Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---o0o---

NGUYỄN THỊ HÀ

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---o0o---

NGUYỄN THỊ HÀ

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Tính



HÀ NỘI 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu
này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


Lời cảm ơn!
khoa Tâm lý giáo dục, phòng Đào tạo Sau
đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo tham gia trực tiếp
giảng dạy lớp cao học K25 Khoa Tâm lý giáo dục – chuyên nghành Giáo dục và phát
triển cộng đồng
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Tính Phó hiệu
trưởng trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn với tinh thần trách
nhiệm, chu đáo, tận tâm và chân tình để tác giả hoàn thành luận văn đúng tiến độ với
thời gian quy định.
Nhân dịp này cho phép tôi được chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các
đồng chí CBQL, giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu, song với thời
gian còn hạn chế, trải nghiệm kinh nghiệm chưa nhiều mà thực tiễn công tác giảng
dạy vô cùng sinh động và nhạy cảm, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.

Kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QL

: Quản lý

CBQL

: Cán bộ quản lý

THCS

: Trung học cơ sở

GDMT

: Giáo dục môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường


PTBV

: Phương thức bảo vệ

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

TNST

: Trải nghiệm sáng tạo

HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐGD

: Hoạt động giáo dục

CLB

: Câu lạc bộ

HT

: Hiệu trưởng

PHT

: Phó hiệu trưởng

GV


: Giáo viên

HS

: Học sinh

GD

: Giáo dục

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

MTKK

: Môi trường không khí

ONKK

: Ô nhiễm không khí

KH

: Kế hoạch


TPT

: Tổng phụ trách

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

: Giáo viên bộ môn

BGH

: Ban giám hiệu

PHHS

: Phụ huynh học sinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học. ................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ........................................... 4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
8. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 5
9. Cấu trúc của nội dung của luận văn ....................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO
HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước. ..................................................................... 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................... 16
1.2.1. Môi trường, giáo dục môi trường ....................................................... 16
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................................................... 17
1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục môi trƣờng .................................. 18
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS ...... 18
1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS ............ 19
1.3.3. Các con đường giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở ....... 20
1.3.3. Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo ........................................................................................... 29


1.4. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................................. 29
1.4.1. Tính ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục môi
trường cho học sinh THCS .......................................................................... 29
1.4.2. Tầm quan trọng của giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................................. 30
1.4.3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................... 31
1.4.4. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đánh giá kết quả hoạt động ............. 33

1.4.5. Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua tổ chức hoạt động TNST ............................................................. 39
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................... 39
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 42
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC
SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ....................................................................................................... 43
2.1. Một vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát ................................... 43
2.1.1. Một vài nét về khách thể khảo sát ...................................................... 43
2.1.2. Tổ chức khảo sát .............................................................................. 44
2.2 Thực trạng về môi trƣờng huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ...... 45
2.2.1. Môi trường nước ................................................................................ 45
2.2.2. Môi trường rác thải ............................................................................ 47
2.2.3 Môi trường không khí ......................................................................... 49


2.2.4. Đánh giá chung về môi trường sống của huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội ......................................................................................................... 50
2.3. Thực trạng giáo dục môi trƣờng cho học sinh THCS thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cƣ Huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội ....................................................................................... 51
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng
giáo dục về giáo dục môi trường cho học sinh ............................................ 51
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội. ........................................................................................ 57
2.3.3. Hình thức tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cƣ huyện Quốc

Oai, thành phố Hà Nội. .............................................................................. 62
2.3.4. Đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua
tổ chức hoạt động TNST ở địa bàn cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai. ..... 64
2.3.5. Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội. ................................................................................ 65
2.3.6. Các điều kiện để giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội................................................................................................... 67
2.3.7. Những yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội ................................................................................. 68
2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội. ................................................................................ 68


2.4.1. Những kết quả đã đạt được. ............................................................... 68
2.4.2. Những điểm còn tồn tại. ..................................................................... 69
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 70
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH
THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
..................................................................................................................... 71
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 71
3.1.2. Tính đồng bộ ...................................................................................... 71
3.1.3. Tính hiệu quả ..................................................................................... 71
3.1.4. Tính khả thi ........................................................................................ 71
3.2. Một số biện pháp giáo dục .................................................................... 72
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục

bảo vệ nguồn nước cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
..................................................................................................................... 72
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục
hạn chế xả rác và xử lý rác thải cho học sinh THCS thông qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội ........................................................................................ 75
3.2.3. Biện Pháp 3: Xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường không khí cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội .................................................................................................. 78
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục môi trường
cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ................................ 83


3.2.5. Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục môi trường
cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ................................ 88
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh
THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực học sinh .................. 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 93
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. ................. 94
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm....................................................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................ 111



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học ................ 26
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về hiện trạng Môi trường .............. 52
Bảng 2.2.Nhận thức của học sinh về hiện trạng Môi trường. ...................... 53
Bảng 2.3.Nhận thức của các hộ gia đình về hiện trạng Môi trường. ............ 55
Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, giáo viên về giáo dục môi trường cho HS 56
Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua hoạt động TNST đã triển khai ..................................................... 57
Bảng 2.6: Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh
THCS thông qua hoạt động TNST đã triển khai của giáo viên .................... 62
Bảng 2.7 : Thực trạng tham gia các hình thức tổ chức giáo dục môi trường
thông qua hoạt động TNST đã triển khai của học sinh THCS ..................... 64
Bảng 2.8.Các lực lượng tham gia giáo dục môi trường cho học sinh. ......... 66
Bảng 3.1: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết ......................... 95
của các biện pháp ......................................................................................... 95
Bảng 3.2: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp
..................................................................................................................... 98
Bảng 3.3: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 102


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ba mục tiêu của giáo dục môi trường ............................................ 9
Hình 1.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh .......................... 19
Hình 2.1 Hình ảnh nước thải từ làng nghề làm ô nhiễm nặng nguồn nước .. 46
Hình 2.2 Hình ảnh rác thải làm ô nhiễm nguồn nước .................................. 46
Hình 2.3 Hình ảnh Sông Đáy bị ô nhiễm ..................................................... 47
Hình 2.4 Hình ảnh chất thải từ làm củ dong nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất miến dong ............................................................................................ 48
Hình 2.5 Hình ảnh thành phầm miến dong .................................................. 48

Hình 2.6 Hình ảnh rác thải tràn lan .............................................................. 49
Hình 2.7 Hình ảnh lò ghạch đang đốt lò gạch gây ô nhiễm không khí ........ 49
Hình 2.8 Hình ảnh xẻ gỗ làm mộc ............................................................... 50
Hình 2.1 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS ...... 59
Hình 2.2 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS ...... 60
Hình 2.3 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS ...... 61
Hình 2.4 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS ...... 61
Hình 2.5 Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của Cô và trò trường THCS ....... 61


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó
là đi đôi với việc phát triển kinh tế hiện đại cần có chiến lược, chương trình,
kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do lợi nhuận, nhiều doanh
nghiệp bỏ qua các yếu tố bảo vệ môi trường, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi
trường vẫn đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Việt Nam là nước đang triển
khai thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều hoạt động liên doanh,
liên kết với nước ngoài về sản xuất công nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp
nông thôn đang được diễn ra. Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi ... kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình
trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan
tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo
thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện
tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng
và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc
xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận
thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn
chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô
nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến

hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của môi trường nên công tác giáo dục
bảo vệ môi trường cho mọi người dân, đặc biệt là giáo dục môi trường cho
thế hệ trẻ hiện nay là việc làm cần thiết.
Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng
dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển

1


biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong
công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
Huyện Quốc Oai là huyện có nhiều làng nghề, theo Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Quốc Oai có 14 làng nghề, đáng chú ý là nghề chế
biến dong, dệt len ở Cộng Hòa, Tân Hòa; làm mộc ở Tân Phú; mây tre giang
đan ở Đồng Quang… Nhìn chung, làng nghề phát triển đã đem lại thu nhập
cao cho người lao động, nhưng người dân phải đối mặt với ô nhiễm môi
trường từ nước thải, khí thải, rác thải.
Trên địa bàn xã Tân Hòa vẫn còn 50-70 hộ chuyên sản xuất, chế biến
tinh bột dong, làm miến dong, nấu nha, làm bún. Các hộ sản xuất mạnh nhất
dịp 3 tháng cuối năm, trung bình mỗi ngày chế biến khoảng 500 tấn bột
dong. Rác thải từ chế biến tinh bột dong là 200 tấn/ngày vào những lúc cao
điểm , chưa kể một lượng lớn nước thải.
Tương tự, tại xã Cộng Hòa, mặc dù các hộ sản xuất tinh bột và làm
miến đã giảm mạnh so với trước nhưng quy mô sản xuất lớn hơn, khoảng
10-20 tấn sắn/ngày, nên lượng chất thải rất lớn. Vào lúc cao điểm, do mặt
bằng chật hẹp, các hộ đắp đống bã sắn ven đường. Tuy lượng nước thải từ
chế biến sắn là rất lớn nhưng đều không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống
rãnh chung của xã. Ngoài ra, nghề dệt len mút cũng đang phát triển mạnh ở
xã Cộng Hòa, với 60% số hộ tham gia. Quá trình sản xuất, bụi len phát tán

trong không khí, là nguyên nhân gây ra các loại bệnh về đường hô hấp…
Nghề mộc ở xã Tân Phú phát triển mang lại lợi ích to lớn về kinh tế
cho người dân nhưng nó có những tác động không nhỏ đến môi trường tự
nhiên và sức khỏe con người. Bụi mùn cưa, sơn PU, tiếng ồn do cưa, xẻ của
các xưởng thải ra có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho cả người lao
động và mọi người xung quanh như viêm phổi, ung thư, bệnh về mắt, ảnh
hưởng về thính giác...

2


Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài “Giáo dục môi
trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng
đồng dân cư huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường cho
học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để từ đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS trên địa
bàn Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học.
Môi trường nói chung và môi trường ở Huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội nói riêng có nguy cơ ngày càng ô nhiễm do sự tàn phá và vô ý thức
của con người trong sản xuất, kinh doanh, học sinh THCS trên địa bàn

Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là thế hệ tiếp nối và là một lực lượng
không nhỏ trên địa bàn góp phần bảo vệ môi trường, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo của học sinh THCS chiếm ưu thế trong việc giúp học sinh trải
nghiệm thực tế về môi trường, phát hiện nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cho học sinh. Nếu nghiên
cứu đánh giá đúng thực trạng giáo dục môi trường và đề xuất được các biện
pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo thì sẽ góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường và nâng cao
chất lượng cuộc sống.

3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục môi trường cho học sinh
THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh
THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân
cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục môi trường cho học THCS thông qua
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế môi trường tại địa
phương, phân tích nguyên nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội( Các trường nằm trên địa bàn có làng nghề truyền thống)
Khách thể khảo sát nghiên cứu:
- 3 trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai Thành Phố Hà Nội.

- 6 Cán bộ quản lí của 3 trường THCS.
- 30 tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có nhiều kinh nghiệm.
- 300 học sinh của 3 trường THCS trên địa bàn Huyện Quốc Oai
Thành Phố Hà Nội.
- 30 hộ dân của 3 xã có làng nghề trên địa bàn Huyện Quốc Oai Thành
Phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ kết hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:

4


7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước về việc chỉ đạo hoạt
động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm giáo trình, đề tài khoa học, sách, báo, các tài liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề
tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục: Thông qua các phiếu trưng cầu ý
kiến, tìm hiểu nhận thức, nội dung, biện pháp thực hiện của cán bộ quản lý,
giáo viên, học sinh các trường THCS về môi trường và giáo dục môi trường.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc,
nguyên nhân và cách giải quyết những khó khăn trong giáo dục bảo vệ môi
trường đối với học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
cộng đồng dân cư Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập các thông tin khoa
học, các nhận định, đánh giá của những người am hiểu sâu sắc về chuyên

môn để có ý kiến đa số, khách quan về vấn đề cần xin ý kiến (Phòng môi
trường, phòng kinh tế, phòng địa chính, trung tâm y tế...).
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng Toán thống kê và phần mềm tin học để xử lý các kết quả
nghiên cứu của đề tài.
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1 Hệ thống và mở rộng lý luận về học tập thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Đề xuất nguyên tắc, xác định nội dung và quy
trình giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.

5


8.2 Mô tả thực trạng GDMT , GDMT cho học sinh THCS thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ; đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, quan
điểm và quá trình thực hiện GDMT của giáo viên, của học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói riêng và trong các hoạt động giáo dục ở
THCS nói chung.
8.3 Xác định các điều kiện để thực hiện, Xây dựng kế hoạch và thực
hiện nội dung giáo dục qua các giải pháp cụ thể ; đã chứng minh được tính
khoa học, khả thi và hiệu quả khi áp dụng GDMT cho học sinh THCS thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
9. Cấu trúc của nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn có 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường cho học sinh THCS
thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Chương 2. Thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện

Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư Huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn
Thế giới. Trong vài chục năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác
động của cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã
làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị
vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị
rối loạn. Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành
nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong
tương lai. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện
hàng loạt các các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề GDMT. GDMT là một
trong những biện pháp có hiệu quả nhất, giúp con người có nhận thức đúng
trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1984, tại cuộc họp Liên hiệp
quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) ở Pari, thuật ngữ “Giáo
dục môi trường” được sử dụng. Tiếp sau đó, có rất nhiều cố gắng để định
nghĩa thuật ngữ này. IUCN( Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới), 1970 đã
định nghĩa GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái

niệm nhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh
giá được sự quan hệ và tương tác giữa con người, nền văn hoá và thế giới
vật chất bao quanh GDMT đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ
quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan đến đặc tính môi trường.
Chương trình IEEP (Chương trình GDMT quốc tế) ra đời một hội thảo
ở Belyrade năm 1972. Hội thảo đưa ra bản tuyên bố liên chính phủ lần đầu

7


tiên về GDMT. Các mục đích, mục tiêu, những khái niệm cốt lõi và những
nguyên tắc hướng dẫn của chương trình được đưa ra vào một văn kiện của
hội thảo có tên là: “Hiến chương Belyrade - một hệ thống nguyên tắc toàn
cầu cho GDMT”. Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát GDMT được
đưa ra tại Belyrade có thể tóm tắt như sau:
Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế,
xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành phố.
Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức những giá
trị, quan niệm, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải
tạo môi trường
Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ
chức, cũng như toàn xã hội.
Tại Hội nghị liên chính phủ lần đầu tiên về GDMT do UNESCO tổ
chức tại Tbilisi (Liên Xô) năm 1977 có 66 thành viên các nước tham dự. Hội
nghị đưa ra các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi hơn nữa GDMT
trong chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Sự kiện quan
trọng này và những công bố liên tiếp theo dự kiến hội nghị đã tiếp tục đóng
góp cho hệ thống nguyên tắc của sự phát triển GDMT trên toàn thế giới
ngày nay. Hội nghị đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục
đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi

trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân
tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức,
nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách
có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi
trường và quản lý chất lượng môi trường”.
Giáo dục môi trường không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân
dân, giáo dục trong các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung học
chuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục
có cơ hội:

8


a) Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả
năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát
triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực
và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo
dục các kiến thức về môi trường.
b) Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi
trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với
bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó
có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho
mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần
hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
Mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với
môi trường.
c) Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực
trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách
hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham

gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể
nơi họ ở và làm việc đây là mục tiêu về khả năng
Hành động cụ thể:

Hình 1.1. Ba mục tiêu của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường hoàn toàn không tách rời những giá trị về kiến
thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương hay

9


khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững. Giáo dục môi
trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương
ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo
dục toàn cầu cũng như giáo dục môi trường địa phương, thậm chí về mặt
cam kết, hành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ - toàn cầu,
Hành động - Địa phương”.
Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá
nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ
môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết
vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai.
Đây là một trong những văn kiện có ý nghĩa quan trọng nhất quan tâm
tới vấn đề bảo tồn và GDMT trên toàn thế giới. Chiến lược bảo tồn thế giới
đã công bố (IUCN, 1980). Văn kiện cốt yếu này nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc giữ gìn tài nguyên thông qua “sự phát triển mang tính chất duy trì”
và ý nghĩa của mối quan hệ tương tác giữa bảo tồn và phát triển. Chiến lược
về bảo tồn thế giới có một chương về GDMT với nội dung tóm tắt như sau:
Nếu như đạt được các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cư xử của một xã
hội đối với sinh quyển phải bắt buộc thay đổi. Nhiệm vụ lâu dài của GDMT
là khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ mang tính đạo đức mới.

Từ năm 1986 trở đi, các hoạt động quốc tế tiếp tục bổ sung, đóng góp
cho chiến lược bảo tồn thế giới, giải quyết các vấn đề về GDMT, đạo đức và
văn hoá.
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hội nghị Tbilisi đầu tiên và Hội
nghị này một loạt các vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong đó có tầm
quan trọng đặt biệt của GDMT, với nội dung: Rốt cuộc là sẽ không có gì
giảm được mối đe doạ mang tính khu vực và quốc tế đối với môi trường trừ
khi ý thức của đại đa số quần chúng về mối liên quan thiết yếu giữa đặc

10


trưng môi trường và tiếp tục thoả mãn các nhu cầu của con người được thức
tỉnh. Hoạt động của con người phụ thuộc vào động cơ, mà động cơ phụ
thuộc vào sự hiểu biết của chúng. Vì thế chúng ta hiểu được tầm quan trọng
tại sao mỗi người phải nhận thức môi trường đúng đắn thông qua GDMT.
Cũng trong năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển
đã có báo cáo “Tương lai của chúng ta” (WCED, 1987). Bản báo cáo đã đưa
ra một công bố chính “Chương trình nghị sự toàn cầu” để nhất trí vấn đề môi
trường với sự phát triển, và vì thế đã tăng cường và mở rộng thực chất cuộc
bảo tồn thế giới 1980. Giáo dục được coi là phần trọng tâm của chương trình
này “Sự thay đổi trong thái độ mà chúng ta cố gắng làm phụ thuộc các chiến
dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng”
(WCED 1987). Tranh luận xuất phát từ báo cáo trên đã đưa tới một hội nghị
quan trọng thứ hai, sau hội nghị Stockholm 20 năm, hội nghị Liên hiệp quốc
về môi trường và sự phát triển hội nghị thượng đỉnh Brazil (1992).
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Rio de Janero năm 1992, hội thảo
trên một phạm vi rộng về các đề tài và vấn đề môi trường. Có nhiều công bố
dành cho GDMT thông qua suốt văn kiện. Một trong những kết quả chính
của hội nghị là sự nhất trí rằng phát triển và giáo dục và môi trường phải là

một bộ phận thống nhất của quá trình học tập ở cả hai dạng chính thức và
không chính thức. Và một dự kiến được đưa ra là mọi chính phủ phải nổ lực
phấn đấu để cập nhập hóa hoặc chuẩn bị các chiến lược nhằm mục đích kết
hợp môi trường và phát triển thành vấn đề trung tâm để đưa vào tất cả các
cấp giáo dục. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể
thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường.
Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù
nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp
hơn cho môi trường.

11


Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các
vấn đề môi trường, nghĩa là đào tạo ra các công dân có nhận thức, có trách
nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường.
Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích
kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý
nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm.
Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp
khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không
có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông
qua công tác giáo dục môi trường.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới công tác giáo dục,
đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thể hiện qua việc ban
hành các văn bản pháp luật công tác bảo vệ môi trường nói chung và công
tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay và đã có những chủ trương,
biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam:
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước,
của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã
hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ
môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên
truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ
môi trường”.

12


Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt
Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày29/11/2005 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Điều 5 và Điều 6
đề cập đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt

động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục.
Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng
của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày
25/6/1998 và sau này là Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo

13


×