Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tìm hiểu thế giới nhân vật phong phú và nghệ thuật xây dựng nhân vật từ đó khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong mảng đề tài vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.96 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỞNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
------------------------------

VƢƠNG HIỀN NAM

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
HỮU ƢỚC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Kiều
Anh - người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến


đóng góp của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên

Vƣơng Hiền Nam


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo, TS.
Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì
công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên

Vƣơng Hiền Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4
8. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4

NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN
HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN CỦA HỮU ƯỚC .. 5
1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học ..................................................... 5
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học và thế giới nhân vật .................................. 5
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học .......................................................... 10
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học .............................................. 12
1.1.4. Vài nét về nhân vật truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam thời kỳ đổi mới ........................................................................................ 18
1.2. Hữu Ước và hành trình sáng tác truyện ngắn .......................................... 24
1.2.1. Tác giả Hữu Ước ................................................................................... 24
1.2.2. Hành trình sáng tác truyện ngắn của Hữu Ước ................................... 25
Chương 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU
NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU ƯỚC ................................... 29
2.1. Quan niệm về con người trong truyện ngắn của Hữu Ước ...................... 29
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ..................................................... 29
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Hữu Ước 31


2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Hữu Ước ................................. 33
2.2.1. Bảng thống kê các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hữu Ước ............ 33
2.2.2. Các kiểu nhân vật .................................................................................. 38
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NHÀ VĂN HỮU ƯỚC ............................................................. 74
3.1. Nhân vật được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình ............................... 74
3.2. Nhân vật được thể hiện qua miêu tả hành động ....................................... 79
3.3. Xây dựng nhân vật qua cách đặt tên ........................................................ 86
3.4. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật .................................... 87
3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 89
3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 94

KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hữu Ước - một trong số những tác giả tiêu biểu của lực lượng công
an nhân dân, người có sự đóng góp không nhỏ cho mảng đề tài Vì an ninh Tổ
quốc và bình yên cuộc sống. Ông được coi là tác giả “bảy trong một”. Ấy là nhà
văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà điện ảnh, nhạc sĩ, họa sỹ, nhà báo Trung tướng.
1.2. Là một nghệ sĩ, trải qua quá trình sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc
với quan niệm bản thân mình phải sống tốt, sống trong sáng, sống nhân ái và
lao động hết mình, Hữu Ước đã sở hữu một gia tài nghệ thuật không nhỏ: ba
tập thơ, một cuốn tiểu thuyết, ba tập truyện ngắn, sáu vở kịch, ba phim truyện
nhựa, trên 150 bức tranh sơn dầu và khoảng 18 ca khúc đã phát hành...
1.3. Hữu Ước viết nhiều thể loại, phản ánh nhiều vấn đề xã hội, con
người trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống với phong cách khá
riêng biệt.
Ở thể loại nào, tác giả cũng thể hiện sâu sắc những mảng sáng- tối của
hiện thực cuộc sống con người. Các tác phẩm nghệ thuật của ông đã nhận
được nhiều giải thưởng Văn học-Báo chí-Sân khấu:
* Giải thưởng truyện ngắn Báo văn nghệ (1995) với truyện ngắn “Ước
vọng của anh tôi”; giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tác phẩm mới (1996) với
truyện ngắn “Đám ma hủi”.
* Giải báo chí toàn quốc (1998) với ký sự “Một chặng đường nước Mỹ”;
* Giải thưởng Hội nghệ sỹ sân khấu (1999) với vở kịch “Khoảnh khắc
mong manh”; giải thưởng Hội nghệ sỹ sân khấu (2002) với vở kịch “Vòng vây
cô đơn”; giải thưởng Hội nghệ sỹ sân khấu (2003) với vở kịch “Vòng xoáy”.
Và trong số nhiều thể loại sáng tác ấy, truyện ngắn của Hữu Ước được

coi là một thể loại gặt hái được được nhiều thành công trong con mắt của độc
giả, kể cả những độc giả khó tính. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài


2
Nhân vật trong truyện ngắn Hữu Ƣớc làm đối tượng nghiên cứu cho luận
văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là tác giả có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam nói
chung và văn học trong lực lượng công an nói riêng nhưng qua khảo sát,
chúng tôi thấy công trình nghiên cứu về Hữu Ước và tác phẩm của ông còn
rất ít. Các bài viết mới chỉ xuất hiện ở một số bài báo, bài phỏng vấn trên các
trang website xoay quanh cuộc đời và nghiệp báo của Hữu Ước:
- “Làm báo là vì cái ta làm văn là từ cái tôi”, Nhà văn Hữu Ước giao
lưu trực tuyến với bạn đọc trên website: www.cand.com.vn.
- “Tôi là người rất nhiều nước mắt”, (Hoàng Hải), bài Đăng trên Tạp
chí Đàn ông, số tháng 9-2005.
- Hữu Ước “viết như hưởng lộc trời”, Như Bình (2015) bài đăng trên
website: www.vnca.cand.com.vn.
- “Bất ngờ”, Hữu Ước, bài đăng trên website: www.baomoi.com
- “Những đời văn từ ngôi nhà báo CAND”, bài đăng trên trang website:
www.nguyenhongthai.com.
- “Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn”, bài đăng trên trang
website: www.nguyenphongthai.com.
- “Men đời trong ly rượu”, (Bùi Việt Thắng), bài đăng trên trang
website: www.vnca.cand.com.vn. .v.v…
Ở các bài viết này chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đặt vấn đề
nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề nhân vật trong truyện ngắn của Hữu
Ước. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chọn đề tài
Nhân vật trong truyện ngắn Hữu Ước với hi vọng đóng góp một phần nhỏ

bé của mình để hiểu thêm về một nghệ sĩ đa tài của văn học lực lượng Công
an nhân dân.


3
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát truyện ngắn của Hữu Ước, luận văn nhằm đi sâu
vào tìm hiểu thế giới nhân vật phong phú và nghệ thuật xây dựng nhân vật
của ông. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong mảng đề tài Vì an
ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Trình bày những vấn đề lý thuyết về nhân vật văn học.
- Tìm hiểu nhân vật, đặc biệt làm rõ đặc điểm nổi bật về thế giới nhân
vật đa dạng, phong phú trong truyện ngắn Hữu Ước.
- Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
của ông.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn của Hữu Ước.
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung khảo sát, thống kê, phân tích
một số truyện ngắn của Hữu Ước in trong tập truyện Người đàn bà uống
rượu (2013, NXB Hội Nhà văn); tập Thế sự (các tác phẩm văn, thơ, kịch
chọn lọc) của 2005, NXB Công an Nhân dân.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sẽ chú ý mở rộng thêm một số tác
phẩm của các nhà văn khác cùng thời, các nhà văn cùng viết về đề tài Vì an
ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống để làm nổi bật những nét đặc sắc về nhân
vật trong truyện ngắn của Hữu Ước.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các
phương pháp sau:


4
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học.
- Phương pháp phân tích-tổng hợp.
- Phương pháp thống kê-phân loại.
- Phương pháp so sánh-đối chiếu.
- Phương pháp loại hình.
7. Đóng góp mới của luận văn
- Trên cơ sở lý luận, vận dụng để tìm ra những đặc sắc về thế giới
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Hữu Ước
để bước đầu có một cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về nhà văn và
sáng tác của ông.
- Đánh giá những đóng góp của Hữu Ước ở mảng đề tài Vì an ninh Tổ
quốc và bình yên cuộc sống. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và
vị trí của Hữu Ước trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về nhân vật văn học và hành
trình sáng tác truyện ngắn của Hữu Ước.
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người và các kiểu loại nhân
vật trong truyện ngắn của Hữu Ước.
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Hữu
Ước.



5
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN CỦA HỮU ƢỚC
1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học và thế giới nhân vật
M.Gorki cho rằng “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng, nhân vật là
hình thù con người mặc cái áo ấy”. Nhân vật đóng vai trò trung tâm, không
thể thiếu đối với bất kỳ một tác phẩm văn học nào bởi đó là linh hồn, sức
sống của tác phẩm, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, chủ đề của mình.
Đó chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận, giải
mã những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong tác
phầm. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện tài năng, cá tính, phong cách của mình.
* Về phương diện thuật ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp “nhân
vật” (đọc là “persona”) vốn mang ý nghĩa là “cái mặt nạ” của diễn viên trên
sân khấu. Theo thời gian, chúng ta sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều
nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện.
Đôi khi nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ
khác như “vai” (actor), “tính cách” (character). Tuy nhiên các thuật ngữ này
có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật”. Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh
đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại nhân vật hành động.
Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách.
Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc
biệt là nhân vật thiên về suy tư và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính
cách rõ rệt. Từ đó, có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao


6

quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác
văn học.
Như vậy, “nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng
bao quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và
cấp độ.
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Thực tế cho thấy, trong giới nghiên cứu phê bình văn học đã có rất
nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật văn học.
Các tác giả “Từ điển văn học” (tập 2) định nghĩa “Nhân vật văn học là
yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tâm điểm để bộc lộ chủ đề, tư
tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức
của tác phẩm tập trung khắc học. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư
tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học” [20; Tr.86]. Với định nghĩa này,
các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức
năng của nó đối với tác phẩm văn học và từ mối quan hệ của nó với các yếu
tố hình thức của tác phẩm. Có thể coi đây là một định nghĩa tương đối toàn
diện về nhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân đề xuất một
quan điểm khác. Ông xem xét nhân vật trong mối tương quan với cá tính sáng
tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật. Bên
cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các
sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người [1;
Tr.24].


7

Như vậy, với quan niệm này, nhân vật văn học sẽ là một trong những
yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn
học. Nhà nghiên cứu này còn chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở
thành nhân vật văn học.
Trong cuốn Lý luận văn học, NXB GD, H, 2004 do tác giả Phương Lựu
chủ biên đã định nghĩa khá kỹ về khái niệm nhân vật văn học: Nói đến nhân
vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như: Cám, Tấm, Thạch
Sanh …. Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại,
bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung ý
nghĩa con người (…). Khái niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách
ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật
trong tác phẩm. Nhưng chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để
ta nhận ra [28, Tr.277,278].
Trong cuốn Lý luận văn học, NXB GD, H, 1993 do Giáo sư Hà Minh
Đức chủ biên lại định nghĩa như sau: Nhân vật trong văn học là một hiện
tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi
chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những
đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách … Và cần chú ý thêm
một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm
vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên
hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong
tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tích
cách con người … Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ
thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người,
được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [6, Tr.102].


8

Khái niệm “nhân vật văn học” còn được định nghĩa trong cuốn “Từ
điển thuật ngữ văn học” của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi : Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha…),
cũng có thể không có tên (Thằng bán tơ …). Khái niệm nhân vật văn học có
khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ là một con người cụ thể mà chỉ
một hiện tượng văn học nổi bật nào đó trong tác phẩm…. Nhân vật văn học là
một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống” [10,Tr.235].
Quan niệm của nhóm tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” về
nhân vật văn học có phần thu hẹp hơn.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa nhân vật dựa trên
tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học. Nhân vật là
phương tiện để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật cho tác
phẩm: “Nói đến nhân vật là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong
tác phẩm bằng phương diện văn học”[61, Tr.277].
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, các nhà nghiên cứu, nhà lý luận văn
học khi đưa ra quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học có khá nhiều
cách định nghĩa về nhân vật. Song tựu chung lại, các ý kiến cơ bản gặp nhau
trong sự khẳng định:
Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng
phương tiện văn học.
Thứ hai, đó là những con người hoặc con vật, sự vật, đồ vật, hiện tượng
mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người.
Thứ ba, đó phải là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với
đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà
văn. Bởi vậy khi nghiên cứu về tác phẩm văn chương, cần phải tiếp cận nhân


9

vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng
góp của nhà văn đó.
1.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển
triết học, “Thế giới” có thể hiểu:
- Theo nghĩa rộng là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại
ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người). “Thế giới” là nguồn gốc của
nhận thức [46, Tr.1083].
- Theo nghĩa hẹp: dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là bộ
phận thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận
thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối; thế
giới vĩ mô và thế giới vi mô [46, Tr.1083].
Như thế, có thể nói “thế giới” là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng
lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người.
Vậy “thế giới nhân vật” là gì? Khái niệm “thế giới nhân vật” là một
phạm trù rất rộng. “Thế giới nhân vật” là một tổng thế những hệ thống nhân
vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư
tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật
của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo
của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, “thế giới nhân vật” cũng là sản
phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ
xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô
hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con
người, tâm lý, không gian, thời gian, xã hội…. gắn liền với một quan niệm
nhất định của chúng về tác giả. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách
trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất
hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư


10

tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội,
với gia đình…. “Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng
nhân vật. Con người trong văn học không đồng nhất hoàn toàn với con người
trong thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng.
Trong “thế giới nhân vật”, người ta có thể phân chia thành các kiểu
loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất
định. Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bước
qua cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó nghiên cứu
“thế giới nhân vật” cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch
sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể
loại văn học cũng có “thế giới nhân vật” với qui luật riêng của nó.
Những quan niệm về nhân vật văn học và thế giới nhân vật trên đây là
những căn cứ cơ bản giúp chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói
chung và nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn “Hữu Ước” nói riêng.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể
hiện đời sống. Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là
nơi “tập trung giá trị nghệ thuật tư tưởng của tác phẩm”.
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov từng nói:
“Nhân vật là phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thực hiện tư tưởng trong
các tác phẩm tự sự và kịch – nó là phương diện có tính thứ nhất trong hình
thức của tác phẩm ấy, quyết định phần lớn vừa cốt truyện – vừa lựa chọn chi
tiết, vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa “ [72, Tr.15].
Chức năng của nhân vật là khái quát những qui luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người.
Nhân vật văn học là hình ảnh về con người. Trong vai trò của một “người thư
ký trung thành của thời đại” (Banzac), văn học trở thành một phương thức


11

khái quát, phản ánh và thể hiện cuộc sống – bằng những hình tượng nhân vật
cụ thể - vô cùng hữu hiệu. Do vậy, vai trò, chức năng quan trọng đầu tiên phải
kể đến của nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực.
Văn học không thế thiếu vắng nhân vật bởi chỉ có thể qua nhân vật, nhà
văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, về con người với những
đặc điểm về số phận, tính cách của nó.
“Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời
sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [73, Tr.126].
Thứ nhất, nhân vật có chức năng của một chiếc chìa khóa, giúp nhà văn
mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài mới mẻ. Sự
phát triển của cốt truyện cũng như tình tiết truyện chính là sự xoay quanh các
nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nội dung và tư
tưởng. Có thể khắng định, nhân vật sẽ quyết định việc nhà văn đi sâu vào vấn
đề cốt lõi nào của đời sống và thế giới nghệ thuật mà nó tạo nên, vì thế mà
cũng có nét riêng phù hợp.
Thứ hai, nhân vật trong tác phẩm văn học được coi là phương tiện để
khái quát các loại tính cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật chứng tỏ
được ưu thế vô song của mình trong việc phản ánh bản chất xã hội trong một
hiện tượng mang tính chất kết tinh là tính cách. Khi mang trong mình sự khái
quát tính cách nhất định, nhân vật vừa có nét riêng lại vừa có khả năng đại
diện cho một lớp người nào đó. Trong đời sống ta được tiếp xúc với nhiều
loại tính cách khác nhau. Đây là hiện tượng thú vị của thực tế khách quan, đòi
hỏi được văn học nghiên cứu và tìm hiểu. Mỗi nhân vật có phẩm chất riêng
nổi bật. Với nhân vật Grăng đê (trong tiểu thuyết Eugenie Grandet), H.de
Banlzac đã tạo ra một loại tính cách keo kiệt, bủn xỉn đặc trưng của giai cấp
tư sản (thời tích lũy tư bản)…


12
Nhà văn Nga – Xô viết K.AFdin từng hình dung nhân vật giống như

“một công cụ” hữu hiệu giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và
giúp độc giả thấu hiểu những qui luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi diễn
biến của lịch sử. Quả vậy, nếu không có một nhân vật mang tính cách đa diện
của thời Âu hóa và có số phận may mắn lạ lùng của Xuân tóc Đỏ thì làm sao
Vũ Trọng Phụng có thể thâu tóm thần tình đến vậy bản chất của xã hội (xã hội
thực dân nửa phong kiến) mà ông gọi là xã hội “chó đểu”. Bởi vậy, lý luận
văn học đã chỉ ra tính cách là sự khái quát bản chất xã hội – lịch sử, tâm lý
con người bằng hình thức con người cụ thể, là sự thể hiện các phẩm chất xã
hội của con người với tư cách là con người xã hội. Tính cách là điểm trung
tâm của các mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Thứ ba, nhân vật văn học có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật
của nhà văn về thế giới và con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục
đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập nó trong tác
phẩm, cần nhận ra hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật thể hiện.
Một chức năng khác của nhân vật trong tác phẩm là chức năng tạo nên
mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện. Nhờ nhân vật mà
kết cấu của nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và
nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn từ được phát lộ, để rồi tự
chúng trở thành những phương tiện nghệ thuật độc lập có thể được nhiên cứu
riêng như một đối tượng thẩm mỹ chuyên biệt.
Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, một lần nữa có thể khẳng định:
nhân vật là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương. Hiểu được
đúng đắn vai trò và chức năng của nhân vật văn học giúp người viết có thêm
cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này.
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Nhân
vật được xây dựng thành công là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Song


13

xét về tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu lý luận nghiên
cứu văn học dựa vào các tiêu chí: cấu trúc, vai trò, chức năng… của nhân vật
đã chia thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để tiện tiếp
nhận, phân tích, đánh giá.
1.1.3.1. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác
phẩm (xét từ góc độ kết cấu)
Xét về vị trí và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể chia
thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
* Nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia
hầu hết các sự kiện chính được miêu tả, giữ vai trò then chốt trong việc thúc
đẩy sự phát triển của cốt truyện và là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai
đề tài trung tâm hay tư tưởng nghệ thuật cơ bản của mình.
Nhân vật chính thường được tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại
hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách. Trong tác phẩm, nhân vật chính
có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm. Trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) nhân vật chính là Thúy
Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư,
Từ Hải, Hồ Tôn Hiến. Trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), nhân vật chính là Nghị
Quế, Chị Dậu. Ở những tác phẩm có nhiều tuyến cốt truyện hoặc có quy mô
sử thi đồ sộ, số lượng nhân vật có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm.
Đó là trường hợp của những tác phẩm như: “Thủy Hử” (Thi Lại Am), “Tam
Quốc Diễn Nghĩa” (La Quán Trung)…
* Nhân vật trung tâm
Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò
quan trọng hơn cả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung
tâm. Ở một số tác phẩm, số lượng nhân vật trung tâm không phải chỉ có một


14

bởi do các nhân vật đều có vai trò tương đương nhau trong việc thể hiện
những xung đột cơ bản của tác phẩm. Chẳng hạn tác phẩm “Tam Quốc Diễn
Nghĩa” (La Quán Trung), các nhân vật: Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công,
Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền đều là những nhân vật trung tâm.
* Nhân vật phụ
Trong tác phẩm văn học, hệ thống nhân vật ngoài nhân vật chính (bao
hàm trong đó cả nhân vật trung tâm) còn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ giữ
vai trò thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình phát triển diễn biến cốt
truyện, trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhân vật phụ góp phần hỗ
trợ bổ sung cho nhân vật chính, không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có
nhiều nhân vật phụ vẫn được nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính
cách riêng, cùng với nhân vật khác trong tác phẩm tạo nên một bức tranh đời
sống sinh động và hoàn chỉnh (Thầy Thơ Lại trong “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân, Thị Nở trong “Chí Phèo” của Nam Cao)….
1.1.3.2. Căn cứ vào đặc điểm tính cách nhân vật và lý tưởng xã hội thẩm mỹ
của tác giả
Có thể chia ra nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản
diện (nhân vật tiêu cực).
* Nhân vật chính diện: là loại nhân vật mang trong mình những phẩm
chất tốt đẹp, có thể đại diện cho những giá trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ mà
nhà văn cùng thời đại nhân vật đó hướng tới. Đó là những nhân vật Chị Út,
Chiến, Việt trong tác phẩm của Nguyễn Thi ….
* Nhân vật phản diện: là nhân vật có phẩm chất ngược lại với nhân vật
chính diện. Nhân vật phản diện bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê
phán. Đó là nhân vật như Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao,
Nghị Quế trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, Gia-ven trong “Những người
khốn khổ” của V. Huy gô…. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là


15

những phạm trù lịch sử. Việc miêu tả và đối lập chúng với nhau chỉ diễn ra
khi xã hội có đối kháng giai cấp và khi nhà văn đã xác định rõ lập trường chỉ
đứng về một phía nhất định của mình.
Trong quá trình phát triển của văn học, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, việc xây dựng các nhân vật chính diện và phản diện cũng khác nhau.
Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính
diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các
nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng
quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung vào những tính
chất tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong các tác
phẩm văn học hiện đại nhiều khi khó phân biệt được đâu là nhân vật chính
diện, đâu là nhân vật phản diện. Vì vậy, sự phân biệt nhân vật chính diện và
nhân vật phản diện ở đây chỉ mang tính chất tương đối.
1.1.3.3. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
Ở tiêu chí này, theo gợi ý của E.M. Forster trong cuốn “Diện mạo tiểu
thuyết” (1927), có thể nói tới nhân vật dẹt, nhân vật tròn. Ngoài ra còn có thể
nhắc tới nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lý.
*Nhân vật dẹt
Là loại nhân vật không được khắc họa đầy đủ các mặt.
Trong các loại nhân vật dẹt, có thể nói tới: nhân vật chức năng (hay mặt
nạ), nhân vật loại hình (các thuật ngữ này do L.Ghinxburg đề xuất).
Nhân vật chức năng: Đây là loại nhân vật “được giao nhiệm vụ” thực
hiện một chức năng nhất định trong tác phẩm và phản ánh đời sống. Nhân vật
chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại (nhất là cổ
tích). Chẳng hạn, nhân vật Bụt trong các câu chuyện cổ tích có chức năng ban
hạnh phúc, đem lại nhiều may mắn cho người lương thiện, giúp họ vượt qua
những trở ngại trong cuộc sống; nhân vật Phù thủy có chức năng gieo rắc


16

những rủi ro, những điều xấu, ngăn trở cuộc sống của người lương thiện….
Các nhân vật của “Thạch Sanh”, “Tấm cám”… đều là nhân vật chức năng.
Nhân vật chức năng không có đời sống nội tâm. Các phẩm chất, đặc
điểm nhân vật cố định không thay đổi từ đầu đến cuối, hành động gần như
theo những công thức đã vạch sẵn. Nhờ đặc điểm này mà các nhân vật chức
năng dễ dàng trở thành biểu trưng trong đời sống tinh thần và hình thức hóa
trong sáng tác. Khi phân tích các nhân vật này cần tìm hiểu vai trò và chức
năng mang nội dung xã hội, thẩm mĩ của chúng.
Nhân vật chức năng không hoàn toàn mất bóng trong văn học các thời
đại sau này, chỉ có điều nó không tồn tại ở dạng thuần túy như trước.
Nhân vật loại hình: Là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất
xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật
khái quát chung về “loại” của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình.
Chẳng hạn như nhân vật Ac-pa-gông (“Lão hà tiện” của Mô-li-e) đã
thể hiện tập trung cho thói keo kiệt, Ông Giuốc-đanh (“Trưởng giả học làm
sang” của Mô-li-e) là hiện thân cho thói phù phiếm, háo danh của các gã tư
sản muốn làm quý tộc.
Hạt nhân của loại nhân vật này là nét khu biệt về mặt tính cách xã hội
của một loại người nào đó. Đúng như Puskin nhận xét: “Ở Mô-li-e người keo
kiệt thì keo kiệt và chỉ có thế”. Nhân vật điển hình loại này luôn đòi hỏi cá
tính nhất định được thể hiện qua một số chi tiết chân thực, sống động nào đó
chứ không phải là một khái niệm trừu tượng, điều đáng nói là khi đắp da, đắp
thịt cho tính cách, nhà văn không quên chủ đích của mình là làm sao gọi cho
đúng cái “thần” của “loại”. Nhân vật chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng”
của Nguyễn Thi mang nhiều đặc điểm của nhân vật loại hình. Chị chính là “khái
niệm” về người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Tuy vậy, vẫn có những nét hấp dẫn nhất định của một cá tính.


17

* Nhân vật tròn
Là nhân vật được khắc họa trên nhiều bình diện, đưa tới cho độc giả
cảm tưởng “thực” về nhân vật.
Nhân vật tròn thực chất là nhân vật tính cách. Khi xây dựng nhân vật
tính cách, điều nhà văn chú ý trước hết là cá tính làm nên một nhân cách độc
lập. Cá tính đó luôn có mối liên hệ sống động với môi trường xung quanh.
Qua việc nhìn vào những mối liên hệ đó người ta nhận ra những quy luật tồn
tại của con người. Sức hấp dẫn của loại tính cách này nằm ở cá tính cùng cấu
trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn
và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách không tĩnh tại mà vận động
phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó.
* Nhân vật tư tưởng
Trong tác phẩm văn học, có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của
nó không phải là cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là
một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng loại nhân vật này, các nhà văn nhằm tới
việc phát biểu hoặc tuyên truyền cho một tư tưởng nào đó về đời sống. Ví dụ
như nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu….
đều mang những nét cơ bản của nhân vật tư tưởng.
* Nhân vật tâm lý
Ở loại nhân vật này, nhà văn tập trung vào việc tái hiện “hiện thực tâm
lý”, vào những hành động bên trong chứ không phải là hành động bên ngoài
của nhân vật. Nhiều khi hiện thực tâm lý đó không làm nên nhân vật mà còn
làm nên chính câu chuyện, làm nên những tác phẩm được gọi là “không có
cốt truyện”. Từ đây, vô số các thủ pháp miêu tả được thể hiện, dẫn đến sự ra
đời của thủ pháp “dòng ý thức”. Loại nhân vật này xuất hiện nhiều trong văn
học hiện đại.


18
1.1.3.4. Phân loại nhân vật theo thể loại

Có thể phân thành: nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình.
*Nhân vật tự sự: là loại nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm truyện.
Đó là những con người bình thường, hằng ngày được thể hiện một cách tập
trung và sống động trong tác phẩm. Đây là loại nhân vật hành động, có đời
sống nội tâm phong phú.
* Nhân vật trữ tình: là nhân vật nghiêng về cảm xúc, không có hành
động, ít được chú ý miêu tả về ngoại hình. Mọi tác động của môi trường sống
chỉ dẫn đến cảm xúc của nhân vật chứ không dẫn đến hành động.
* Nhân vật kịch: là loại nhân vật hành động, xuất hiện vào thời điểm
sóng gió nhất, trong vòng xoáy cuộc đời. Mọi tác động của môi trường sống
đều dẫn đến hành động của nhân vật.
Ngoài các loại nhân vật như đã trình bày, có thể nhắc đến một số khái
niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau ví dụ khái niệm
nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật con
người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các trào lưu văn
học hiện đại chủ nghĩa phương Tây.
Trên đây là các loại nhân vật thường gặp. Trong văn học còn có thể gặp
một số loại nhân vật khác nữa. Sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất tương
đối vì trong loại này còn có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia và ngược
lại. Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào đó trong nhiều
“danh sách” khác nhau. Thực tế đòi hỏi việc nghiên cứu nhân vật phải tránh
sự cứng nhắc, tuyệt đối hóa.
1.1.4. Vài nét về nhân vật truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam thời kỳ đổi mới
1.1.4.1. Vài nét về nhân vật truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại văn học vô cùng quen thuộc và gần gũi với
lối tiếp nhận của độc giả.


19

Theo các nhà nghiên cứu phương Tây thì truyện ngắn ra đời sau tiểu
thuyết, vào khoảng thế kỉ XIX. Khi nói đến đặc trưng của tiểu thuyết thì bao
hàm trong đó cả truyện ngắn. Ở Việt Nam thể loại truyện ngắn phải đến thế kỉ
XX mới thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, đạt đỉnh cao vào những
năm 30 của thế kỉ này.
Khác với tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn chiếm lĩnh đời sống trong
toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc
khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh
hay đời sống con người.
Xoay quanh thể loại truyện ngắn có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên
cứu song cần xét đặc trưng của thể loại này gắn liền với đặc trưng của thể loại
tiểu thuyết. Trong sự bao hàm của tiểu thuyết, truyện ngắn cũng có những nét
đặc trưng được thể hiện qua nhiều phương diện.
Truyện ngắn so với tiểu thuyết có khuôn khổ ngắn hơn, nội dung các
mặt đều đơn giản “Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ” [58, Tr.199],
“truyện ngắn thường khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người ” [58, Tr.371].
Cốt truyện thường đơn giản, không nhiều tầng tuyến, nhiều lớp “cái chính của
truyện ngắn là gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người ” [58,
Tr.200].
Truyện ngắn thường có ít nhân vật và cuộc đời của nhân vật cũng
thường chỉ được miêu tả như một khoảng khắc, một mảnh nhỏ nhưng lại có ý
nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật… Truyện ngắn thường chỉ “có thể kể về một
cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “ chốc lát ” trong cuộc sống
nhân vật nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà
ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời ” [58, Tr.199]. Đặc điểm của nhân vật truyện
ngắn có đôi chút khác biệt so với truyện dài và tiểu thuyết, có khi chỉ là một


20

lát cắt, một mảnh đời “một khúc đời sống ” (Tô Hoài), hay không phải ở hệ
thống sự kiện mà ở cái nhìn đời tư. Về số lượng và cách khai thác nhân vật
trong truyện ngắn chỉ đề cập đến một vài nhân vật cũng như một khía cạnh
nhỏ trong cuộc đời nhân vật: “Nếu như nhân vật chính của tiểu thuyết thường
là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh đời nhỏ của thế giới ”
[58, Tr.200]. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái
quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nhà văn
thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một vài nét bản chất
nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn nhân vật. Trong truyện
ngắn nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu chuyện sẽ bị dàn trải. Bởi vậy,
truyện ngắn cần tập trung về chủ đề chính.
Nhân vật truyện ngắn cũng mang những đặc điểm chung của nhân vật
trong các tác phẩm tự sự. Bởi vậy, cũng giống như các tác phẩm tự sự khác,
nhân vật trong truyện ngắn có một vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn
đề của xã hội. Thông qua các nhân vật trong truyện ngắn, người đọc không
chỉ hiểu bộ mặt của xã hội đương đại, những chuyển biến của thời đạt mà còn
thấy được những vấn đề về thân phận con người, về cuộc sống, tâm tư, tình
cảm con người.
Như vậy, có thể thấy với những đặc trưng thể loại riêng, truyện ngắn là
một phương thức tự sự khá nhạy cảm và linh hoạt trong việc nắm bắt và thể
hiện vấn đề của con người trong cuộc sống. Các nhà văn tên tuổi từ trước đến
nay, khi đi sâu vào thể loại truyện ngắn đều bộc lộ khả năng và phong cách
riêng của mình trong sự khám phá thế giới nhân vật truyện.
1.1.4.2. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới
Là thể loại năng động, truyện ngắn luôn thay đổi do tác động của điều
kiện lịch sử, văn hóa, xã hội. Xã hội thế nào thì văn học thế ấy. Trong điều



×