Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.87 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ
MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
GVHD: Trần Thị Thu Hương
Nhóm thực hiện: 10

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ
MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
Nhóm 10

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2016


Bảng phân công nhiệm vụ
Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ
Tình trạng dinh dưỡng ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ, Tổng hợp


Word

Các yếu tố dinh dưỡng và
sức khỏe của mẹ có liên
quan đến trẻ, Tổng hợp PP,
in bài
Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
Dinh dưỡng của bà mẹ trong
thời kì mang thai
Mở đầu, kết luận, Dinh dưỡng
của bà mẹ trong thời kì cho
con bú

3


LỜI MỞ ĐẦU
Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai đặc biệt quan trọng đối với cả bà mẹ lẫn thai
nhi. Chế độ dinh dưỡng, vận động,.nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tối
ưu, bà mẹ đủ sức khỏe để sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con. Nhiều nghiên cứu khoa
học cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con
từ khi còn là bào thai đến khi trẻ trưởng thành.
Đó là lý do mà nhóm tôi chọn đề tài này.

4


Lời cám ơn
Sau một thời gian thực hiện , hôm nay 24/10/2016, nhóm 10 chúng tôi đã hoàn thành xong bài

tiểu luận về đề tài “ khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
bà mẹ mang thai và cho con bú ”. Vì có thời gian làm bài khá dài lại được sự giúp đỡ tận tình của
giáo viên phụ trách bộ môn nên chất lượng bài khả tốt. Ở phần đầu tiên của bài luận, chúng tôi
xin phép được gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Thu Hương, cảm ơn cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho nhóm 10 chúng em để bài luận của nhóm đựợc hoàn thành tốt nhất. Cảm ơn các bạn
trong nhóm đã cùng nhau cố gắng hoàn thành thật tốt bài báo cáo …

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BMI

Body Mass Index

CED

Chronic Energy Deficiency

7



DANH MỤC HÌNH ẢNH

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU

9


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ
1.1.1 Khái niệm
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể . Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể là kết quả của ăn
uống và sử dụng các chất dinh dưỡng . Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới tính,tình trạng sinh lý mức độ hoạt
động thể lực và trí lực.Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và
tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt ( thiếu hoặc thừa dinh dưỡng )
là có vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe hoặc cả hai. (1)
1.1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành (2)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình
trạng dinh dưỡng, sử dụng một số phương pháp định lượng trong đánh giá tình trạng dinh
dưỡng như: Nhân trắc học, điều tra khẩu phần, tập quán ăn uống, thăm khám thực thể
/dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng . Chỉ số cân nặng, chiều cao, kích thước
vòng eo/vòng mông và bề dày nếp gấp da thường được áp dụng trong đánh giá. Vì vậy,
phương pháp nhân trắc học thường có mặt trong hầu hết các điều tra cơ bản.
Chỉ số khối cơ thể: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên Hiệp

Quốc (FAO) khuyến nghị dùng “chỉ số khối cơ thể” (BMI) để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của người trưởng thành . Theo định nghĩa thì BMI được tính bằng tỷ số giữa cân
nặng tính bằng kilogam (kg) với chiều cao tính bằng mét (m) bình phương.

10


Cân nặng (kg)

BMI = -------------------------------(Chiều cao)2(cm)
BMI nói lên tình trạng dinh dưỡng cân đối giữa cân nặng với chiều cao, là chỉ số hiệu
chỉnh cân nặng với dáng vóc của cơ thể, phản ánh tình trạng dự trữ mỡ trong cơ thể; BMI
cao chứng tỏ nhiều mỡ và BMI thấp cho biết giảm dự trữ mỡ. Vì vậy, BMI là chỉ số để
đánh giá thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng trường diễn.
Dựa vào chỉ số BMI, tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành được phân loại như
sau:
Bình thường: BMI từ 18,5 – 24,99
Gầy: BMI dưới 18,5
Khi một người có BMI<18,5 nghĩa là có biểu hiện thiếu năng lượng trường diễn (Chronic
Energy Defiency, CED). Thiếu năng lượng trường diễn được phân loại cụ thể như sau:
BMI từ 17 đến 18,49: CED độ I (gầy độ I)
BMI từ 16,0 đến 16,99: CED độ II (gầy độ II)
BMI dưới 16: CED độ III (gầy độ III)
Để đánh giá mức độ phổ biến của TNLTD ở cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO,1995) khuyến nghị dùng các ngưỡng với người trưởng thành dưới 60 tuổi như
sau :
Tỷ lệ thấp: 05- 09% quần thể có BMI < 18,5
Tỷ lệ vừa: 10-19% quần thể có BMI < 18,5
Tỷ lệ cao: 20-39% quần thể có BMI < 18,5
11



Tỷ lệ rất cao: > 40% quần thể có BMI < 18,5 6
1.1.3 Thiếu năng lượng trường diễn (2)
1.1.3.1 Khái niệm

Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) là tình trạng cơ thể thiếu năng lượng kéo dài dẫn
đến cân nặng cơ thể và dự trữ năng lượng cơ thể thấp. Những người TNLTD có tiêu hao
năng lượng thấp đi thông qua giảm các hoạt động thể lực để thích ứng với tình trạng năng
lượng ăn vào thấp hơn so với nhu cầu của cơ thể
1.1.3.2 Nguyên nhân thiếu năng lượng trường diễn

Thiếu năng lượng khẩu phần, thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, thiếu kiến thức về
dinh dưỡng…, là những nguyên nhân dẫn tới TNLTD. TNLTD sẽ xuất hiện khi dự trữ
dinh dưỡng cạn kiệt hoặc khẩu phần dinh dưỡng không đủ cho nhu cầu chuyển hóa hàng
ngày của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra khi số lượng và chất lượng bữa ăn không
cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho cơ thể hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
Thiếu dinh dưỡng làm tăng khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới ngon miệng,
rối loạn các quá trình tiêu hóa và chuyển hóa trung gian làm cho tình trạng thiếu dinh
dưỡng trở nên trầm trọng hơn . Phụ nữ ở các nước đang phát triển hoặc ở các nước,
vùng/hộ nghèo luôn bị tác động bởi gánh nặng công việc và quỹ thời gian; khi thời gian
làm việc kéo dài và 7 đảm nhiệm nhiều vai trò khiến người phụ nữ phải đối mặt với các
vấn đề về thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là TNLTD.
Chỉ số cơ thể ( BMI ) có thể phản ánh mức độ thừa cân béo phì như sau :
BMI > 25 : : Thừa cân
BMI từ 25 đến 29,99: Tiền béo phì
BMI từ 30 đến 34,99: Béo phì độ I
BMI từ 35 đến 39,99: Béo phì độ II
BMI ≥ 40: Béo phì độ III
12



Ngoài ra, người ta còn dùng tỷ số vòng eo/vòng mông để đánh giá sự phân bố của mỡ.
Khi tỷ số vòng eo/vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là béo
ở trung tâm dư khối lượng mỡ bụng và mỡ toàn bộ cơ thể.
1.1.3.3 Ảnh hưởng của thiếu năng lượng trường diễn

TNLTD, trước tiên có ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá thể và ảnh hưởng đến sức
khỏe của cả cộng đồng xã hội. Đặc biệt với phụ nữ, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng
của họ góp phần giảm chi phí trong chăm sóc y tế sẽ tăng năng suất trong lao động và từ
đó sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội tốt hơn . TNLTD sẽ để lại những hậu quả trước
mắt và lâu dài trên sức khỏe cụ thể như:
Ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai và trẻ em: Ngay từ lúc mới hình thành, thai phát
triển được là nhờ các chất dinh dưỡng từ mẹ; người mẹ thiếu dinh dưỡng, TNLTD sẽ cung
cấp không đủ dinh dưỡng cho thai nhi và có ảnh hưởng đến phát triển của thai. Tùy mức
độ thiếu dinh dưỡng từ mẹ mà quá trình lớn lên và phát triển của chiều dài, cân nặng thai
bị ảnh hưởng. Những trẻ em ,con của bà mẹ TNLTD sẽ có nguy cơ rất cao bị suy dinh
dưỡng và còn có nguy cao mắc các bệnh tiểu đường, béo phì về sau. Kém dinh dưỡng
trong thời kỳ mang thai làm thai có thể bị sẩy, chết lưu, dị tật, đẻ non hoặc sinh nhẹ cân
nhất là mẹ bị thiếu cung cấp dinh dưỡng vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Ảnh hưởng lên chính sức khỏe người phụ nữ: Khi bị TNLTD thì ngoài khả năng lao động
thấp kém hơn so với người bình thường thì những phụ nữ thấp bé thường có nguy cơ mắc
bệnh và tử vong cao hơn, dễ mắc bệnh hơn . Thiếu dinh dưỡng có thể làm chậm tuổi có
kinh nguyệt, kéo dài thời kỳ tiền mãn kinh, tuổi mãn kinh đến sớm hoặc hội chứng suy
kiệt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.
1.1.4 Thiếu máu dinh dưỡng (1)
1.1.4.1 Khái niệm :

Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (HST) và
số lượng hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho

các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng
13


nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố
lưu hành của một người nào đó thấp hơn so với một người khỏe mạnh cùng
giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự
thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành.
Thiếu máu dinh dưỡng: Là tình trạng bệnh lý thiếu máu do thiếu các chất dinh dưỡng,
một hay nhiếu chất dẫn đến tình trạng không tạo ra đầy đủ máu làm cho mức hemoglobin
(Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường.
Thiếu máu do thiếu sắt: Vì thiếu sắt đã làm cho hồng cầu giảm cả về số lượng lẫn chất
lượng gây nên tình trạng thiếu máu .
Bình thường trong cơ thể, sắt được dự trữ đủ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể. Một khi có nhu
cầu tăng cao như phụ nữ có thai, trẻ em giai đoạn phát triển nhanh hoặc các bệnh lý như
mất máu do chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, nhiễm giun sán sẽ gây tình trạng thiếu hụt
dự trữ làm thiếu sắt.
Nếu ở phụ nữ khi nồng độ Ferritin huyết thanh thấp hơn 15μg/L thì gọi là tình trạng sắt
cạn kiệt .
1.1.4.2 Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu

WHO năm 2001 đã đưa ra mức đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ
như sau :
Bình thường: Hb ≥ 12 g/dl
Thiếu máu nhẹ: Hb từ ≥10g/dl - <12g/dl
Thiếu máu vừa: Hb từ ≥ 7g/dl - <10g/dl
Thiếu máu nặng: Hb < 7g/dl
Mức đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của PNCT như sau:
Bình thường: Hb ≥ 11 g/dl
14



Thiếu máu nhẹ: Hb từ 9 - <11g/dl
Thiếu máu vừa: Hb từ 7 - < 9g/dl
Thiếu máu nặng: Hb <7g/dl
Để nhận định vấn đề ý nghĩa trong cộng đồng quần thể thì có các mức như sau:
WHO cũng đưa ra mức đánh giá phân loại thiếu máu để nhận định ý nghĩa sau sức khỏe
cộng đồng dựa trên tỷ lệ thiếu máu được xác định tử mức hemoglobin như sau :
Bình thường: Tỷ lệ thiếu máu < 5%
Thiếu máu nhẹ: Tỷ lệ thiếu máu từ 5-19,9%
Thiếu máu trung bình: Tỷ lệ thiếu máu từ 20-39,9%
Thiếu máu nặng: Tỷ lệ thiếu máu ≥ 40% .
1.2 Các yếu tố dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ có liên quan đến trẻ
1.2.1 Dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai

Tạo thói quen ăn uống hợp lý trước khi mang thai. Trước hết, cần phải tạo thói quen ăn
uống tốt, cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không kén chọn, ăn đa dạng các loại
thực phẩm, dinh dưỡng phong phú để chuẩn bị đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá
trình thụ thai và cho quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi sau này. Tiếp đến là
tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cố gắng
chọn dùng các loại thực phẩm thiên nhiên, tươi ngon, khi ăn trái cây nên gọt vỏ và nhớ
uống nhiều nước.
1.2.1.1 Chế độ ăn uống trước khi mang thai

a) Thực phẩm chứa nhiều axit folic (vitamin B9)
Thời điểm để phụ nữ nên bổ sung axit folic thích hợp nhất là trước khi mang thai 3 – 4
tháng. Có thể uống viên nang bổ sung chất này và nên kết hợp với việc sử dụng các loại
rau củ quả giàu vitamin B9 như các loại rau có màu xanh đậm (rau cải xanh, rau bina,…),
các loại hạt, các thực phẩm từ sữa, thịt gia cầm, chuối, dưa hấu, hải sản… Axit folic rất
cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Chúng tham gia vào quá trình tạo máu và

phân chia tế bào. Bên cạnh đó, chúng còn giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh cho
thai nhi,…
15


b) Thực phẩm chứa sắt và protein
Thực phẩm tốt cho các phụ nữ trước khi mang thai cần chứa nhiều chất sắt và protein bao
gồm các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, cá, các loại hạt và rau xanh. Trong đó, các loại
thịt đỏ là nguồn cung cấp chất sắt tự nhiên tốt nhất, bởi chúng giúp sản sinh ra tế bào
máu, hạn chế chứng thiếu máu khi mang thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các loại rau xanh và hạt có chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường khả năng miễn dịch
của cơ thể.
c) Thực phẩm chứa Omega3
Omega3 (DHA) là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Bạn không cần chờ
đến khi mang thai mới vội vàng bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể mà nên bắt đầu ngay
từ khi có kế hoạch sinh con. Tăng cường bổ sung hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân trong bữa
ăn hằng ngày để đảm bảo lượng omega 3 cần thiết. Ngoài ra, trong dầu thực vật cũng
chứa nhiều Omega3, vì vậy, bạn có thể sử dụng chúng trong quá trình chế biến thức ăn
hằng ngày.

d) Sữa và thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương của mẹ và hình thành
xương, răng của trẻ sau này. Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương,…
Vì vậy, bổ sung đủ canxi khi chuẩn bị mang thai sẽ giúp hệ xương mẹ khỏe mạnh, vững
chắc chuẩn bị cho thời gian mang thai sắp đến. Các loại thực phẩm giàu canxi gồm tôm,
cá, các loại đậu (nhất là đậu nành), trứng, súp lơ,…
Bên cạnh đó, việc uống sữa đậu nành sẽ giúp bạn tăng cường một sức khỏe tốt cho quá
trình mang thai sắp tới chứ không hề gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như nhiều
người vẫn nghĩ đâu nhé! Ngoài sữa đậu nành, các bạn có thể uống sữa bò tươi, sữa dê
tươi,… rất tốt cho sức khỏe.

e) Trái cây và rau xanh
Đối với những người ít ăn trái cây và rau thì khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai, bạn nên
tập ăn đi là vừa. Trái cây và rau xanh chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần
thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh của cơ thể. Vì vậy, bạn cần duy trì hằng ngày để
mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Ngoài ra, để làm đa dạng và phong phú hơn thực đơn
hàng ngày thay vì ăn rau xanh, trái cây, bạn có thể dùng chúng làm các món nước ép, sinh
tố đều được.

16


1.2.1.2 Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, nên hạn chế
sử dụng những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá bơn, cá thu
lớn… Bởi hàm lượng thủy ngân lớn khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và
gây những dị tật bẩm sinh cho thai nhi sau này.
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Trong suốt quá trình sản xuất đến chế biến, đóng gói,
vận chuyển cho đến sử dụng, thực phẩm đều có thể bị ô nhiễm các chất và các loại vi
khuẩn làm nguy hại đến sức khỏe của phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển của em bé
sau này.
Soda, nước uống có ga, nước ép đóng hộp: Đây chính là những “thủ phạm” làm lượng
đường trong máu tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Rượu, bia và những thức uống có chứa caffein: Thông qua nhau thai, rượu, bia và các
chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non đối với mẹ
bầu. Bên cạnh đó, chúng còn là nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai. Vì vậy, ngay từ
bây giờ bạn nên cắt giảm rượu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.
Caffein cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Theo một số nghiên
cứu, những phụ nữ uống nhiều cà phê mỗi ngày thì khả năng thụ thai sẽ chậm hơn so với
những người bình thường khác. Lượng cà phê tối đa cho những ai muốn sớm được làm

mẹ một ngày là 200 miligram.
1.2.1.3 Một vài lưu ý khi bạn chuẩn bị mang thai, bên cạnh những chuẩn bị về tâm lý và
tài chính, một điều không thể thiếu là sự chuẩn bị về sức khỏe của hai vợ chồng.
a) Sáu tháng trước khi mang thai
Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn
hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn.
b) Ba tháng trước khi mang thai
Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này
trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn tiêm vaccin ít nhất trước khi mang thai 1 tháng.
2 tháng trước khi mang thai
Bạn và gia đình nên tẩy giun vì bạn sẽ không thể tẩy giun trong thời gian mang thai . Đặc
biệt cần phải tẩy giun cho toàn bộ gia đình trong cùng một thời gian để đảm bảo không có
sự lây chéo ngược lại.
c) Một tháng trước khi có thai
Bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên Sắt và acid Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh
cho thai nhi. Việc bổ xung Acid folic quan trọng nhất là trước khi mang thai 1 tháng và
17


sau đấy 3 tháng. Và tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến khi sau khi sinh một tháng
(Bạn nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, và acid folic: 400mcg).
Ngoài ra nên thu xếp đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét
nghiệm sau :
Xét nghiệm công thức máu: Xem bạn có bị mắc các bệnh về máu như: thiếu máu, bất
thường tế bào máu... cũng như cho bạn biết nhóm máu của mình.
Xét nghiệm hóa sinh máu: Xem bạn có bị mắc bệnh tiểu đường,đánh giá chức năng
gan thận cũng như phát hiện các bất thường khác nếu có.
Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các yếu tố bất thường trong nước tiểu như : hồng cầu ,
bạch cầu, protein,glucose, vi khuẩn,…

Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện các bất thường các tạng trong
ổ bụng như: gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV...
Khám phụ khoa: Phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai
như: Viêm nhiễm đườnh sinh dục, polyp cổ tử cung,..
Khám nha khoa : Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên
thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng
miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Thao tác đơn giản là lấy cao răng sẽ
giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh: viêm lợi, viêm quanh cuống, abces
răng... vì nếu mắc các bệnh này trong thời kì mang thai hay cho con bú sẽ gây khó
khăn cho việc điều trị.
Ngoài các công việc nói trên, bạn nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón
một thành viên mới trong gia đình.
1.2.2 Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
1.2.2.1 Sự cần thiết phải bồi bổ cho phụ nữ mang thai

Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu dinh dưỡng có
nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát triển
của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao.
a) Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng : Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu).

Thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần
18


đáp ứng giống như trước khi mang thai, nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho
người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin.
b) Ở thời kỳ giữa mang thai ( được 4-7 tháng).


Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh, do đó đòi hỏi nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng
tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều
hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút...
Trong thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt
nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc
biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, axit folic, sêlen..., các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C,
A, D, E... ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3.
Khi mang thai ở tuần thứ 15, mỗi ngày nên uống 2g canxi để huyết áp luôn giữ ở mức
thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ.
c) Thời kỳ cuối mang thai ( được 8-9 tháng).

Thai nhi phát triển nhanh hơn, song lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi

cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm
cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn đa dạng thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu
phát triển nhanh chóng của thai nhi.

19


Hình 1.1 Chế độ dinh dưỡng thai kì
1.2.3 Các yếu tố khác
1.2.3.1 Độ tuổi sinh con tốt nhất ở phụ nữ

Sinh con là một quyết định quan trọng đối với cả người vợ và người chồng, nó liên quan
đến nhiều yếu tố cần được cân nhắc như điều kiện sức khỏe, kinh tế gia đình, những kiến
thức làm mẹ...
Trong đó độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu sinh con
quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc sinh con quá muộn (sau 35 tuổi) đều gây nhiều tai biến cho

cả mẹ và thai nhi.
 Các nguy cơ khi sinh con quá sớm.
Nếu sinh con trước 20 tuổi, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu
hẹp nên trong quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ
lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường
đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.).

20


Những đứa trẻ sinh ra trong khi mẹ mới đang ở độ tuổi vị thành niên thường có tỷ lệ tử
vong và cân nặng thấp dưới 2500g cao hơn những mà mẹ đủ tuổi do nhiều nguyên nhân:
cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách
hoặc không được chăm sóc khi mang thai khiến quá trình sinh trường và phát triển của
thai nhi bị ảnh hưởng,...
Ngoài ra, nếu sinh con trước 20 tuổi, người mẹ sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội
có nghề nghiệp ổn định, do đó sẽ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ.
Những rủi ro khi sinh con quá muộn
Khi phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo,
tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc
mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Các nguy cơ khi sinh con
muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó,... Mang thai khi đã
lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các
bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao.
Độ tuổi phù hợp để sinh con
Người phụ nữ ở độ tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển
toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát
triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. từ độ tuổi 24-29, các điều
kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang
thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra cũng

cần phải chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ và
chăm sóc tốt con cái. Do đó sau 3 đến 5 năm mẹ mới nên sinh đứa con tiếp theo, khi cơ
thể đã phục hồi hoàn toàn sau lần sinh đẻ trước.
1.2.3.2 Cân nặng

Mức tăng cân của bà bầu theo từng tháng
a) Ba tháng đầu thai kì.
Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn nên tăng khoảng 450700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5kg trong cả giai đoạn. Bạn cần thêm 200 calo mỗi
21


ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2
lát thịt ức gà).Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm.
Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ
sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường. Đừng dồn ép cơ thể
bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.
b) Ba tháng giữa thai kì.
Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi
tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn. Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với
nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp
sữa chua trái cây).Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ
theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và
dài 33cm.
c) Ba tháng cuối thai kì.
Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần
tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn
thường xuyên. Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12
-13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở
mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với
trọng lượng ban đầu nhất. Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng

không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị sinh con.
Dinh dưỡng cho giai đoạn này cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đợt vượt cạn, hãy bổ
sung cho cơ thể những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, thịt động vật, cá, và thực
phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc để giúp dự trữ năng lượng cũng như
khả năng chịu đau của thai phụ.
Còn em bé trong bụng mẹ thì sao? Ở tuần thứ 28, chỉ số phát triển của bé dao động từ
900g – 1kg và dài khoảng 37cm. Và dĩ nhiên chỉ số lý tưởng cho tuần cuối cùng là 3,4kg
và 51cm.Bạn có thể tham khảo thông tin về sự phát triển của em bé trong bụng mình theo
tuần thai như bảng dưới đây:
Tuần thai

Chiều dài

Cân nặng

12

6.5 cm

18 g

16

16 cm

135 g

20

25 cm


340 g

24

33 cm

570 g

28

37 cm

900g- 1kg

22


32

40.5 cm

1,6 kg

36

46 cm

2,5 kg


40

51 cm

3,4 kg

Bảng 1.1 chỉ số thai nhi theo tuần
1.2.3.3 Khoảng cách giữa hai lần sinh con

Khoảng cách tuổi tác giữa các con có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về thể chất
lẫn tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn khoảng cách giữa hai
lần sinh hợp lý.
Sinh con quá liền nhau gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi
vừa mới sinh con trong một thời gian ngắn, cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi, do
đó em bé tiếp theo sẽ có nhiều nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và nhỏ bé hơn. Hơn thế nữa,
mẹ sẽ vô cùng vất vả trong việc nuôi dạy các bé khi vừa phải bận rộn chăm sóc em bé lại
vừa đối diện với những mệt mỏi trong quá trình mang thai.
Nhiều cặp vợ chồng sinh 2 con trong thời gian quá liền nhau cũng chia sẻ rằng, họ có cảm
giác như nuôi con sinh đôi, bởi phải đáp ứng gần như cùng lúc mọi đòi hỏi của 2 bé. Sinh
con quá xa nhau thì lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cách chăm sóc con của mẹ, đồng
thời làm giảm sự gần gũi giữa các bé.
Vậy thì con mấy tuổi mẹ có em bé nữa là chuẩn? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng
cách giữa các lần mang thai tốt nhất nên là 2-5 năm.
Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi
phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng hai đứa
trẻ cùng một lúc.
Sinh con cách nhau 2 năm
Từ 20-30 tháng là khoảng thời gian hợp lý đủ cho mẹ phục hồi sức khỏe cho lần sinh tiếp
theo. Bạn cũng sẽ tiết kiệm được không ít chi phí vì có thể sử dụng lại hầu hết các vật
dụng trẻ em của bé đầu cho bé thứ hai. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại

học Notre Dame, khoảng cách tuổi 2 năm tạo điều kiện thuận lợi cho bé lớn học tốt môn
toán và tập đọc.
Tuy vậy, 2 năm cũng là khoảng thời gian vừa đủ để con đầu lòng phát triển tính cách và
hình thành những nhận thức ban đầu. Điều này dễ dẫn đến khả năng bé sẽ ghen tị khi thấy
mẹ chăm sóc em nhỏ hơn và có thể khóc lóc ầm ĩ, tủi thân khi phải chia sẻ tình cảm.
Sinh con cách nhau 3 năm

23


Ở độ tuổi này bé lớn đã tương đối độc lập, không đòi hỏi mẹ phải 'canh chừng' bé suốt cả
ngày. Bé cũng biết thấu hiểu, thông cảm hơn với sự mang thai của mẹ và dường như thích
thú với cảm giác sắp được làm anh, làm chị. Không những thế, ở độ tuổi lên 3, bé còn có
thể giúp mẹ những việc nhỏ như lấy bình sữa cho mẹ hoặc ngồi chơi với em bé.
Sinh con cách nhau 4-5 năm
Đây là sự lựa chọn của những gia đình muốn dành nhiều thời gian nhất có thể cho mỗi
đứa trẻ. Bé lớn lúc này đã vững vàng hơn và có thể trở thành một 'trợ thủ đắc lực' giúp
cha mẹ để mắt tới em bé. Vì thế, cha mẹ sẽ không bị nhiều căng thẳng và mệt mỏi như khi
phải chăm sóc hai con nhỏ sát tuổi nhau. Đồng thời, khoảng cách này cũng tạo cơ hội cho
cha mẹ phát triển kinh tế gia đình và thực hiện những kế hoạch cuộc sống khác.
Mỗi gia đình đều có những lý do riêng trong việc lựa chọn khoảng cách giữa 2 lần sinh.
Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi
phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng 2 đứa trẻ
cùng một lúc.

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu (3)
Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu là phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con
bú. Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu dinh dưỡng
có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát

triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chỉ số

Quí 1

Quí 2

Quí 3

Cân nặng (kg)

44.85 ± 4

49.18±5

52.42±5.98

24


Chiều cao (cm)

152.96 ± 5.04

153.68±4.78

152.83±5.03

BMI


19.18 ± 1.61

20.81±1.77

22.43±2.19

CED*(%)

42.2%
Bảng 2.1: Cân nặng, chiều cao và BMI trung bình

Đối tượng nghiên cứu tương đối trẻ, tuổi trung bình là 24 và có hơn 1 nữa là có thai lần
đầu. Do việc xác định thai và đăg kí thai thường sau 3 tháng nên chỉ có 20% là đối tượng
ở 3 tháng đầu, còn lại chủ yếu là 3 tháng giữa và cuối.
Lấy số đo cân nặng và chiều cao của đối tượng làm chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của phụ nữ có thai trong 3 quý thai, ta thấy chiều cao 3 nhóm đều không có sự khác biệt,
như vậy có thể coi tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng này gần giống như nhau hay
nói cách khác là đồng nhất và cân nặng trung bình của từng nhóm có thể dùng so sánh và
xác định mức tăng cân của từng quý thai. Với cách tính trung bình đến quý 2 phụ nữ có
thai nghiên cứu tăng thêm được 4.33kg so với quý 1, đến quý 3 tăng được 3,24kg so với
quý 2
Nếu giả định phụ nữ có thai 3 tháng cuối sẽ tăng được trung bình 9kg, lấy cân nặng quý 3
của từng đối tượng trừ đi 9kg và tính BMI thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ
nữ có thai 3 tháng cuối tăng lên tới 56,6%. Điều này khẳng định rằng, đối tượng nghiên
cứu có tình trạng dinh dưỡng kém trước khi mang thai và không tăng đủ số cân tối thiểu
trong quá trình mang thai, tình trạng này được coi là mức độ rất nghiêm trọng.
Nhóm lương thực
Thực phẩm
Gạo, ngũ cốc


Khẩu phần
Hòa Bình

Tổng điều tra 2000
(Tây Bắc)

419.2

480.46

Khoai, cũ

0.3

23.42

Lạc, đậu, vừng

39.7

19.31

Rau thân, hoa, lá

158.6

185.27

Rau củ, quả, hạt


44.3

39.73

Hoa quả, nước hoa quả

212.4

41.81

Dầu, mỡ

7.4

4.67

Thịt các loại

86.1

45.39

Cá/hải sản

61.1

22.07

Trứng, sữa và sản phẩm


37.6

2.68

25


×