Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.75 KB, 101 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
Chính trị quốc gia
CTQG
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
Giáo dục - đào tạo
GD - ĐT
Khoa học – công nghệ
KH - CN
Kinh tế - xã hội
KT - XH
Nguồn nhân lực
NNL
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Ủy ban nhân dân
UBND
Tổ chức Hợp tác và phát triển của Liên Hiệp Quốc
OECD


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở
quận Hà Đông
1.2. Nội dung và các nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông
Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở
QUẬN HÀ ĐÔNG

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và quản lý của Nhà nước có liên
quan ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
Quận Hà Đông
2.2. Thành tựu và hạn chế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2.3. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ
thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát
triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế xã hội ở Quận Hà Đông, thành Hà Nội trong
thời gian tới
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông trong
thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3

14

14
27
37

37
47

57

66

66

71
90
92
97


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nguồn nhân lực là
nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to
lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu
tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có nguồn nhân lực
mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,
công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở
thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những
giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ở tất cả các
ngành, các cấp góp phần thực hiện thắng lợi sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
tạo ra sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong thới gian tới.
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với việc huy động và sử
dụng các nguồn lực khác vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, bởi nó không chỉ quyết định
cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề con người - xã hội. Vì
thế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không những là mục tiêu phát triển
kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội vô cùng quan trọng.
Nguồn nhân lực của đất nước nói chung và nguồn nhân lực của Quận
Hà Đông, Thành phố Hà nội nói riêng đã và đang được Đảng và Nhà nước
ta hết sức quan tâm được thể hiện rõ trong chính sách và chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế. Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát
triển kinh tế - xã hội là vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành, các thành phần
3



kinh tế và toàn xã hội cần phải quan tâm. Cũng như các địa phương khác,
Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội là một địa bàn có số lượng lao động
tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Mặt khác, Hà Đông là một Quận của
Thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, đòi hỏi chất lượng
nguồn nhân lực phải cao hơn các khu vực khác mới tương xứng với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó
khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với những lợi thế
riêng có của mình, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội vẫn giữ được sự ổn
định và phát triển về mọi mặt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
thành công đó là Quận Hà Đông đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nhằm phát huy tốt vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn Quận. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của Thành phố Hà Nội nói
chung và của Quận Hà Đông nói riêng trong thời gian tới thì nguồn nhân lực
của Quận Hà Đông cần phải có chất lượng cả về trí lực, tâm lực và thể lực,
đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa,
hội nhập kinh tế quốc tế nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được giải quyết kịp
thời. Do vậy, nguồn nhân lực của Quận còn nhiều bất cập chưa theo kịp với
yêu cầu phát triển của Thành phố, chưa phát huy hết vai trò của nó để kích
thích phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận
Hà Đông, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
4



2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân nguồn nhân lực ở nước ta nói
chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông, Thành phố
Hà Nội nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của đất nước. Trong thời gian qua
vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi lên một số
công trình khoa học tiêu biểu đó là:
Luận án tiến sĩ kinh tế:“Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp dầu
khí Việt Nam đến năm 2020”, tác giả Nguyễn Hoàng Thụy [39] . Luận án đã luận
giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực trong ngành
công nghiệp dầu khí ở nước ta. Công trình cũng đã phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực ở ngành công nghiệp dầu khí và chỉ ra những thành tựu
và hạn chế, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực
của ngành dầu khí trong thời gian tới. Đặc biệt tác giả đã coi trọng đến giải
pháp cần phải có chiến lược liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế để phát triển
nguồn nhân lực ngành dầu khí có chất lượng cao nhằm đem lại năng suất,
hiệu quả trong công việc khai thác, chế xuất dầu ở nước ta.
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Hải Phòng và tác động của nó
đến tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ thành phố” tác giả Phạm Tiến
Điện [15] Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực , từ
đó xem xét phát triển nguồn nhân lực theo hướng CNH,HĐH ở thành phố
Hải Phòng; phân tích chỉ rõ sự tác động của phát triển nguồn nhân lực ở
thành phố Hải Phòng đến việc xây dựng khu vực phòng thủ thành phố.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
nguồn nhân lực ở thành phố Hải Phòng gắn với việc tăng cường sức mạnh
khu vực phòng thủ thành phố.
5



Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Toàn [41]. Luận án đi sâu nghiên cứu về nguồn
nhân lực của một tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Phần lý luận của đề tài
đã tiến hành cung cấp nhiều kinh nghiệm quý của các quốc gia về phát triển
nguồn nhân lực trong ngành điện lực. Công trình cũng đã đi sâu nghiên cứu khảo
sát thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở các công ty, các đơn vị thành viên của
Tập đoàn điện lực Việt Nam trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo sức bật mới trong quá trình tái cơ
cấu ngành điện lực theo sự phát triển của tình hình thực tiễn đặt ra.
Đề tài khoa học B2006 - 37 - 02TĐ. HN (2010), “Những vấn đề lý
luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” , tác giả Nguyễn Lộc
[26]. Đã cung cấp hệ thống lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực ở cấp độ quốc gia. Với cách tiếp cận tổng thể, có sự so
sánh và tổng kết kinh nghiệm quốc tế phong phú về phát triển nguồn nhân
lực, đề tài đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, tác giả Trần Kim Hải [18] .
Luận án đã phân tích về thực trạng, chỉ ra yêu cầu và những vấn đề đang
đặt ra trong sử dụng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta. Đồng thời
luận án đã chỉ ra nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được những yêu cầu
và đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Vì vậy quá trình khai thác
sử dụng cần phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng
cao chất lượng của nguồn nhân lực. Coi nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là một nội dung, một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực cho CNH, HĐH. Luận án khẳng định: Những vấn đề bức xúc
nhất của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta là mở rộng
quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hoá các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu
6



o to, i mi ni dung, chng trỡnh o to, thỳc y s chuyn dch
c cu ngun nhõn lc theo hng CNH, HH, o to v xõy dng i
ng cỏn b qun lý v chuyờn gia...Tất c l nhm thc hin thng li mục
tiêu cung cấp ngun nhõn lc có chất lợng cao, đáp ứng đợc những yêu cầu
và đòi hỏi khắt khe của thị trờng sức lao động trong nớc và quốc tế, phù
hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nớc.
Lun vn thc s kinh t: Tỏc ng ca o to ngun nhõn lc trong
s nghip cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ n cng c quc phũng nc ta
hin nay, tỏc gi Bựi Thỳc Vnh [49] . Lun vn phõn tớch lm rừ tớnh cp
thit ca o to ngun nhõn lc cho CNH,HH v tỏc ng ca nú i vi
cng c nn quc phũng. Trờn c s ú, xut cỏc quan im, gii phỏp c
bn cụng tỏc o to ngun nhõn lc va ỏp ng nhu cu CNH,HH va
ỏp ng nhu cu cng c nn quc phũng ton dõn.
Lun ỏn tin s kinh t: Phỏt trin ngun nhõn lc quõn s cht lng
cao ỏp ng yờu cu hin i húa Quõn i nhõn dõn Vit Nam, tỏc gi
Vn Do [7] . Tp trung nghiờn cu v ngun nhõn lc trong mt lnh vc c
thự. Tỏc gi ó lý gii khỏ sõu sc v ton din v lý lun v thc tin nhõn lc
quõn s, ngun nhõn lc quõn s cht lng cao v phỏt trin ngun nhõn lc
ny vi nhng ni dung v tiờu chớ ỏnh giỏ s phỏt trin. Lun ỏn cng ó i
sõu kho sỏt ỏnh giỏ thc trng phỏt trin ngun nhõn lc quõn s cht lng
cao, trờn c s ú ra nhng quan im c bn v nhng gii phỏp ch yu
phỏt trin lc lng ny ỏp ng yờu cu thc tin t ra. Nhng gii phỏp v
giỏo dc o to v thc hin nhng c ch, chớnh sỏch c thự c tm v mụ
v vi mụ ó c tỏc gi cp trong cụng trỡnh to ra s t phỏ mnh m
phỏt trin ngun nhõn lc quõn s cht lng cao.
Cun sỏch: Phỏt huy ngun lc con ngi cụng nghip hoỏ, hin i
hoỏ ca Tin s V Bỏ Th [38]. Trờn c s nghiờn cu kinh nghim phỏt
trin ngun nhõn lc ca mt s nc trờn th gii v thc trng ngun nhõn

7


lực ở nước ta, tác giả đã đưa ra những quan điểm về nguồn nhân lực và phát
triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam. Đồng thời, đưa ra định hướng và
những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển thị trường sức lao động và tác
động của nó đến đảm bảo nguồn nhân lực cho Quân đội nhân dân Việt nam
hiện nay” tác giả Trần Văn Ban [2] . Đã phân tích sự phát triển của thị trường
sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tác động của nó
đến đảm bảo nguồn nhân lực cho QĐNDVN. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm,
giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động gắn với bảo đảm nguồn
nhân lực cho quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, của Tiến sĩ Nguyễn Thanh [36]. Tác giả đã luận giải rõ:
phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp
CNH,HĐH, đồng thời nêu lên một số thực trạng về phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng chủ yếu trong phát
triển nguồn nhân lực cho CNH,HĐH ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tác giả Tô Chí Thành [37] . Đã khảo sát
những kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ thông
tin của một số nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tác giả cho
rằng, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang rất cần học hỏi những
kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là
nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin trong đó có lĩnh vực truyền
hình. Đối với một số nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam
đã và đang có điều kiện để hợp tác mạnh mẽ trong quá trình phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin. Do vậy, những bài học về phát triển nguồn

nhân lực trong lĩnh vực này ở các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
8


được các tác giả luận giải khá sâu sắc từ đó rút ra một số bài học cụ thể đối
với Việt Nam.
Cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực
tiễn nước ta, của Tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê ái Lâm [42] . Cuốn sách đã khái
quát những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước phát triển
trên thế giới. Tuy nhiên, cuốn sách chưa trình bày được một cách toàn diện về nội
dung của phát triển nguồn nhân lực như chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống,
việc làm… mà mới tập trung vào lĩnh vực giáo dục đào tạo - yếu tố quyết định
phát triển nguồn nhân lực.
Đề tài khoa học KX.02.24/06 (2010), “Nguồn nhân lực và nhân tài
cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến
trình đổi mới”, tác giả Nguyễn Ngọc Phú [35] .Đã tập trung luận giải một
cách khái quát những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, luận giải về
cơ cấu, số lượng, chất lượng, nhu cầu, thực trạng nguồn nhân lực và nhân
tài. Đề xuất những quan điểm, giải pháp, chính sách cho phát triển nguồn
nhân lực, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt
Nam trong tiến trình đổi mới.
Báo khoa học: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi
mới và hội nhập quốc tế, của Tiến sĩ Phạm Công Nhất [33] . Đã khái quát kết quả
hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và hơn một năm gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới, đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
- Đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý
Nhà nước đáp ứng yêu cầu hóa - hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Bắc
Sơn(2005) đi sâu phân tích thực trạng đội ngũ viên chức công chức trong khu

vực quản lýnhà nước để thấy rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của
NNL này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân có được các ưu điểm cũng
9


như những tồn đọng trong iệc sử dụng đội ngũ viên chức công chức, viên
chức quản lý Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước.
- Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
tỉnh Hải Dương”, luận án tiến sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Kim Diện (2008).
Luận án đề cập đến CLNNL trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Những
phân tích đánh giá thực trạng NNL thực hiện công tác hành chính với những
thành công và hạn chế trong nhất định thuộc tỉnh Hải Dương, những phân tích
đánh giá này có thể là điển hình đại diện cho đội ngũ công chức hành chính
nói chung nhưng không đại diện cho NNL trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 (GS-TS. Nguyễn Phú
Trọng làm chủ nhiệm đề tài): “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ viên chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Đề
tài đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nói chung và
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KTXH. Do đó, đề tài là một tài liệu
được tham khảo hữu ích nhất trong trường hợp liên quan đến viên chức là
công chức trong các khoa, phòng hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh những công trình được phân tích ở trên, trong quá trình
triển khai đề tài luận văn tác giả đã nghiên cứu, kế thừa từ một số tài liệu
như: Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội; Đặng Bá Lãm,
Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội; Đỗ
Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước

ta hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính
sách phát triển nguồn nhân lực, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục;
Nguyễn Thanh Long (2003) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công
10


nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí
Lý luận chính trị, Hà Nội; Bộ khoa học và công nghệ - Trung tâm thông
tin khoa học và công nghệ quốc gia (2005), Phát triển nhân lực khoa học
và công nghệ ở các nước Asean, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn
Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam,
Nxb lao động xã hội, Hà Nội; Phạm Việt Dũng, Kinh nghiệm của một số
quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, Tạp chí
Cộng Sản số tháng 9/2012.
Phạm vi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế
xã hội là một vấn đề rộng lớn, đã được nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu đề
cập ở các khía cạnh khác nhau. Có công trình nghiên cứu phân tích dưới góc
độ tổng hợp, có công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
gắn với từng lĩnh vực cụ thể. Các tác giả đều đã nêu bật những yếu tố khách
quan và chủ quan tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm rõ
những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với phát triển
kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số quan điểm giải
pháp nhằm cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề "Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông,
Thành phố Hà Nội" . Vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên
cứu luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông, Thành phố
Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Quận
trong thời gian tới.
11


* Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Phân
tích làm rõ những nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông.
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết từ thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn Quận trong thời gian qua.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã
hội ở Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa
bàn Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trên địa bàn Quận Hà Đông, số liệu khảo sát thực tế từ năm 2009 đến nay.
- Về không gian: Trên địa bàn quận Hà Đông
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù

của kinh tế chính trị Mác - Lênin và một số phương pháp khác: Trừu tượng hóa
khoa học; kết hợp lôgíc và lịch sử; phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh và
một số phương pháp khác.

12


6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà
Đông, Thành Hà Nội nói riêng.
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng bộ, chính quyền Quận
Hà Đông tham khảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và trực tiếp là phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của Quận nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

13


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông

1.1.1. Nguồn nhân lực và vai trò nguồn nhân lực
*Khái niệm nguồn nhân lực
Những thành tựu trong nhận thức về con người mà loài người đạt được ở
thời đại ngày nay là kết quả của sự tích luỹ những giá trị tinh hoa của nhân
loại qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, những cống hiến của các nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin có tính chất quyết định, tạo ra bước ngoặt cách
mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Triết học mácxit đã quan niệm con
người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái
xã hội. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố
xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người. Ở đây,
cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các
quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú
của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá thể là sự tổng hợp
không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến
đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người.
Kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức triết học
phương Đông và vốn văn hoá dân tộc, luôn chú ý đến con người. Theo Hồ
Chí Minh ″chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Với ý nghĩa
đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, là con người xã
hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt
14


động và sinh sống. Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong
mối quan hệ ba chiều: quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong
đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất
định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự
nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời. Con người

trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực,
tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm: sức
khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần... Người cho
con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người,
coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, là nhân tố
quyết định thành công của cách mạng.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực
là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận
dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão
của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực
với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự liên hệ biện chứng với nhau,
đó là thể lực, trí lực, tâm lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung
cấp sức lực của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất.
″Nguồn lực con người" hay ″nguồn nhân lực" là khái niệm được hình thành trong
quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực
của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây
đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.
Khai thác ở góc độ về nguồn lực cho sản xuất kinh doanh: thì yếu tố con
người được xem xét trước hết như là một bộ phận quan trọng và quyết định nhất
của quá trình sản xuất, một phương tiện để phát triển kinh tế xã hội. Lý luận về
"vốn người" còn được xem xét từ quan điểm nhu cầu về các nguồn lực cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho con người được phân tích với tính cách tương
tự như đầu tư vào các nguồn vật chất khác có tính đến tổng hiệu quả của các đầu
15


tư, hoặc thu nhập mà con người và xã hội thu được từ các đầu tư đó. Đây là cách
tiếp cận đang được nhiều người quan tâm hiện nay.[17, tr.47]
Từ cách tiếp cận này, Ngân hàng thế giới cho rằng, nguồn nhân lực là
toàn bộ "vốn người", bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp…mà mỗi cá

nhân sở hữu. ở đây nguồn nhân lực được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác như vốn tiền, vốn công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…
Trong đó đầu tư cho con người giữ một vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và
được coi là cơ sở không thể thiếu cho sự phát triển bền vững[17, tr.50].
Cũng dựa trên cơ sở tiếp cận như trên, Tổ chức Hợp tác và phát triển của
Liên Hiệp Quốc (OECD) đã đưa ra khái niệm về nguồn nhân lực, cho rằng
nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có
quan hệ tới sự phát triển của đất nước. nguồn nhân lực được coi như một yếu tố
quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra, khai thác và không ngừng phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội[17, tr.51].
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “Nguồn nhân lực của một quốc
gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn
nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn
cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự
phát triển”. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển
bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là
một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong
độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, là tổng thể các yếu tố về
thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Theo một số nhà khoa học Việt Nam trong đề tài“Con người Việt Nammục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” mang mã số KX-07 thì
nguồn nhân lực được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể
chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong
cách làm việc[19, tr.328].
16


Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Đại học kinh tế Quốc dân,
nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Với tư cách là một nguồn lực của
quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng
sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số

lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Nhân lực hay
nguồn nhân lực xã hội là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động,
sản xuất. Nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực tổ chức là nguồn lực con người,
nhân tố con người trong một tổ chức cụ thể. Nguồn nhân lực là toàn bộ người
lao động làm việc trong một tổ chức hoặc trong một ngành.
Nguồn nhân lực này do tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển và
sử dụng để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nguồn nhân lực là nguồn tài
nguyên nhân sự, là tài sản quan trọng nhất của tổ chức. Nói tới nguồn nhân
lực là nói về số lượng, cơ cấu và chất lượng của nguồn nhân lực. Nguồn
nhân lực được coi là hợp lý và được đánh giá cao khi có số lượng tương
ứng với số lượng công việc của tổ chức, có cơ cấu về chuyên môn, nghề
nghiệp phù hợp với cơ cấu của công việc. Người lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác đáp ứng được
những đòi hỏi của công việc.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, nguồn nhân lực gồm những người
đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong
gia đình, không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác
như nghỉ hưu trước tuổi.
Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do Giáo sư, Tiến
sĩ khoa học Lê Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là
tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể
lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động của con người. Tính thống nhất đó
17


được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người [34,
tr.14 ]. Phó giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Văn Khái lại cho rằng trong thực tế, khái
niệm “nguồn nhân lực” ngoài nghĩa rộng như “nguồn lực con người”, thường

còn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng
lao động. Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với ý nghĩa nhấn
mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một nguồn tài
nguyên, một loại của cải quý giá cần được khai thác hợp lý, có hiệu quả, nhất
là tiềm năng trí tuệ, và cho rằng "Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số
dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức
mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”.
Các định nghĩa trên cho thấy nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến
nguồn lực con người có khả năng lao động. Nguồn nhân lực được xem xét ở 2
khía cạnh số lượng (bao gồm cả kết cấu) và chất lượng nguồn nhân lực. Số
lượng nguồn nhân lực bao gồm số lượng người lao động làm việc cho tổ
chức, ngành, địa phương, quốc gia. Số lượng nguồn nhân lực còn được xem
xét ở cơ cấu của nguồn nhân lực đó có phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của tổ
chức, ngành, địa phương, quốc gia (hiện tại và phát triển) hay không. Cơ cấu
nguồn nhân lực thường được xem xét trên một số chỉ tiêu như: cơ cấu theo
trình độ chuyên môn đào tạo, cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo nghề, cơ cấu
theo tuổi và thâm niên.
Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động, sáng tạo của
nguồn nhân lực. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của Nguồn nhân lực bao gồm
các chỉ tiêu như: trình độ chuyên môn đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp (công
việc), kiến thức, thái độ đối với tổ chức và công việc, sức khỏe, kinh nghiệm
công tác...
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái
niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống
nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã
18


hội. Trong đó, con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất,
giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển

thì không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng
mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức
mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng nguồn nhân lực được đề cập
như một nguồn vốn tổng hợp với hệ thống các yếu tố hợp thành: Vì vậy,
nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà
các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên
năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá
trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
* Vai trò nguồn nhân lực
Nếu xét nguồn nhân lực dưới góc độ là con người thì ta thấy rằng trong
mọi thời đại, con người luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sự phát triển kinh tế xã hội, vai trò này thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
- Người lao động là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển của lực
lượng sản xuất.
Theo V.L Lênin: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
là công nhân, là người lao động” [27, tr.30]. Chính con người chế tạo ra công
cụ lao động, cải biến đối tượng lao động, tổ chức quá trình lao động, phối hợp
các yếu tố sản xuất một cách hợp lý để tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Thông qua hoạt động sản xuất, con người đã từng bước hoàn thiện tư liệu sản
xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngày nay, cho dù khoa học công
nghệ đã phát triển mạnh mẽ, đúng như dự báo của C.Mác: “Khoa học là một
động lực lịch sử, là lực lượng cách mạng” [31, tr.663] thì nhân tố con người
vẫn chiếm một vị trí quan trọng và càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
bởi ở điều kiện này con người phải có một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ
thuật cao với một ý thức trách nhiệm lớn lao hơn nhiều.
19


- Người lao động là chủ thể sáng tạo mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Con người không những là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển
của lực lượng sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới quan hệ sản xuất,
bởi lẽ, trong quá trình lao động, con người luôn sáng tạo vươn tới cái hoàn
thiện hơn và trăn trở, tìm tòi kỹ thuật mới nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống
ngày càng cao. Đến khi, khoa học - công nghệ mới ra đời lại tiếp tục đòi hỏi
con người tự nâng cao trình độ để đáp ứng và kích thích sáng tạo mới hơn.
Kết quả của sự tác động qua lại mang tính biện chứng này là con người ngày
càng tự cải biến mình, quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện, xã hội loài
người ngày càng tiến bộ.
Trong quá trình này sự phân công và hợp tác lao động đã xuất hiện và
diễn ra ngày càng sâu sắc, các lao động cá thể liên kết lại với nhau nhằm huy
động sức mạnh tập thể, người quản lý, điều khiển hoạt động chung cũng ra đời
và đóng vai trò ngày càng cao. “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần
đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với
sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”[25, tr.480]. Tính
chất xã hội hóa nền sản xuất ngày càng cao không những trong phạm vi quốc
gia mà lan tỏa ra cả khu vực và thế giới, lao động quản lý phát triển, đạo đức
quản lý ngày càng cần được nâng cao và không thể thiếu trong mọi hoạt động
sản xuất. Chính vì thế, quan hệ sản xuất ngày càng được hoàn thiện.
- Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy mọi sự phát triển.
Mọi hoạt động lao động của con người đều nhằm đạt được những lợi ích
nhất định. Người lao động làm việc gì, ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm
đạt đến nhu cầu lợi ích của mình, lợi ích càng cao càng hấp dẫn con người, thúc
đẩy con người hoạt động có hiệu quả hơn.Về điều này, C.Mác cho rằng: “Một
20



khi tư tưởng tách rời lợi ích thì nhất định sẽ làm nhục nó” [29, tr.326]. Cũng vì
quan tâm đến lợi ích cùng với tính tự ái, lòng tự trọng vốn có của con người đã
tạo nên sự hăng hái thi đua trong lao động - đây là động lực quan trọng thúc đẩy
sự phát triển sản xuất, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Mọi sự phát triển, suy cho cũng nhằm phục vụ cho nhu cầu của con
người, những nhu cầu đó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cấp độ
khác nhau nhưng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và chi phối mạnh mẽ
hành vi của con người. Nền kinh tế nào hướng trực tiếp vào nhu cầu con
người, phục vụ cho con người thì nền kinh tế đó sẽ phát triển nhanh. Nền
kinh tế tư bản phát triển nhanh vì đã biết coi trọng con người với tư cách là
thị trường tiêu thụ hàng hóa. Thật ra, không có một nền kinh tế nào mà
không vì con người; chỉ có sự khác nhau về mức độ phục vụ cao hay thấp,
phạm vi phục vụ cho nhiều hay ít người. Với mục tiêu, bản chất chính trị
của xã hội XHCN thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng
ta đang xây dựng là nền kinh tế đặt con người lên vị trí hàng đầu, coi sự
phát triển và tiến bộ của xã hội là mục tiêu số một. Như vậy, con người
chính là mục tiêu của sự phát triển.
Khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mọi quốc gia đều
phải dựa trên cơ sở tiềm năng về con người, vật chất kỹ thuật của đất nước.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mọi chủ thể đều phải xem xét
lựa chọn, sử dụng các yếu tố sản xuất như thế nào cho phù hợp và hiệu quả
nhất. Những cơ sở tiềm năng kinh tế, những yếu tố sản xuất mà quốc gia hay
chủ thể kinh tế quan tâm, suy cho cùng chính là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ, lao động và vốn, trong kinh tế học người ta gọi đó
là các nguồn lực kinh tế. Trong 4 nguồn lực nói trên thì nguồn nhân lực là
nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì con người chính là chủ thể
của mọi hoạt động kinh tế, thiếu nó thì không có hoạt động kinh tế nào tiến
hành được. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội sẽ ngừng lại ngay và không còn ý
21



nghĩa gì nữa nếu như không có sự tác động và tham gia của con người. Nói
một cách đơn giản, dễ hiểu: hoạt động kinh tế - xã hội là hoạt động của con
người, do con người quản lý, điều hành và thực hiện - nó xuất phát từ ý chí
của con người, do con người hành động và nhằm thỏa mãn mục đích của con
người (đó là mục đích tồn tại và phát triển). Hoạt động kinh tế - xã hội là hoạt
động của con người, do con người và vì con người.
Xét rộng hơn, chúng ta có thể dễ dàng thấy đựơc quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào vai trò
của con người tham gia trong các quá trình đó. Nói cách khác, hiệu quả của mọi
hoạt động kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương hay quốc
gia là do nguồn nhân lực quyết định- chính nguồn nhân lực là nhân tố quyết định
hàng đầu và không thể thay thế được hoàn toàn bởi một nguồn lực nào khác.
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với qúa trình
phát triển kinh tế - xã hội, bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất, cùng một lượng lao động như nhau nhưng với chất lượng
khác nhau hiển nhiên sẽ cho ra các kết quả lao động khác nhau rất nhiều.
Đồng thời, sự đầu tư về chất cho nguồn nhân lực cũng sẽ mang lại kết quả cao
hơn nhiều so với sự đầu tư về lượng cho nguồn nhân lực. Thực tế đã cho
chúng ta thấy rất rõ về điều này.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên sẽ là điều kiện hàng
đầu cho khoa học phát triển, trí tuệ của con người được chuyển hóa thành
công nghệ, vốn và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng tiết kiệm hơn, hiệu
quả hơn. Như vậy, chất lượng lao động là nguồn lực có sức mạnh to lớn thúc
đẩy nhanh chóng quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực là chất lượng của con người nên nó
có khả năng phát triển vượt trội và năng lực ấy hầu như không có giới hạn.
Điều này đã, đang và sẽ làm cho xã hội loài người đạt được vô số những
thành tựu quý báu và kỳ diệu.
22



Thứ tư, “Các yếu tố khác của quá trình sản xuất không có sức mạnh tự
thân, chúng chỉ có thể vận hành và phát huy tác dụng tích cực khi kết hợp với
nhân tố con người ” [24, tr.9]. Nghĩa là, các nguồn lực khác không có khả năng
tự thân vận động, tất cả đều phụ thuộc ít, nhiều vào nguồn lực lao động nên chất
lượng nguồn nhân lực một khi được cải thiện sẽ tạo nên sự bức phá trong việc
nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Như vậy, Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò to lớn
quyết định hiệu quả và chất lượng của mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
1.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông
* Chất lượng nguồn nhân lực
Theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Ủy ban khoa học xã hội
định nghĩa: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người,
một sự vật, một sự việc”. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với những
thuộc tính, những yếu tố cơ bản tạo nên sự vật, hiện tượng, cái quy định phẩm
chất, giá trị của sự vật hiện tượng. Do đó, theo nghĩa chung nhất, chất lượng
là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mỗi lĩnh vực cụ thể có chất
lượng hoạt động riêng của lĩnh vực đó. Ở các lĩnh vực khác nhau, thì yêu cầu
về chất lượng cũng khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt của Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục nghiên
cứu về ngôn ngữ học cho rằng chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
một con người, một sự vật, sự việc.
Theo PGS, TS Vũ Thị Ngọc Phùng cho rằng: chất lượng nguồn nhân
lực được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của người
lao động cũng như sức khỏe của họ. Theo PGS, TS Mai Quốc Chánh thì chất
lượng nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất.
Hiện nay trên thế giới, một trong những thước đo để đánh giá chất
23



lượng nguồn nhân lực là chỉ số phát triển con người - HDI (Human
Development Index). Chỉ số này là tỷ lệ so sánh, định lượng về mức thu nhập,
tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một vài nhân tố khác. Chỉ số HDI là một thước đo
về phát triển con người. Thông thường chỉ số HDI đo thành tựu trung bình
của một quốc gia theo ba tiêu chí:
- Về sức khỏe: Được tính dựa trên cuộc sống khỏe mạnh, sống thọ. Có
thể sử dụng tuổi thọ trung bình làm căn cứ đánh giá. Tuy nhiên, tuổi thọ chỉ
phản ánh được số năm sống của một con người, không thể hiện được chất
lượng cuộc sống của con người.
- Tri thức: Tiêu chí này sử dụng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ người
nhập học các cấp từ tiểu học đến đại học. Với tiêu chí này, có thể tìm thấy các
con số về biết chữ và nhập học, nhưng trên thực tế số người lớn biết chữ và có
hiện tượng quên chữ hay còn gọi là tái mù chữ vẫn xảy ra nguyên nhân do ít
tiếp xúc với chữ. Điều đó cho thấy việc sử dụng tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ
người nhập học các cấp là căn cứ đánh giá tri thức của con người cũng chưa
hoàn toàn chính xác.
- Mức sống trung bình của dân cư: Tiêu chí này dựa trên thu nhập của
dân cư và được đo bằng GDP bình quân đầu người.
Như vậy, có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những đặc
tính biểu hiện ở từng người lao động và trên phạm vi từng vùng, từng đơn vị
sản xuất kinh doanh về các mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn nghề nghiệp, trình độ tổ chức, phẩm chất, đạo đức, ý thức pháp luật, các
yếu tố về tâm lý, tập quán... Chất lượng nguồn nhân lực được xem là một chỉ
tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay quốc gia;
bởi chất lượng nguồn nhân lực với tư cách là một nguồn lực thì nó là động lực
của sự phát triển, còn với tư cách là con người thì nó là trình độ sống của xã
hội. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực được hiểu một cách chung nhất là tổng
hợp các yếu tố về thể lực, phẩm chất và trình độ năng lực của người lao động,


24


bảo đảm cho nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặt
ra. Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua: trạng thái sức khỏe,
phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được hiểu một cách khái quát là chỉ
những hoạt động làm cho biến đổi về chất lượng nguồn nhân lực theo chiều hướng
tăng lên so chất lượng nguồn nhân lực hiện tại. Đó là sự biến đổi tăng lên về các mặt
như: sức khỏe, phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người.
Như vậy: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các nội
dung, cách thức, phương thức của chủ thể làm biến đổi các yếu tố cấu thành
chất lượng nguồn nhân lực theo hướng làm tăng thêm các giá trị của con
người cả về trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như những kỹ năng nghề nghiệp, làm
cho họ trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao
hơn và có cơ cấu nguồn nhân lực một cách hợp lý đáp ứng được những yêu
cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là làm tăng thêm giá trị con người,
cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề
nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và
phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển
kinh tế xã hội. Được biểu hiện ở các mặt cụ thể sau:
- Nâng cao thể lực bao gồm việc nâng cao sức khỏe, thể chất của nguồn
nhân lực. Không có sức khỏe thì không làm được bất cứ việc gì. Sức khỏe không
chỉ biểu hiện chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng công việc. Sức khỏe này hàm chứa khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của
nguồn nhân lực.
- Nâng cao phẩm chất: Tức là nâng cao về tâm lực gồm (thái độ,

tinh thần, khả năng chịu áp lực…). Đánh giá được thái độ trong công việc
25


×