2006
Địa chỉ: Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Chẩn đoán: Tự kỉ mức độ nặng
-


-

Thông tin gia đình:
Mẹ : V.L.A
Nghề nghiệp : cán bộ
Có 1 anh trai cũng mắc tự kỉ
Môi trường sống hiện tại của thân chủ
Sống với mẹ và anh trai
Học tập và chăm sóc tại lớp phục hồi chức năng sinh hoạt thuộc Làng trẻ

Hòa Bình từ ngày 02/12/2013 đến nay.
4.2.
Vấn đề của thân chủ
Thân chủ chẩn đoán mắc chứng tự kỉ ở mức độ nặng. Các vấn đề về giao
tiếp và nhận thức hầu như kém. Không có ngôn ngữ. Vì vậy vấn đề giao tiếp và
sinh hoạt của em còn gặp nhiều khó khăn.
Môi trường sống ở gia đình cũng không thuận tiện cho việc phát triển vì có anh
trai cũng bị tự kỉ, một mìnhq mẹ đi làm cả ngày để duy trì cuộc sống của gia
đình. Vì thế môi trường chính chủ yếu của thân chủ H là lớp giáo dục đặc biệt
tại Làng Hòa Bình Thanh Xuân.
4.3.
Ứng dụng lí thuyết
a. Khái niệm trẻ tự kỉ

5


Theo bộ bách khoa của Colie : “ Tự kỉ là một rối loạn rất nặng về sự phát triển
tâm lí của trẻ em đặc tính chủ yếu là không đáp ứng với người khác và thiếu sự
giao tiếp”.

Quan niệm của Freud: “ Tự kỉ là sự đầu tư vào đối tượng quay lại trong cái tôi,
có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong
huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời
gian đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ
“.
Tóm lại: tự kỉ là một chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh nới một số trẻ
m. Những trẻ em mang chứng tự kỉ biểu hiện khiếm khuyết về tương tác xã hội;
khiếm khuyết về truyền thông giao tiếp; và các hành vi sở thích hạn chế và lặn
đi.
b.
-

Ứng dụng lí thuyết nhận thức hành vi đối với trẻ tự kỉ
Thuyết phản xạ có điều kiện – Pavlop

Những hành vi nhất định có thể được tạo ra bởi kích thích trung tính đơn giản
bởi sự liên kết học tập của nó với một kích thích mạnh hơn.
Quan điểm của Pavlop cho thấy nhận thức là một sự liên kết giữa hai kích thích
theo cơ chế “ phản xạ có điều kiện “, đây là một loại phản xạ con người học
được trong cuộc sống.
Vận dụng thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlop nhân viên CTXH trước tiên
nên hình thành một chuỗi những phản xạ có điều kiện, thông qua các bài tập.
Nhân viên CTXH nên sử dụng hai kích thích, một kích thích đi kem . ví dụ
nhân viên CTXH muốn trẻ chú ý đến người hướng dân, giáo dục thì mỗi lần
người hướng dãn xuất hiện ( kích thích 1 ) thì kèm theo một phần quà cho trẻ

6


( kích thích hai) . Cứ duy trì kích thích này chúng ta sẽ hình thành cho trẻ cảm

giác vui mừng khi mỗi lần trẻ gặp người hướng dẫn.
-

Học thuyết hành vi hợp tác của B.Skinner

Toàn bộ học thuyết cuat B.Skinner dựa trên nguyên lí vận hành có điều kiện .
Một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi thân chủ tiếp cận với nguồn kích thíc
có lợi . Đây là quá trình vận hành phản xạ có điều kiện : Một hành vi tạo ra một
kết quả, và kết quả ấy sẽ thuyết phục thân chủ để tạo ra một xu hướng lặp lại
những hành vi ấy trong tương lai. Khi thân chủ H làm những hành vi đúng như
mong muốn của người hướng dẫn hay mẹ thì người hướng dẫn hoặc mẹ có thể
đưa ra những phần thưởng nhằm củng cố hành vi của trẻ . Phần thưởng có thể là
những lời khen, hoặc những món quà khác. Ngược lại khi trẻ có những hành vi
không phù hợp thì người hướng dẫn có thể dung các củng cố tiêu cực để chấm
dứt hành vi này của trẻ như phạt : không cho ăn vặt hay bắt ngồi một chỗ…
c.

Ứng dụng lí thuyết hệ thống sinh thái đối với trẻ tự kỉ

Đối với thân chủ H giữa những hệ thống về gia đình, hệ thống nhà trường, hệ
thống bệnh viện, hệ thống công tác xã hội và hệ thống bạn bè… thì cần có sự
liên kết các hệ thống trên thành một hệ thống thống nhát và có thể phát huy tác
dụng triệt để để thân chủ có cơ hội phát triển cũng như được hưởng các chính
sách và chăm sóc giáo dục tốt nhất.
Giữa trường học và gia đình thì đặc biệt có mối liên hệ mật thiết.các yếu tố từ
trường học và gia đình có ảnh hướng tới sự phát triển hay thụt lùi đi của trẻ tự
kỉ rất nhiều. Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ thì khi về gia đình cũng
phải rèn theo hướng đó để việc can thiệp có hiệu quả và không làm quên đi
hướng can thiệp ở trường.


7


Qua thuyết này để biết được rằng bất cứ một việc can thiệp hay giúp đỡ một cá
nhân thì đều liên quan đến toàn bộ hệ thống sinh thái cung quanh của thân chủ.
Và khi xem xét hành vi của cá nhân cần xem tới toàn bộ hệ thống xung quanh
thân chủ.
d.

Ứng dụng thuyết học tập xã hội với trẻ tự kỉ

Việc vận dụng lí thuyết học tập xã hội để trẻ tự kỉ học tập hành vi
Tạo ra môi trường để trẻ học tâp: Học từ người can thiệp, bạn bè, người chăm
sóc…
Nhân viên công tác xã hội với vai trò trong trường hợp này tạo cho trẻ hành vi
bắt trước và thói quen từ người khác từ những hành vi tốt của các bạn, của giáo
viên như cả qua việc giúp đỡ bạn đưa bạn đi vệ sinh, nhặt rác , khoanh tay cúi
chào cô giáo…
Với trẻ tự kỉ và đặc biệt với đối tượng lại là trẻ em thì việc bắt trước có thể diễn
ra dễ dàng hơn đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi việc học tập bắt trước là phương
thức hiệu quả.
Để trẻ tự kỉ học tập hàn vi bằng cách tạo ra hành vi mẫu : Bằng cách làm mẫu
kết hợp với ngôn ngữ sau đó hướng dẫn và yêu cầu trẻ thực hiện chúng ta có thể
truyền đạt giúp trẻ hiểu được một khái niệm bất kì để trẻ áp dụng được khái
niệm và nghe được ngôn ngữ quen thuộc từ khẩu lệnh của người can thiệp để
dần dần không cần hướng dẫn bằng hành động nưaz mà nói lặp đi lặp lại trẻ
cũng sẽ tự hiểu khái niệm đó trong quá trình giao tiếp cũng như trong cuộc
sống.
5. Kết luận
5.1.

Đánh giá

việc sử dụng ba lí thuyết

8


Việc sử dụng kết hợp ba lí thuyết trong một trường hợp thân chủ là trẻ tự kỉ
giúp nhân viên CTXH kết hợp những ưu điểm của mỗi lí thuyết và các phương
pháp vận dụng lí thuyết để ứng vào đối tượng trẻ tự kỉ.
Cả ba lí thuyết trên đều có sự liên kết và bổ trợ cho nhau trong quá trình
can thiệp với trẻ tự kỉ. Việc sử dụng ba lí thuyết trên cùng một đối tượng là trẻ
tự kỉ thì đem lại những ưu điểm và kết quả cao hơn việc chỉ thuần dung một lí
thuyết trên một đối tượng. Nó sẽ bù những cái mà lí thuyết này có cho những lí
thuyết kia không có. Để từ đó nhằm tới mục tiêu là can thiệp với trẻ tự kỉ có
những thay đổi và chuyển biến tích cực.
5.2.

Bài học kinh nghiệm
Việc sử dụng và vận dụng ba lí thuyết vào một trường hợp đó là trẻ tự kỉ là

không dễ dàng. Vì chúng ta vừa phải tìm những ưu điểm, những ứng dụng phù
hợp của lí thuyết này móc nối và gắn kết với lí thuyết kia, những phương pháp
can thiệp cũng phải có sự liên kết và vận dụng đúng nó là một điều không dễ
dàng và dễ gây nhầm lẫn sai sót. Nếu ta không tìm được những lí thuyết có sự
phù hợp với nhau khi ứng dụng trên cùng một đối tượng thì sẽ không đem lại
hiệu quả như mong muốn và có thể gây những ảnh hưởng xấu đến thân chủ.
Vì vậy cần thận trọng trong việc lựa chọn lí thuyết cũng như là áp dụng các
phương pháp trong quá trình can thiệp.


9


Tài liệu tham khảo:

1.

/>%A4NG_C%C3%81C_L%C3%9D_THUY%E1%BA%BET_CTXH_V
%C3%80O_CAN_THI%E1%BB%86P_TR%E1%BA%BA_T%E1%BB

2.

%B0_K%E1%BB%B6
/>%E1%BB%A7a_c%C3%B4ng_t%C3%A1c_x%C3%A3_h%E1%BB
%99i_hay_l%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_d%C3%A0nh_cho_c

3.
4.

%C3%B4ng_t%C3%A1c_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
/>Trần Văn Kham - lí thuyết công tác xã hội hay lí thuyết dành cho công tác
xã hội.

10



×