Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tác động của các Yếu tổ kinh tế xã hội đến Quan hệ lao động trong Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.68 KB, 6 trang )

BÀI KIỂM TRA
MÔN HỌC: QUAN HỆ LAO ĐỘNG
HỌ VÀ TÊN: PHẠM BÁ THÀNH

LỚP: K6-QT1 (TỔ 4)

CÂU HỎI:
Phân tích 5 yếu tố Kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến Quan hệ lao động trong doanh nghiệp
TRẢ LỜI:
1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.1.
Khái niệm về quan hệ lao động

QHLĐ là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia
trong quá trình lao động. QHLĐ chỉ xuất hiện khi có 2 chủ thể là người lao động và người
sử dụng lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa quan hệ lao động là “ Những mối quan hệ
cá nhân và tập thể giữa những người lao động và sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng
như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với Nhà nước. Những mối quan hệ như thế
xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả
những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức,
buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo
dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, chỗ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi
cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật”.
1.2.

Khái niệm về Môi trường của Quan hệ lao động:
Là toàn bộ lực lượng hay thể chế có tác động và ảnh hưởng đến Quan hệ lao động, môi
trường của Quan hệ lao động gồm:
- Môi trường vĩ mô
- Và môi trường vi mô



2. YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘI ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH

NGHIỆP
Sau đây em xin chọn và phân tích 5 yếu tố kinh tế xã hội (thuộc nhóm môi trường VĨ MÔ)
mà theo em là có sự tác mạnh mẽ đến Quan hệ lao động trong Doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.1.
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐẾN QHLĐ
2.1.1. Khái niệm
• Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do

nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các


biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Xây dựng và ban hành những chính sách pháp luật về quan hệ lao động là nhiệm vụ
quan trọng ở cấp quốc gia, có ảnh hưởng quyết định đến quan hệ lao động ở các cấp.
Luật pháp, chính sách của nhà nước càng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và minh
Trang 1


bạch thì càng tạo ra động lực để thúc đẩy quan hệ lao động giữa các bên trong quan hệ
lao động lành mạnh
2.1.2. Chức năng chính của hệ thống Pháp luật (trong quan hệ lao động):
• Hỗ trợ các bên kí kết thoả ước, triển khai và tuân thủ thoả ước
• Điều chỉnh qua việc đưa ra các quy định về phạm vi và điều kiện lao động để bổ sung

vào thoả thuận mà các bên đã xây dựng. Phần lớn các vấn đề của điều kiện lao động do



thoả ước quy định, luật chỉ điều chỉnh phần nhỏ.
Hạn chế thông qua việc quy định các hoạt động được phép thực hiện, các hoạt động bị
cấm trong quá trình xảy ra xung đột để bảo vệ các bên khỏi sự xâm hại của nhau, hoặc



để bảo vệ lợi ích xã hội khỏi sự xâm hại của các bên.
Luật quan hệ lao động đưa ra khung pháp lý cho hoạt động của người lao động, người
sử dụng lao động và các tổ chức của họ như xác định quyền thương lượng và thoả ước,
quyền tự do hiệp hội và thành lập tổ chức đại diện, quy trình tự thủ tục và quyền, nghĩa

vụ của các bên trong quá trình thiết lập thoả ước.
2.1.3. Tác động tích cực:
• Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử
dụng lao động. Lúc này các bên tham gia trong quan hệ lao động hiểu rõ được những
việc được phép làm và những việc cấm làm để biết được nghĩa vụ và quyền lợi của
mình, tránh xảy ra trường hợp ép bức, bóc lột hay những hành động làm ảnh hưởng đến


lợi ích của đối phương.
Giải quyết các tranh chấp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp xảy ra
pháp luật sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp một cách có hiệu quả và phù hợp



nhất.
Với những quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ, ít khe hở, mức độ lành mạnh của
quan hệ lao động thường cao hơn do các bên trong quan hệ lao động ít có cơ hội “lách
luật”.


2.1.4. Tác động tiêu cực
• Nếu luật pháp quốc gia có những quy định thiếu hợp lý, mâu thuẫn giữa các bên tham

gia quan hệ lao động vì thế mà sẽ phát sinh, làm giảm đi tính lành mạnh của quan hệ lao
động. Hoặc nếu quy định của pháp luật lao động về các vấn đề thoả ước lao động tập
thể, hợp đồng lao động, trình tự giải quyết tranh chấp… thiếu tính chặt chẽ và hợp lý,
các mâu thuẫn giữa chủ- thợ rất có thể sẽ phát sinh. Làm giảm tính đồng thuận của quan
hệ lao động.
2.1.5. Ví dụ minh họa
Tích cực: Rất nhiều vd, đại đa số Luật đều tạo ra hành lang pháp lý để việc thực hiện
QHLĐ được rõ ràng, minh bạch.
Tiêu cực: Luật về Đình công quá khắt khe, hoặc có nhiều điểm chưa đúng với thực tiễn tại
Việt Nam dẫn đến đa số các cuộc đình công ở Việt Nam là trái pháp luật, mặc dù các cuộc
“tạm gọi” là Đình công này vẫn đạt được hiệu quả mong muốn thông qua đàm phán.
Từ đó cho thấy Luật chưa đi vào thực tiễn trong việc chi phối hoạt động Đình công
Trang 2


Tương tự Luật về Công đoàn, nhiều Doanh nghiệp thực hiện theo dạng đối phó.
2.2.
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ ĐẾN QHLD
2.2.1. Khái niệm
• Điều kiện kinh tế vĩ mô được biểu hiện thông qua: tốc độ phát triển kinh tế (GDP,

GNP); tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; các chính sách kinh tế…tác động trực tiếp đến


việc tạo môi trường kinh tế, tạo động lực hay lực cản cho các thành phần kinh tế phát.
Điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả người sử dụng lao động và người lao động.
chính vì vậy mà nó cũng tác động đến quan hệ lao động theo hai hướng đối lập.


2.2.2. Tác tác động tích cực

Nền kinh tế phát triển tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát huy tối đa nguồn lực,
mở rộng cơ hội kinh doanh, gia tăng số lượng việc làm trên thị trường lao động. Qua đó, tác
động làm quan hệ lao động phát triển theo chiều sâu, lành mạnh hơn.
2.2.3. Tác động tiêu cực
• Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam đã có không ít lần nền kinh tế phát triển chậm

thậm chí còn bị khủng hoảng hay chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Điều này
không những tác động tiêu cực đến hoạt động của các thành phần kinh tế, mà nó còn
ngăn cản người lao động gia nhập thị trường việc làm…Nói chung, các chủ thể của
quan hệ lao động đều không đạt được mục têu của mình.
• Có thể thấy quan hệ lao động sẽ bị bó hẹp trong một nền kinh tế kém phát triển.
2.2.4. Ví dụ minh họa
Năm 2013, khi Thế giới và Việt Nam đang nằm trong cuộc khủng hoàng kinh tế, kinh tế
khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, giảm chi phí là
một việc cần thiết đối với mỗi DN tại thời điểm này.
Một số doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, giảm lao động
Một số doanh nghiệp không cắt giảm số lượng lao động mà chỉ giảm lương và các đãi ngộ
kèm theo, theo đó mối quan hệ trong lao động giữa người lđ và người sử dụng lđ cũng sẽ
thay đổi nhằm tạo dựng sự hài hòa lợi ích giữa 2 bên trong thời kỳ kho khăn của DN.
2.3.
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỔ TỪ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN QHLT
2.3.1. Khái niệm:

Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hóa sức lao động, với sự tham gia của hai
bên: NLĐ, Người sử dụng lao động với sự kiểm soát của Nhà nước.
2.3.2. Tác động tích cực
Thị trường lao động phát triển đầy đủ là nền tảng đầy quan hệ cung cầu trên thị trường

phát triển đúng quy luật.


Thị trường tạo ra sân chơi công bằng giữa NLĐ với NLĐ khác, Người sử dụng LĐ này
với người sử dụng LĐ khác, nó tạo ra các chuẩn mực, thước đo về giá trị sức lao động
cho các bên tham gia, NLĐ tìm được việc làm, người sử dụng LĐ tìm được nguồn lực
phù hợp.
Trang 3




Thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về nhu cầu Nhân lực:
o Ngành nghề nào đang cần, nơi nào đang dư thừa sức lao động
o Những người đang đi tìm kiếm việc làm cần phải trang bị và bồi bổ những
chuyên môn nghiệp vụ gì, phải mở rộng kiến thức và kỹ năng theo hướng nào để



có thể nhận được việc làm theo mong muốn.
Thị trường lao động là nguồn thông tin rất quan trọng và nó quan hệ chặt chẽ với tất cả
các thị trường. Thông tin trên thị trường lao động đem lại cơ sở tư duy lớn cho cả người
thuê lao động cũng như người lao động để xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai



của họ.
Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợ chuyên nghiệp




làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ.
Sự cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường lao động sẽ bắt buộc họ không chỉ duy
trì mức lương đã đặt ra, mà còn tạo ra những môi trường làm việc thuận lợi, thể hiện sự
quan tâm nhất định về thoả mãn những nhu cầu cần thiết và đảm bảo những quan hệ
qua lại bình thường trong tập thể lao động giữa những người lao động, cũng như giữa
lãnh đạo và nhân viên. Các doanh nghiệp không chỉ thoả thuận về mức lương và thời
gian làm việc, mà còn cả chế độ nghỉ phép, bệnh tật ốm đau và cả những bảo hiểm xã

hội cùng với những ưu đãi khác.
2.3.3. Tác động tiêu cực
• Thị trường lao động là mảnh đất phát sinh sự tương tác về các vấn đề trong QHLĐ Thị
trường lao động phát triển chưa hoàn thiện sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, tạo nên những


biến cố khó lường trong QHLĐ trong doanh nghiệp
Bên cung và bên cầu sức lao động là 2 chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng
buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự chuyển hóa lẫn nhau của 2 chủ thể này quyết
định tính cạnh tranh của thị trường lao động: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu
cầu về loại hàng hóa này thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động
( thị trường của bên mua) lúc đó QHLĐ doanh nghiệp bên có sức mạnh hơn là NSD LĐ
và đại diện của họ. Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lao động lớn hơn
cung ( thị trường của bên bán) người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn
công việc, giá cả sức lao động có thể được nâng cao, lúc đó QHLĐ trong doanh nghiệp

lại có lợi thế nghiêng về phía NLĐ và đại diện của họ.
2.3.4. Ví dụ
• Lao động ngành Kế toán và một số ngành văn phòng khác tại Việt Nam đang có xu
hướng dư thừa, dẫn đến mức lương và các chính sách thu hút Nhân lực, giữ chân nhân



tài trong các ngành này có xu hướng thấp hơn các ngành khác.
Đồng thời trong các ngành trên, sự cạnh tranh trong tuyển dụng giữa các Doanh nghiệp
với nhau khi tuyển ngành kế toán sẽ không khốc liệt, nhưng ngược lại sự cạnh tranh
giữa các Ứng viên với nhau lại rất khốc liệt.

2.4.

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QHLĐ
Trang 4


Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia nhiều các tổ chức, hiệp hội, diễn đàn kinh tế quốc
tế, Việt Nam đang trong tiến trình hợp tác quốc tế sâu rộng và toàn diện. Quá trình hội nhập
có tác động rất lớn đến Quan hệ lao động trong Doanh nghiệp, thể hiện ở một số góc độ:
-

Vấn đề Quan hệ lao động với NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt Nam (doanh nghiệp Việt

-

thuê lao động nước ngoài hoặc Doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam):
o Hợp đồng
o Giấy phép lao động
o Chính sách đối với NLĐ nước ngoài
o Hộ tịch, tạm trú, lưu trú
Quan hệ lao động với NLĐ Việt Nam ở nước ngoài (do quá trình xuất khẩu lao động

-


hoặc cho thuê lao động, hoặc Doanh nghiệp Việt Nam mở chi chi nhánh ở nước ngoài)
o Hợp đồng
o Giấy phép lao động
o Chính sách đối với NLĐ nước ngoài
o Hộ tịch, tạm trú, lưu trú
Vấn đề đa văn hóa, đa dân tộc, sắc tộc trong cùng một môi trường Doanh nghiệp
o Sựa hòa hợp giữa nhiều NLĐ ở các các nền văn hóa khác nhau
o Chính sách của DN cần đồng thời tôn trọng Văn hóa đặc trưng của nhóm NLĐ,
không phân biệt giới tính, màu gia, dân tộc, chủng tộc

….
2.5.

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA, BẢN SẮC VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG
DÂN TỘC, CON NGƯỜI ĐẾN QHLĐ

2.5.1. Khái niệm
• Văn hóa là mô hình sống của cộng đồng người, nó được biểu hiện thông qua các yếu tố

như: phong tục, tập quán , lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chuẩn mực đạo
đức,… những yếu tố này ảnh hưởng chi phối tới các chủ thể tham gia quan hệ lao động
mà ảnh hưởng sâu sắc nhất là ảnh hưởng tới cách ứng xử với các đối tác, thói quen làm


việc nghỉ ngơi….
Điều kiện xã hội với trọng tâm là vấn đề dân số, việc làm là những yếu tố tác động trực
tiếp tới sự phát triển của thị trường lao động buộc các chủ thể tham gia quan hệ lao
động phải có những chuyển biến từ tư duy, nhận thức đến hành động và ứng xử với đối

tác trong điều kiện quốc gia mình.

2.5.2. Tác động tích cực
• Mỗi một nơi có một nền văn hóa khác nhau và có đặc trưng mang tính đại diện cho dân
tộc, những đặc tính tốt của nền văn hóa thì sẽ giúp cải thiện quan hệ lao động trong
doanh nghiệp, vd:
o Phương tây: Khách quan, thẳng thắn, phân biệt công việc và tính cảm => Quan
hệ lao động trong DN sẽ có xu hướng minh bạch và công bằng hơn
o Phương đông: Cảm tính, tình cảm, năng suất thấp … => mối quan hệ lao động
trong DN cũng cần phù hợp trong các Quy định, nội quy, đánh giá năng lực …
2.5.3. Tác động tiêu cực
• Không phải tất cả các nền văn hóa đều là tích cực, nó cũng tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu,
ảnh hưởng lớn tới lối suy nghĩ của một bộ phận con người làm họ mang theo nhiều suy
Trang 5


nghĩ tiêu cực và bảo thủ. Sự đa dạng của ngôn ngữ trên thế giới cũng gây ra rất nhiều


rào cản trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin, cũng là rào cản trong quan hệ lao động
Các điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ lao động. ví dụ như tăng
nhanh dân số hiện nay gây sức ép rất lớn đến vấn đề việc làm, thất nghiệp vì thế mà
gây ra sự căng thẳng trong quan hệ lao động…

2.5.4. Liên hệ thực tế ở Việt Nam
• NLĐ ở Việt Nam mặc dù đoàn kết, chăm chỉ nhưng làm việc nhóm khá là kém => trong

quan hệ lao động, bố trí sắp xếp nhân sự cần lưu ý để khắc phục hạn chế nhược điểm,


phát huy điểm mạnh.
Người Phương tây có thể lực tốt, năng suất lao động cao, nhu cầu trong đời sống vật

chất, tinh thần cao => Mức đãi ngộ của DN cho NLĐ phương tây cũng cần cao, khác
biệt hơn với NLĐ trong nước
---HẾT---

Trang 6



×