CHỦ ĐỀ 19
TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG
KHUNG QUẢN LÝ AN TOÀN SINH HỌC Ở VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo
Sinh viên thực hiện: Nhóm 19
Nguyễn Thị Thanh Hương: 550465
Phạm Thị Mát: 550473
Đào Văn Mạnh: 550472
Đỗ Trọng Luân: 560823
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong phát triển.
Song nền nông nghiệp nước nhà hiện đang đứng trước không ít khó khăn và thách
thức như đất đai suy kiệt, giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu. Trước thực trạng này, các nhà hoạch định chính sách và giới khoa
học đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Trong đó, công nghệ sinh học được cho là một giải pháp hiệu quả.
Phát triển sinh vật biến đổi gen là một phần trong ứng dụng công nghệ sinh học và
là một hướng đi tất yếu của thế giới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều triển vọng . Sinh vật
biến đổi gen đã xuất hiện từ lâu, được nhiều nước trên thế giới đưa vào sản xuất và
đã thu được kết quả tốt, cho thấy tiềm năng của chúng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau mà chúng ta cần phải cân nhắc khi
tiến hành các hoạt động khảo nghiệm và công nhận cho phép sản xuất ở Việt Nam.
Đồng thời, cần có những biện pháp quản lý để giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng
của sinh vật biến đổi gen đối với con người, động vật, môi trường và đa dạng sinh
học. Vì vậy. việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen, nâng cao nhận
thức của cộng đồng về an toàn sinh học là rất cần thiết.
Từ những lý do trên, nhóm em tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu, phân tích
những đặc điểm chính trong khung quản lý an toàn sinh học ở Việt Nam”.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm chung
- Sinh vật biến đổi gen (GMO: Genetically Modified Organism):
là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý
muốn chủ quan của con người. Ngoài ra cũng có thể có những
sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền, biến đổi của gen
trong tự nhiên.
- Quản lý an toàn sinh học: là các biện pháp nhằm giảm thiểu
hoặc loại bỏ những rủi ro tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen và
sản phẩm có thể gây ra đối với người, động vật, thực vật, vi sinh
vật, môi trường và đa dạng sinh học.
• Quản lý an toàn sinh học gồm 3 thành phần:
+ Đánh giá rủi ro (Risk assessment)
+ Quản lý rủi ro (Risk management)
+ Trao đổi thông tin về rủi ro (Risk communication)
• Cơ sở khoa học:
+ An toàn đối với sức khỏe con người, môi trường và đa
dạng sinh học.
+ Yếu tố kinh tế.
+ Yếu tố văn hóa – xã hội – đạo đức.
Bảng 1: Những nguy cơ rủi ro về an toàn sinh học của cây trồng chuyển
gen (cây trồng công nghệ sinh học).
Đối tượng Nguy cơ
Người
và
động vật
Gây dị ứng, phản ứng gây độc: Khả năng chứa độc tố
hay chất gây dị ứng và nồng độ so với thực phẩm truyền
thống.
Biến đổi chất lượng thực phẩm:
-Sự thay đổi hàm lượng chất dinh dưỡng (giảm nồng độ
một số chất dinh dưỡng trong khi đó lại làm tăng một số
chất khác).
-Khả năng tiêu hóa của thực phẩm biến đổi gen
-Sự hình thành các sản phẩm thứ cấp và mức độ an toàn
đối với sức khỏe con người
-Khả năng chấp nhận đối với các quy trình chế biến thực
phẩm biến đổi gen.
Môi trường
và
Nông
nghiệp
Tăng tính chống chịu của sinh vật không phải mục tiêu:
-Sự tiến hóa về khả năng chống chịu của các loài thiên
địch
-Xuất hiện các loài siêu cỏ dại.
Giảm đa dạng sinh học:
-Phóng thích sinh vật nhân tạo (vi sinh vật)
-Nguồn gen có xu hướng thuần nhất
-Phát triển thái quá của các vật liệu chống chịu so với các
quần thể cây trồng khác.
Ô nhiễm nguồn gen cây trồng, vi sinh vật và động vật:
Chuyển vật liệu DNA từ cây trồng, thực phẩm có nguồn
gen chuyển sang các loài cây trồng truyền thống; hệ vi
sinh vật đất và hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của người
và vât nuôi.
Sự tồn tại lâu dài các gen chuyển: Sản phẩm của các gen
chuyển có thể được phát tán vào môi trường.
Tác động đến sinh vật không chủ đích: Mất chỗ cư trú,
thay đổi thành phần, tỷ lệ đực cái…
Tăng lượng hóa chất sử dụng: Lượng thuốc trừ cỏ được
sử dụng nhiều hơn cho các cây trồng mang gen chống
chịu.
Các vấn đề
về kinh tế,
xã hội…
Giá sản xuất nông nghiệp tăng cao: Nông dân nghèo
không có khả năng đầu tư.
Độc quyền của các tập đoàn công ty lớn trong việc kiểm
soát an ninh lương thực: Vi phạm quyền sở hữu cơ bản
và đe dọa tính độc lập của nông dân.
Các vấn đề liên quan đến quy định, đăng ký: Quyền tự
do được lựa chọn sản phẩm đối với cả người sản xuất và
tiêu dùng.
Các vấn đề đạo đức
Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc nghiên cứu và phát triển sinh vật biến đổi gen
cũng gắn liền với những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra bởi sinh vật biến đổi gen đến
môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Đứng trước những nguy cơ
rủi ro trên, nhằm đảm bảo việc phát triển và ứng dụng sinh vật biến đổi gen một
cách an toàn, Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện khung quản lý an toàn sinh học
bao gồm việc đánh giá rủi ro kỹ lưỡng trước khi cho phép thương mại hóa cũng
như thực hiện quản lý rủi ro trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm và
thương mại hóa sinh vật biến đổi gen.
Từ năm 2004, sau khi gia nhập Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, Việt
Nam đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý cũng như chính sách về vấn đề
quản lý sinh học tại Việt Nam.
2. Định hướng phát triển GMO ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh
tế của đất nước. Khu vực này đóng góp 24% cho GDP quốc gia, chiếm
gần 30% tổng giá trị xuất khẩu, và sử dụng hơn 60% dân số hoạt động
kinh tế của đất nước. Công nghệ sinh học đã được coi là một trong những
công nghệ cho tương lai bởi vì các tác động tiềm năng của nó đối với
kinh tế toàn cầu. Với nghị định số 18/CP của Chính phủ vào năm 1994,
Việt Nam đã triển khai thực hiện chương trình công nghệ sinh học quốc
gia để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học với 6 dự án
trọng điểm bao gồm:
(1) Phát triển nguồn nhân lực;
(2) Thành lập phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia
(3) Tăng cường năng lực R&D
(4) Công nghệ sinh học cho nông nghiệp bền vững;
(5) Công nghệ sinh học cho y tế công cộng
(6) Công nghệ sinh học cho ngành công nghiệp.
- Quan điểm quản lý an toàn sinh học của Việt Nam:
Đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường nhưng
không cản trở công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ
sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.
3. Cơ sở pháp lý về an toàn sinh học ở Việt Nam
Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thúc đẩy các
nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, Việt Nam cũng đang hết sức khẩn
trương trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý an toàn
sinh học. Dưới đây là một số văn bản liên quan:
Giới thiệu nghị định thư Cartagena:
• Công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên
• Quản lý việc xuất khẩu/ nhập khẩu các GMO
• Có hiệu lực vào ngày 11/09/2003
• Việt Nam trở thành thành viên chính thức từ ngày 19/01/2004
3.1 Các luật
Luật Bảo vệ môi trường(2005)
Điều 87. An toàn sinh học
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về GMO và sản
phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học,
vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, giống vật nuôi và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử
nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận
chuyển GMO và sản phẩm của chúng thuộc danh mục được pháp luật cho phép
và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo uy
định của pháp luật.
Pháp lệnh giống vật nuôi(2004)
Điều 6. Giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi và giống vật nuôi nhân bản vô
tính
- Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao
đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi,
giống vật nuôi nhân bản vô tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Pháp lệnh giống cây trồng(2004)
Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi
- Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao
đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống cây trồng có gen đã bị biến đổi
được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm(2003)
Điều 20.
- Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen dã bị
biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm có gen đã bị ben đổi.
- Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị
biến đổi.
Nghị định dán nhãn(2006)
Điều 19: Hàng hoá hoặc thành phần của hàng hoá đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ
thuật biến đổi gen ghi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với GMO, sản phẩm hàng hóa
có nguồn gốc từ GMO (Quyết định 212/2005/QĐ-TTg(2005)
Luật Đa dạng sinh học 2008
Điều 65 đến Điều 69 quy định việc đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và thông tin
vềrủi ro của sinh vật biến đổi gen đến môi trường và đa dạng sinh học.
Luật An toàn thực phẩm 2010
Quy định các nguyên tắc chung đảm bảo an toàn sức khỏe con người tránh các
rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra.
3.2 Nghị định
Nghị định số 41/1998/NĐ-CP
Ban hành ngày 11/06/1998, quy định về điều lệ kiểm dịch y tế biên giới
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định số 79/2007/QĐ-TTG
Ban hành ngày 31/05/2007, phê duyệt “ Kế hoạch hành động quốc gia về
Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện
Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh
học”.
Nghị định số 102/2007/QĐ-TTG
Ban hành ngày 10/07/2007, quy định về việc phê duyệt “ Đề án tổng thể
tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi
gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay
đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”.
Nghị định số 25/2008/NĐ-CP
Ban hành ngày 04/03/2008, quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nghị định số 08/2010/NĐ-CP
Ban hành ngày 05/02/2010, quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Nghị định số 65/2010/NĐ-CP
Ban hành ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đa dạng sinh học.
Nghị định số 69/2010/NĐ-CP
Ban hành ngày 21/06/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến
đổi gen.
- Cơ sở:
+ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
+ Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
+ Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
+ Đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Nội dung: Nghị định gồm 9 chương, 47 điều.
Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen (điều 5, 6, 7,
8, 9).
+ Xác định nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro của sinh vật biến đổi
gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi.
+ Xác định các biện pháp an toàn để phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro
của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe
con người và vật nuôi.
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản
phẩm của sinh vật biến đổi gen: tuân thủ theo các quy định hiện hành về
quản lý khoa học công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan
(gồm điều 10, 11, 12, 13).
Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (gồm điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19,
20, 21).
Theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen với môi trường
và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam:
+ Nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại;
+ Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;
+ Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh;
+ Các tác động bất lợi khác.
Chứng nhận an toàn sinh học (gồm điều 22, 23, 24, 25, 26).
Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
+ Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.
+ Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an
toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi.
Gồm 2 mục, 10 điều.
Mục 1: Sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm
+ Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen thẩm định
không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người.
+ Sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm (05) nước phát triển cho phép sử dụng
làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Mục 2: Sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
+ Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen
thẩm định không có các rủi ro không kiểm soát được đối với vật nuôi.
+ Sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm (05) nước phát triển cho phép sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh
vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (điều 37, 38, 39, 40,
41, 42).
Điều kiện: + Sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quản lý thông tin về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến
đổi gen (điều 43, 44, 45, 46)
+ Ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật
biến đổi gen.
+ Bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen
+ Công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh
học, sức khỏe con người và vật nuôi
NHẬN XÉT:
- Ưu điểm:
+ Nghị định phù hợp với Công ước Đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena
về an toàn sinh học.
+ Nghị định đã quy định toàn diện các nội dung quản lý an toàn sinh học đối với
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen từ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến khảo nghiệm, giải phóng ra môi
trường và sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
+ Nghị định tạo được hành lang pháp lý đủ mạnh để thúc đẩy các hoạt động liên
quan đến sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng.
- Hạn chế:
Nghị định còn một số điều khoản chưa hợp lý như: điều 28, khoản 2 điều 29,
khoản 2 điều 30, và điều 31. Sau khi thực hiện, năm 2011, các điều khoản trên của
nghị định đã được sửa đổi.
Nghị định số 113/2010/NĐ-CP
Ban hành ngày 03/12/2010, ngày hiệu lực: 18/01/2011, quy định về xác định thiệt
hại đối với môi trường.
Nghị định số 108/2011/NĐ-CP
Ban hành ngày 30/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi một số Điều của Nghị
định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/06/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối
với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
Nghị định này sửa đổi điều 28, khoản 2 điều 29, khoản 2 điều 30, và điều 31 của
nghị định 69/2010/NĐ-CP.
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
Ban hành ngày 25/02/2012, ngày hiệu lực: 12/06/2012, quy định chi tiết thi hành
một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.
3.3 Các thông tư
Thông tư 22/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 24/04/2009, quy định về “ Danh mục bổ sung giống cây trồng
được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.
Thông tư 30/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 04/06/2009, quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản
xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.
Thông tư 33/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 10/06/2009, quy định về việc bổ sung các loài cây trồng vào Danh
mục loài cây trồng được bảo hộ.
Thông tư 40/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 09/07/2009, quy định về “ Danh mục bổ sung giống cây trồng được
phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.
Thông tư 41/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 09/07/2009, quy định về quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng.
Thông tư 69/2009/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 27/10/2009, quy định về khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa
dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen.
- Khảo nghiệm được thực hiện theo hai bước: bước một khảo nghiệm hạn chế,
bước hai khảo nghiệm diện rộng sau khi khảo nghiệm hạn chế được công nhận đạt
yêu cầu. Khảo nghiệm sẽ phải dừng ngay lập tức, nếu từng bước trong quá trình
khảo nghiệm phát hiện các rủi ro không thể kiểm soát được.
- Nội dung khảo nghiệm:
+ Nguy cơ trở thành cỏ dại và xâm lấn môi trường tự nhiên.
+ Nguy cơ trở thành dịch hại.
+ Nguy cơ ảnh hưởng bất lợi tới sinh vật không chủ đích.
+ Nguy cơ làm thay đổi chế độ quản lý ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
+ Nguy cơ làm thay đổi quá trình sinh, hoá học trong đất và các tác động bất
lợi không chủ đích khác.
Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT (ngày 17/11/2009)
Ban hành danh mục cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiêm đánh giá rủi ro
đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt
Nam.
Gồm: 1. Cây ngô (Zea mays L.);
2. Cây bông vải (Gossypium spp.);
3. Cây đậu tương [Glycline max (L.) Merrill].
Thông tư 55/2010/TT-BNNPTNT
Ban hành ngày 28/09/2010, quy định về “ Danh mục bổ sung giống cây trồng được
phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”.
Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT
Ban hành ngày 22/8/2012, quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin và dữ liệu về
sinh vật biến đổi gen.
- Tổng cục Môi trường là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao đơn vị làm đầu
mối quản lý cơ sở dữ liệu ngành và có văn bản thông báo gửi đến Tổng cục Môi
trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về sinh vật
biến đổi gen.
Thông tư 20/2012/TT-BKHCN
Hướng dẫn chi tiết điều kiện, trình tự và thủ tục công nhận Phòng thí nghiệm
nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
Thông tư 21/2012/TT-BKHCN
Quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về
sinh vật biến đổi gen.
3.4 Các quyết định
Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007
Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư
Cartagena về An toàn sinh học.
Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007
Phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với
các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”
Quyết định số 773,774, 1449/QĐ-BNN-KHCN
Về việc cho phép triển khai khảo nghiệm hạn chế ngô biến đổi gen.
Quyết định 3392/QĐ/BNN-KHCN
Thành lập Hội Đồng An toàn sinh học ngành NN&PTNT ngày 25/11/2009.
Gần đây nhất
Từ 25-29/3/2013, Hội thảo truyền thông về an toàn sinh vật biến đổi gen diễn ra
tại Hà Nội:
Gồm các quốc gia trong khu vực Châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn quốc, Thái
Lan…
Nâng cao nhận thức, giáo dục và sự tham gia của công chúng về vận chuyển, xử lý
và sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gen
3.5. Nhận xét chung
Ưu điểm
- Các nghị định, thông tư, điều luật và quyết định trên phù hợp với Công ước Đa
dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này tạo được hành lang pháp lý đủ mạnh
để thúc đẩy các hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của
chúng.
- Đồng thời khung pháp lý quản lý an toàn sinh học này đã và đang dần được hoàn
thiện, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di
truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
Hạn chế
- làm cho nông dân phụ thuộc hơn vào các công ty giống, trong khi các
công ty giống sẽ có khả năng kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục
tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.
- bất kì dán nhãn cho thưc phẩm GMO hay không phải GMO đều làm tăng
thêm chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất và sau đó sẽ tác động
đến người tiêu dùng.
4. Đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học
a. Đánh giá rủi ro (RA)
- Đánh giá rủi ro theo quy định của quản lý ngành
- RA được tiến hành theo đúng các phương pháp khoa học kỹ thuật về RA đã
được công nhận.
- Đánh giá rủi ro bao gồm xác định nguy cơ, đánh giả khả năng xảy ra, mức độ
nghiêm trọng của nguy cơ khi xảy ra và ước lượng rủi ro.
Ví dụ: Quy trình đánh giá an toàn thực phẩm đối với cây trồng CNSH
Theo CODEX ALIMENTARIUS gồm các nội dung :
• Bước 1. Mô tả cây trồng CNSH;
• Bước 2. Mô tả cây trồng truyền thống (cây tiếp nhận gene chuyển) và
lịch sử sử dụng làm thực phẩm của chúng;
• Bước 3. Mô tả sinh vật cho gene chuyển;
• Bước 4. Mô tả các cải biến di truyền đã thực hiện;
• Bước 5. Phân tích các đặc tính của những cải biến di truyền;
• Bước 6. Đánh giá tính an toàn:
– Các hợp chất biểu hiện (các hợp chất không phải là axit nucleic): bao
gồm các đánh giá về khả năng gây độc và dị ứng.
– Phân tích thành phần các hợp chất chính: chỉ ra sự sai khác về thành
phần các hợp chất chính giữa cây chuyển gen và cây đối chứng không
chuyển gene.
– Đánh giá các sản phẩm đồng hóa: phân tích các tác động xấu tiềm
tàng đối với con người trong trường hợp mức độ các chất đồng hóa bị
thay đổi do sự biểu hiện của các gene mới được chuyển vào.
– Đánh giá quy trình chế biến thực phẩm: phương thức chế biến thực
phẩm cũng có thể làm thay đổi tính chất của thực phẩm, ví dụ tính bền
với nhiệt độ.
– Các thay đổi về dinh dưỡng: sự thay đổi về thành phần dinh dưỡng
cần được đánh giá về mức độ tác động của những thay đổi này trong
chuỗi cung ứng thực phẩm.
• Bước 7. Các xem xét bổ sung khác: sự tích lũy các hợp chất, sự sử dụng
các gene kháng kháng sinh.
b. Quản lý rủi ro
- Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro.
- Giúp các tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
xử lý và khắc phục rủi ro.
- Áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện kịp
thời các rủi ro để xử lý và khắc phục hậu quả rủi ro.
Ví dụ: QUẢN LÝ AN TOÀN SINH HỌC CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
c. Cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Điều kiện:
• Không có nguy cơ gây độc tính hoặc dị ứng đối với sức khoẻ con người ;
• Không gây tác động xấu tới môi trường và đa dạng sinh học.
2. Bộ quản lý ngành xem xét để cấp giấy chứng nhận đối với những trường hợp
đủ điều kiện;
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực báo cáo cho BộTN & MT.
5. Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn sinh học
Ở Việt Nam, ba cơ quan chính phủ trực tiếp quản lý về lĩnh vực an toàn sinh
học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng là:
5.1 Bộ tài nguyên và môi trường
- Là cơ quan đầu mối quốc gia cung cấp thông tin chính thức về an toàn sinh
học đối với các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế theo quy định
của pháp luật.
- Bộ tài nguyên và môi trường cũng làm đầu mối quốc gia đối với Trung tâm
thông tin về an toàn sinh học, có nhiệm vụ tiếp nhận và trao đổi các thông tin
có liên quan về sinh vật biến đổi gen.
- Có nhiệm vụ giúp chính phủ thực hiện thống nhất về việc quản lý Nhà nước
về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có
nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên phạm vi cả nước.
Đối với việc cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học:
- Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhậnan toàn sinh học đối
với môi trường và đa dạng sinh học.
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an
toàn sinh học.
- Quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học.
- Quy định mẫu giấy chứng nhận an toàn sinh học.
- Cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
- Thông báo cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học
và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh
học và công bố danh mục trên trang thông tinđiện tử về an toàn sinh học của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với việc lưu giữ, đóng gói,vận chuyển sinh vật biến đổi gen:
- Quy định cụ thể việc lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen,
sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn
sinh học, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi.
Đối với việc quản lý thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen:
- Thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen.
- Duy trì trang thông tin điện tử về an toàn sinh học.
- Hướng dẫn cụ thể việc trao đổi, cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen.
Kiểm tra, thanh tra:
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành,đột xuất việc thực hiện các biện pháp
quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen.
5.2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh
vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
thuộc ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đối với nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
- Hướng dẫn chi tiết nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
- Hướng dẫn chi tiết yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi
gen.
- Hướng dẫn cụ thể các điều kiện công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến
đổi gen.
- Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật
biến đổi gen.
- Định kỳ kiểm tra hoạt động của cơ quan khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
- Công nhận, thu hồi quyết định công nhậncơ sở khảo nghiệm sinh vật biến
đổi gen.
- Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến
đổi gen.
- Định kỳ kiểm traviệc tuân thủ các yêu cầu trong giấy phép khảo nghiệm
sinh vật biến đổi gen.
- Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vậtbiến đổi gen.
- Thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quản lý ngành, lĩnh
vực liên quan về việc cấp hoặc thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi
gen.
- Quy định chi tiết mẫu giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Đối với quy định Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm
thực phẩm
- Quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ
điều kiện sử dụng làm thực phẩm.
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an
toàn thực phẩm biến đổi gen.
- Quyết định thành lập Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen.
- Quy định mẫu giấy xác nhận sinh vậtbiến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm
thực phẩm.
- Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy xác nhậnsinh vật biến đổi gen đủ điều kiện
sử dụng làm thực phẩm.
- Thông báo bằngvăn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy xác nhận sinh
vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Lập danh mục sinh vật biến đổi gen đượccấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi
gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và công bố danh mục trên trang thông
tin điện tử.
Đối với quy định Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm
thức ăn chăn nuôi:
- Quy định cụ thểtrình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ
điều kiện sử dụnglàm thức ăn chăn nuôi.
- Quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an
toàn thức ăn chăn nuôibiến đổi gen.
- Quyết định thành lập Hội đồng an toànthức ăn chăn nuôi biến đổi gen
- Quy định mẫu giấy xác nhận sinh vậtbiến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm
thức ăn chăn nuôi.
- Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy xác nhận sinh vật biếnđổi gen đủ điều kiện
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
- Thông báo bằngvăn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy xác nhận sinh
vật biến đổi gen đủđiều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và thông tin trên
các phương tiện thôngtin đại chúng.
- Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận sinh vật biến
đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và công bốdanh mục trên
trang thông tin điện tử
5.3. Bộ y tế
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh
vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
thuộc ngành y tế; về an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các
sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen sử dụng làm dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Ngoài ra còn có các bộ sau:
Bộ Khoa học và Công nghệ
- Quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối các sinh
vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với các sinh vật biến
đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có
nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Bộ Công nghiệp
- Có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các các sinh vật
biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc
ngành công nghiệp.
Bộ Thủy sản
- Có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các các sinh vật
biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc
ngành thủy sản.
(Theo Quyết định 212/2005/QĐ-TTg)
6. Đánh giá tình hình triển khai nghị định ở Việt Nam
- Với những thành công bước đầu của cây trồng biến đổi gen thế giới và việc các
văn bản quy phạm pháp luật đã được nhà nước ta ban hành và đang tiến hành bổ
sung, giống cây trồng biến đổi gen hứa hẹn sẽ đem lại nhiều triển vọng trong khảo
nghiệm và sản xuất ở Việt Nam.
- Tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt "Đề án tổng thể
tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien và sản
phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien". Đề án tổng thể tập trung
vào nhiệm vụ: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen, nâng cao nhận
thức của cộng đồng về an toàn sinh học Nhưng việc triển khai xây dựng các cơ
sở pháp lý cho lĩnh vực này còn quá chậm. Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn
sinh học đối với sinh vật biến đổi gien mới được ban hành. Một loạt vấn đề cần
phải tiến hành như: Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan ( Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và
Công nghệ, Y tế); hệ thống và phương pháp phát hiện sinh vật biến đổi gien; xây
dựng phòng thí nghiệm phân tích nguy cơ tiềm ẩn của sản phẩm cây trồng biến đổi
gen; Thanh tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa chính thức trồng cây biến đổi gen ở
qui mô thương mại. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu trồng thử nghiệm (gọi
là Khảo nghiệm quốc gia) cây ngô và cây bông chuyển gen, những thử nghiệm này
được quản lí và kiểm soát rất chặt chẽ để đảm bảo về mặt an toàn sinh học. Mặc dù
cơ hội để triển khai thương mại hóa ở Việt nam là rất lớn (được sự đồng thuận của
các chuyên gia, giới khoa học, và phải có quyết định của Bộ NN&PTNT hoặc
Chính phủ), nhưng vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi với những kiến trái
ngược nhau.
- Những năm qua, bước đầu chúng ta khảo nghiệm cây trồng biến đổi gen ở một số
loại như bông, ngô, đu đủ và một vài loại cây lâm nghiệp. Riêng cây ngô đã có các
công ty như Monsanto Thái Lan với ba giống ngô chuyển gien là MON89034,
NK603, và MON89034 x NK603; Công ty Syngenta Việt Nam với hai giống ngô
chuyển gien là BT11 và GA21 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
phép khảo nghiệm. Thực tế làm thử ở một số nơi như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đắc
Lắc, đánh giá bước đầu của các nhà khoa học nông nghiệp là: Các giống ngô biến
đổi gien cho năng suất cao hơn 30% so với giống ngô thường; khả năng chống chịu
sâu bệnh, thuốc diệt cỏ cũng cao hơn so với các giống ngô truyền thống.
- Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ hiện diện có ba cây trồng biến đổi gen là lúa, ngô,
bông và một tỷ lệ nhất định các sản phẩm biến đổi gen đã có mặt trong thức ăn
chăn nuôi là quá thấp. Mặc dù từ ngày 11-1-2006, Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 11/2006/QĐ-TTg đưa ra kế hoạch phát triển cây trồng biến đổi gen ở Việt
Nam với 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2006-2010: Việt Nam chọn tạo một số giống cây trồng, vật nuôi
bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số
dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm
trên đồng ruộng.
+ Giai đoạn 2011-2015: Việt Nam đưa ra một số giống cây trồng biến đổi gen
vào sản xuất, ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật. Công nghệ
sinh học nông nghiệp đóng góp từ 20-30% tổng số đóng góp của khoa học và
công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp.
+ Đến năm 2020: diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các
kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%. Trong đó, diện tích trồng trọt
các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30-50%. Trên 70% nhu cầu về giống
cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống. Trên 80% diện
tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học,
đáp ứng cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.
So sánh khung quản lý an toàn sinh học ở Việt Nam với Mỹ và
Châu Âu
Đặc điểm Mỹ Châu Âu Việt Nam
Quan điểm
Ủng hộ việc sử
dụng cây trồng
biến đổi gen
Dè dặt trong
việc cấp phép
cũng như trồng
cây trồng biến
đổi gen
Phát triển cây
trồng biến đổi
gen ở quy mô
khảo nghiệm
Coi cây trồng
biến đổi gen
không khác cây
trồng truyền
Thận trọng
trong việc sử
dụng và cấp
chứng nhận
Phát triển cây
trồng biến đổi
gen đồng thời
hoàn thiện
thống khung quản lý
an toàn sinh học
Nguyên tắc tiến
hành
Tương đương
cơ bản
Phòng ngừa Tương đương
cơ bản
Mục đích sử
dụng
Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và
bảo tồn đa dạng sinh học.
7. Kết luận
Cùng với việc phát triển cây trồng công nghệ sinh học thì việc quản lý những
rủi ro mà cây trồng CNSH tạo ra là vô cùng cần thiết. Quản lý an toàn sinh học đối
với cây trồng công nghệ sinh học sẽ đảm bảo được lợi ích cho các thành phần tham
gia đồng thời cũng đảm bảo được sức khỏe của con người, môi trường và đa dạng
sinh học. Cũng có thể tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển cây trồng
CNSH.
Mỗi quốc gia có những quy định và những biện pháp quản lý rủi ro riêng
như ở Mỹ và Châu Âu.
Việt Nam, song song với chủ trương phát triển mạnh cây trồng CNSH, việc
cần thiết phải tiến hành đó là nhanh chóng xây dựng được môi trường pháp lý quốc
gia phù hợp với môi trường pháp lý quốc tế, đảm bảo việc phát triển cây trồng
CNSH phục vụ lợi ích phát triển đồng thời đảm bảo sự an toàn cho môi trường và
con người. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế quản lý giám sát đối với cây trồng
CNSH dựa trên cơ sở khoa học để quản lý và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy
ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Mùi (2009), Giáo trình An Toàn Sinh Học, nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Giáo trình Cây Trồng Công Nghệ Sinh
Học, Nhà Xuất Bản Hà Nội.
3. THs. Lê Thanh Bình, Khung pháp lý quản lý an toàn sinh học ở Việt Nam.
4. Các hệ thống luật, quy định, thông tư, nghị định của Việt Nam
Cà chua biến đổi gen có hương hoa hồng