Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tìm hiểu, phân tích truyện ngắn của vũ trọng phụng để làm nổi bật tính hiện đại trên bình diện nội dung và nghệ thuật từ đó khẳng định cái tài và cái tâm của nhà văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.86 KB, 129 trang )


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tôi xin trân trọng cảm ơn:
Phòng sau Đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô
giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Tôn Thảo Miên đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những ngƣời
thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Mặc dù bản thân có rất nhiều cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không
tránh khởi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý
thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Học viên

Phạm Việt Cường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả trong luận văn là trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhƣng những nội dung
tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Phú Thọ, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Học viên



Phạm Việt Cường


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................... .
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
2.1. Những nghiên cứu llý thuyết thể loại và về sáng tác của Vũ Trọng
Phụng ................................................................................................................. 2
2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ........................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 7
5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
8.Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÀ
VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG .............................................................................. 9
1.1.Một số vấn đề lý thuyết ............................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn ........................................................................ 9
1.1.2. Khái niệm tính hiện đại ..................................................................... 10
1.2.Bối cảnh xa hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945....................................... 12
1.3. Bối cảnh văn hóa, văn học ....................................................................... 15



1.4. Sự xuất hiện của nhà văn Vũ Trong Phụng .......................................... ..21
1.4.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng … . ..21
1.4.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Vũ Trọng Phụng…........... 24
1.4.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.. ........................ 24
1.4.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣờ của Vũ Trọng Phung thông
qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông.… ................................... …26
CHƢƠNG 2: TÍNH HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ
SỰ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG
PHỤNG……………… ............................................................................. …..37
2.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng.… ................................................................................ 37
2.1.1. cảm hứng đối với sự thật… ............................................................... .37
2.1.2. Cảm hứng phê phán…. ..................................................................... .39
2.2.Tính hiện đại trong việc lựa chon đề tài, chủ đề… .................................. .42
2.1.1.Tính hiện đại trong việc lựa chọn đề tài......................................... ….42
2.1.2. Tính hiện đại trong việc lựa chọn chủ đề. ......................................... .52
2.3. Tính hiện đại trong việc lựa chọn nhân vật .......................................... …56
2.3.1.Khái niệm nhân vật… ......................................................................... 56
2.3.2.Các kiểu nhân vật… ............................................................................. .56
2.3.2.1.Nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ phƣơng diện
địa vị xã hội… ................................................................................................. 57
2.3.2.2 Nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ góc độ loại
hình... ............................................................................................................... 60
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THẬT THỂ HIỆN TÍNH
HIỆN ĐẠI TTRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG. ................. .65
3.1.Tính hiện đại trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết câu… ............... 65
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện… ..................................................... 65



3.1.1.1. Cốt truyện mang tính chất luận đề… ........................................... 65
3..1.1.2. Cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao… ...................... ..66
3.1.2. Kết cấu trần thuật… ........................................................................... .68
3.1.2.1.Sự linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức trần thuật… ............... 69
3.1.2.1.1. Kết cấu đảo trình tự thời gian. ................................................. .69
3.1.2.1.2. Kết cấu trần thuật theo diễn biến tâm lý nhân vật… ................ 73
3.1.2.1.3.Kết cấu dạng truyện lồng truyện.. .............................................. 78
3.1.2.2.Cách thức trần thuật tô đậm phần cuối truyện với những kết thúc bất
ngờ.…. ............................................................................................................. 81
3.1.2.3. Những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm…. .............................. 85
3.1.2.4. Tính hiện đại trong xây dựng tình huống truyện… ......................... 89
3.1.2.4.1. Khái niệm tình huống…………………………………………89
3.1.2.4.2. Các kiểu tình huống ................................................................ …89
3.2. Tính hiện đại trong nghệ thuật xây dựng nhân vật… ............................. 95
3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình… .................................................... 96
3.2.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm… ......................................... 98
3.2.3.Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ… ..................................................... 100
3.2.4. Miêu tả nhân vật qua hành động ….. ............................................... 101
3.3.Tính hiện đại trong giọng điệu và ngôn ngữ…. ...................................... 104
3.3.1.Giọng điệu hiện đại.trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ............... .104
3.3.2. Ngôn ngữ hiện đại trong truyện ngắn…. ........................................ 107
3.3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật, miêu tả chân dung… .............................. 108
3.3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại….................................................................. 109
3.3.2.3. Ngôn ngứ độc thoại nội tâm.. ...................................................... 114
KẾT LUẬN:…. ............................................................................................. 116
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO … ...................................................................... ..119



DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
[1] Phạm Việt Cƣờng (2016) “Xã hội đƣơng thời trong truyện ngắn Vũ
Trọng Phụng”, Người Hà Nội (số 25-26, ra ngày 17/06/2016) tr.22.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Nghiên cứu văn học theo thể loại đang là một hướng nghiên cứu
được nhiều người quan tâm hiện nay. Các thể loại văn học Việt Nam giai
đoạn 1930- 1945, trong đó có truyện ngắn đã có những đóng góp xứng đáng
vào sự hiện đại hóa của văn học dân tộc.
Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này được tạo nên bởi
những cây bút đầy tài năng với những phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo
như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nam Cao, Nguyên
Hồng…..
1.2. Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một hiện tượng độc
đáo, ông sáng tác nhiều thể loại: Tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, kịch…
tạo nên nhiều cuộc tranh luận, nhiều luồng dư luận khác nhau trong đánh giá
và thẩm bình. Thành công của Vũ Trọng Phụng thể hiện nổi bật ở thể loại tiểu
thuyết và phóng sự, tuy nhiên, gần đây, với công phu sưu tầm của nhiều nhà
nghiên cứu, đặc biệt là Lại Nguyên Ân, nhiều truyện ngắn mới đã được công
bố, bổ sung vào kho truyện ngắn của nhà văn, khiến cho có nhiều người quan
tâm hơn đến thể loại này của ông. Năm 2004 Tuyển tập truyện ngắn của Vũ
Trọng Phụng do Tôn Thảo Miên tuyển chọn, giới thiệu (Nhà xuất bản Văn
học phát hành) đã tập hợp tất cả các truyện ngắn đã được công bố trước đó
(gồm 39 truyện), làm chất liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện ngắn của
ông một cách toàn diện hơn.

1.3. Ở một phương diện khác, hiện nay các tác giả văn học Việt Nam
hiện đại được lựa chọn đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông tương đối
nhiều, trong đó có tác giả Vũ Trong Phụng. Tuy nhiên các em học sinh mới
chỉ được tiếp nhận Vũ Trọng Phụng qua thể loại tiểu thuyết (Trích đoạn
“Hạnh phúc của một tang gia” - Số đỏ), còn truyện ngắn của ông hầu như


2

chưa được tiếp cận. Chính vì điều này, là một giáo viên phổ thông, tôi muốn
tìm hiểu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng để có cái nhìn toàn diện hơn về tài
năng văn học lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung. Thực hiện đề tài này, tôi hy vọng sẽ có điều kiện
tìm hiểu kỹ hơn về sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong cái nhìn đối
sánh với một số tác giả cùng thời khác như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan…
Sáng tác của Vũ Trọng Phụng đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau, tuy nhiên nghiên cứu sâu và hệ thống về tính hiện đại trong truyện ngắn
của ông lại chưa được quan tâm thỏa đáng, chính vì vậy, chúng tôi đã chọn
“Tính hiện đại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” làm đề tài luận văn, với
mong muốn góp thêm một tiếng nói để khẳng định vị trí và tài năng của Vũ
Trọng Phụng trong nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Những nghiên cứu lý thuyết thể loại và về sáng tác của Vũ Trọng
Phụng.
Như chúng ta đã biết, thể loại truyện ngắn nói chung đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu tìm hiểu và đề cập đến như: Trần Đình Sử, Phương Lựu,
Nguyễn Xuân Nam - Lý luận văn học, Tập 2, Nxb Giáo dục, 1987; Bùi Việt
Thắng - Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999; Truyện ngắn những vấn
đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000; Vương

Trí Nhàn - Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Nguyễn
Hoành Khung, Bùi Hiển, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam - Truyện
ngắn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Giáo dục, 2008…
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề lý luận thể
loại: Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến, Nxb Giáo dục, H, 1999;
Lý luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, H, 2003; các từ điển:


3

150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
2004), Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi…).
Các công trình nêu trên đều đi sâu vào khái niệm thể loại, chức năng thể
loại, cũng như đặc trưng truyện ngắn hiện đại, trong đó có truyện ngắn hiện
đại Việt Nam.
Là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, nên
sáng tác của Vũ Trọng Phụng được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình tìm
hiểu. Bài phê bình đầu tiên về tác giả Vũ Trọng Phụng là bài của Lê Tràng
Kiều (Viết về vở kịch Không một tiếng vang, đăng trên Tân thiếu niên số
4/1934), tiếp sau đó nhiều công trình nghiên cứu về ông như: Vũ Trọng
Phụng nhà văn hiện thực, Văn Tâm, Nxb Kim Đức, Hà Nội, 1975; Vũ Trọng
Phụng tài năng và sự thật, Lại Nguyên Ân (Sưu tầm và biên soạn, 1997), Nxb
văn học, Hà Nội; Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân,
Nguyễn Ngọc Thiện, 2002, tạp chí văn học (số 11- 2002). Bên cạnh đó còn có
một số luận văn về Vũ Trọng Phụng như: Ngô Thị Hồng Minh (2010), Chất
phóng sự trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Lan Hương (2012) , Sự giao thoa thể loại trong
truyện ngắn Vũ Trong Phụng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Trần Thị Huyền, Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng, luận văn thạc sĩ, Đại

học Sư phạm Hà Nội 2…
2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến truyện ngắn của Vũ Trọng
Phụng như: Lê Thị Đức hạnh, Tôn Thảo Miên, Vũ Bằng, Nguyễn Hoành
Khung những bài viết của các tác giả này đã có những đóng góp nhất định
trên hành trình tìm hiểu thể loại truyện ngắn của nhà văn.


4

Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã lột tả được phần nội dung chính
trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng: Vũ Trọng Phụng có niềm tâm sự chua xót
với đời, ông vạch trần mặt trái xấu xa giả dối, tàn nhẫn, vô lương tâm của con
người, người ta lừa dối nhau, thủ đoạn với nhau để sống ( Nhân quả, Thủ
đoạn, Con người điêu trá) người ta lạnh lùng thờ ơ với thân phận cô đơn, với
cái chết bi thương của đồng loại ( Tội người cô, bà lão lòa, Một cái chết) .
Các mối quan hệ đó đã được bộc lộ một cách sinh động, chân thật đến tàn
nhẫn. Ông cũng nhấn mạnh đến phần nghệ thuật của truyện ngắn: ấn tượng
ông để lại trong lòng độc giả hôm qua và hôm nay không chỉ vì ý nghĩa xã
hội, vì giá trị nội dung mà điều quan trọng là tài năng độc đáo trong nghệ
thuật trào phúng của ông ( Lời giới thiệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng in
trong Vũ Trọng Phụng toàn tập – tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội).
Theo nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh, vấn đề nổi bật trong truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng vẫn là đồng tiền, đồng thời nhà văn nghiêng về những khía
cạnh tình cảm, đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái, tâm lý con người và cả
những khát vọng ( Truyện ngắn và kịch Vũ Trọng Phụng – báo Người Hà
Nội, số 127 – 18/11/1989).
Bên cạnh việc phát hiện ra tính chất phê phán xã hội trong truyện ngắn,
các nhà nghiên cứu trên còn thấy trong nhà văn tấm lòng cao cả lấp lánh ẩn
chứa sau những trang viết, sau lớp bi kịch đời thường. Vũ Trọng Phụng vẫn

giữ nguyên một nguyên tắc sáng tạo là lấy xã hội, con người của thời đại làm
đối tượng nghiên cứu với cái nhìn đầy căm phẫn, muốn lật nhào những cái
tiêu cực. Tính chất trào phúng, sự khái quát triết lý luôn nổi bật trong các
truyện ngắn. Đồng thời một điều mới mẻ là sự xuất hiện những truyện ngắn
tâm lý, khắc họa nhân vật với những điều bình dị, bình thường trong cuộc
sống hàng ngày, những bon chen, những ghen tuông, sự lỡ dở tình duyên.


5

Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đặc biệt tới nghệ thuật truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng. Tác giả Nguyễn Thành ( trong Truyện ngắn Vũ Trọng
Phụng – Tạp chí Văn học số 6/1995) có những nhận xét tinh tế: Truyện tâm
lý: Lòng tự ái, Cái ghen đàn ông, Một đồng bạc, Con người điêu trá, là đóng
góp của Vũ Trọng Phụng vào xu hướng phân tích tâm lý của truyện ngắn Việt
Nam 1930 – 1945, ngôn ngữ sống động, khai thác trạng thái tâm lý khác nhau
trong cuộc sống thường ngày, đề cập sự tha hóa đạo đức như một nghịch cảnh
đáng phê phán, nhân vật có thật, sự đồng cảm với những số phận đáng thương
của người nghèo khổ. Câu văn khúc triết, rõ ràng, giọng văn hóm hỉnh, văn tả
người tả cảnh tinh tế sắc sảo, linh hoạt hình thức kết cấu, bố cục truyện ngắn
mới mẻ, sống động.
Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng cũng có phong cách đặc sắc riêng của
nó. Vì vậy, Lê Tràng Kiều viết: Tôi phải chú ý đến ông ngay vì bằng một lối
văn rất trôi chảy, gọn ghẽ, rõ ràng ông kể chuyện có duyên tệ. Khi ông đăng
truyện Chống nạng lên đường ( 1930) trên tờ Ngọ báo tác giả Vũ Bằng có
viết: Tôi thấy văn anh là trời, mà văn tôi là vực và có lúc tôi đã tự nhủ: sao lại
có người viết truyện ý nhị mà mê ly đến thế. Tôi bị Vũ Trọng Phụng chinh
phục ngay từ truyện đầu của anh ( Dẫn theo Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác
phẩm).
Gần đây nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Peter Zinoman đã phát hiện

một loạt truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng chưa in thành sách mà in trên các
báo Hà Nội trước năm 1945 ( Vẽ nhọ bôi hề - gồm những tác phẩm mới tìm
thấy năm 2000 – Peter Zinoman sưu tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội và cuốn
Chống nạng lên đường – chùm sáng tác mới tìm thấy năm 2000- Lại Nguyên
Ân sưu tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội). Từ khoảng 1931 đến năm 1939,
Nguyễn Hoành Khung ( trong Giáo trình văn học Việt Nam 1900 – 1945 –
Nxb Giáo dục, Hà Nội) cũng nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng theo


6

từng thời kỳ sáng tác gắn liền với sự thay đổi phức tạp tư tưởng của tác giả.
Ông nhận thấy có một số hạn chế mà Vũ Trọng Phụng vướng phải đó là khi
đề cập đến vấn đề đồng tiền, sự phê phán trở nên trừu tượng, siêu hình , mất
đi ý nghĩa xã hội vì nó nhằm vào tâm lý người đời chung chung, đề cập về
tính ích kỷ hèn hạ của con người nhưng không thấy được điều kiện xã hội nào
đã làm này nở những thói xấu ấy.
Cho đến hiện nay, vẫn có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng, vì những giá trị
của những tác phẩm mà ông để lại là rất lớn. Ở luận văn này chúng tôi khảo
sát toàn bộ truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng để làm nổi bật : Tính hiện đại
trong truyện ngắn của ông , từ đó có cái nhìn hệ thống hơn nhằm tiếp tục
khẳng định những cống hiến to lớn của một tài năng như Vũ Trọng Phụng.
3. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng để
làm nổi bật tính hiện đại trên bình diện nội dung và phương thức thể hiện
nghệ thuật. Từ đó một lần nữa khẳng định cái tài và cái tâm của nhà văn. Bởi
nhiều truyện ngắn của ông đi vào những vấn đề đạo đức, nhân sinh mang ý
nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước. Chúng
tôi xác định nhiệm vụ cụ thể của luận văn như sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về lý thuyết thể loại, bối cảnh lịch sử ,
xã hội và sự xuất hiện của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
- Tìm hiểu tính hiện đại nhìn từ cảm hứng nghệ thuật và sự lựa chọn đề
tài, chủ đề truyện ngắn Vũ Trọng Phụng.
- Tìm hiểu phương thức nghệ thuật thể hiện tính hiện đại trong truyện
ngắn của Vũ Trọng Phụng.


7

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là tính hiện đại trong
truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng trên bình diện nội dung và phương thức thể
hiện nghệ thuật cụ thể là vấn đề: cốt truyện, nhân vật, cách thức tổ chức trần
thuật, giọng điệu, ngôn ngữ, tình huống…
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi có tham khảo rất nhiều tài
liệu liên quan đến nhà văn Vũ Trọng Phụng, tuy nhiên tài liệu cơ bản được
dùng là:
- Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học (Tôn Thảo Miên
tuyển chọn và giới thiệu) 2004.
- Luận văn tập trung vào nghiên cứu tính hiện đại được thể hiện trong
các truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, nhưng trong quá trình nghiên cứu, khi
cần thiết chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh với truyện ngắn của một số tác giả cùng
thời để làm rõ tài năng cũng như phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của
Vũ Trọng Phụng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đồng thời giải quyết được những nhiệm vụ mà
luận văn đưa ra chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp cấu trúc.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tiểu sử
7. Dự kiến đóng góp của luận văn:


8

Luận văn Tính hiện đại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, sẽ giúp
chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của nhà văn Vũ
Trọng Phụng đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm có 3 chương.
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung và sự xuất hiện của nhà văn Vũ Trọng
Phụng.
Chƣơng 2: Tính hiện đại nhìn từ cảm hứng nghệ thuật và sự lựa chọn đề
tài, chủ đề truyện ngắn Vũ Trọng Phụng.
Chƣơng 3: Phƣơng thức nghệ thuật thể hiện tính hiện đại trong truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng.


9

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÀ VĂN
VŨ TRỌNG PHỤNG.
1.1.Một số vấn đề lý thuyết.
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn.
Thuật ngữ truyện ngắn được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu văn
học. Tiếng Pháp, truyện ngắn: Nowelle; tiếng Anh: short story; tiếng Trung
Quốc: Đoản thiên tiểu thuyết, ở Việt Nam được gọi với tên truyện ngắn. Nhà
văn Nguyễn Công Hoan đã giải thích về sự xuất hiện thuật ngữ truyện ngắn ở
Việt Nam… “…Loại truyện viết theo Nghệ thuật Âu Tây, ta theo Trung Quốc
gọi là tiểu thuyết; cái nào viết trên trăm trang gọi là Trung thiên tiểu thuyết và
cái nào viết hàng trăm trang gọi là trường thiên tiểu thuyết… Năm 1932 báo
Phong Hóa dịch Đoản thiên tiểu thuyết ra tiếng ta gọi là truyện ngắn và
trường thiên tiểu thuyết gọi là truyện vừa”. Đối với các nhà văn viết truyện
ngắn thì mỗi người lại có quan niệm về truyện ngắn khác nhau. Nhà văn
Nguyễn Kiên cho rằng: “ Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn có một trường hợp…
Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng có khi là một trạng thái tâm
lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài, chậm rãi trong nhiều ngày. Nhưng nhìn
chung thì vẫn có thể gọi là một trường hợp”. Như vậy, ta có thể thấy, cụm từ
một trường hợp đã thể hiện được tính chất của truyện ngắn, một: dung lượng
thuộc về số ít, trường hợp thể hiện rõ ý nghĩa điển hình của sự vật, sự việc,
tình huống…
Nhà văn Nguyên Ngọc lại quan niệm: “Truyện ngắn là một bộ phận của
tiểu thuyết nói chung” vì thế “ không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào
những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có cốt truyện viết về cả
một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây thoáng qua”. Như vậy,
mặc dù có những quan niệm khác nhau về truyện ngắn, nhưng trên cơ sở


10


những nghiên cứu có tính lý thuyết, được rút ra từ những cuốn từ điển văn
học, thuật ngữ nghiên cứu văn học, chúng ta vẫn có những định nghĩa truyện
ngắn mang tính căn bản, nền tảng cho mọi nghiên cứu khác, mọi quan niệm.
Từ điển văn học (Tập 2, Nxb Khoa học xã hội,H, 1984) đã đưa ra cách hiểu
truyện ngắn: “ Hình thức tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở
dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống: một biến cố hay
một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời nhân vật, thể
hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội. Cốt truyện của truyện ngắn
thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện
ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được viết ra
để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ nên đặc điểm của truyện
ngắn là tính ngắn gọn…” . Từ điển thuật ngữ văn học ( Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội,H, 1998), định nghĩa truyện ngắn là: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội
dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống:
đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn…”. Trong Từ điển
Tiếng Việt ( Nxb Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, Hoàng Phê chủ biên),
truyện ngắn được định nghĩa như sau: “là truyện bằng văn xuôi, có dung
lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc
đời nhân vật”.
1.1.2. Khái niệm tính hiện đại.
Tính hiện đại là một phạm trù nhiều nghĩa, có mâu thuẫn và có nội hàm
diễn biến theo lịch sử. Tính hiện đại của xã hội như là một trạng thái chuyển
biến về hình thái, từ xã hội trung đại sang hiện đại, từ tôn giáo sang thế tục, từ
quân quyền sang dân chủ, tự do, từ cát cứ sang quốc gia dân tộc, từ dân tộc
biệt lập sang giao lưu quốc tế. Tính hiện đại có tính chất toàn cầu hóa.
Tính hiện đại như một phạm trù văn hóa bao gồm các thuộc tính như
khoa học, giải phóng cái tôi, đề cao tính chủ quan. Tính hiện đại của văn học


11


nói chung bao gồm sự đề cao tính thẩm mỹ, phân biệt với tính giáo huấn, tính
công cụ; đề cao tính tự chủ phân biệt với tính phụ thuộc; giải phóng cá nhân
với cái tôi chủ thể; đề cao nhận thức, sáng tạo, phân biệt với việc sử dụng các
hình thức có sẵn.
Trong lý luận văn học, tính hiện đại vừa bao hàm các nội dung của một
phạm trù văn hóa vừa bao hàm các nội dung thuộc phạm trù văn học. Phạm
trù tính hiện đại cũng biến đổi sâu sắc trong lịch sử. Chẳng hạn về nội hàm lý
tính ở thế kỉ XVII người ta thiên về khẳng định tư duy suy lý, sang thế kỉ
XVIII người ta khẳng định kinh nghiệm từ kinh nghiệm mà rút ra cái phổ
quát, đối với Kant lý tính có nghĩa là có tinh thần tự phê phán. Trong thế kỉ
XX tính hiện đại của lý luận văn học cũng có một quá trình vận động tự phát
triển, tự phủ định. Chẳng hạn một thời đề cao nguyên lý phản ánh, nhận thức
luận trong văn học thì nay có nhu cầu đột phá nhận thức luận và phản ánh
luận. Hoặc như một thời văn học bị chính trị hóa thì nay có xu hướng vượt
qua chính trị hóa; một thời xem văn học chỉ là công cụ, vũ khí chính trị, thì
nay có xu hướng khẳng định tính tự chủ, thẩm mỹ của văn học và tính độc lập
của khoa học lý luận văn học. Những thay đổi đó đều là biểu hiện của sự vận
động của tính hiện đại.
Tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình
thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo
bối cảnh của mỗi nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau. Tính
hiện đại trong văn hóa Việt Nam thể hiện sự đổi thay về chất lượng và có ảnh
hưởng rộng, chịu được thử thách biến đổi thời gian.
Trong thời gian gần đây chúng ta thường nhắc tới các khái niệm như:
Hiện đại, tính hiện đại và hiện đại chủ nghĩa. Và vì vậy, cần phân biệt khái
niệm hiện đại (modern), tính hiện đại (modernity) và khái niệm hiện đại chủ
nghĩa (modernism). Hiện đại là một giai đoạn lịch sử, theo Marx và Weber



12

cũng như nhiều nhà xã hội học khác, vừa tiếp nối thời trung đại và phong kiến
vừa là cái gì đối lập lại xã hội truyền thống. Tính hiện đại là đặc điểm tinh
thần của thời hiện đại, những đặc điểm ấy, theo Weber, Ton nies và Summel
là tính chất duy lý trong quá trình tổ chức cũng như sản xuất và sự chuyên
biệt hóa (differentiation) trong các hoạt động xã hội. Theo Marsshall berman,
tính hiện đại là sự đổi mới, sự tân kì và sự năng động. Trong ý nghĩa này, hiện
đại hóa (modernization) trước hết là một quá trình kĩ nghệ hóa,và từ kĩ nghệ
hóa một loạt các sự thay đổi khác sẽ diễn ra, vừa như là một hệ quả của quá
trình kĩ nghệ hóa vừa như là một tiền đề đẩy mạnh quá trình kĩ nghệ hóa ấy:
đô thị hóa, dân chủ hóa, trần thế hóa, cá nhân hóa và duy lý hóa. Mục tiêu
cuối cùng của những cái “hóa” ấy là tạo nên thế giới mỗi ngày một văn minh
hơn, giàu có hơn và….hiện đại hơn. Chủ nghĩa hiện đại, ngược lại, chỉ là một
trào lưu tư tưởng và văn nghệ, thường được khoanh gọn trong khoảng thời
gian từ 1885 đến 1935…
Từ đó, chúng ta có thể hiểu: tính hiện đại trong truyện ngắn tức là tất cả
những vấn đề của thời hiện đại được nhà văn đưa vào phản ánh trong các tác
phẩm của mình ( truyện ngắn). Những vấn đề đó có thể là những vấn đề tích
cực hoặc tiêu cực, để bạn đọc sau khi đọc những tác phẩm ấy tự rút ra được ý
nghĩa và hoàn thiện bản thân, vươn tới những cái tích cực, hạn chế , loại bỏ
những cái tiêu cực để sống tốt hơn, “Người” hơn.
1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Giai đoạn lịch sử 1930 – 1945, là một giai đoạn lịch sử tuy chỉ 15 năm,
nhưng trải qua biết bao biến cố, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng tác động
mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Sự kiện quan trọng đầu tiên đó là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam,
sự kiện này đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Việt
Nam. Từ đây, đã chấm dứt tấn bi kịch của những người yêu nước mà không



13

tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Đường lối chiến lược vững vàng, sáng
suốt của Đảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực tính sáng
tạo của quần chúng nhất là công nông. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó.
Ngay sau khi Đảng ra đời 3- 2- 1930, cao trào Xô- viết: 1930 – 1931 chính
quyền cách mạng được thành lập, bước đầu thực hiện những quyền tự do, dân
chủ cho nhân dân.
Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập năm 1936-1939.Tháng 61940 Pháp đầu hàng Đức.Tháng 9- 1940 chúng mở cửa Đông Dương cho
Nhật vào. Hai tên đế quốc tàn bạo cùng một lúc đàn áp, bóc lột nhân dân ta
làm cho đời sống nhân dân kiệt quệ, dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Nhưng chính thời kì này phong trào cách mạng lên cao hơn bao giờ hết. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng tháng 9 – 1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy. Tháng 111940 khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tháng 5- 1941 mặt trận Việt Minh thành
lập, một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sôi sục chuẩn bị vũ
trang khởi nghĩa. Tháng 8 – 1945, cách mạng thành công, chấm dứt chế độ
thuộc địa Pháp, Nhật, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, thực dân Pháp ra sức bòn vét, bóc lột
dân thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến
tranh: Tăng sưu thuế, bắt phu, bắt lính, mở công thải, lạc quyên, lạm phát giấy
bạc…vv.Đông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của
chính quốc, kể cả lúa mì, năm 1933 Đông Dương phải bỏ ra 1500 triệu Frang
để mua 50 vạn tấn lúa mì ế của Pháp( báo Đàn bà mới – 1934).
Giai cấp tư sản Việt Nam chủ trương chính trị trước sau là chủ nghĩa cải
lương. Tư sản dân tộc Việt Nam phần lớn là do địa chủ chuyển thành hoặc
dính liền với địa chủ thành một thứ tư sản địa chủ khiến cho thái độ chống
phong kiến của nó cũng không dứt khoát. Cuộc bạo động Yên Bái (9/2/1930)
do giai cấp tư sản Việt Nam lãnh đạo nhưng thất bại, tầng lớp Tiểu tư sản trí



14

thức hoang mang tới cao độ, họ cùng với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp
với thực dân, hoặc chỉ còn thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con
đường văn chương.
Cách mạng vô sản khi cao trào lúc thoái trào. Cao trào cách mạng 19301931 mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ -Tĩnh. Do những điều kiện khách
quan, chủ quan chưa đầy đủ, cho nên phong trào bị thất bại. Bọn đế quốc một
mặt điên cuồng khủng bố, dùng cả máy bay ném bom xuống các đoàn biểu
tình, mặt khác ra sức xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, nói xấu và vu khống Liên
- Xô hòng chia rẽ quần chúng với Đảng. Từ cuối 1931, cách mạng Việt Nam
bước vào thời kì thoái trào. Từ cuối 1932, phong trào lại dần dần được phục
hồi. Cuối 1933, bóng đen phát xít đe dọa nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của
quốc tế cộng sản, một phong trào rộng rãi chống phát xít và chiến tranh lan
rộng thế giới. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân thành lập và dành được thắng lợi
trong kì tuyển cử tháng 5/ 1936. Lợi dụng thời cơ đó, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, mặt trận thống nhất Đông Dương ra đời, tạo nên phong trào dân chủ
sâu rộng chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc bao gồm: công, nông, dân
nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức… và một số tư sản.
Bọn đế quốc phải nhượng bộ, hàng ngàn tù chính trị được thả thự do,
luật lao động được ban hành, báo chí tiến bộ được công khai xuất bản. Tháng
9/ 1939 Chiến tranh thế giới II bùng nổ. Mặt trận dân chủ tan vỡ. Lợi dụng
tình thế đó, bọn thống trị Đông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà
nhân dân ta vừa dành được. Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Thời kì này
phong trào cách mạng lên cao, một phong trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả
nước sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Tháng 8- 1945 dưới sự lãnh đạo
của Đảng cách mạng Việt Nam dành được thắng lợi, thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.


15


Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau: mâu thuẫn giữa thực dân với
phong kiến, giữa phong kiến với tư sản, giữa tư sản với thực dân. Những lực
lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản
cách mạng; có những người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo,
bàng quan, lẩn trốn…
Chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa vô cùng xảo quyệt của thực dân
Pháp ngày càng nhào nặn xã hội Việt Nam vào khuôn khổ có lợi cho
chúng.Thực dân Pháp tiếp tục khai thác nền kinh tế nước ta, tiếp tục chính
sách ngu dân, số người mù chữ chiếm tới 90% dân số.Chế độ kiểm duyệt gắt
gao, cấm đoán tất cả sách báo tiến bộ trong và ngoài nước. Thực dân Pháp
đưa vào nước ta đủ thứ rác rưởi của văn hóa tư sản phản động phương tây,
cùng với cặn bã phong kiến, chúng gọi là kết hợp văn minh Âu Mỹ với quốc
hồn , quốc túy An Nam.
Một ý thức mới, một tâm lý mới lan tràn. Ý thức tâm lý tư sản và tiểu tư
sản. Trí thức thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới của
giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây. Lối sống hưởng lạc phát triển
ở thành thị, ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ vui khỏe trẻ
trung dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất, báo
chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ bào Phong hóa, Ngày nay… thường huấn
luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái
đẹp.
Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về kinh tế và chính trị hoang mang dao
động xoay ra đấu tranh về mặt văn hóa chống giáo lý phong kiến để đòi tự do
cá nhân: chống giáo lý phong kiến như mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con
chồng, chế độ đa thê… đề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu đôi lứa.
1.3. Bối cảnh văn hóa, văn học.


16


Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu
khác nhau, rất khó để có một định nghĩa bao quát, nhưng nó cũng rất gần gũi
vì nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần và cách ứng xử của
mỗi dân tộc, tạo nên các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, văn hóa đang được
xem là một nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Trong mọi nền văn hóa, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để
chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Đó là một hệ thống các kí hiệu chuẩn, giúp các thành viên trong
xã hội có thể truyền đạt được với nhau.Ngôn ngữ ảnh hưởng đến cảm nhận,
suy nghĩ của con người về thế giới, đồng thời truyền đạt cho cá nhân những
chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa, tạo tiền
đề cho sự sáng tạo. Chính vì thế, việc thay đổi hay du nhập một ngôn ngữ mới
vào một xã hội đã trở thành vấn đề rất nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và
là tiêu điểm cho các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Xét ở khía cạnh này,
trong lịch sử hình thành văn hóa Việt Nam nổi rõ bước ngoặt lớn, có ảnh
hưởng vô cùng sâu sắc đến văn hóa Việt, và do đó, đến đời sống của dân tộc
Việt Nam, trong đó có lối sống và văn học nghệ thuật, kéo dài hàng thế kỉ cho
đến tận thời đại ngày nay. Đó chính là sự xuất hiện của chữ quốc ngữ.
Lịch sử khẳng định rằng: không phải chữ quốc ngữ hình thành do đòi
hỏi của đời sống Việt, mà thực ra, chữ quốc ngữ hình thành theo hướng
chung của các giáo sỹ Tây phương, họ muốn La- tinh hóa các chữ Á Đông
nằm trong địa bàn truyền giáo của họ, trong đó có Việt Nam, mở đầu cho sự
xâm lăng và đô hộ của thực dân Pháp với Việt Nam suốt tám mươi năm sau
này.
Về việc sáng tác ra chữ quốc ngữ, giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều
nhà nghiên cứu khác sau này đã khẳng định: Việc sáng tác ra chữ quốc ngữ
chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả giáo sỹ Tây Ban



17

Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây ( tiếng La- tinh là ngôn ngữ dung để
truyền đạo Ki- tô)…. từ công cụ để truyền giáo, chữ quốc ngữ đã trở thành
một vũ khí xâm lăng, một ý đồ đồng hóa về văn hóa, mà chủ nghĩa thực dân
Pháp tiến hành với dân tộc Việt sau khi đặt bước chân xâm lược của chúng
lên đất Việt. Sang đầu thế kỉ XX, chính quyền Pháp cho giải thể thi cử chữ
Nho và đưa chữ quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908,
khép lại thời kì dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng
của dân tộc Việt. Lịch sử Việt Nam bước sang trang mới từ bước ngoặt này.
“Chữ quốc ngữ là hồn của nước”, “nước ta sau này hay dở đều ở chữ
quốc ngữ” ( Nguyễn Văn Vĩnh ). Chữ quốc đã có những đóng góp và vai trò
quan trọng đối với văn hóa Việt Nam:
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn
lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính,
ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển . Về mặt từ vựng, chữ
quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong
chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chầm câu mà chữ quốc ngữ
du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn
viết một cách sáng sủa, mạch lạc…., điều mà chữ Nôm trước đây không có.
Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa
học một cách trọn vẹn, hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định
chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho
dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới.
Căn cứ vào di sản Hán Nôm Việt Nam, chúng ta chỉ còn vẻn vẹn 5038 quyển,
trong đó có những quyển trùng nhau, nhiều quyển không mấy giá trị..nếu làm
một cuộc so sánh với nền quốc học được ghi bằng chữ quốc ngữ hiện nay, thì



18

dù chỉ trong một thời gian ngắn, chữ quốc ngữ đã vượt hẳn và làm cho nền
quốc học phong phú biết chừng nào.
- Về mặt văn học nghệ thuật, như trong lĩnh vực thơ, sự gặp gỡ với các
thi sỹ Pháp đã đem đến cho tác gia Việt Nam nguồn cảm hứng mới và những
hình thức biểu đạt mới với chữ quốc ngữ, mà đỉnh cao là phong trào thơ mới.
Trong lúc xã hội khám phá ra cá nhân, cái tôi, văn hóa Việt Nam có thêm một
nhãn quan về vũ trụ, một quan niệm mới về nghệ thuật. Từ lối sống chung và
cách ứng xử trong xã hội cũng có những biến động sâu sắc. Điều này được
phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn chương những năm 30 – 40 của thế kỷ
XX qua sách báo, đặc biệt qua các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn…với
những tên tuổi như : Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… và đặc biệt là sự
phát triển đỉnh cao của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 –
1945 với những tác phẩm có giá trị sâu sắc cả về nội dung tư tưởng cũng như
phương diện nghệ thuật và những tên tuổi của các nhà văn đã tạo dấu ấn khó
phai trong lòng độc giả nhiều thế hệ như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng…
Văn học Việt Nam đã ít nhiều đổi mới theo hướng hiện đại hóa ngay từ
đầu thế kỉ XX. Nhưng chỉ sau năm 1930, diện mạo văn học mới thực sự khởi
sắc, đổi mới toàn diện mạnh mẽ và trở nên hiện đại. Đời sống văn học phong
phú và sinh động. Công chúng văn học ngày càng đông đảo và đa dạng, nhất
là công chúng ở các thành thị. Đội ngũ sáng tác cũng trở nên đông đúc hơn,
trong số đó xuất hiện những cây bút chuyên nghiệp. Các thể loại văn học đổi
mới và phát triển vượt bậc. Đồng thời, sự trưởng thành nhanh chóng của báo
chí, xuất bản, in ấn…cũng góp phần để văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng
hiện đại hóa.
Trong giai đoạn này văn học phát triển hết sức khẩn trương và đạt được
những thành tựu rực rỡ. Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn



×