Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tính dục trong sáng tác của y ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.13 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ HOÀNG HUY

TÍNH DỤC
TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ HOÀNG HUY

TÍNH DỤC
TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn BGH
Trường ĐHSP 2, quý GS. PGS. TS. Thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm tạ sâu sắc tới PGS.TS.Viện trưởng
Viện Văn học: Nguyễn Đăng Điệp, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, góp ý chỉ
bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, anh
em và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Vũ Hoàng Huy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp.
Những tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác,
không sao chép của bất kỳ ai, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ
các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các
Website…với sự trân trọng, biết ơn.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Hoàng Huy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6
8. Bố cục của luận văn.................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 : VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG VĂN HÓA VÀ TRONG
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ......................................................................... 7
1.1. Giới thuyết khái niệm .............................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm tính dục ............................................................................... 7
1.1.2 Tính dục trong đời sống văn hóa............................................................ 8
1.1.3. Tính dục trong sáng tạo văn học nghệ thuật ........................................ 14
1.2. Tính dục trong văn học đương đại và trong sáng tác của Y Ban ............ 16
1.2.1. Tính dục trong văn học đương đại ...................................................... 16
1.2.2. Tính dục trong sáng tác của Y Ban ..................................................... 22
Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN ĐỜI SỐNG TÍNH DỤC TRONG
SÁNG TÁC CỦA Y BAN........................................................................... 37
2.1. Ý thức về giới và khát vọng bình đẳng .................................................. 37
2.1.1 Ý thức về giới ...................................................................................... 37
2.1.2 Khát vọng bình đẳng giới .................................................................... 41

2.2. Tính dục như một phương diện giải phóng bản ngã ............................... 47
2.3. Ý thức xác định lối viết ......................................................................... 53


Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC
CỦA Y BAN................................................................................................ 60
3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật .............................................. 60
3.1.1. Người kể chuyện ................................................................................ 60
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật ........................................................................... 67
3.2. Ngôn ngữ trong sáng tác của Y Ban ...................................................... 74
3.2.1. Ngôn ngữ sắc cạnh, ráo riết, gai góc ................................................... 74
3.2.2. Ngôn ngữ mềm mại, nữ tính ............................................................... 76
3.2.3. Ngôn ngữ thông tục đời thường đậm màu sắc “sex” của Y Ban .......... 78
3.3. Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Y Ban ..................................... 84
3.3.1. Giọng chiêm nghiệm triết lí ................................................................ 85
3.3.2. Giọng suồng sã, bốp chát, châm biếm và hài hước ............................. 87
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Vấn đề tính dục là một hiện tượng phức tạp. Nghiên cứu về tính dục
không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc đặc biệt trong
xã hội hiện nay. Tính dục là một hiện tượng nổi bật nó trở thành khuynh
hướng mới trong các sáng tác hiện nay đặc biệt là những cây bút nữ. Tuy
nhiên ở Việt Nam thời chiến tranh vấn đề tình dục được xem nhẹ bỏ qua, rất ít
được nhắc đến trong văn học cách mạng nó được coi là một vấn đề gì đó
mang tính chất thiếu lành mạnh phạm vào phạm trù văn hóa. Sau năm 1975

đặc biệt là thời kì đổi mới các nhà văn được phép miêu tả những bản năng
thầm kín những khát vọng tình yêu tình dục của con người. Vấn đề này được
đem ra để xem lại trong con người toàn diện bản năng nhìn con người ở nhiều
góc độ trong quan hệ tình cảm trong quan hệ tình yêu… tình dục… đó cũng là
nhu cầu của con người trong xã hội hiện nay.
Tính dục đã trở thành một đột phá trong quan niệm về con người đem lại
nhiều ý nghĩa nhân văn và thẩm mĩ. Bản chất của văn học là hướng đến con
người trong đó bao gồm con người tự nhiên và con người xã hội. Văn học
truyền thống quá thiên về con người xã hội con người “Sắm vai” nên con
người tự nhiên chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ khách quan, nhìn nhận
con người tự nhiên suy cho cùng là đưa con người về đúng bản năng của nó.
Trong các ham muốn bản năng tính dục được nhiều nhà văn chú ý, phương
diện này có từ thời văn học dân gian - trong thơ Hồ Xuân Hương, trong sáng
tác của các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945 sau đó bị lãng quên trong giai đoạn
văn học cách mạng 1945 - 1985. Đến thời ký đổi mới tính dục và đời sống
bản năng của con người được các nhà văn khai thác. Trong số đó có các cây
bút tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu,


2
Trang Hạ, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban…
Trong số các sáng tác của Y Ban thì vấn đề tính dục mà cụ thể là đời sống
tính dục được chú ý.
1.2 Y Ban là một trong những nhà văn nữ đầy bản lĩnh và táo bạo trong
việc xử lý những vấn đề của đời sống hiện đại đặc biệt là những vấn đề tính
dục trong sáng tác. Tác phẩm của Y Ban là những vấn đề tính dục mang tính
mới mẻ, táo bạo, về những vấn đề trong đời sống thường nhật đặc biệt đề cập
đến ý thức cá nhân, khát vọng bản thân, khẳng định giá trị sống của chính
mình và những sáng tác của chính mình trên văn đàn văn học nghệ thuật.
Những sáng tác của chị khi ra đời đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và

giới nghiên cứu kích thích sự tìm hiểu… đã có không ít những cuộc phỏng
vấn những bài viết, bài phê bình trên các tạp chí, báo trao đổi về các tác phẩm
của Y Ban . Với những lý do trên nên chúng tôi nghiên cứu về vấn đề tính dục
trong sáng tác của Y Ban.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu tính dục - những vấn đề chung
Vấn đề tính dục ở Việt Nam trước đây nó là cái gì đó đầy mới mẻ, lạ lẫm
thậm chí là điều đáng xấu hổ, con người trong văn học thường bị nhìn phiến
diện, hoặc nếu có chỉ xuất hiện ở mức độ thấp hoặc cấp độ nhỏ trong văn học
dân gian và văn học trung đại.
“Buồn chi một nỗi tháng Giêng
Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài”
Nguyên nhân chính là con người Việt Nam bị chi phối bởi những quan
niệm xã hội, xem tính dục là chuyện phòng the riêng tư đòi hỏi sự tế nhị và
phải được kín đáo, che đậy vì vậy tính dục trở thành đề tài cấm kỵ trong văn
chương truyền thống.


3
Sau năm 1975 văn học đổi mới tư tưởng được “cởi trói” thì nhu cầu đề
xuất những quan niệm chân thật hơn về con người nổi lên như mối quan hệ
hàng đầu của văn học, khía cạnh bản năng tình dục được khai thác nhiều, trở
thành đề tài “nóng” trong những năm gần đây có ý nghĩa thực sự cho văn
chương Việt, góp phần mang đến quan niệm mới giàu nhân bản con người.
2.2 Những công trình nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Y Ban
Vấn đề tính dục trong văn học được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiều.
Đã có nhiều bài viết trao đổi về vấn đề tính dục trong sáng tác của Y Ban, Báo
văn nghệ số 25/2003, đăng bài Y Ban và những thân phận đàn bà của Xuân
Cang. “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được
những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người” “Y Ban đã khám phá mọi ngõ

ngách tâm hồn người phụ nữ” “Ở mỗi người thường thấy biểu hiện những vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam, những đức hy sinh lòng vị tha” [16]. Trong bài
viết đọc sách “I am đàn bà” tác giả Phạm Hồ Thu đã có một nhận xét cho toàn
tập truyện: “mỗi tình yêu là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp người
đàn bà hoặc nói về nỗi đau đàn bà (…) đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ về thế
giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi người
đàn bà đều xứng đáng là người của phái đẹp” [80].
Nguyễn Mạnh Trinh có bài viết trên tạp chí của người Việt Nam ở nước
ngoài có đánh giá về tác phẩm “I am đàn bà” của Y Ban: Truyện của Y Ban
cũng đậm đặc dâm tính và chân dung của người đàn bà được phác họa để mô
tả bằng những nét đen tràn ứ cảm giác. Sau những đoạn phân tích về cuộc đời
nhân vật ông kết thúc bằng một nhận xét đầy chia sẻ: “Người đàn bà nhân vật
của Y Ban dù là cái Tí cái Thanh, Thị… của giới nghèo khổ cùng đinh, hay
“Tôi” (Tự) của giới có học đều giống nhau, đều có ham muốn tự nhiên của
con người và lúc nào cũng lửng lơ phân đôi giữa cái muốn và cái ngăn cấm.
Để rồi những lựa chọn chỉ là bất đắc dĩ của tâm trạng rất đàn bà…” [85]


4
Trên văn đàn văn hóa học có rất nhiều bài viết trao đổi xung quanh
những vấn đề mang yếu tố tính dục trong văn của Y Ban từ góc nhìn văn hóa.
Ngọc Diệp viết nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất nữ tính và
đằng sau tất cả có lòng yêu thương con người ao ước vươn tới những cảm xúc
xứng đáng với con người. Trong tác phẩm “Tự” cũng có nhiều nhận định sắc
sảo: “Tự đã tạo được một cái nhìn trực diện vào chủ đề tính dục đặc biệt hơn
là tính dục với phụ nữ… Tính dục ở Tự tuy có phần bản năng nhưng không
phản cảm vì phần lớn tác giả đã chăm chút nó bằng những từ ngữ thanh hơn
và quan trọng là Y Ban đã không tách rời nhu cầu tình dục của nhân vật với
nhu cầu tình yêu, hướng suy nghĩ của độc giả đến phần người của nhân vật”
“Riêng ở mảng văn viết về tính dục này…Y Ban mạnh mẽ sôi nổi theo hướng

viết hiện đại, trực tính mang dáng dấp tính dục phương Tây…[59].
Nhìn chung các bài viết sáng tác của Y Ban chủ yếu mới được in trên
các bài báo và các tạp chí trên các diễn đàn và báo mạng chưa thật sự phong
phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát, đa số các tác giả chỉ dừng
lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu nhận diện tác giả mà chưa có
những nghiên cứu cụ thể của tác phẩm. Nhưng đây thực sự là gợi ý quý báu
giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm nổi rõ vấn đề về tính dục trong sáng tác của Y Ban nói
riêng và văn học đương đại Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến tính dục như một hiện
tượng văn hóa và một hiện tượng đáng chú ý trong văn học nghệ thuật.
Tình hiểu các bình diện đời sống tính dục trong sáng tác của nữ nhà văn
Y Ban.


5
Một số phương diện nghệ thuật độc đáo về vấn đề tính dục trong sáng tác
của Y Ban.
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vấn đề tính dục trong sáng tác của Y Ban.
Phạm vi: Sáng tác của Y Ban về đề tài tính dục để làm nổi rõ vấn đề.
Nghiên cứu tính dục trong sáng tác của Y Ban chúng tôi tiến hành so
sánh thêm một số tác giả đương đại Đỗ Hoàng Diệu, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Nguyễn Huy Thiệp…
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống được vận dụng để
xem xét các chi tiết, các vấn đề, các phương diện của tác phẩm văn học trong
tính chỉnh thể của nó. Vận dụng phương pháp này người viết có thể xem xét

sáng tác của Y Ban về tính dục một cách hệ thống chứ không phải là những
vấn đề riêng biệt lẻ loi. Qua đây người viết cũng thấy được sự vận động của
cây bút nữ trong văn học đương đại nói chung.
6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Tiến hành phân tích cụ thể các
khía cạnh thuộc về tính dục trong sáng tác của Y Ban từ đó tổng hợp lại rút ra
nhiều kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn.
6.3. Phương pháp liên ngành: Nhờ phương pháp này người viết có thể
vận dụng các thành tựu của các môn khoa học khác như tâm lí học, xã hội
học… sinh học… để kiến giải một cách thuyết phục nhiều biểu hiện, nhiều ưu
thế phái tính thể hiện trong sáng tác của nhà văn nữ.
6.4 Phương pháp so sánh , đối chiếu: Tiến hành so sánh tác phẩm của Y
Ban với sáng tác của một số nhà văn nữ khác để thấy được vấn đề tính dục
trong sáng tác của Y Ban.


6
7. Đóng góp của luận văn
Từ nghiên cứu của Y Ban nhìn nhận sâu sắc hơn về một phương diện
quan trọng không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn có ý nghĩa văn hóa.
Mặt khác với đề tài này tôi hy vọng nhìn nhận một cách thấu đáo về tính
dục trong đời sống và trong sáng tác văn học một đề tài rất gần với đời sống.
Bạn đọc có thể nhìn nhận một cách thấu đáo nhiều vấn đề của nhà văn nữ
đương đại trong quá trình hội nhập với văn học thế giới.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung chính của luận văn dự
kiến triển khai thành 3 chương
Chương 1: Vấn đề tính dục trong văn hóa và trong văn học nghệ thuật
Chương 2: Một số phương diện đời sống tính dục trong sáng tác của
YBan.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tính dục trong sáng tác của Y Ban



7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG VĂN HÓA
VÀ TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Khái niệm tính dục
Nếu tình dục là khái niệm phản ánh hành vi tính giao giữa nam và nữ thì
tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng hơn, vừa phản ánh quan hệ tính
giao giữa hai cá thể khác giới (trong đại đa số trường hợp) vừa chứa đựng
những yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần vô hình của một con người.
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, tình dục là nhu cầu tự
nhiên của con người về quan hệ tính giao. Còn tính dục là đòi hỏi sinh lí về
quan hệ tính giao. Như vậy, tình dục gắn với nhu cầu thuộc về bản năng, còn
tính dục là hoạt động tình dục nhưng gắn với nhận thức của con người. Để
hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta tìm hiểu thêm một định nghĩa hiện đại về
tính dục:
Tính dục xét về mặt hoạt động là khái niệm chỉ hoạt động tính giao, là
thuộc tính của một sinh thể sống, một nhu cầu thiết yếu, phổ biến của con
người, một hành vi có tính bản năng. Nói cách khác con người dưới góc nhìn
khoa học vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một sinh vật xã hội mà trong đó
khái niệm tính dục được hiểu như là mặt sinh vật tự nhiên thuộc về bản năng
của con người, là phần “con” trong con người. Trong Bốn bài giảng mỹ học,
Lý Trạch Hậu đã khẳng định con người song song tồn tại trong sự thống nhất
tính động vật và tính xã hội và nhân tính chính là sự thống nhất giữa cảm tính
và lý tính, tự nhiên và xã hội. Khi con người “trở lại tính động vật, trở lại với
tính dục là trở về với sự sống đích thực, bởi vì chỉ có như thế thì cái tôi có
một lần mới có thể tồn tại như một thực thể” [29]. Nhìn ở phương diện khác



8
văn hoá chẳng hạn, tính dục là sự thăng hoa của những xúc cảm thẩm mỹ, đầy
nhân tính: tình yêu, khát vọng, cội nguồn của sự sống, hoạt động duy trì nòi
giống của muôn loài. Trong văn học, khái niệm tính dục được dùng chủ yếu
để phản ánh hoạt động luyến ái trong quan hệ nam nữ. Tính dục thuộc về bản
năng con người, đời sống tình dục, quan hệ ân ái là bản năng sinh lý tự nhiên
của loài người không thể cấm đoán hay phủ nhận. Xưa Mạnh Tử đã khẳng
định: “Thực sắc, tính đã ” nghĩa là ham ăn uống, mê sắc dục là bản tính tự
nhiên có sẵn của con người.
Hiện nay, “Tính dục học” là một khoa học nghiên cứu về tính dục của
con người, một bộ môn vừa thuộc khoa học xã hội nhân văn vừa thuộc lĩnh
vực y học, tâm lý học, nó giúp cho con người hiểu biết thêm về các vấn đề
liên quan đến các hoạt động tính dục, học nghệ thuật kiềm chế, giải toả những
ức chế để làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
1.1.2 Tính dục trong đời sống văn hóa
1.1.2.1 Tính dục trong đời sống văn hóa Phương Đông, Phương Tây
Lần theo cội nguồn của vấn đề tính dục, dựa vào chứng tích văn hóa - tôn
giáo, cũng như những dấu tích còn lại qua tâm thức của người nguyên thủy thì
người xưa đã biết phân biệt cái thiêng với cái tục (tục hiểu theo nghĩa là
những gì dâm tục, ô uế). Đặc biệt, tư duy nguyên thủy coi khái niệm tục và
thiêng không đối lập mà là một thể xoắn luyến vào nhau: thiêng là tục, tục là
thiêng. Bởi cái thiêng lẫn cái tục đều gây cho họ một thái độ vừa sợ hãi vừa
thèm muốn tiếp xúc. Mãi đến khi xã hội có giai cấp, cái thiêng và cái tục mới
bắt đầu tách rời nhau, mờ dần những quan hệ ban đầu, dần tách biệt và trở nên
đối lập, nhất là trong ý thức chính thống của xã hội phong kiến. Có lẽ vì thế
mà trong ý thức dân gian những biểu tượng phồn thực không bị coi là dâm
tục, mà chỉ trong ý thức chính thống của xã hội phong kiến thì mới cho đó là



9
tục dâm vì người ta đã tách rời những biểu tượng này khỏi cái thiêng là cầu
mong phồn thực, phồn sinh.
Thậm chí, người xưa còn nâng những biểu tượng phồn thực lên thành tín
ngưỡng. Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời
sống nhân loại từ xa xưa. Biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng phồn thực này là
thờ sinh thực khí nam nữ. Dấu vết của tín ngưỡng được biểu hiện trong di sản
văn hóa vật chất và tinh thần của người xưa còn lưu lại trong nếp phong tục,
lễ hội, nghệ thuật dân gian, trong vốn văn hóa dân tộc… Ở Châu Âu, tín
ngưỡng phồn thực nhất là tục thờ dương vật rất phổ biến. Ở Hy Lạp, La Mã
trong các buổi lễ Tửu thần, người ta cúng Phallus - sinh thực khí nam. Ở Châu
Á, các nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, tín ngưỡng phồn thực còn phát triển
lên thành triết học, văn hóa tính dục….
Sau này, F.Ăng ghen trong cuốn “Nguồn gốc gia đình, tư hữu và nhà
nước” đã viết rằng, có hai hình thức sản xuất quan trọng nhất: “Một mặt, đó là
sản xuất phương tiện sống - đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, công cụ cần thiết, mặt
khác, đó là việc sản xuất bản thân con người, là sự kế tục giống nòi”. Đây là cơ
sở thực tiễn dẫn đến nhận thức khái quát làm cơ sở cho thuyết âm - dương, mặt
khác đó là ý thức tôn giáo của quần chúng liên quan đến việc thần thánh hóa các
cơ quan sinh sản, các sinh thực khí (sinh: đẻ, thực: nảy nở, khí: công cụ).
Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để
giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tính dục. Theo đó nam là dương, nữ
là âm. Nếu âm dương không cân bằng, không hoà hợp thì con người sẽ phát
sinh bệnh tật và tổn thọ. Kinh Dịch được xây dựng trên quan niệm âm dương,
âm - dương là hai phạm trù đại biểu cho hai dạng sự vật phổ biến trong vũ trụ,
một dạng có dương tính (cứng cỏi, nồng nhiệt, tích cực), một dạng có âm tính
(mềm yếu, lạnh lùng, tiêu cực). Hai thế lực âm dương tác động lẫn nhau tạo
thành vũ trụ, vạn vật. Bất cứ vật gì trong vũ trụ cũng có âm dương, từ những



10
năng lượng, vật chất đến động vật, thực vật, từ cơ thể con người, tâm lý con
người đến cơ cấu xã hội. Tư tưởng cơ bản của Kinh Dịch là biến hoá, phát
triển, bao gồm hai nguyên lý có quan hệ chặt chẽ. Trong đó nguyên lý thứ
nhất là âm dương tương ứng, âm dương giao hoà, khí dương là trời, khí âm là
đất, khí dương ở dưới do có tính chất thăng mà giao tiếp với khí âm, hai khí
giao hoà, mọi vật yên ổn. Âm - dương giao hoà thì sự sống mới tồn tại và phát
triển: “Trời đất cảm nhau mà vạn vật mới hoá sinh”, “Giống đực giống cái
kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hoá” [43:112]. Tóm lại, âm dương
phải tương ứng, tương sinh, đó là nguyên lý bao quát trong cả đời sống tình
dục. Lão Tử có viết: “Bốn mùa, trời đất, âm dương, con người phải luận
theo”. Cách thức giao hợp cũng phải theo những thế đối nghịch nhau của sự
vật như trời (dương) trùm lên đất (âm), trời đất hoà quyện liền nhau thành
nhất thể nên mãi mãi trường tồn.
Ở phương Đông, cùng với hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung
Quốc, hai bộ sách tính dục Kamasutra và Tố nữ kinh xứng đáng được xem là
những tác phẩm cổ điển đề cập một cách sâu sắc đến lạc thú gối chăn trên
bình diện khoa học. Kamasutra được xem là một trong những“tính dục kinh”
cổ điển của nhân loại, do Vatsyayana một nhà hiền triết nghiên cứu về tôn
giáo sống ở Ấn Độ viết bằng tiếng Phạn, trong khoảng năm 200 đến 300. Tác
phẩm gồm 1.250 khổ thơ chia làm 36 chương và 64 đoạn, trong tiếng Phạn:
Kama là khoái lạc, sutra là kinh nên Kamasutra có nghĩa là “Dục lạc kinh”.
Bộ sách dạy con người biết cách tận hưởng những lạc thú của cuộc đời nhất là
thú vui ái tình.
Ở Trung Quốc, Tố nữ kinh được coi là sách kinh điển về tính dục học
suốt thời kì phong kiến, chủ yếu ghi lại những câu hỏi của nhà vua và lời giải
đáp của Tố nữ quanh chuyện ái ân, qua đó cho người đời những hiểu biết sâu
xa và lý thú về cuộc sống phòng the, những kinh nghiệm ái ân. Ngoài ra Kinh



11
Dịch được xem là bộ bách khoa toàn thư của Trung Quốc, thể hiện cách nhìn
thế giới qua lăng kính tình dục của người xưa: các trạng thái vận động của vũ
trụ được miêu tả bằng các hành vi tính dục như “nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá
sinh”, “thiên điạ bất giao như vạn vật bất hưng”…những tiếng “mây”,
“mưa”, “giao”, “cảm”, nam “động thì thẳng”, nữ “động thì mở”… đều là
những thuật ngữ tình ái. [43:101].
Sử thi Ramayana của Ấn Độ xuất hiện dày đặc môtip sinh sôi, trạng thái
giao hoan của vạn vật, theo đó tính dục tồn tại để thực hiện chức năng duy trì
giống nòi, con người có quyền thoả mãn nhu cầu khoái lạc thể xác, không có
khoái lạc tình dục và hạnh phúc thể xác, cuộc sống gia đình không thể tồn tại,
dòng giống sẽ bị tuyệt diệt. Quan niệm đó đuợc cố định thành luật - luật Manu.
Ngày nay, phương Tây quan niệm tình dục cũng là một trong những nhu
cầu cần thiết như đói ăn, khát uống, như không khí sống hàng ngày. Đề tài
tính dục trở nên phổ biến, đại chúng trên mọi lĩnh vực. Tính dục trở thành một
thuộc tính nhân sinh phổ biến. Đề tài tính dục phổ biến, thậm chí thành một
trào lưu, xu hướng sáng tác ở nhiều quốc gia phương Đông (Trung Quốc,
Nhật, Việt Nam…), đặc biệt hình thành cả một khuynh hướng văn học “sex’’
phát triển mạnh, phổ biến rộng nhờ các phương tiện nghe nhìn và do tư tưởng
dân chủ, tự do, cởi mở của thời đại. Trong thế giới phẳng, văn hoá tính dục
được mở rộng không giới hạn, phương Đông phương Tây có sự giao lưu và
ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực trong đó có văn học. Vấn đề tính dục trong văn
học phương Tây có xu hướng tìm về phương Đông huyền bí, chú trọng đa
dạng hoá thế giới cảm xúc, ngược lại phương Đông lại tiếp thu phương Tây
tinh thần dân chủ đề cao tự do trong hôn nhân tình yêu và cả tình dục. Tính
dục xuất hiện không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật như văn học, hội hoạ, phim
ảnh mà nó còn được đưa vào học đường nhằm giáo dục giới tính cho giới trẻ.


12

Rõ ràng, tín ngưỡng phồn thực, sự hòa hợp âm dương đã được người xưa
coi trọng như là một qui luật tất yếu có tính tự nhiên và xã hội để giúp loài
người tránh họa diệt vong. Vấn đề tính dục do đó cũng có tính chất lâu đời và
tính qui luật như thế. Điểm qua nền văn hóa nhân loại từ phương Tây đến
phương Đông, xét ở một số lĩnh vực như văn học, hội họa, điêu khắc, lễ hội…
ta thấy quan niệm vấn đề tính dục ở các nước phương Đông và phương Tây
có nhiều nét giống nhau nhưng sắc thái và mức độ phản ánh trong mỗi nền
văn hóa thì thật phong phú, muôn màu muôn vẻ.
1.1.2.2 Tính dục trong đời sống văn hóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường coi ông Thu Tha
bà Thu Thiên là cặp vợ chồng khai sáng vũ trụ. Trời đất được sinh ra từ sự
hôn phối của hai ông bà có tầm vóc kỳ vĩ này. Chuyện Ông Đùng Bà Đà
trong cộng đồng người Mường của dân tộc Việt kể về cuộc gặp gỡ, giao hoan
giữa Ông Đùng Bà Đà làm rung chuyển trời đất sinh ra mưa to gió lớn. Ngày
nay ở Hòa Bình còn thờ sinh thực khí Ông Đùng.
Theo Chu Xuân Diên, trong các hình thức thực hành tín ngưỡng nông
nghiệp của người Việt, thường có các nghi lễ cầu mong cho sự sinh sản dồi
dào của cây cối và gia súc. Đó là nghi lễ phồn thực. Tín ngưỡng và nghi lễ
phồn thực của người việt rất đa dạng. Trước hết là tục thờ sinh thực khí mà
nhiều địa phương gọi là nõ nường (nõ = cái nêm, tượng trưng cho sinh thực
khí nam; nường = nang, mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ), tục rước
sinh thực khí diễn ra trong hội làng ở nhiều nơi. Cùng với tục thờ sinh thực
khí là tục thờ các hành vi giao phối. Từ thời Đông Sơn đã có những chứng
tích về ý nghĩa quan trọng của tục thờ hành vi giao phối như tượng bốn đôi
nam nữ giao hợp trên thạp đồng Đào Thịnh, tượng các cặp thú như chim, cóc
trên trống đồng. Trong điệu múa Tùng dí ở hội Đền Hùng, từng đôi thanh
niên nam nữ cầm những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam nữ trong tay,


13

và làm cử chỉ giơ tay cho hai vật đó chạm vào nhau (dí) mỗi khi nghe tiếng
trống đánh (tùng).
Trong hôn lễ của người Việt có tục giã cối đón dâu. Nhà trai bày chày
cối trước cổng, khi đón dâu về người nhà trai cầm chày mà giã vào cối không
mấy tiếng. Tục này có ý nghĩa cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con
nhiều cháu. Từ thời Đông Sơn, ý nghĩa này từng được thể hiện qua hình ảnh
từng đôi nam nữ giã gạo, khắc trên các trống đồng. Cũng xuất phát từ ý nghĩa
ấy mà có tục hát giao duyên nam nữ kèm theo động tác giã cối chày tay
[10:171,172].
Theo Đỗ Lai Thúy, tục nhờ sinh thực khí thường liên quan đến các hành
động tính giao. Sự mô phỏng các hoạt động này mang ý nghĩa thị phạm ma
thuật. Trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có hình các cặp trai gái trong tư thế giao
hợp, người đàn ông nằm chồng lên người đàn bà, tư thế mặt đối mặt. Tranh
dân gian ở làng Đông Mai, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh được mọi người
biết đến với cái tên tranh Đông Hồ có bức Hứng dừa vẻ cảnh các chàng trai
mình trần đóng khố leo lên cây hái dừa ném xuống, các cô gái đứng dưới hai
tay kéo váy để hứng dừa (trai trên gái dưới, trai hứng gái cho, trái dừa có
nước là tinh dịch) [69;93].
Ngoài ra trong lễ hội còn kèm theo nhiều trò chơi dân gian như: tắt đèn,
đánh đu, ném còn, bắt vịt… Lễ hội rước sinh thực khí ở làng Đông Kỵ (Từ
Sơn - Bắc Ninh): rước hai lễ vật bằng gỗ có hình thù như sinh thực khí âm dương. Đám rước vừa đi vừa hát, đồng thời làm những động tác đưa hai sinh
thực khí vào nhau như hoạt động giao hợp gọi là vũ điệu âm - dương. Hoặc
như trò múa mo ở xã Sơn Đông, Hà Sơn Bình vào ngày mồng sáu tháng hai
ta. Khi tế lễ xong, trai gái tụ họp tại đình. Một người vừa múa, vừa hát trước
bàn thờ, tay trái cầm khúc tre, biểu tượng của dương vật, tay phải cầm mo
cau, biểu tượng âm vật. Người múa dùng khúc tre đập vào mo cau gợi lên


14
hành động giao phối. Sau đó tung hai vật vào đám đông, trai gái tranh nhau

giành lấy mong gặp được may mắn trong hôn nhân. Tục tắt đèn được tổ chức
ở nhiều nơi như ở làng Ngô Xá (Bắc Ninh), lễ hội Chùa Hương… lễ hội tiến
hành một lúc thì đèn đột nhiên tắt để trai gái sờ soạng đùa nghịch với nhau,
“tục lệ này cho phép con người trở lại với tính tự nhiên trong một thời gian
ngắn dựa trên một thần tích kỳ quặc” [36,172].
Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm tín ngưỡng phồn thực mang màu sắc
thiêng liêng, cao quý cầu cho cuộc sống con người phồn thịnh, tốt đẹp.
1.1.3. Tính dục trong sáng tạo văn học nghệ thuật
Con người là đối tượng phản ánh của văn chương. Nhu cầu của đời
sống cũng là nhu cầu của văn chương nên không có gì thuộc về con người lại
xa lạ với văn chương. Vậy trong suốt dòng chảy của văn học Việt Nam yếu tố
tính dục đã được đề cập và phản ánh như thế nào?
Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, con người vừa bị trói buộc bởi
những quan niệm khắt khe vừa phải ép mình vào những khuôn khổ luân lý,
đạo đức khắc nghiệt mà xã hội đặt ra nhằm tiết chế tình cảm, không cho phép
con người sống hợp lẽ tự nhiên: “Trong tất cả các thứ tình, thứ dục thì Nho
giáo sợ nhất là sắc đẹp đàn bà và tình yêu. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục
thiết tha nhất, thứ đam mê da diết, dai dẳng, bất trị nhất. Cho nên đối với tình
yêu, các nhà nho tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng
phạm rất cẩn thận”. [30:172]. Nho giáo phủ nhận con người cá nhân, đề cao
con người xã hội, con người đạo đức phong kiến. Giai cấp thống trị đề ra
những chuẩn mực, khuôn mẫu gò con người vào khuôn khổ đạo đức theo tư
tưởng Nho giáo:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình.’’


15
Nhiều thế kỉ con người bị giam cầm trong vòng kiềm toả của những lễ
giáo phong kiến nặng nề.

Đến thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX, cùng với sự khủng hoảng của nhà
nước phong kiến là sự bùng nổ các phong trào nông dân khởi nghĩa và tinh
thần Phục hưng trong văn học. Nhiều tác phẩm có gía trị nở rộ giai đoạn này:
Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, thơ Nôm Hồ Xuân
Hương, Song Tinh Bất Dạ… thể hiện sự thức tỉnh của con người, lên tiếng
đòi quyền sống, đòi giải phóng tình cảm cho con người. Chính Trần Thanh
Đạm trong bài viết: “Giới tính và Văn nghệ” có nhận xét: “Không phải sang
thời hiện đại thì con người mới có ý thức về giới tính, mới tiến hành cái gọi là
cuộc “Cách mạng tình dục” như một vài người muốn rêu rao để tỏ ra mình
hiện đại. Trong văn chương ta trên vấn đề này từ lâu đã có truyền thống dân
gian, có thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc…. Nhân
loại cũng như dân tộc từ lâu đã có ý thức được tính tất yếu, và cả tính thẩm mĩ
nữa của giới tính và quan hệ giới tính trong cuộc đời cũng như trong nghệ
thuật” [18].
Sang thế kỷ XX văn chương đã thực sự khởi sắc về lượng với sự xuất hiện
của nhiều cây bút nữ bước chân từ chốn phòng the vốn lâu nay bị niêm phong
kín bởi những quan niệm, định kiến. Cùng với sự phát triển của xã hội văn học
Việt Nam cũng trên con đường hiện đại hóa để hội nhập với sự phát triển của
văn học thế giới. Nhiều đề tài được khai thác trong đó vấn đề văn hóa kinh tế,
giáo dục, vấn đề cá nhân con người…Vấn đề tính dục nhu cầu bản năng của
con người cũng được khai thác nhiều. Yếu tố “sex” trong văn học bắt đầu được
quan tâm , đề cập ngày càng nhiều với hàng loạt các cây bút: Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban... và môt số thơ ca có: Vi Thùy
Linh, Nguyễn Bảo Sinh… Nhìn chung là thời kỳ này về số lượng khá nhiều
nhưng về chất lượng thì cần bàn thêm. Bởi, cũng như bộ môn nghệ thuật khác


16
hội họa điêu khắc, điện ảnh… văn chương cũng không thể thiếu các yếu tố
“sex” các cảnh giao hoan giữa con người. Nó đã trở thành văn hóa của nhân

loại. Vấn đề đặt ra là miêu tả đến đâu và tiếp nhận như thế nào?
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong một bài viết trên diễn đàn
VietNamnet có khẳng định: đối với những nhà văn tài năng thì “những trang
liên quan tới “sex” là một phần làm nên giá trị văn chương của họ và quả thật
chỉ bằng cách đó mới biểu hiện được tư tưởng cao đẹp… và bởi tính dục là
một nhu cầu tự nhiên của con người thì việc quan tâm tới nó cũng là tự
nhiên”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý “việc phân biệt giữa tác phẩm khiêu dâm,
vi phạm đạo đức nhân bản, và tác phẩm dùng “sex” để biểu hiện khao khát
nhận thức, khao khát tự do của con người, cái đó bao giờ cũng quá khó và dễ
bị giải thích sai lệch” [58].
Văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng cũng nằm trong dòng
chảy tự nhiên ấy nên viết về “sex”, tiếp cận “sex” là điều hoàn toàn hợp logic,
song vấn đề đặt ra làm sao để đúng liều lượng, có chừng mực, hướng tới giá
trị nhân bản của con người. Bội thực đã khó chịu, dùng “sex” quá liều cũng
tác hại ghê gớm và hậu quả khó lường. Đó cũng là nỗi băn khoăn chung của
những người cầm bút chân chính trong ý thức trách nhiệm với xã hội, với
nghề khi viết về vấn đề khá nhạy cảm: tính dục.
1.2. Tính dục trong văn học đương đại và trong sáng tác của Y Ban
1.2.1. Tính dục trong văn học đương đại
Sau 1975, hòa bình lập lại, đất nước ta bước vào thời kì ổn định, phát
triển và hội nhập sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng rộng mở và văn hóa
văn nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng chung này. Lúc này đây, con
người đã trở về với ý thức cá nhân không còn là con người của ý thức cộng
đồng như thời chiến tranh nữa. Con người bắt đầu chú ý đến những vấn đề mà


17
trước đây do nhiều nguyên nhân nó không được hoặc ít được đề cập đến. Một
trong những vấn đề đó là vấn đề tính dục.
Trước đây, các nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh thường tập trung

vào việc ca ngợi cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc nên hầu hết các tác phẩm đều
được viết ra với một tinh thần thôi thúc, cổ vũ cho cuộc chiến đấu của dân
tộc. Lúc bấy giờ, rất ít tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa (nếu có thì cũng chỉ
là sự hy sinh tình cảm riêng mà làm tròn sứ mạng chung của cả dân tộc), càng
có ít tác phẩm đề cập đến vấn đề tính dục nhưng rõ ràng thì trong bất cứ thời
điểm nào, những khía cạnh, rung động về giới tính luôn là những yếu tố cần
thiết trong cuộc sống. Sau chiến tranh, nhiều nhà văn, nhà thơ đã làm một
cuộc bứt phá, một cuộc cách mạng thực sự trong văn học của chính mình.
Nhiều vấn đề trong thời kì chiến tranh đã được họ khai thác và trong đó có cả
yếu tố tính dục (vấn đề mà trước đây không được phép viết nhiều) để thể hiện
những khát vọng sống cũng rất người của những con người trong thời đại ấy.
Điều đó chúng ta đã từng tìm thấy trong các tiểu thuyết như Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai,
Bến không chồng của Dương Hướng, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị
Hảo,… Bên cạnh những hiện thực chiến tranh được phơi bày ra dưới ánh sáng
của hoà bình, của những hồi ức bất tận thì những tác phẩm ấy còn thể hiện
những khát vọng về dục tính của những người lính tham gia chiến đấu cũng
như những người ở hậu phương - khát vọng cao đẹp của phần “người” chứ
không chỉ đơn giản thỏa mãn dục tính của phần “con”. Trong vấn đề tình dục
ấy, nếu trước đây người ta thường nhìn nó dưới cái nhìn không mấy thiện cảm
và còn coi đó là một cái gì đó xấu xa, là băng hoại về đạo đức,… không được
quyền nói tới thì ngày nay, các nhà văn đã đưa nó lên trang viết và làm cho
người đọc cảm nhận được yếu tố tính dục là một biểu hiện của cái đẹp, của
một hành vi đẹp và của những khát vọng cao đẹp.


18
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã đi vào miêu tả thân thể của
Phương, cái thân thể đã khiến Kiên: “Thoạt tiên, một cảm giác nhức nhối làm
Kiên gai hết người, run lên, gân cốt trùng xuống, nhưng rồi sự chấp nhận biến

thành sức cuốn mãnh liệt lập tức ghì riết anh, nuốt chặt anh vào thân hình
mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng, đầy cuồng bách
của Phương,… để rồi sau đó những cảm giác lần đầu tiên được khám phá vẻ
đẹp của thân thể người phụ nữ ấy đã theo anh suốt trong những năm tháng
chiến đấu ác liệt nhất ở chiến trường. Nó đã tạo cho Kiên thêm phần sức
mạnh ngay những lúc gian khó nhất để vượt qua cơn hiểm nghèo nhất.
Phương là động lực, sức mạnh” [18;tr.177] để rồi “Nhiều đêm trong giấc ngủ,
giữa những cái chết, giữa những đoạn ký ức đầy tai họa và đau khổ, anh
thường mơ thấy và cảm thấy lại vị ngọt của giọt sữa trinh nữ đã cho anh sinh
lực để trở thành người mạnh nhất, nhiều hồng phúc nhất trong chiến tranh-trở
thành kẻ sống sót” [18;tr.184]. Rõ ràng ở đây, vẻ đẹp thân thể của người phụ
nữ có một giá trị nhân văn tích cực. Vẻ đẹp ấy là tất cả những rung động, xao
xuyến trong những giây phút đầu tiên Kiên được nhìn thấy và vẻ đẹp ấy cũng
đã đeo bám người đàn ông ấy ở mọi lúc, mọi nơi, làm thành một sức mạnh
tinh thần không có gì ngăn cản nổi.
Hầu hết, những người chiến sĩ ngoài mặt trận, khi giáp mặt với kẻ thù thì
họ chiến đấu rất anh dũng nhưng lại là những người phải hứng chịu những
mất mát, hy sinh nhiều nhất kể cả trong vấn đề tính dục - một nhu cầu tất yếu
của cuộc sống mà nguyên nhân chính là do chiến tranh mang lại. Trong Ăn
mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai, cô xã đội trưởng Hai Hợi đã được miêu tả
một cách đầy cảm thông “Thi thoảng, vào những đêm trăng, những đêm rảnh
rỗi không phải vùi đầu vào súng đạn, những đêm mặt sông dềnh lên ì oạp, cô
xã đội trưởng vốn được coi như một người đàn bà lãnh cảm, ghê tởm đàn ông
lên những cơn co giật khổ sở… lên cơn một mình và tự thiêu hủy cũng một


19
mình, không cần tới một sự trợ lực của giới tính nào hết” [11;tr.66]. Khiển,
một nhân vật trong tiểu thuyết, nằm trong tiểu đội của Hai Hùng cũng có cách
giải quyết những nhu cầu bức xúc khó nói thành lời “Tại đó dây võng đang

giật lên nhè nhẹ rồi độ giật ngày càng tăng... những vật thể lỏng màu trắng
đục từ mép võng tia nhẹ xuống thảm lá rừng khô cũng như bàn tay thẫn thờ
của Khiển nhặt mấy chiếc lá khô khác đậy điện kỹ càng lên cái vật thể đó như
thể chôn cất rồi vật mình ngửa ra, mắt nhìn xuyên qua vòm lá vào bầu trời
chan hòa ánh nắng, buồn rười rượi” [11;tr.93]. Thì ra, ngoài cái vẻ bề ngoài
gan góc, anh dũng kia bên trong những con người ấy vẫn đang từng ngày,
từng phút khao khát hạnh phúc cho bản thân nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh
họ phải kiềm chế những khát vọng ấy.
Với Người sót lại của rừng cười - truyện ngắn của Võ Thị Hảo lần đầu
tiên văn học Việt Nam đặt câu hỏi trực tiếp về cuộc sống tâm lí và tính dục
của các nữ thanh niên xung phong Trường Sơn trong và sau chiến tranh. Đâu
là những đòi hỏi nhục dục của họ? Ở họ ham muốn, dồn nén, cuồng loạn được
thể hiện như thế nào? Tác phẩm bắt đầu bằng cuộc sống của năm nữ thanh
niên xung phong coi giữ một kho quân nhu cô lập tại Trường Sơn. Thời gian
và thiên nhiên hủy hoại sắc đẹp và tuổi trẻ của họ. Để làm vui đồng đội, Thảo,
cô gái trẻ nhất và duy nhất có người yêu, kể cho họ nghe chuyện tình của cô
với Thành, một sinh viên văn khoa Hà Nội. Qua trí tưởng tượng của Thảo,
qua lòng “si mê” của bốn người bạn, Thành hiện lên “như một chàng hoàng tử
hào hiệp thủy chung” [8;tr.98]. Một hôm, ba người lính ghé qua kho, nghe
thấy “vẳng tiếng cười man dại” [8;tr.99]. Trừ Thảo, các cô gái khác đều hóa
điên: “Gần đến chòi canh kho, bỗng soạt rồi huỵch - hình như có con vượn
trắng vừa nhảy từ chòi canh xuống và lẩn vào đám lá. Ba người tản ra, một
người chui vào bụi đuổi theo con vượn. Anh ta đang ngơ ngác nhìn ngược
nhìn xuôi thì “phốc” - một đôi tay từ đâu đã ghì chặt lấy cổ và sau gáy anh


×