BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
ĐÀO VĂN HOÀNG GIANG
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
ĐÀO VĂN HOÀNG GIANG
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số
: 60220301
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN
CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY ............................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 19
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................... 26
2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân
cách học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện
nay ..................................................................................................................... 26
2.2. Giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển
nhân cách học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
hiện nay ............................................................................................................. 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 70
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Thanh Bình –
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Triết học của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và thầy cô trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện liên kết mở lớp
và nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin dành sự cảm ơn đến quý thầy cô giáo, phòng ban của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Châu Phú và các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi có những số liệu, thông tin thực tế để thực hiện
và hoàn thành được đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và đồng nghiệp đã động viên tôi trong qua
trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Đào Văn Hoàng Giang
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, giáo dục nói chung và giáo dục nhân cách cho người học trong nhà
trường nói riêng, đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Trong đó, đặc biệt là giáo dục nhân cách cho học sinh trung học cơ sở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa
xuân. Một đời người khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Tuổi
trẻ có những ước mơ hoài bão, khát vọng vươn tới những giá trị đích thực, được sống,
yêu thương và cống hiến. Nhìn lại chặng đường mà đất nước đã đi qua, chúng ta rất
lấy làm tự hào về những gì mà thế hệ trẻ Việt Nam đã làm được như anh Kim Đồng,
anh Lê Văn Tám, chị Võ Thị Sáu… tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay đang tiếp nối
những truyền thống tốt đẹp đó không ngừng rèn đức luyện tài, cống hiến sức lực, trí
tuệ (đưa trí tuệ của Việt Nam thể hiện bản lĩnh trên các cuộc thi Olympic quốc tế) cho
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, tươi sáng hơn
để sánh vai với các cường quốc như Bác đã từng mong muốn.
Để làm được điều đó, việc tích lũy kiến thức và rèn luyện nhân cách ngay từ
khi còn ngồi trong ghế nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Đặc biệt là
đối với các em học sinh ở các trong các trường trung học cơ sở, giai đoạn này có sự
thay đổi phức tạp về thể chất và tinh thần của các em. Đây là quãng thời gian quan
trọng nhất để các em trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết trước khi bước sang
một giai đoạn khác của đời người. Nhưng chính vì thể chất, tâm lý và nhân cách
chưa hoàn thiện một cách đầy đủ đã khiến cho một số em trong lứa tuổi này thường
bị khủng hoảng về tâm lý, biến đổi mạnh về sinh lý, dẫn đến những suy nghĩ và
hành động tiêu cực sai lệch, một trong số đó là hành động mang tính bạo lực.
Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của những bước chuyển mình mạnh mẽ trong
mọi mặt của đời sống xã hội. Việc thay đổi ấy, đang đặt thế hệ trẻ Việt Nam trước
những thời cơ và thách thức mới. Sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin,
sự hội nhập sâu rộng với các nền văn hóa phương Tây đã tạo điều kiện cho thế hệ
trẻ giao lưu học hỏi và cũng là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ.
2
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, vì thế
mà con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Khi được thỏa mãn
các nhu cầu ấy đã làm thay đổi mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần và sự thay
đổi đột ngột này đã đưa đến hệ lụy làm cho hành vi, lối sống một bộ phận học sinh
trung học cơ sở bị sai lệch về đạo đức và lối sống ngay từ khi còn ngồi trong ghế
nhà trường.
Nếu trước đây, chốn học đường được xem là môi trường tốt nhất, an toàn nhất
cho việc học tập và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ thì giờ đây đang phải đối mặt
với một vấn nạn hết sức nghiêm trọng, đó là tình trạng bạo lực học đường.
Bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Bạo lực học đường diễn ra ở nhiều mức độ, nhiều hình thức khác
nhau, không những ngày càng gia tăng với số lượng vụ mà mức độ ngày càng
nghiêm trọng hơn, gây bức xúc trong dư luận. Điều này đã khiến các ngành chức
năng hết sức quan tâm, là nỗi lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường cũng như
toàn xã hội với một thế hệ tương lai của đất nước đang bị lầm đường, lạc lối. Đặc
biệt ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của học sinh tại các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nói riêng và cả nước
nói chung.
Nhưng với truyền thống hiếu học của người Việt Nam và sự quan tâm Đảng
và Nhà nước, luôn coi giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu. Việc phát
triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Nay khi tạm thời đứng trước những khó khăn của thời đại mới, chúng ta không
hề nao núng và chịu khuất phục. Với một chiến lược giáo dục đúng đắn, một sự
quan tâm cần thiết và sự chung sức của toàn xã hội thì vấn nạn bạo lực học đường
tôi tin tưởng rằng sẽ sớm được giải quyết và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển
nhân cách của học sinh trung học cơ sở sẽ được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời.
Trước sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách của
học sinh trung học cơ sở ngày gia tăng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết
định số 1501/QĐ-TTg (28/08/2015) về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục
3
lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai
đoạn 2015 - 2020”, qua đó đã quy định cụ thể về việc tăng cường giáo dục đạo đức,
giáo dục nhân cách trong giới học sinh nhất là học sinh cấp II, nhằm rèn luyện cho
học sinh những kỹ năng sống cần thiết để giúp cho học sinh có cách ứng xử tốt với
bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội.
Với những lý do được trình bày trên, để chúng ta thấy được thực trạng của vấn
đề là như thế, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Ảnh hưởng của bạo lực học đường
đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang hiện nay” làm đề tài luận văn của mình, để từ đó có thể thấy được vai trò
quan trọng và cần thiết của việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường
đến sự phát triển nhân cách của học sinh, đề xuất các giải pháp phối hợp tích cực
góp phần kéo giảm và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường
đến sự phát triển nhân cách của học sinh đang diễn ra tại trường trung học cơ sở,
hưởng ứng và tham gia phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”
của ngành giáo dục phát động.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những phương pháp phối hợp hợp lý,
để kịp thời từng bước hạn chế, tiến tới ngăn chặn những ảnh hưởng của bạo lực học
đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang hiện nay là rất cần thiết.
Ở địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, chưa có một công
trình nghiên cứu hoàn chỉnh về ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển
nhân cách học sinh trung học cơ sở, chỉ có những cuộc hội thảo bàn về các nguyên
nhân và biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, nghiên cứu ảnh hưởng của bạo lực
học đường đến học sinh dưới góc độ tâm lý học và nghiên cứu về bạo lực học
đường và ảnh hưởng của nó dưới góc độ triết học. Có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp bạo lực học đường:
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh - Nghệ An)
về vấn đề bạo lực học đường, Nguyễn Thị Thuỳ Dung,Trường Đại học Khoa học
4
Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, 2012. Luận văn nêu thực trạng bạo lực học
đường ở các trường trung học phổ thông của Nghệ An, tìm các nguyên nhân, hậu
quả và giải pháp làm hạn chế bạo lực học đường.
“Tình hình, nguyên nhân và giải pháp chống bạo lực học đường ở An Giang”,
Đăng Giai, Báo An Giang, số 66, 9/2010, tr. 9. Bài viết đã tìm hiểu được một số
khía cạnh của vấn đề bạo lực trong học đường, đề xuất giải pháp chung mang tính
cấp tỉnh thực hiện.
“Bạo lực học đường ở Trường THPT Nguyễn Văn Thoại thực trạng và giải
pháp” của Nguyễn Hằng, tham luận trong Hội thảo khoa học với chủ đề “ Bạo lực
học đường - Nhận diện và giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý và Sở Giáo dục Đào
tạo các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp cùng tổ chức, năm 2015.
Đã đề cập đến một số vấn đề bạo lực học đường đã diễn ra ở THPT Nguyễn Văn
Thoại và giải pháp thực hiện trước vấn nạn bạo lực học đường.
“7 ảnh hưởng của văn hoá gia đình trong vấn đề bạo lực học đường”, Vũ
Thanh Thuỷ, Tạp chí giáo dục, số 35( kỳ 1 - tháng 2)/tháng 2/2015. Bài báo trình
bày về văn hoá, văn hoá gia đình (nét đẹp về gia đình truyền thống, sự tiếp nối, phát
triển văn hoá gia đình, cấu trúc gia đình…); bạo lực học đường và mối liên hệ với
văn hoá gia đình.
Nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng, tác động của bạo lực học đường đến tâm
lý người học dưới góc độ tâm lý học
Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường ở THPT ,
Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Lê Thị Lan Anh, 2012. Luận văn đã phân tích các
yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh và đề xuất các giải pháp giảm
thiểu hành vi bạo lực.
Bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ tâm lí học, Nguyễn
Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan - Từ điển bách khoa, 2013, 372 trang. Cuốn
sách trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về bạo lực học đường, một số vấn đề
lí luận cơ bản về bạo lực học đường, thực trạng một số khía cạnh tâm lí của bạo lực
học đường và các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi bạo lực học đường.
5
“Thanh thiếu niên chơi game bạo lực: Những phân tích về tâm lý - xã hội và
một số giải pháp quản lí - giáo dục định hướng” của Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị
Hồng Thái, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu giáo dục, tập
29, số 1 (2013) 27-38. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu 4.468 thiếu niên Việt Nam chơi
game ở độ tuổi 11 - 30 tuổi, trong đó có 63.7% người chơi game bạo lực tại thành
phố Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (đề tài do quỹ
Nafoted tài trợ, 2010 - 2012), bài báo đề cập đến thực trạng chơi game bạo lực ở
thanh thiếu niên và những ảnh hưởng và áp của game bạo lực đến người chơi. Thông
qua đó, bài báo còn đề xuất giải pháp ngăn ngừa game bạo lực từ phía nhà quản lí và
cha mẹ thanh thiếu niên.
“Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh cơ chế thị trường”
của Phạm Thị Minh, Tạp chí Tâm lý học, số 7, 2005. Bài viết đã trình bày những
thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong
bối cảnh cơ chế thị trường, chỉ ra những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến
sự phát triển nhân cách học sinh, sinh viên.
Nghiên cứu không khí tâm lí lớp học của học sinh trung học cơ sở Hưng Yên,
Luận văn của Nguyễn Thị Minh Trang, 2012. Luận văn nghiên cứu không khí tâm lí
lớp học của học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm xây dựng một bầu không khí tâm lí tích cực trong lớp học ở các trường
THCS tỉnh Hưng Yên.
“Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay” của Đào Thị Oanh, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2007. Cuốn sách đã tổng hợp và khái quát lý luận tâm lý về nhân cách
và đề xuất các giải pháp hình thành, phát triển nhân cách thể hệ trẻ.
Nhóm luận văn, nghiên cứu về bạo lực học đường và ảnh hưởng của nó
dưới góc độ triết học:
Vận dụng quan điểm xem xét khách quan và quan điểm xem xét toàn diện để
tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hiện nay, Phạm Bình Minh,
Tiểu luận Triết Học, 2014. Nghiên cứu dưới góc độ nhìn nhận khách quan về thực
trạng và thể hiện quan điểm triết học trong đánh giá sự nhận thức của học sinh đối
6
với bạo lực học đường và những ảnh hưởng của nó trực tiếp đến sự hình thành nhân
cách học sinh.
Từ bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách của học sinh, Tham luận
của Đào Văn Trà, Hội thảo Giáo dục, 2015. Bài viết đã phân tích rõ nguyên nhân
dẫn đến bạo lực học đường và chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh.
Các nghiên cứu đều dừng lại ở việc tìm hiểu các nguyên nhân, giải pháp chung
mà chưa đi sâu vào các điều kiện cụ thể hoặc các các giải pháp cụ thể để hạn chế
mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh
trung học cơ sở đối với từng địa phương.
Với thực trạng trên, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương công tác và kế
thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh
hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ
sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay”. Nhằm góp phần tháo gỡ những
khó khăn trong công tác ngăn chặn bạo lực học đường, hạn chế và tiến tới ngăn
chặn những ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh
trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng, mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường
đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân
và đề xuất giải pháp hiệu quả trong sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội
được xem xét dưới góc độ triết học để góp phần hạn chế và tiến tới ngăn chặn ảnh
hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở
nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hoàn thiện nhân cách cho mỗi học sinh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: các trường trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển
nhân cách học sinh.
7
5. Giả thuyết khoa học
Mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học
sinh trung học cơ sở diễn ra ngày một phức tạp đã tác động trực tiếp đến thái độ,
tình cảm, niềm tin, sức khoẻ, tinh thần, kết quả học tập và các mối quan hệ của học
sinh.
Nếu đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát
triển nhân cách học sinh, thực hiện phối hợp hiệu quả trong giáo dục đạo đức giữa
nhà trường - gia đình - xã hội và xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh
cho các em học sinh trung học cơ sở sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng của bạo lực học
đường đến sự phát triển nhân cách học sinh, đồng thời giúp các em có đủ điều kiện
thuận lợi phát triển về thể lực, trí lực, hoàn thiện nhân cách góp phần hình thành nên
những con người phát triển toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra ở trên, thì luận văn tập trung vào nghiên cứu các
vấn đề sau:
Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận về bạo lực, bạo lực học đường,
nhân cách, sự phát triển nhân cách học sinh trong các trường trung học cơ sở.
Nghiên cứu những ảnh hưởng của bạo lực học đường dưới góc độ là một tồn
tại xã hội đã tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, ý thức (ý thức xã hội) của học
sinh và ý thức xã hội này cũng tác động ngược lại tới sự hình thành và phát triển
nhân cách của chủ thể trực tiếp là học sinh trung học cơ sở.
Ngoài ra, còn vận dụng quan điểm xem xét khách quan và quan điểm xem xét
toàn diện để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay và
những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sự phát triển nhân cách của học sinh trung
học cơ sở.
Đánh giá đúng thực trạng ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển
nhân cách học sinh trung học cơ sở, tìm ra các nguyên nhân chính về ảnh hưởng của
bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh, từ đó đề xuất những biện
pháp phối hợp giáo dục hiệu quả để góp phần kéo giảm và kiểm soát những ảnh
8
hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo
lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở diễn ra trên địa
bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay. Với thời gian nghiên cứu từ năm
2014 đến nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài phương pháp nhận thức duy vật biện
chứng và lịch sử, kết hợp vận dụng các phương pháp khác như: phân tích và tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, thống kê và đánh giá số liệu, phương
pháp điều tra xã hội học, phương pháp tham vấn chuyên gia.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được bố cục làm 2 chương và 4 tiết.
10. Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Luận điểm cơ bản của luận văn
Sự phát triển nhân cách học sinh cần được quan tâm và tạo mọi điều kiện để
các em hình thành đủ đức và tài nhất là học sinh trung học cơ sở.
Việc ngăn chặn sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân
cách học sinh trung học cơ sở là việc làm rất cần thiết, nhằm tạo ra nguồn nhân lực
đủ đức, đủ tài góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Để ngăn chặn sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân
cách học sinh trung học cơ sở đạt hiệu quả thì chúng ta cần có giải pháp phối hợp
hiệu quả giữa nhà trường – gia đình – xã hội nhằm tạo môi trường học tập an toàn,
lành mạnh để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
9
10.2. Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp tài liệu tham
khảo cho cán bộ Đoàn - Đội trong giáo dục học sinh trung học cơ sở hoặc cho cơ
quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục của huyện có tài liệu tham khảo để
xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp; có thể làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy môn học: Đạo đức học, Xã hội học, Giáo dục công dân, Giáo dục
Ngoài giờ lên lớp, Hoạt động hướng nghiệp, Giáo dục kỹ năng sống...
Về thực tiễn: Đề tài có thể trang bị cho học sinh cấp trung học cơ sở những
thông tin cần thiết nhất về tác hại của bạo lực học đường, mức độ ảnh hưởng của
bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh đã và đang diễn ra trên địa
bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay. Để xác định rõ nguyên nhân, mức độ
ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách và đề xuất biện pháp
hiệu quả để kéo giảm, ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng của bạo lực học đường
đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở.
10
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về bạo lực
Bạo lực là một hiện tượng xã hội. Đã có rất nhiều định nghĩa về “bạo lực”.
Theo đại từ điển Tiếng Việt năm 1998: “Bạo lực là sức mạnh dùng để chấn áp,
chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” hoặc theo từ điển Tiếng Việt
năm 2003 thì “bạo lực là sức mạnh dùng để chấn áp hoặc lật đổ”.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh
thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm người hay
một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát cho
những người bị hại.
Như vậy, có thể khẳng định có rất nhiều hình thức bạo lực tồn tại trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên không phải hình thức bạo lực nào cũng hướng vào việc lật
đổ các đảng nhóm, phe phái chính trị và chính quyền. Xuất phát từ thực tế cho thấy
từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ thể có thể dùng bạo lực để giải quyết sự
bất hòa trong các quan hệ xã hội thường ngày; sự tranh chấp quyền lợi giữa hai
người hay đơn giản là sự tranh giành quyền và lợi ích cho cá nhân mình…
Theo khuynh hướng thay đổi của thời đại với các vấn đề xã hội đầy mới mẻ,
các khái niệm về bạo lực cũng ngày càng trở nên phong phú. Xuất hiện nhiều khái
niệm mới từ thực tế xã hội, trong đó khái niệm “Bạo lực học đường” là biểu hiện
cho xu thế đó.
1.1.1.2. Khái niệm về bạo lực học đường
11
Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ,
tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường.
Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường, bao gồm:
Theo nghĩa hẹp: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh trong
cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
Theo nghĩa rộng: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc
giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên trong hay
bên ngoài khuôn viên nhà trường.
Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: là những hành vi xâm hại mà chủ thể
gây hại là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn
viên nhà trường. Đây là cách tiếp cận được nhiều người quan tâm vì ý nghĩa lý luận
và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục.
Mỗi cách tiếp cận sẽ có cách nhận diện và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp
ngăn ngừa tương đối khác nhau về bạo lực học đường. Cách tiếp cận như trên cũng
giúp chúng ta phân biệt đâu là bạo lực học đường, đâu là không. Ví dụ: một phụ
huynh học sinh vì bênh vực con em mà vào trường gây gổ, hành hung thầy cô giáo,
một học sinh bị bọn trấn lột hành hung buộc phải chống trả tự vệ thì đó cũng không
phải là bạo lực học đường. Bạo lực học đường diễn ra dù với hình thức này hay
hình thức khác thì cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của học
sinh.
1.1.1.3. Khái niệm về nhân cách
Theo Từ điển Tiếng Việt, thì nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một
người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác,
với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn
xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây
dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc
trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại
mang tính xã hội sâu sắc. Đây cũng là cách con người sống và thể hiện.
12
Theo tâm lý học thì nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những
thuộc tính tâm lí của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xem nhân cách mà cụ thể hơn
là đạo đức, đó là cái gốc cách mạng. Đạo đức là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn
hàng đầu của người cách mạng, cũng như gốc của cây, nguồn của sông suối.
Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là “những cá nhân con người với tính
cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp,
của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử – cụ thể của đời sống xã
hội”.
Mặc dù các quan điểm, định nghĩa có khác nhau, xuất phát từ mục đích nghiên
cứu riêng, nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đó là:
-Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hình
thành bằng hai con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu.
-Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã
hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân
cách của mỗi con người.
-Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của
cá nhân mà nó thường xuyên giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn luyện, bồi dưỡng để
nhân cách ngày càng phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
1.1.1.4. Khái niệm về sự phát triển nhân cách
Từ khi sinh ra thì con người chưa có nhân cách, chính trong quá trình sống,
hoạt động, giao lưu… mà con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình
bằng con đường xã hội: lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của loài
người.
Xem xét dưới góc độ quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển nhân cách
được hiểu là sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, còn là sự phủ
định cái cũ và xuất hiện cái mới, động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu
thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng.
13
Sự phát triển nhân cách khác với sự phát triển của cá nhân: sự phát triển cá
nhân được thể hiện trên cả 3 phương diện như: sự phát triển thể chất, sự phát triển
về tâm lý và sự phát triển về phương diện xã hội. Vì nhân cách là bộ mặt xã hội –
tâm lý của mỗi người nên sự phát triển nhân cách phải được hiểu là sự phát triển
tâm lý xã hội của con người. Sự phát triển nhân cách chịu sự ảnh hưởng của các yếu
tố: yếu tố sinh thể, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt động cá nhân
và sự phát triển này có những giai đoạn phát triển khác nhau, mạnh mẽ nhất vẫn là
giai đoạn lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
1.1.2. Các hình thức của bạo lực học đường hiện nay
Có rất nhiều cách để phân chia các hình thức của bạo lực học đường. Nhưng
nhìn ở góc độ những tác hại mà bạo lực học đường gây ra thì có thể chia những
hành vi như chửi mắng, lăng mạ, làm nhục, đe dọa, uy hiếp, đánh nhau bằng gậy
gộc, dao, kiếm…với các loại hung khí khác, gồm ba hình thức dưới đây:
Hình thức thứ nhất: đó là bạo lực về mặt tinh thần: bạo lực về mặt tinh thần
là hình thức bạo lực thường xuyên diễn ra, đối tượng có thể là giữa cá nhân các học
sinh với nhau, giữa giáo viên với học sinh hoặc một nhóm đông các đối tượng mà
mục đích cùng hướng tới đó là đánh vào mặt tinh thần của đối phương.
Một số biểu hiện để nhận biết các tình huống là bạo lực về tinh thần như
nói xấu, cãi vã, lăng mạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhau, có
những lời (thư) hăm dọa, tung hình ảnh, clip có nội dung, có mục đích ác ý với
bạn bè…
Hình thức thứ hai: đó là bạo lực về mặt thể chất: đây là hình một hình thức
bạo lực rất phổ biến và ngày càng trở nên quen thuộc với bất cứ ai, bởi cách thức và
hậu quả mà nó gây ra được biểu hiện rất rõ trong các vụ việc. Đó là những hành vi
với mục đích gây tổn thương về mặt thể xác đối với đối phương, bạo lực về thể xác
có thể diễn ra giữa một hoặc nhiều người với nhiều phương thức như cào, cấu, giật
tóc, đấm đá nhau tay không; hoặc sử dụng các vũ khí từ thô sơ đến nguy hiểm như
gậy gộc, côn, túyp sắt, dao, kiếm… Bạo lực về mặt thể xác nhẹ thì gây trầy xước,
chảy máu, nặng có thể gây gãy tay, gãy chân, phải nhập viện thậm chí gây tử vong.
14
Hình thức thứ ba: là bạo lực về mặt kinh tế (vật chất): đây là hình thức bạo
lực không thường xuyên được các phương tiện truyền thông nhắc đến và ít người
quan tâm nhưng đó là hình thức bạo lực đang dần trở nên rất phổ biến trong hoặc
ngoài khuôn viên trường học mà hay gọi là “xin đểu”. Là do một cá nhân hoặc một
nhóm người với các hình thức đe dọa, cướp giật những đồ dùng cá nhân, có thể là
giày dép, quần áo, đồ thời trang, điện thoại, trang thiết bị, dụng cụ học tập thậm chí
là tiền của học sinh. Với các hành vi như chặn đường, đe dọa, trấn lột ngày càng
ngang nhiên và có tổ chức. Việc bạo lực về mặt kinh tế mà đối tượng bị hại là các
học sinh và hung thủ không ai khác có thể là chính những người bạn cùng trường,
lớp với mình, đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo đối với đạo đức của học sinh
hiện nay.
1.1.3. Sự cần thiết nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự
phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
hiện nay
Từ xưa đến nay, dân tộc ta có truyền thống hiếu học, ham học hỏi và việc đến
trường như là một phương pháp hữu hiệu và phổ biến để con người học tập, mở
mang tri thức và tu dưỡng đạo đức. Học trò thì biết chăm chỉ học tập, kính trọng
thầy cô, đoàn kết và hòa đồng với bạn bè. Tuy nhiên, cùng với sự tích cực của việc
hội nhập của đất nước, cũng đã nảy sinh không ít những tiêu cực, có cả bạo lực học
đường. Chúng không chỉ đơn giản là những cuộc gây gổ, ẩu đả trong nội bộ mà dần
trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả lớn và ngày càng gia tăng đã làm cho sự
phát triển về nhân cách của các em có phần chưa đầy đủ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng dạy:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
15
Mà nhân cách theo quan niệm của Bác Hồ là “đạo đức”, nếu thiếu “một đức”
thì không “thành người”. Như thế sự phát triển nhân cách của các em chưa đầy đủ
thì các em không thể có một nhân cách hoàn chỉnh, không thể trở thành một công
dân ưu tú phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một phần xuất phát từ khả năng
kiểm soát hành vi và tự kiềm chế của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh muốn
chứng tỏ bản thân, khẳng định cái tôi cá nhân như một cách thể hiện vượt trội của
mình so với bạn bè. Một phần do đời sống ngày càng phát triển, các em sớm tiếp
cận với Internet, mạng xã hội với những trò chơi mang tính bạo lực, làm ảnh hưởng
đến hành vi ứng xử của các em, đến việc sử dụng bạo lực như một giải pháp giải
quyết các mâu thuẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển nhân cách của các em, nhất là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
Trước sự cần thiết phải ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường, ngăn chặn sự
ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh nhằm tạo ra
môi trường giáo dục lành mạnh, thì mỗi thầy cô giáo luôn gương mẫu, tích cực, chủ
động cập nhật nhiều nội dung giáo dục mới để giảng dạy tốt hơn, luôn yêu thương
học sinh và cả tinh thần trách nhiệm của nhà giáo; mỗi học sinh tích cực học tập,
tích lũy kiến thức, vận dụng kỹ năng sống vào giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xảy
ra trong cuộc sống hàng ngày, thực nghiệm những nội dung học tập được, luôn yêu
thương và kính trọng ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết và tương trợ
với bạn bè trong học tập và các hoạt động ngoại khóa. Mỗi cá nhân học sinh cần có
tinh thần phê bình, phải biết lên tiếng trước những hành động xấu, bênh vực bạn
yếu, chống lại những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm bạn bè.
16
Để hạn chế, từng bước ngăn chặn ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự
phát triển nhân cách học sinh, thiết nghĩ gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp
tích cực, chỉ bảo để các em dần nhận ra hành vi bạo lực là không tốt, tác hại to lớn
của những hành vi bạo lực đã tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của các
em. Tổ chức Đoàn – Đội và các bộ phận trong nhà trường cũng cần tạo ra nhiều hơn
nữa các sân chơi văn hóa, lành mạnh, trí tuệ phù hợp lứa tuổi học đường.
Sự phát triển của tri thức nhân loại ngày một cao và yêu cầu chất lượng công
việc trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người có đủ
năng lực, kỹ năng làm việc với tác phong công nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt.
Để đạt được những điều ấy thì điều kiện tiên quyết là nhân cách các em phải được
hình thành và phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện.
Ngoài ra, các trường học cần cung cấp nhiều hơn sự bảo vệ và hỗ trợ cho học
sinh. Hành vi bắt nạt xảy ra phần lớn ở những chốn trong trường học như phòng ăn
trưa, phòng thay đồ, trong giờ giải lao hoặc ngay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
Các trường học đều cần có sẵn các chuyên gia và họ thực sự có khả năng là một lực
lượng tích cực để giảm thiểu những vấn đề này.
Nếu các em học tập, sinh hoạt trong một môi trường bạo lực, thiếu lành mạnh
thì các em sẽ không có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, sẽ không tạo ra nguồn
năng lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về đặc điểm của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay
Châu Phú là một huyện của tỉnh An Giang có diện tích 425,7 km², nằm
cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km
về phía Nam, có tổng số dân 239.062 người. Huyện có thị trấn Cái Dầu và 12 xã là:
Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh
Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh. Trong đó,
có 4 xã: Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú được xếp là những xã vùng trong có
điều kiện kinh tế khó khăn và tuyến đường giao thông chưa hoàn chỉnh nên việc đi
17
lại của người dân và việc đến trường của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Huyện
có 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer cùng sinh sống.
Mạng lưới giáo dục của Châu Phú có 53 trường, trong đó có 14 trường cấp
trung học cơ sở và 01 trường cơ sở phổ thông (gồm cấp 2 và cấp 3) với 15.163 học
sinh (năm học 2015 - 2016). Trong đó, có một số trường cập theo trục Quốc lộ 91:
Mỹ Đức, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung 1, Cái Dầu, Bình Long, Bình Mỹ. Công tác
giáo dục của huyện luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo huyện và sự tổ
chức quản lý của lãnh đạo phòng giáo dục. Huyện luôn dẫn đầu trong tham dự các
kỳ thi: Học sinh giỏi cấp Tỉnh, Hội khỏe Phù Đổng, Ca múa nhạc của ngành giáo
dục, Hội thi của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của học sinh trung học cơ sở huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang hiện nay
Để hiểu hơn vì sao trong lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở từ 11 đến 15
tuổi ở huyện Châu Phú, các em lại dễ xung đột, bất đồng với các bạn cùng trang lứa
thì trước tiên ta tiếp cận một số vấn đề về tâm lý và hoàn cảnh sống của các em.
Quy luật chung của sự phát triển tâm lý học sinh trung học cơ sở (03 quy luật
cơ bản): Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý; tính toàn vẹn của tâm lý;
tính mềm dẽo và khả năng bù trừ.
Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở không tuân theo quy luật
sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa,
nhưng không sống chung trong xã hội loài người thì các em cũng không thể trở
thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó.
Học sinh trung học cơ sở ở huyện Châu Phú phần lớn là con nhà nông nên các
em ít được sự quan tâm của gia đình trong vấn đề học tập, vấn đề giao tiếp bạn bè.
Các em ở vùng nông thôn luôn bị hoạt động kinh tế gia đình luôn chi phối việc học
tập, thiếu sân chơi, thiếu thông tin, thiếu việc được giáo dục kỹ năng về các vấn đề
vướng mắc trong học tập và sinh hoạt hàng ngày, còn một số em được học các
trường cập tuyến Quốc lộ 91A thì tiếp cận sớm với các dịch vụ, các loại trò chơi
mới mang tính cờ bạc nhưng được trá hình dưới hình thức game hoặc dễ dàng mua
18
và dễ sử dụng một số chất kích thích, sử dụng mạng Internet thiếu kiểm soát… các
em có nhu cầu tìm hiểu nhiều điều mới lạ nhưng không có sự định hướng của gia
đình nên các em dễ tiếp cận với các hành vi bạo lực trên phim ảnh, trên thông tin
mạng và bạo lực ngoài xã hội, dần dần hành vi bắt nạt hoặc bạo lực với người khác
là giải pháp các em thường chọn thực hiện. Điều đó, đã làm cho bạo lực học đường
ngày một bộc phát theo tính chất “lây lan” giữa các trường trong những năm học
qua, hậu quả của nó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của các
em.
1.2.2.1. Sự biến đổi về mặt sinh lý ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm
vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5, 6
cm. Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ
tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại. Các em nam ở độ
tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại.
Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg. Sự phát triển hệ xương như
các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát
triển chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối,
các em có long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay dễ
làm đổ vỡ… Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu.
Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Do đó, có một số rối
loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng
mặt, mệt mõi khi học tập hoặc làm việc.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ
thần kinh. Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức. Vì thế các em thường có những phản
ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động bất thường.
Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích
mạnh, đơn địu, kéo dài. Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải,
thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em.
19
Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự
định lớn lao.
Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi học
sinh trung học cơ sở là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học,
chịu ảnh hưởng của mội trường tự nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào
khoảng 15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14 tuổi. Nên đòi hỏi người làm công tác
giáo dục và các bậc cha mẹ cần nắm rõ giai đoạn này để có những định hướng đúng
đắn và uốn nắn các hành vi sai lệch.
1.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động học tập ở nhà trường trung học cơ sở
Động cơ học tập của học sinh trung học cơ sở rất phong phú đa dạng, nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó. Thái độ đối với học tập
của học sinh trung học cơ sở cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm
quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ, sự biểu hiện rất khác nhau,
được thể hiện như sau: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười
biếng, thơ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập; trong lĩnh hội tài liệu học tập từ chỗ
có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng
học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ; hứng thú biểu
hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung
cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò
ép, bắt buộc.
1.2.2.3. Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một hoạt động đặc biệt, mà
đối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn. Nội dung của hoạt động là
sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt
động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình; đồng thời
qua đó làm phát triển một số kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát
hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân
cách của bạn bè và bản thân.
20
Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách. Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa
tuổi này: có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn
nhau, ưa thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm
đến giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô
đẩy, trêu chọc các em gái… Các em gái rất bực và không hài lòng. Về sau những
quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút
nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu
bằng thái độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất
hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ.
1.2.2.4. Sự hình thành tự ý thức, tình cảm của học sinh trung học cơ sở
Học sinh trung học cơ sở bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến
những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu
cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình
một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của
mình.
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc
đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình
thành quan hệ qua lại với mọi người.
Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình,
từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những
phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa nhu cầu
tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của
nhân cách.
Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối
quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình.
21
Như vậy, trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ
sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã
làm nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản thân những
nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai
lầm của mình.
Còn về tình cảm: Tình cảm các em học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức
tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển
hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của
sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt
động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá
trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động
vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc
biệt những lúc xem phim, xem kịch… các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa
dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét.
Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn,
buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh
chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc
đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự thay
đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của các em đôi lúc cũng có mâu thuẫn.
Có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích
động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết
phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm trong
cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập
thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường
chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. Bên cạnh những cái riêng của hoàn cảnh
sống, điều kiện học tập của học sinh ở huyện Châu phú cũng có những cái chung về
tâm lý lứa tuổi như học sinh các trường trung học cơ sở khác.
Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tình cảm của các
em. Tình cảm bạn bè, tình cảm tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát triển mạnh.