Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ
TRONG VIỆC NÂNG CAO CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIÁO DỤC
HỌC SINH GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bài nói tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6-1957 Bác
Hồ đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần cần có sự giáo dục ngoài
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Điều đó cho thấy rằng: Trong lý
luận cũng như trong thực tiễn sự thống nhất trong giáo dục từ nhà trường gia đình
xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục
có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Đây không phải là vấn đề mới nhưng có lẽ sẽ không
bao giờ là đủ là thừa khi nói về công tác phối hợp giữa gia đình với các tổ chức xã
hội trong giáo dục học sinh. Bởi lẽ cuộc sống này vốn dĩ không bao giờ ngừng
nghỉ mọi sự vật hiện tượng luôn vận động không ngừng và đã là vấn đề con người
thì không bao giờ là cũ, là đủ nó luôn được bổ sung được nghiên cứu sao cho phù
hợp với thực tiễn. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình lâu dài,
phức tạp và lien tục diễn ra không chỉ ở gia đình mà còn ở ngoài xã hội mà gần
nhất chính là môi trường các em học tập, vui chơi.
Có thể thấy rằng trong những năm gần đây tình hình đạo đức của
các em học sinh nhất là ở lứa tuổi trung học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm
và giải quyết. Đối với những người làm công tác giáo dục như chúng ta thì đó quả
là điều khiến chúng ta băn khoăn lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học
sinh sa sút về mặt đạo đức? Có thể thấy rằng đó chính là: vai trò trách nhiệm của
các bậc làm cha làm mẹ; vai trò của nhà trường; vai trò của các tổ chức đoàn thể
ngoài nhà trường.
1
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
Từ những điều nói trên ta thấy rằng vấn đề phối hợp giáo dục học
sinh giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác trở thành vấn đề cấp
bách không bao giờ cũ đối với nhà quản lý. Việc dạy chữ và dạy làm người là vấn
đề cốt lõi trong công tác giáo dục của một ngôi trường. Nhà quản lý luôn ý thức
vấn đề đó và luôn băn khoăn trăn trở tìm ra biện pháp nhằm hướng tới đích cuối
cùng đó là hình thành những công dân có ích cho xã hội vừa hồng vừa chuyên vừa
có đức vừa có tài.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chúng ta đều biết rằng trong thực tế trong môi trường xã hội mà trẻ
sống học tập nhiên và với sự thiếu từng trãi ít vốn sống lại muốn khám phá trẻ sẽ
dễ làm theo dẫn đến vi phạm chuẩn mực tác động tiêu cực nhân cách của trẻ. Nhất
là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn thiếu sự thống nhất thì sẽ không mang đến hiệu
quả trong công tác phối hợp giáo dục học sinh.
Ngày nay với nhịp độ phát triển mau lẹ của thời đại công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã ảnh hưởng không ít đến công tác phối hợp giáo dục giữa nhà
trường với gia đình học sinh như: các trò chơi điện tử, phim ảnh, sách báo, các
hoạt động giải trí không lành mạnh( vũ trường, quán bar, đua xe….) Bên cạnh
những bậc cha mẹ luôn ý thức về việc chăm sóc dạy bảo con cái thì một bộ phận
không nhỏ vì mải mê với việc làm ăn đã sao nhãng việc chăm sóc con cái cho đó là
trách nhiệm cũa nhà trường, những trường hợp gia đình bố mẹ ly thân, cãi vã, làm
ăn thua lỗ v v Tất cả là những nguyên nhân chủ quan cũng như là khách tác động
đến công tác giáo dục sự hình thành nhân cách ở học sinh.
Theo luật giáo sửa đổi năm 2009 "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo một số khảo sát của các nhà nghiên cứu về
2
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
sự ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến giáo dục đạo đức học sinh thì kết quả cho
thấy rằng: bên cạnh sự ảnh hưởng của gia đình thì nhà trường mà trong đó giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, bạn bè v.v đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách
học sinh. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như: Đoàn TNCS, Hội CMHS, Hội chữ thập
đỏ, địa phương v v cũng là những nhân tố tích cực trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Đối với bậc trung hoc, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết
thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ về nội dung, phương
pháp, cách thức giáo dục học sinh ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện
thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa
học giáo dục học sinh cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp các em phát
triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ,
giao tiếp ứng xử góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhiệm vụ năm
học đã đề ra. Ông Ragan - Nhà giáo dục Mỹ đã nói: Nhà trường đầu tiên là gia
đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ rất quan trọng đối với trẻ. Họ
thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy - một trọng trách khó khăn nhưng cao cả.
Điều đó càng khẳng định rằng gia đình là một tế bào của xã hội. Giáo dục không
chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp con trở nên hữu
ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, công dân tốt cho xã hội và đất nước.
Nhận thức rõ về điều này, trong nhiều năm qua và đặc biệt năm học
2013–2014, Trường THPT Trấn Biên luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các tổ
chức xã hội khác. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo những kế
hoạch, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động dạy học hoạt động vui chơi
của nhà trường.
Vấn đề chúng ta cần đặt ra là lực lượng nào là lực lượng chính, công tác phối
hợp giữa các lực lượng trên được giải quyết như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và
trong công tác phối hợp đó thì lực lượng nào đóng vai trò chính ?
3
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
Ngành giáo dục của chúng ta xác định gia đình chính là cái nôi là khởi
nguồn để các cháu hình thành nhân cách chuẩn mực đạo đức hành vi thói quen cách cư
xử với mọi người xung quanh v.v Tất cả những gì được hình thành từ gia đình sẽ ảnh
hưởng đến các em trong suốt cuộc đời. Bên cạnh gia đình vai trò chính trong hình thành
nhân cách của học sinh thì nhà trường là lực lượng chính trong công tác phối hợp giữa
gia đình nhà trường các tổ chức xã hội khác trong việc giáo dục học sinh.
Thực tế cho thấy rằng quá trình giáo dục hình thành nhân cách học sinh
là tổng hòa các tác động môi trường. chúng ta cần có một tổ chức hợp lý cho học sinh.
Đó chính là sự giữa gia đình nhà trường và xã hội trong đó nhà trường là trung tâm giáo
dục chủ động trong công tác phối hợp để đạt đến hiệu như mong muốn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Là trường cấp 3 đóng trên địa bàn phường Tam hòa, là một trong
những đơn vị đứng đầu trong công tác giảng dạy học tập của tỉnh nhà, lãnh đạo nhà
trường nhận thấy tính cấp thiết trong công tác phối hợp đặc biệt đối với GVCN, từ
đó đưa ra những kế hoạch cụ thể làm sao tăng cường công tác phối hợp đạt hiệu
quả cao trong giáo dục học sinh. Từ thực tiễn những kết quả đã đạt được trong
những năm qua và bản thân là người phụ trách công tác học sinh của nhà trường
tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã làm trong công tác phối hợp giáo dục học
sinh giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác.
Với 45 lớp học và trên 1700 học sinh hàng năm. Đội ngũ GV, CB, CNV
111 người. Hội CMHS đông có tâm huyết, được sự quan tâm của các ban ngành
cấp lãnh đạo. Trường được đầu tư cơ sở vật chất khang trang có khu bán trú, đầy
đủ các phòng chức năng, nhà thi đấu đa năng sân tập TDTT cho HS. Những đặc
điểm trên góp phần tạo ra những thuận lợi trong công tác phối hợp của trường như
sau:
• Thuận lợi
4
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
- Tập thể sư phạm nhà trường đặc biệt BGH cùng với hội CMHS chính
quyền địa phương rất coi trọng việc phối hợp trong công tác giáo dục học sinh
- Được cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hết sức quan tâm tạo điều kiện
hỗ trợ cho công tác phát triển giáo dục của nhà trường.
- CMHS có nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của mình, quan tâm
đến con em, sát cánh và hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
- Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm yêu nghề mến trẻ.
- Học sinh đầu vào thi tuyển nên đa phần có kết quả tốt về hạnh kiểm và học
lực .
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình xây dựng nhiều phong trào Đoàn góp phần
nâng cao giáo dục đạo đức kỹ năng sống cho học sinh.
• Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn nhất định
- Một bộ phận không nhỏ CMHS mãi lo làm ăn không quan tâm việc học
tập con em.
- Tình trạng bố mẹ ly thân ảnh hưởng nhiều tâm lý của học sinh khiến các
em chán nản không chú tâm việc học.
- Nằm trong khu công nghiệp nên phần nhiều con em có cha mẹ làm công
nhân đi làm cả ngày nên dù muốn cũng không có thời gian nhiều để quan tâm đến
con chứ chưa nói đến chuyện quan tâm đến chủ trưởng của nhà trường.
- Một vài GVCN năng lực trong công tác phối hợp giữa GV- GĐ-ĐP phần
nào còn hạn chế.
- Còn một bộ phận nhỏ học sinh lười học ham chơi, thiếu bản lĩnh nên bị lôi
kéo những giải trí không lành mạnh.
- Sự phối hợp giữa địa phương và nhà trường có đôi lúc mang tính hình thức
chưa đi sâu vào chất lượng
5
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
Từ thực trạng trên, xin chia sẻ một số biện pháp trường đã thực hiện
như sau:
- BGH nhà trường luôn xác định đội ngũ GVCN đóng vai trò then chốt trong
công tác phối hợp là người đại diện cho nhà trường phổ biến các qui định
( nội quy, khen thưởng kỷ luật vv.) chủ trương, kế hoạch, mục tiêu chung
đến CMHS ngay từ buổi họp PH đầu năm; Đồng thời cho PH thấy được vai
trò trách nhiệm của mình đối với con cái và cùng sát cánh nhà trường trong
giáo dục con em mình, nắm được mục đích giáo dục có sự phối hợp chặt
chẽ, tham gia tích cực hội CMHS. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà
trường thông qua các hình thức phối hợp mà chủ nhiệm, nhà trường thống
nhất từ đầu năm(như điện thoại, sổ liên lạc điện tử, các cuộc họp CMHS –
đầu năm , cuối HK 1, cuối năm )
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
đúng yêu cầu mục đích của nhà trường đề ra cho công tác giáo dục.
- Thành lập tổ chủ nhiệm theo khối trong trường để GV trao đổi học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau( trong một năm học có hai buổi trao đổi kinh nghiệm theo
chuyên đề).
- Chú trọng bộ môn GDCD bởi vì đây là môn học giáo dục nhân cách cho
học sinh thông qua các bài học đạo đức.
- Đặc biệt nhà trường phân công quản sinh theo dõi nề nếp học sinh theo khối
, QS là cầu nối rất quan trọng và hiệu quả đối với GVCN- CMHS từ đó kịp
thời có những biện pháp giáo kịp thời các em HS khi các em vi phạm.
- Đoàn thanh niên kết hợp Hội LHTN, Chữ thập đỏ tổ chức các hoạt động
như:
• Tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh( định kỳ 2 lần/ 1
HK- GV bộ môn công dân đảm nhiệm bên đoàn phối hợp)
• Tổ chức các hoạt động VHVNTDTT chào mừng các ngày lễ lớn tạo sân
chơi bổ ích nâng cao tinh thần đoàn kết cho các em.
• Tổ chức các CLB( trường có 3 CLB: Tiếng Anh- 35 thành viên, võ thuật
40 thành viên, báo chí – 15 thành viên)
6
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
• Tổ chức hoạt động về nguồn tại Địa đạo Củ chi, Chiến khu D nhằm tạo
sân chơi tập thể từ đó giúp các em hình thành những kỹ năng sống.
• Giáo dục lòng nhân ái thông qua các hoạt động như: hiến máu nhân đạo,
quyên góp đồng bào lũ lụt, vùng sâu xa, học sinh nghèo v.v
• Tổ chức hoạt động quyên góp hướng về biển đảo, những buổi nói chuyện
dưới cờ từ đó giáo dục lòng yêu nước tinh thần dân tộc cho học sinh
- Hàng năm thông qua các doanh nghiệp, nhà máy, trường đại học, cựu học
sinh, nhà trường mở các diễn đàn ngày hội việc làm tư vấn mùa thi từ đó
giúp các em định hướng nghề nghiệp chọn lựa trường thi đúng khả năng
- Liên hệ các cơ sở sản xuất cho học sinh đi thực tế giúp các em định hướng
nghề truyền thống ( làng gốm Bình Dương, nhà máy SONADEZI)
- Liên hệ y tế phường tam hòa khám bệnh định kỳ hàng năm cho học sinh,
thưc hiện chương trình tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh cho học
sinh.
- Đặc biệt hợp đồng 2 đồng chí dân phòng phường Tam Hòa để bảo đảm
ANTT trường học giờ tan tầm.
- Liên hệ công an giao thông, phòng chống TNXH có buổi nói chuyện dưới
cờ cho các em( 2 buổi nói chuyện/ 1 năm học)
K ết quả đạt được trong những năm qua
- Chất lượng giảng dạy giáo dục ngày càng đi lên: Tỷ lệ học sinh giỏi cấp
tỉnh trong các kỳ thi luôn đứng trong top đầu của những trường có nhiều
giải cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100% tỷ lệ đại học NV 65-70% , HS
đạt giải quốc gia.
- Đặc biệt trong những năm học qua không có học sinh bỏ học không có
học sinh hạnh kiểm yếu kém, tỷ lệ học sinh giỏi khá tăng.
- Không có hiện tượng học sinh đánh nhau tụ tập ở cổng trường vi phạm
ATGT. Vi phạm tệ nạn xã hội.
- Hội CMHS đã hỗ trợ cho trường 50 cây xanh, một sân để xe cho HS, hỗ
trợ khen thưởng cho học sinh, các phong trào VNTDTT, trao học bổng
cho HS hoàn cảnh khó khăn v v
7
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
- Các tổ chức như chi bộ công đoàn đoàn TN đạt vững mạnh xuất sắc
trong nhiều năm liền, trường được bằng khen của bộ, của Uỷ Ban tỉnh về
các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, trường học văn hóa, trường chuẩn
quốc gia, xuất sắc phong trào thi đua trường học thân thiện học sinh tích
cực v.v
- Là lá cờ đầu trong phong trào VHVNTDTT học sinh của trường gặt hái
nhiều giải thưởng cao cấp tỉnh cấp quốc gia. Liên tiếp nhất toàn đoàn hai
lần hội khỏe phù đổng cấp tỉnh, trong năm học qua đạt hai cúp vô địch
bóng đá, một học sinh đạt giải 3 chương trình Thực hiện ước mơ do TW
Đoàn tổ chức v.v…
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục
học sinh đã trở một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục
XHCN sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên trước hết là để
đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng
một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp đồng tâm tạo sức mạnh
thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Sự phối hợp giáo dục
có thể diễn ra nhiều hình thức vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực
lượng phải phát huy tinh thần trách nhiệm chủ động tạo ra những mối
quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ ttrẻ thành những
người công dân hữu ích cho đất nước.
Kiến nghị
- Cần xem giáo dục học sinh là trách nhiệm không của riêng ai mà đó là
trách nhiệm của gia đình nhà trường và toàn xã hội.
- Cần có chỉ đạo sát sao hơn kịp thời chủ động trong công tác phối hợp
giữa các lực lượng nhằm đem lại sự phối hợp nhịp nhàng tạo hiệu quả
như mục đích đề ra.
- Để việc giáo dục có hiệu quả các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng gia
đình đầy đủ toàn vẹn trong đó mọi thành viên có trách nhiệm nghĩa vụ
8
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
với nhau. Nâng cao trách nhiệm của gia đình. Xây dựng phong cách sinh
hoạt nề nếp, cha mẹ phải giữ uy tín vai trò gương mẫu trong gia đình và
ngoài xã hội, quan tâm đến con cái
- Nâng cao hơn nữa chất lượng GVCN vì đây chính là lực lượng vô cùng
quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nhân cách cho các
em, và GVCN chính là cầu nối giữa nhà trường với gia đình các tổ chức
xã hội khác trong việc giáo dục đao đức cho các em.
- Cung cấp thêm tư liệu giảng dạy phong phú( băng hình) cho môn GDCD
đồng thời nâng cao hơn nữa nhận thức ở học sinh cũng như phụ huynh về
môn học này bởi vì đây chính là môn học hình thành nhân cách cho học
sinh thông qua những bài học đạo đức. Nâng cao trình độ giảng dạy của
GVBM công dân qua những đợt tập huấn hoặc chuyến đi thực tế để từ đó
có những bài giảng phong phú sinh động hơn giáo dục học sinh.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ thực tiễn
những gì mà trường THPT Trấn Biên chúng tôi đã làm trong những năm qua về
công tác phối hợp giữa NT-GĐ-XH. Vì đây là cái nhìn chủ quan từ góc độ cá nhân
nên không tránh những sai sót rất mong được sự góp ý của Hội đồng đánh giá.
Người thực hiện
Phạm Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
9
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
Nội dung Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………… 01
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN……………………… 02
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP……………… 04
IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ……………………………… 08
10
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
11
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác
Trường THPT Trấn Biên Người thực hiện Phạm Thị Thanh Hà
12
Vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường với các tổ chức xã hội khác