Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.96 KB, 5 trang )

Cái đương thời và cái
lịch sử trong sáng tác
của Gogol




Độc giả của Gogol dễ nhận ra rằng cái thế giới “những linh hồn chết” hiện ra không chỉ
từ những trang tiểu thuyết cùng tên, mà còn trong rất nhiều những tác phẩm khác của ông, văn
xuôi cũng như kịch. – đó là hình ảnh xã hội Nga, con người Nga, nước Nga đương thời trong
con mắt của nhà văn này. Nếu nhân vật chính của tiểu thuyết, Pavel Ivanovich Chichikov,
phiêu du từ tỉnh này qua tỉnh kia của đất nước rộng lớn nhất thế giới để tậu mua những “linh
hồn chết” thì tác giả của nó, Nikolai Vassilievich Gogol, lặn lội cùng với nhân vật của mình tìm
kiếm trên đất nước thân yêu những linh hồn sống, và như ta biết, trong phần một (phần được
nhà văn công bố) của tác phẩm vĩ đại nhất của mình chưa tìm thấy. Trong cái “nhân loại Nga”
đương đại, được tái tạo trong các truyện và kịch của Gogol, chỉ thấp thoáng hình dáng một linh
hồn sống – đó là người họa sĩ già trong truyện Bức chân dung (chùm “truyện Peterburg”).
Song có hai nét đáng để ý ở nhân vật chính diện mẫu mực này: thứ nhất, nó được khắc họa
không trực tiếp bằng lời nói của tác giả, mà qua lời kể của một nhân vật khác – người con trai
của họa sĩ, mà lời kể này, do vị thế của người kể, tất yếu thấm đượm thái độ tôn kính và
khuynh hướng lí tưởng hóa; nếu nhớ đến từ ngữ của Bakhtin, thì nó rõ ràng mang dấu ấn của
“khoảng cách sử thi”. Thứ hai, người họa sĩ lão thành ấy đã đi tu từ lâu và chỉ vẽ những tranh
thánh cho nhà thờ, cắt đứt mọi quan hệ với xã hội thế tục, vì vậy mà phạm vi hoạt động và tác
động của nhân vật này là hết sức khu biệt. Trong truyện, người nghệ sĩ thoát tục này đối lập với
người nghệ sĩ lụy tục Chartkov. Trong thế giới nghệ thuật của Gogol, những con người lụy tục
đến cực độ, đến nỗi trở thành những linh hồn chết trong thân xác sống, những “chỗ rách” trong
nhân loại” (lời của tác giả nói về Pliushkin) hiện ra vừa như một trạng thái của nhân thế, vừa
như một kết quả của quá trình thời gian – lịch sử. Cái nhãn thức này được thể hiện một cách
trực quan trong bố cục tập truyện thứ hai của Gogol – Mirgorod(1835). Tập truyện này chia
làm hai phần, phần đầu gồm hai truyện: Những điền chủ kiểu xưa và Taras Bulba nói về
Ukraina, hay là xứ Tiểu Nga, trong quá khứ, phần hai bao gồm Vyi và Truyện ông Ivan


Ivanovich xích mích với ông Ivan Nikiforovich nói về Ukraina trong hiện tại. Afanasi Ivanovich
và Pulkheria Ivanovna, những điền chủ kiểu xưa, khác biệt rất rõ nét với Ivan Ivanovich và
Ivan Nikiforovich, những điền chủ kiểu nay. Hai người đầu vẫn còn là những linh hồn sống;
cùng với tác giả, chúng ta vừa chê trách, vừa mến thương họ. Hai người sau đã là những linh
hồn chết; đối với họ, chúng ta theo ám thị của tác giả chỉ chê trách, khinh thị và thương hại. Dù
có nghèo nàn, nông cạn, nhỏ hẹp, tẻ nhạt đến đâu, cuộc sống của hai điền chủ kiểu xưa vẫn tỏa
ánh sáng và hơi ấm của tình yêu và lòng nhân hậu, khiến người đọc xót xa trước cảnh họ rời bỏ
cõi đời và tổ ấm của họ trở nên tàn tạ, tan hoang; trong khi ấy thì cũng cuộc sống nghèo nàn,
nông cạn, nhỏ hẹp, tẻ nhạt ấy song lại tự đủ tự mãn trong sự vị kỉ mù điếc ở hai đại nhân phố
huyện trong phần hai sách Mirgorod đã gây cảm xúc bực bội, phẫn nộ, lên án, và sự tiếp tục
sống trên đời và kiện tụng lẫn nhau của họ chỉ khoét sâu, tô đen thêm trong ta nỗi sầu đời.
Trong Những điền chủ kiểu xưa có một chi tiết nhỏ như một nét cọ phớt nhẹ trên bức tranh sơn
dầu to khổ: thời trẻ Afanasi Ivanovich đã phải đánh cắp, chở lén Pulkheria Ivanovna khỏi nhà
nàng, bởi vì cha mẹ nàng không đồng ý gả nàng cho chàng (một chuyện có thật trong tiểu sử
ông bà nội của Gogol). Cái chi tiết “oanh liệt” đã không còn được nhớ đến ấy trong quá vãng
xa xăm của hai cổ nhân này gợi hoài niệm day dứt về cái anh hùng, cái cao cả đã biến mất
không vết tích, đã không còn chỗ đứng trong cuộc sống hiện tại tầm thường, nhỏ nhen, ti tiện.
Chi tiết ấy là cái cầu nối vô hình dẫn đưa người đọc từ truyện Những điền chủ kiểu xưa sang
truyện Taras Bulba.
Thế giới của Taras Bulba, thế giới của tổ tiên của những Ivan Ivanovich với những Ivan
Nikiforovich, đã là thế giới của những anh hùng, thế giới sử thi. Ở đây, cái anh hùng là chuẩn
mực của đời sống, là lẽ của tồn tại. Cái nước cộng hòa có thật trong lịch sử mang tên
Zaporozhskaia Sech’ (hay đơn thuần Sech’) được tái hiện sống động đến thế, rực rỡ sắc màu
đến thế trong truyện của Gogol và nhờ Gogol mà được cả nhân loại biết đến và sẽ không quên
– đó là nước cộng hòa của những quân nhân có tổ chức và kỉ luật sắt trong chiến trận nhưng
hoàn toàn tự do trong sinh hoạt hàng ngày, gắn kết với nhau bởi lí tưởng tự do và tình bạn
chiến đấu. Ở đây chỉ có những linh hồn sống mà không có những linh hồn chết trong thân xác
sống. Ba cha con nhà Bulba: Taras, Ostap và Andri – những nhân vật chính của truyện – cùng
hàng chục dũng sĩ khác được ngòi bút Gogol vẽ họa là những Từ Hải người Nga cổ, cũng dọc
ngang nào biết trên đầu có ai và cũng không xá gì những phường giá áo túi cơm. Lẽ sống của

họ không phải là no ấm, giàu sang phú quý, vợ đẹp con khôn (điều mà một Chichikov hậu sinh
đáng để họ khinh bỉ suốt đời mơ ước) mà là không cúi đầu quỳ gối trước ai, với gươm giáo
trong tay, coi thường hiểm nguy và thần chết khẳng định quyền sống trong tự do của mình, lập
những chiến công hiển hách làm gương cho đời. Họ mãn nguyện khi ngã xuống trong trận
chiến và rùng mình sợ hãi cái chết trong già nua và bệnh tật. Với họ, chiến tranh là ngày hội
của cuộc đời, chiến trường là nơi vui chơi lí tưởng, nơi họ vùng vẫy, tung hoành đội trời đạp
đất. Những ẩn dụ và biểu tượng cổ sơ nhất của thơ ca anh hùng Đông – Tây, đồng nhất trận
chiến với yến tiệc, chiến đấu với tiêu khiển, hồi sinh với sức mãnh liệt trong trường ca văn xuôi
của Gogol, và sức mạnh ấy cuốn hút người đọc ở phương Tây cũng như phương Đông, xưa kia
cũng như ngày nay. Trong truyện lịch sử của Gogol, các thủ lĩnh của nước cộng hòa Sech’ và
bản thân tác giả chốc chốc lại viện dẫn cái tôn chỉ chính thức: chiến đấu vì đạo và vì nước, diệt
trừ lũ ngoại xâm dị giáo (người Tácta, người Ba Lan, người Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng trong thực tế
thì những người kôdắc Nga cổ, như Gogol mô tả họ, khá thờ ơ với tôn giáo và chẳng mấy khi
nghĩ đến tổ quốc; họ theo đuổi một đích gần gũi hơn và thiết thực hơn: cuộc sống tự do không
bị câu thúc bởi một ai và một cái gì. Và cần phải nói rằng chính cái cảm hứng tự do, ý chí
khẳng định tự do ấy, là động cơ hành động đích thực của những nhân vật anh hùng trong
truyện của Gogol, bảo đảm sức hấp dẫn dài lâu của tác phẩm này đối với độc giả mọi châu lục
mà đa số chẳng mấy quan tâm đến số phận của đế chế Nga và đạo Kitô chính thống. Trong kiệt
tác của Gogol, mĩ học nay nói chính xác hơn cái thẩm mĩ ưu thắng chính trị và tôn giáo. Taras
Bulba, người lính già chiến đấu quật cường để giải cứu đồng đội và trả thù cho con, ở một số
trang truyện (đoạn hành quyết Ostap, đoạn kết thúc truyện) thu nhận dáng dấp của một siêu
nhân. Tài nghệ cao cường, có một không hai (ít nhất trong văn học Nga) của Gogol là ở chỗ
ông biết kết hợp rất tự nhiên cái anh hùng với cái hài hước, cái cao cả với cái đời thường. Cái
hài, hiển lộ ngay ở trang đầu của thiên trường ca anh hùng (cảnh hai cha con nhà Bulba đánh
đấm nhau thay vì hôn hít trong giây phút đoàn tụ), lúc đậm lúc nhạt, lúc ẩn lúc hiện, lúc tập
trung do dễ thấy ở hình tượng các nhân vật chính, lúc phân tán đến khó nhận ra và khó nhớ
trong những chi tiết ngoại hình và hành xử của nhiều nhân vật phụ, trong đó có những nhân vật
chỉ xuất hiện một lần và trong phút giây, tạo thành một bè trầm phức điệu trong tổng phổ bản
giao hưởng anh hùng, bè trầm ấy thực hiện một nhiệm vụ thẩm mĩ tối quan trọng: kéo gần lại
cái anh hùng, thân mật hóa nó, làm cho người đọc tin nó có thật. Với tất cả tài hoa của ngòi bút

Nguyễn Du, chúng ta vẫn khó tin hẳn vào sự “có thật” của một Từ Hải “vai năm tấc rộng thân
mười thước cao”, song ta không hồ nghi tính xác thực của nhân vật Taras Bulba người nặng
mấy tạ nhưng không khi nào cảm thấy sức nặng của thân thể mình. Và cũng chỉ trong môi
trường của cái hài làm gần gũi, thân mật tất cả ấy mới vang lên tuyệt hay lời thốt bất ngờ của
con người bé nhỏ phù sinh trước mặt thiên nhiên bao la vĩnh hằng: “Quỷ tha ma bắt các ngươi
đi, hỡi những thảo nguyên, sao các ngươi đẹp thế!”.
Belinski đã không quá ngoa, khi viết về Taras Bulba mấy tháng sau khi nó ra mắt độc
giả: “Nếu trong thời đại của chúng ta có thể có anh hùng ca kiểu Homère, thì đây các bạn đã có
một mẫu mực cao nhất, lí tưởng và nguyên thể của nó!”. Song vấn đề là ở chỗ Taras
Bulba không chỉ là tác phẩm anh hùng ca hay là sử thi, chính tác giả Gogol chỉ gọi nó là
“truyện vừa”, chứ không phải “trường ca” như Những linh hồn chết. Taras Bulba là một truyện
văn xuôi, cũng như Truyện ông Ivan Ivanovich xích mích với ông Ivan Nikiforovich, và nó
nhuần thấm chất văn xuôi nghệ thuật, tức là chất tiểu thuyết. Mà thiên chức của tiểu thuyết,
như ta biết, là nhận thức lại, đánh giá lại tất cả, là tương đối hóa mọi ngôn lời về thế giới và con
người. Và Gogol – nhà tiểu thuyết đã làm chính điều ấy với thiên anh hùng ca của mình và các
nhân vật anh hùng của mình. Ông cho thấy – bằng logic nội tại của những hình tượng, của chủ
đề và diễn biến cốt truyện – tính hạn hẹp, tính thiếu cơ sở chính đáng, tính thiếu sức sống
trường cửu, tính lỗi thời và tất yếu thất bại của cái chủ nghĩa anh hùng mà chính ngòi bút ông
đã tô điểm chói sáng đến thế. Cái nước cộng hòa di động của các chiến binh ở giữa truyện, ở
chính cao trào của phát triển chủ đề bỗng nhiên tan vỡ làm đôi: một nửa bỏ cuộc chiến để quay
về đánh chiếm lại hậu cứ bị quân Tacta xâm nhập, một nửa ở lại để giải cứu đồng đội bị quân
địch bắt làm tù binh, cuối cùng cả hai nửa đều chiến bại, hầu hết các chiến sĩ đều tử vong.

×