Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quan hệ trung quốc nhật bản nửa sau thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 146 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................................. 4
2.1. Các học giả phương Tây ................................................................................ 4
2.2. Các học giả Trung Quốc ................................................................................ 6
2.3. Các học giả Nhật Bản .................................................................................... 7
2.4. Các học giả Việt Nam.................................................................................... 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 10
3.1. Mục đích ..................................................................................................... 10
3.2. Nhiệm vụ..................................................................................................... 10
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .............................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................................. 11
7. Bố cục của luận văn........................................................................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................ 12
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ NHẬT BẢN –
TRUNG QUỐC NỬA SAU THẾ KỶ XIX. ................................................................................ 12
1.1 Sự khủng hoảng, suy vong của vương triều Mãn Thanh và hệ lụy của nó đối
với quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX ...................................... 12
1.1.1. Sự khủng hoảng, suy vong của vương triều Mãn Thanh………………12
1.1.2. Hệ luỵ và tác động tới mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở nửa sau
thế kỷ XIX………………………………………………………………………….15


1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản và tham vọng bành trướng của đế quốc
Nhật ...................................................................................................................... 17
1.2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản ở nửa sau thế kỷ XIX…….…….17
1.2.2. Tham vọng bành trướng của đế quốc Nhật……………………………19


1.3. Quá trình xâm lược, can thiệp vào khu vực Đông Bắc Á của các nước tư bản
phương Tây ........................................................................................................... 23
1.3.1. Quá trình xâm lược khu vực Đông Bắc Á của các cường quốc phương Tây và tác
động của nó tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Trung Quốc…………………..…...23
1.4. Nhân tố địa – chính trị và lịch sử trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc .................... 28
1.4.1. Nhân tố địa - chính trị……………………….………………………...28
1.4.2. Nhân tố lịch sử………….……………………………………………...31
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC NỬA SAU
THẾ KỶ XIX ...................................................................................................................................... 33
2.1. Về chính trị ................................................................................................. 33
2.1.1. Quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Trung Quốc………………….……….33
2.1.2. Mâu thuẫn Nhật – Trung về vấn đề Triều Tiên……………….………...36
2.1.3. Nhật Bản tham gia liên quân 8 nước đàn áp phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.............42
2.2. Về quân sự .................................................................................................. 46
2.2.1. Nhật Bản xâm lược Đài Loan năm 1874………….…………………...46
2.2.2. Cuộc chiến tranh Nhật – Thanh (1894 – 1895) và Hiệp ước Shimonoseki
(Mã Quan)…………………………………………………...………………...………...50
2.3. Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX ...................... 56
2.3.1. Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Trung Quốc trước cuộc chiến tranh Nhật –
Thanh (1894– 1895)………………………………...…………………...…….…...57
2.3.2. Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Trung Quốc từ sau cuộc chiến tranh Nhật – Thanh
(1894 – 1895) đến hết thế kỷ XIX……...………………………………………………62
2.4. Về tư tưởng, văn hoá và giáo dục ................................................................ 70


2.4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Minh Trị Duy Tân đến Trung Quốc….……..70
2.4.2. Ảnh hưởng của tân thư, tân văn Nhật Bản đến Trung Quốc…….…….76
2.4.3. Sự suy giảm của Hán học ở Nhật Bản…………………….…………...80
* Tiểu kết chương 2........................................................................................... 87

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NHẬT BẢN – TRUNG
QUỐC NỬA SAU THẾ KỶ XIX .................................................................................................. 89
3.1. Đặc điểm quan hệ Nhật – Trung nửa sau thế kỷ XIX ................................... 89
3.1.1. Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX chủ yếu xoay
quanh vấn đề Triều Tiên…………………………………………………………...89
3.1.2. Quan hệ Nhật – Trung nửa sau thế kỷ XIX diễn tiến nhanh chóng, mau
lẹ với nhiều biến động, phức tạp…………………………………………………...94
3.2. Tác động quan hệ Nhật – Trung nửa sau thế kỷ XIX ................................. 105
3.2.1. Đối với Nhật Bản……………………………………………………..105
3.2.2. Đối với Trung Quốc…………………………………………………..108
3.2.3. Đối với các nước khác………………………………………………..112
* Tiểu kết chương 3......................................................................................... 114
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 119
PHỤ LỤC THAM KHẢO............................................................................................................. 127


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời kỳ cận đại, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và
Bắc Mỹ. Tiếp đó, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỷ XVIII
đã làm thay đổi mạnh mẽ lực lượng sản xuất cũng như đời sống kinh tế - xã hội ở
nhiều nước. Bước sang giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, Anh, Pháp, Mỹ… nhanh
chóng vươn lên, thay thế Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha để nắm lấy vị trí hàng đầu thế
giới về công thương nghiệp. Đặc biệt, giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX chứng kiến sự
thay đổi mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản với việc chuyển sang giai đoạn độc quyền.
Nhu cầu tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và thị trường đã thúc đẩy các quốc gia này
tăng cường quá trình bành trướng, xâm lược và mở rộng hệ thống thuộc địa.
Trong bối cảnh đó, châu Á nói chung, các nước ở vùng Đông Bắc Á nói
riêng sớm trở thành mục tiêu nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ở

châu Á, Anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào,
Campuchia…Mặc dù là những quốc gia lớn nhưng cả Trung Quốc và Nhật Bản đều
không tránh khỏi những mối đe dọa từ tham vọng bành trướng thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân.
Trung Quốc - một quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên và đông
dân cư, đã sớm trở thành “miếng mồi” thu hút các nước thực dân Âu – Mỹ. Chế độ
phong kiến Mãn Thanh lúc này đang lâm vào khủng hoảng, ngày càng tỏ ra bất lực
trong việc giải quyết các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại. Đặc biệt, sau thất bại
trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1840 – 1842), Trung Quốc buộc
phải ký Điều ước Nam Kinh (29 – 8 – 1842), cắt nhượng Hương Cảng và mở 5 cửa
biển để Anh vào buôn bán. Từ một quốc gia phong kiến độc lập, Trung Quốc từng
bước bị các nước thực dân xâu xé và đứng trước nguy cơ bị thôn tính hoàn toàn.
Trong khi đó, ở trong nước, thể chế chính trị phong kiến Mãn Thanh đang trên đà
suy thoái, lạc hậu, ngày càng tỏ ra phản động, bảo thủ và cản trở bước tiến của lịch
sử. Với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cùng nền văn hoá nặng về sùng bái cương,
thường luân lý Nho giáo …, tất cả khiến Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ XIX dần

1


suy yếu, đánh mất vị thế của mình trên bản đồ địa – chính trị thế giới và khu vực. Ở
Trung Quốc thời kì này đã xuất hiện nhiều phái cải cách muốn duy tân đất nước
nhưng đều bị thất bại. Từ chỗ là một quốc gia hùng mạnh thời phong kiến, Trung
Quốc bước vào thời kỳ cận đại đã quá lạc hậu so với các nước Âu – Mỹ và dần bị
cuốn vào cơn lốc của chủ nghĩa đế quốc.
Còn về phía Nhật Bản, sau thời kỳ “toả quốc” và không hề có một cuộc
chiến tranh lớn nào, đến giai đoạn này, chính quyền Mạc phủ Tokugawa phải đối
mặt với không ít vấn đề mà sự đe doạ từ chủ nghĩa thực dân phương Tây chính là
mối nguy hiểm lớn nhất với họ. Nga là nước đầu tiên cử người đến yêu cầu Nhật
Bản mở cửa để buôn bán. Tiếp đó là các nước khác như Anh, Pháp. Nhưng Mỹ mới

là quốc gia đóng vai trò quyết định tới việc mở cửa trở lại của Nhật Bản. Dựa vào
lực lượng quân sự hùng hậu, ngày 13 – 2 – 1854, Mĩ đã ép chính quyền Nhật phải kí
hiệp ước với nhiều điều khoản có lợi cho Mĩ.
Theo chân Mỹ, hàng loạt các nước thực dân khác cũng yêu cầu Nhật Bản
phải ký kết những điều ước tương tự: với Anh (10 – 1854); Nga (2 – 1855), Hà Lan
(11 – 1855)…. Điều đó khiến cho chính sách “toả quốc” của Nhật Bản chính thức
bị sụp đổ. Người Nhật không thể cưỡng lại được trước sức ép từ bên ngoài và họ đã
buộc phải mở cửa để hoà nhập trở lại với bên ngoài.
Bên cạnh đó, đến thời kì này, do nhiều sức ép nên mâu thuẫn trong xã hội
Nhật Bản cũng trở nên hết sức gay gắt. Một phong trào đấu tranh lật đổ chế độ Mạc
phủ đã được phát động, đặc biệt là khẩu hiệu “sonno joi” (tôn vương nhượng di)
được giương cao hơn bao giờ hết nhằm mục đích khôi phục lại vị thế của Thiên
hoàng. Kết quả là ngày 3 – 1 – 1868, Tướng quân Tokugawa Yoshinobu chính thức
bị tước đoạt đất đai, chức vụ để trao lại toàn bộ quyền lực cho Thiên hoàng. Lịch sử
nước Nhật bước sang một trang mới kể từ đây với sự trở lại nắm quyền thực tế của
Thiên hoàng Minh Trị.
Ngay sau khi trở lại nắm quyền, chính quyền Minh Trị đã đề ra một đường
lối chiến lược cho riêng mình, đó là độc lập quốc gia và phấn đấu từng bước tiến

2


lên bình đẳng với các nước phương Tây

(1)

. Con đường để đạt được mục tiêu đó

không ngoài việc thực hiện “Phú quốc cường binh” (Fukoku Kyohei). Một cuộc cải
cách, duy tân đất nước được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế,

chính trị đến văn hoá, giáo dục, xã hội…. Trên lĩnh vực chính trị, chính quyền Minh
Trị thực hiện việc “phế phiên lập huyện”, đảm bảo sự kiểm soát của chính quyền
mới trên quy mô toàn quốc. Trên lĩnh vực kinh tế, chính quyền mới thiết lập chế độ
tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện việc tự do buôn bán, trao
đổi. Trong giáo dục, nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật phương Tây được đưa vào
chương trình học, chế độ giáo dục bắt buộc được thi hành. Trong quân sự, quân đội
được tổ chức, hiện đại hoá theo mô hình của phương Tây…. Tất cả đã đem lại một
diện mạo mới cho nước Nhật ở nửa sau thế kỷ XIX và giúp họ tránh được hoạ xâm
lăng từ bên ngoài.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, mối quan hệ giữa Nhật
Bản và Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX cũng bắt đầu có nhiều thay đổi. Trong khi
Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc ở châu Á và dần sánh ngang với các
nước tư bản Âu – Mỹ thì Trung Quốc lại từng bước bị biến thành nước nửa thuộc
địa, nửa phong kiến. Sự thay đổi đó đã chi phối và có tác động sâu sắc tới mối quan
hệ Nhật – Trung ở nửa sau thế kỷ XIX. Nếu như ở quãng thời gian lịch sử trước đó,
quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc là mối quan hệ dựa trên hệ thống triều cống thì đến
những năm nửa sau thế kỷ XIX, mối quan hệ đó đã có sự thay đổi về chất khi Nhật
Bản vươn lên, làm chủ vận mệnh của mình còn Trung Quốc thì lại suy yếu và từng
bước bị biến thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Ngoài ra mối quan hệ này cũng có tác động qua lại tới chính chủ thể của nó:
với Trung Quốc là những tác động mạnh mẽ từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân của
Nhật. Còn với Nhật Bản, Trung Quốc là thị trường đầu tư và khai thác không thể bỏ
qua trong quá trình vươn lên và tập trung sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa của

1

Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2012, tr. 248.

3



mình. Những tác động đó có ảnh hưởng sâu sắc tới từng quốc gia và từ đó chi phối
sâu sắc mối quan hệ giữa hai nước ở nửa sau thế kỷ XIX.
Xuất phát từ yêu cầu tìm hiểu, làm rõ cơ sở thiết lập và vận hành của mối
quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc trong thời kỳ đầy biến động ở nửa
sau thế kỷ XIX; thực trạng của mối quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa; đồng thời cung cấp thêm những nhận định mới
trong việc phân tích, đánh giá mối quan hệ Nhật – Trung, tôi đã lựa chọn đề tài
“Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trong lịch sử, đặc biệt là ở giai đoạn nửa
sau thế kỉ XIX từ lâu đã được các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và học giả nhiều
nước khác trong đó có Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Dưới đây là một số công
trình mà tác giả luận văn đã tiếp xúc và tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
2.1. Các học giả phƣơng Tây
Tác giả William Lockwood đã có những phân tích, đánh giá về sự thay đổi
sâu sắc ở Nhật, từ đó có cái nhìn đối sánh với Trung Quốc trong việc đối phó với
những đe doạ từ bên ngoài ở nửa sau thế kỷ XIX. Những quan điểm cơ bản, những
cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả được thể hiện rõ trong bài viết “Japan‟s
response to the West, The Constrast with China” (Sự thích ứng của Nhật Bản với
phương Tây, Điều tương phản với Trung Quốc) do Johns Hopkins Press ấn hành
năm 1956.
Cuốn “The modern history of Japan” (Lịch sử hiện đại Nhật Bản) của
William Beasley (xuất bản năm 1963) đã tái hiện lại lịch sử Nhật Bản từ đầu thế kỷ
XIX đến thời hiện đại với những nét nổi bật về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong
các chương VII, VIII và IX, tác giả đã đề cập đến những diễn biến trong mối quan
hệ Nhật Bản – Trung Quốc xoay quanh vấn đề Triều Tiên, phân tích các chính sách
ngoại giao của chính phủ Minh Trị trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
Trung Quốc, về sự phát triển của thế lực quân sự Nhật với biến cố ở Triều Tiên, mở
rộng hải quân và cải cách quân đội, cùng với đó là bắt đầu công nghiệp hóa cận đại,


4


chiến tranh với Trung Quốc, chiến tranh với Nga và việc sáp nhập Triều Tiên trở
thành một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản ở nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tác giả R. H. P Mason và J. G. Caiger với cuốn sách “Lịch sử Nhật Bản”
(NXB Lao động, Hà Nội, 2003) do Nguyễn Văn Sỹ dịch, đã phân tích một cách chi
tiết và cụ thể quá trình thực thi các biện pháp cải cách, thay đổi của chính phủ Minh
Trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự đến kinh tế, ngoại giao, xã hội. Dù chỉ là một
chương trong cuốn sách song những gì mà các tác giả đi sâu phân tích, nhận xét đã
làm sáng rõ hơn về tình hình của Nhật Bản ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX.
Tác giả Gordon Andrew trong “A modern history of Japan: from Tokugawa
times to the present” (Lịch sử hiện đại Nhật Bản: từ thời kỳ Tokugawa đến hiện tại),
do NXB Đại học Oxford ấn hành năm 2003, đã trình bày lịch sử Nhật Bản từ thế kỷ
XIX đến cuối thế kỷ XX. Tác phẩm bắt đầu bằng sự đối sánh những thay đổi toàn
cầu với sự khủng hoảng về trật tự xã hội và chính trị của Nhật Bản dưới thời cầm
quyền của Tokugawa. Trong phần hai, tác giả làm rõ và phân tích khá kỹ về công
cuộc Duy Tân của Nhật Bản và những chuyển biến lớn lao của đất nước này vào
những năm cuối thế kỷ XIX, trong đó có nội dung liên quan đến cuộc chiến tranh
Đài Loan 1874 và chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) cũng như những chính
sách ngoại giao của hai bên ở nửa sau thế kỷ XIX.
Tác giả Leonard H. D. Gordon với “Confrontation over Taiwan Nineteenth
Century China and The Powers” (Vấn đề tranh chấp Đài Loan ở thế kỷ 19 giữa
Trung Quốc và các cường quốc), xuất bản năm 2007 bởi Lexington Books đã làm
rõ thêm một số vấn đề trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc thời kỳ này, đặc
biệt là vấn đề tranh chấp Đài Loan.
Cuốn sách “Bàn về Trung Quốc” của Henry Kissinger (NXB Công an nhân
dân ấn hành năm 2015) trình bày những quan điểm cơ bản về sự phát triển của
Trung Quốc trong giai đoạn cận – hiện đại. Là một nhà ngoại giao, một học giả nổi

tiếng người Mỹ, Henry Kissinger đã trình bày những quan điểm, góc nhìn của mình
về đặc điểm tư duy, chiến lược ngoại giao của người Trung Quốc, trong đó có các
vấn đề liên quan đến Nhật Bản, đặc biệt là ở chương 3: Từ đỉnh cao đến vực sâu.

5


Những thách thức từ Nhật Bản ở thời kỳ cận đại, những diễn biến trong sự kiện ở
Triều Tiên đã được tác giả phân tích, nhận xét khá thuyết phục.
2.2. Các học giả Trung Quốc
Một trong những học giả Trung Hoa rất quan tâm tới việc nghiên cứu mối
quan hệ Nhật – Trung thời cận đại là Tôn Trung Sơn. Trong tác phẩm “Bàn về quan
hệ Nhật – Trung ở Đông Á”, Tôn Văn luôn nhấn mạnh tới tư tưởng “châu Á chúng
ta là một nhà”

(2)

, khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc duy trì, phát

triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Theo Tôn Trung Sơn, việc duy trì
mối quan hệ giữa Trung Quốc, một nước “lớn nhất ở phương Đông” và Nhật Bản,
“nước mạnh nhất ở châu Á” sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo hoà bình, thịnh vượng cho
khu vực.
Cuốn sách “Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc” của Sở
Thụ Long, Kim Uy (Nguyễn Hoà Khánh, Hoàng Như Ly dịch) do NXB Chính trị
quốc gia ấn hành năm 2013 đã nêu rõ truyền thống văn hoá, triết học và ngoại giao
của Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, phân tích cơ sở lý
luận về tư tưởng chính trị của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề có liên
quan tới Nhật Bản.
Ngoài ra có thể kể đến những tác phẩm như “Sự thiết lập và tan rã của hệ

thống triều cống – Một cái nhìn khác về lịch sử quan hệ Trung – Nhật” của Hách
Tường Mãn (xuất bản năm 1996) đã phân tích, nhìn nhận mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Nhật Bản trong mối liên hệ với hệ thống triều cống kéo dài từ thời trung
đại cho tới thời cận đại; “Lịch sử quan hệ Trung – Nhật” do Tôn Nãi Dân (chủ
biên) xuất bản năm 2006, bao gồm 3 tập, là một công trình chuyên khảo nhìn nhận
về mối quan hệ giữa hai nước, trong đó tập 2 là phần lịch sử quan hệ Trung – Nhật
thời cận đại.

2

Theo Đỗ Tiến Sâm, Tôn Quốc Cường (chủ biên), Cách mạng Tân Hợi – 100 năm nhìn lại,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2012.

6


2.3. Các học giả Nhật Bản
Trong cuốn “The Economic Development of Japan, The path traveled by
Japan as a developing country” (Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Con đường
của quốc gia phát triển mà Nhật đã đi qua) xuất bản năm 2005, học giả Kenichi
Ohno đã tái hiện lại con đường phát triển kinh tế của Nhật Bản kể từ thời kỳ Minh
Trị Duy Tân cho đến giai đoạn hiện đại. Tác giả đã làm rõ những chiến lược phát
triển của chính phủ Minh Trị, việc cải cách chế độ thuế khoá, du nhập những kỹ
thuật công nghệ và việc mở cửa phát triển của đất nước Nhật Bản. Đặc biệt, Kenichi
Ohno đã phân tích và đưa ra những dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ kinh tế, trao
đổi buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở nửa sau thế kỷ XIX, khẳng định tầm
quan trọng của mối quan hệ này đối với hai quốc gia trong quá trình phát triển và
cận đại hoá nền kinh tế của mình.
Ngoài ra còn có học giả Yoshiro Miwa với bài viết “Japanese industrial

finance at the close of the 19th century: Trade credit and financial intermediation”
(Ngành công nghiệp tài chính Nhật Bản ở cuối thế kỷ 19: tín dụng thương mại và
khoảng cách tài chính), đăng trên Tạp chí Lịch sử kinh tế số 43, năm 2006. Trong
đó ông đề cập đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản, việc đầu tư
ra bên ngoài với các thị trường ở châu Á trong đó có Trung Quốc, cũng như sự hình
thành những tập đoàn tư bản độc quyền ở nửa sau thế kỷ XIX.
Học giả Irie Akira với cuốn sách “Ngoại giao Nhật Bản - Từ Minh Trị Duy
Tân đến hiện đại” (NXB Tri thức ấn hành năm 2013, dịch giả Nguyễn Đức Minh,
Lê Thị Bình). Cuốn sách ghi lại những suy nghĩ của tác giả về quan hệ đối ngoại
của Nhật Bản cận đại, phân tích chi tiết về “thuyết thoát Á – nhập Âu” của
Fukuzawa, về “nền ngoại giao không tư tưởng” và những quan điểm, cách nhìn
nhận của chính phủ Nhật Bản về Trung Quốc. Ở đây tác giả không liệt kê các sự
kiện một cách chung chung mà suy nghĩ đến những điều phía sau các sự kiện bề
mặt và ý nghĩa của chúng đối với thời đại hiện nay.

7


2.4. Các học giả Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh trong bài viết “Nhật Bản - nhịp cầu chuyển
tải tư tưởng và văn minh phương Tây vào phương Đông, in trong “Tân thư và xã
hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” do NXB Chính trị quốc gia ấn hành
năm 1997 đã chỉ rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tân văn, tân thư từ Nhật Bản tới
các nước láng giềng xung quanh, trong đó có Trung Quốc. Với tác động từ những
tân thư, tân văn đó, các luồng tư tưởng mới về duy tân, cải cách đất nước bắt đầu nở
rộ và phát triển, đưa tới hàng loạt phong trào cải cách, duy tân ở Trung Quốc nói
riêng và ở châu Á nói chung.
Hay tác giả Hoàng Minh Lợi với “Đường lối chính trị, đối ngoại và quân sự
của chính quyền Minh Trị thời kỳ 1886 – 1912”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á số 5 – 2002. Trong bài viết của mình tác giả đã đề cập đến chính sách

đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn này, trong đó có các chính sách liên quan đến
Trung Quốc ở nửa sau thế kỷ XIX.
Trong bài viết có tựa đề Phong trào Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc 1898
(Khát vọng và phát triển hội nhập), trong cuốn Một số chuyên đề Lịch sử thế giới,
GS Vũ Dương Ninh (chủ biên), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tác giả
Nguyễn Văn Hồng đã đề cập, phân tích những tác động của cuộc Duy Tân Minh Trị
ở Nhật tới Trung Quốc. Những trí thức đương thời ở Trung Quốc lúc bấy giờ, tiêu
biểu là Khang Hữu Vi đã tiếp thu những ảnh hưởng đó, tích cực tuyên truyền và
phát động một phong trào cải cách, tự cường ở Trung Quốc.
Từ việc khái quát về đất nước, con người cũng như đặc điểm kinh tế, xã hội
và chính sách ngoại giao của Nhật Bản, cuốn “Nhật Bản cận đại” của Vĩnh Sính
(NXB Lao động ấn hành năm 2014) đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái
quát về sự chuyển mình của đất nước này trong thời kỳ cận đại, đặc biệt là thời gian
cầm quyền của Thiên hoàng Minh Trị (Meiji). Trong đó đáng chú ý là việc Vĩnh
Sính đã làm rõ và phân tích khá kỹ cuộc chiến tranh Thanh – Nhật (1894 – 1895),
một trong những sự kiện nổi bật trong quan hệ giữa hai nước thời kỳ này.

8


Bài viết “Nhật Bản lùi bước sau Shimonoseki để khẳng định vị thế siêu
cường thế giới ở Postmouth (1895 – 1905)”, (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2
– 2016) của tác giả Lại Bích Ngọc thông qua việc phân tích vai trò của Nhật cũng
như những hệ quả sau đó từ việc ký Hiệp ước Mã Quan (Shimonoseki) đã đóng góp
thêm một góc nhìn mới về mối quan hệ ngoại giao cũng như những ràng buộc giữa
Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn đó.
Bên cạnh đó là những cuốn sách, tác phẩm và bài viết đề cập đến quan hệ
Trung Quốc – Nhật Bản được khai thác ở các mức độ khác nhau như: Đào Duy Đạt
với “Tư tưởng cận đại hoá của Tôn Trung Sơn – Quá trình hình thành và phát
triển”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 – 2006, trong đó phân tích

khá rõ nét về tư tưởng hợp tác Nhật – Trung ở Đông Á của Tôn Văn; Đào Trinh
Nhất với “Nhật Bản duy tân 30 năm”, đã khái quát và làm rõ công cuộc thay đổi,
phát triển đất nước ở Nhật Bản thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX; cuốn “Bài giảng chuyên
đề nghiên cứu Nhật Bản – Nhật Bản và châu Á” do Phan Hải Linh chủ biên đã đề
cập đến sự giao lưu văn hoá thời kỳ này giữa hai nước, khắc hoạ và làm nổi bật
những đặc điểm của nền giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ cận đại.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Nhật Bản và
Trung Quốc ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX. Những công trình này cho thấy việc
nghiên cứu quan hệ hai nước Nhật Bản – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu
nhất định.
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu hệ
thống và chuyên sâu đó là: Những cơ sở việc thiết lập quan hệ giữa hai nước ở giai
đoạn nửa sau thế kỉ XIX; quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa; đặc điểm của mối quan hệ này cũng như tác động lịch sử
của nó tới mỗi quốc gia và khu vực Đông Bắc Á nói chung.
Trên cơ sở khai thác các nguồn tài liệu, đặc biệt là các tư liệu gốc, kế thừa
thành quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, luận văn sẽ đi sâu
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên.

9


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khôi phục lại một cách hệ thống, toàn
diện mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa; đưa ra những nhận định,
đánh giá về tính chất, đặc điểm và tác động của mối quan hệ này; trên cơ sở đó luận
văn bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử quan hệ quốc tế
ở Đông Á cũng như lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX.

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
- Phân tích những nhân tố tác động đến mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở
giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX.
- Tái hiện và phân tích toàn diện mối quan hệ giữa hai nước ở giai đoạn nửa
sau thế kỉ XIX trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.
- Phân tích đặc điểm và tác động của mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở
giai đoạn này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản
và Trung Quốc ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian và thời gian là Nhật Bản và Trung Quốc ở nửa sau
thế kỷ XIX.
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở
nửa sau thế kỷ XIX trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra luận văn cũng sử dụng những phương

10


pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
Về nguồn tài liệu, luận văn sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các sách
báo, tạp chí, tài liệu từ Internet có liên quan đến đề tài bằng cả tiếng Việt và tiếng
Anh. Đặc biệt là các tài liệu gốc bao gồm các công hàm ngoại giao, thư từ trao đổi

để làm nổi bật và rõ nét hơn về mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở nửa sau thế
kỷ XIX.
6. Đóng góp của luận văn
Giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra, luận văn có những đóng góp sau:
-

Tái hiện một cách hệ thống, toàn diện quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và

Trung Quốc trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.
-

Bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Nhật Bản và

Trung Quốc thời cận đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động tới quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa
sau thế kỷ XIX
Chương 2: Thực trạng quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX
Chương 3: Đặc điểm và tác động của quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa
sau thế kỉ XIX

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ NHẬT
BẢN – TRUNG QUỐC NỬA SAU THẾ KỶ XIX.
1.1 Sự khủng hoảng, suy vong của vương triều Mãn Thanh và hệ lụy của
nó đối với quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc nửa sau thế kỷ XIX

1.1.1. Sự khủng hoảng, suy vong của vương triều Mãn Thanh
Trung Quốc bước vào nửa sau thế kỷ XIX với không ít biến động và khủng
hoảng triền miên. Trước bão táp lịch sử, vương triều Mãn Thanh ngày càng tỏ ra
thối nát, khủng hoảng và không còn khả năng đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
Về chính trị, vương triều phong kiến Mãn Thanh sau một thời gian dài cầm
quyền ngày càng tỏ ra bất lực với các vấn đề nội trị và đối ngoại. Ở trong nước,
chính quyền trung ương suy yếu và không còn đủ khả năng cai quản đất nước. Hàng
loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền duyên hải
đến miền nội địa… khiến chính quyền phong kiến Mãn Thanh lung lay tận gốc rễ.
Trong khi đó, ở bên ngoài, các cường quốc phương Tây ngày càng nhòm ngó
đến quốc gia với tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân cư đông đúc này. Từ
những năm 1830, Anh đã tìm cách đầu độc Trung Quốc bằng thuốc phiện. Trước
Chiến tranh Nha phiến, nước Anh đã đưa vào Trung Quốc hàng chục ngàn hòm
thuốc phiện, rồi từ Trung Quốc mang về nước hàng chục vạn lạng bạc, tạo nên sự
cạn kiệt bạc trắng ở Trung Quốc. Giá bạc không ngừng tăng cao. Công, thương
nghiệp đình trệ. Dân chúng Trung Quốc lâm vào cảnh khốn quẫn.
Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán và xoá bỏ thuốc phiện thì Anh đã
dùng lực lượng quân sự để giải quyết, dẫn tới cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ
nhất năm 1840. Dù áp đảo về quân số song sự lạc hậu về kỹ chiến thuật, phương
tiện và vũ khí chiến đấu khiến nhà Thanh nhanh chóng thất bại. Hiệp ước Nam Kinh
được ký kết vào ngày 29 – 8 – 1842, Thanh triều buộc phải mở 5 cửa biển Quảng
Châu, Hạ Môn, Thượng Hải, Ninh Ba, Phúc Châu cho các cường quốc bên ngoài

12


vào buôn bán, chấp nhận bồi thường một khoản chiến phí và cắt nhượng vùng đất
Hương Cảng cho Anh. Với Hiệp ước Nam Kinh, lịch sử Trung Quốc từ đây bước
sang một ngã rẽ mới với nhiều biến động, trắc trở. Từ một quốc gia phong kiến độc
lập dần trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, dân tộc Trung Quốc

bước vào thời kỳ lịch sử cận đại với thân phận nô lệ và biết bao tủi nhục, đau
thương.
Không chỉ dừng lại ở đó, sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, các nước
thực dân Âu – Mỹ tiếp tục đua nhau nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Chỉ trong khoảng
thời gian ngắn, Trung Quốc đã phải nhiều lần ký các hiệp ước cắt đất đai và những
điều ước bất bình đẳng, khiến nhân dân Trung Quốc phải chịu thêm những tai hoạ
mới. Triều đình Mãn Thanh lại tỏ ra hèn nhát, chỉ lo củng cố quyền lực dòng họ mà
không dám tổ chức nhân dân đứng lên kháng chiến. Điều đó càng khiến cho mâu
thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Trung Quốc với giai cấp thống trị thêm phần sâu
sắc. Sự đe doạ từ các thế lực bên ngoài, sự khủng hoảng chính trị ở trong nước, tất
cả khiến dân tộc Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ tồn vong của mình ở nửa sau
thế kỷ XIX.
Về kinh tế, nền kinh tế tiểu nông với kỹ thuật lạc hậu, thấp kém và thói quen
tự cấp tự túc ngày càng tỏ ra trì trệ. Chính sách thuế khoá nặng nề, chiến tranh liên
miên đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nông nghiệp ở Trung Quốc. Công, thương
nghiệp thì đình đốn. Hàng hoá thì khan hiếm…. Dù đây đó đã xuất hiện những mầm
mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, song sự đè nén của chính quyền phong kiến
Mãn Thanh, kỹ thuật phương tiện lạc hậu…, tất cả đã khiến kinh tế Trung Quốc nửa
sau thế kỷ XIX không thể phát triển và vươn lên. Trái lại nó vẫn chỉ là nền kinh tế
nông nghiệp đơn thuần, với lối sản xuất lạc hậu, thấp kém. Từ chỗ là một trung tâm
kinh tế, một cường quốc phong kiến, bước vào nửa sau thế kỷ XIX, Trung Quốc đã
tỏ ra quá lạc hậu so với các nước phương Tây.
Về văn hoá – giáo dục, lối dạy “tầm chương trích cú” đã trở nên lỗi thời, lạc
hậu. Việc tuyển chọn, đào tạo nhân tài theo lối dùi mài kinh sử và không có ý nghĩa

13


thực tiễn. Quan lại được đào tạo ra chỉ sùng bái “tam cương, ngũ thường”, chú trọng
luân lý của Nho giáo mà coi khinh khoa học kỹ thuật. Quan niệm “dĩ nông vi bản”

(lấy nông làm gốc) ăn sâu bén rễ, trở thành sợi dây trói buộc xã hội Trung Quốc
trong hàng ngàn năm.
Những biến động về chính trị, kinh tế làm cho xã hội Trung Quốc phân hoá
nhanh chóng. Giai cấp thống trị Mãn Thanh chỉ lo ăn chơi xa hoa, không quan tâm
đến tình hình kinh tế xã hội. Trong khi đó, giai cấp nông dân – lực lượng sản xuất
chính của xã hội bị đè nén, áp bức và chịu hàng trăm thứ thuế khoá. Họ không
những phải nộp thuế bằng bạc trắng mà còn phải chịu gánh nặng của việc bồi
thường chiến phí. Mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra khiến cuộc sống người
nông dân rơi vào cảnh lao đao. Bên cạnh đó, về mặt giai cấp đã xuất hiện những bộ
phận mới như giai cấp công nhân, tư sản mại bản….
Như vậy Trung Quốc bước vào nửa sau thế kỷ XIX với không ít biến động
và khó khăn. Những bất ổn ở trong nước cộng với sự xâm lược về bên ngoài khiến
quốc gia này đứng trước nguy cơ bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Điều đó đã tác động tới không ít những sĩ phu, trí thức tiến bộ lúc bấy giờ. Họ mong
muốn Trung Quốc thay đổi, thực hiện những cuộc cải cách để duy tân, phát triển và
thoát khỏi hoạ xâm lăng. Thế nhưng triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ không chịu
thay đổi, vẫn tỏ ra bảo thủ và cố chấp để bám lấy lợi ích dòng họ. Tập đoàn phong
kiến Mãn Thanh, từ người đứng đầu đến bộ phận quan lại chóp bu chỉ khư khư giữ
lấy lợi ích của mình mà không quan tâm đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Điều đó khiến Trung Quốc dần đánh mất mình và trở thành mục tiêu để các nước
thực dân Âu – Mỹ xâm chiếm ở nửa sau thế kỷ XIX.
Có thể nói, bước vào thời kỳ cận đại, Trung Quốc đã dần suy yếu và triều
đình Mãn Thanh gần như không còn khả năng đảm đương được sứ mệnh của lịch
sử. Ở nửa sau thế kỷ XIX, Trung Quốc không còn khả năng để tự vệ. Nền độc lập
dân tộc bị đe doạ trước sự xâm lăng từ bên ngoài. Cũng vì thế mà ảnh hưởng và địa
vị của Trung Quốc trên trường quốc tế và khu vực cũng suy giảm. Luật chơi và

14



những quy định ngoại giao thời phong kiến đã không còn có ý nghĩa. Trung Quốc,
một cường quốc, “thiên triều” thời trung đại, giờ đây trở thành một “quân cờ” trên
bản đồ địa – chính trị và vốn đã không còn được coi trọng như xưa.
1.1.2. Hệ luỵ và tác động tới mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ở nửa
sau thế kỷ XIX
Nhật Bản và Trung Quốc, với những điều kiện địa lý, lịch sử và truyền thống
văn hoá, từ lâu đã có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Nhìn lại dòng chảy của
lịch sử không khó để nhận ra những thay đổi và thăng trầm của mối quan hệ đó. Dù
có lúc này lúc kia nhưng không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của mối
quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân
tộc.
Thời kỳ trung đại, trong lịch sử Đông Bắc Á, Trung Quốc đã xây dựng nên
một hệ thống triều cống và duy trì nó trong một thời gian dài. Nó là biểu hiện của
một trật tự bá quyền mà ở đó, Trung Quốc, với sức mạnh của mình, thiết lập quyền
bá chủ với các quốc gia khác. Với quan niệm “Hoa Di khác biệt”, Trung Quốc coi
mình khi đó là “trung tâm của trời đất”, Hoàng đế của Trung Quốc là “Thiên tử”,
“con trời” và coi các nước xung quanh là những chư hầu của mình. Đây cũng là
điều dễ hiểu bởi khi đó Trung Quốc là quốc gia cơ bản ổn định về chính trị, có sức
mạnh về kinh tế và đủ uy tín để xây dựng một hệ thống trật tự lấy mình làm trung
tâm. Nhật Bản tuy không phải là nước phiên thuộc của Trung Quốc, nhưng ở thời
điểm đó, các vương triều phong kiến Trung Hoa vẫn là người có tiếng nói quan
trọng tới việc duy trì mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia, dân tộc. Thông qua
nhiều con đường, Nhật Bản đã tiếp thu văn minh Trung Hoa và là một bộ phận
không tách rời của văn minh Đông Bắc Á.
Thế nhưng, điều đó không thể duy trì mãi mà đã có sự thay đổi ở nửa sau thế
kỷ XIX. Nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ chính sự thay đổi trong tương quan lực
lượng giữa các nước. Trung Quốc, đã từng là một trung tâm về kinh tế, chính trị và

15



văn hoá thời trung đại, giờ đây bước vào nửa sau thế kỷ XIX với không ít biến
động, khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng của vương triều phong kiến Mãn
Thanh đã khiến Trung Quốc giờ đây cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược, bị biến
thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. “Con rồng” của châu Á đã và đang
ngủ quên trong ký ức vang bóng một thời mà quên mất rằng thời đại đang có những
bước tiến nhanh chóng. Giờ đây, Trung Quốc cũng như những nước khác, trở thành
mục tiêu xâm chiếm của các nước thực dân Âu – Mỹ. Hiệp ước Nam Kinh (1842) là
“phát súng hiệu” mở đầu của lịch sử Trung Quốc thời cận đại, cũng là mở đầu cho
quãng thời gian mà Trung Quốc phải chịu thân phận của một kẻ bị nô dịch, đè nén
và áp bức. Từ chỗ là trung tâm của trật tự khu vực và châu lục, Trung Quốc giờ đây
chỉ còn là cái bóng của chính mình và không còn quyền làm chủ cuộc chơi ngoại
giao.
Vào nửa sau thế kỷ XIX, quan hệ ở khu vực Đông Bắc Á nói chung, quan hệ
Nhật Bản – Trung Quốc nói riêng có sự thay đổi cơ bản về nội dung: đó là sự sụp
đổ của hệ thống triều cống Hoa Hạ và làn sóng “Tây phương hoá” từ các nước tư
bản phương Tây. Sự thay đổi này đến từ chính sự suy yếu và lạc hậu, lỗi thời của
phương thức sản xuất phong kiến ở Trung Quốc, vốn đã tồn tại hàng ngàn năm ở
đây. Khi sức mạnh về chính trị và kinh tế đã không còn, Trung Quốc cũng mất đi
tiếng nói và trọng lượng trên bàn ngoại giao. Cũng vì thế mà Nhật Bản, vốn không
phải là phiên thuộc của Trung Quốc, ở nửa sau thế kỷ XIX gần như không còn mối
liên hệ ràng buộc nào. Những yếu tố Hán hoá trước đây được Nhật tiếp thu giờ cũng
dần bị phai nhạt trước ảnh hưởng mạnh mẽ từ chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ở góc độ khác, Trung Quốc và Nhật Bản lúc này đều là những người ở vị thế
của kẻ thứ yếu, không phải là trung tâm của bàn cờ ngoại giao, càng không đủ thực
lực và sức mạnh để áp đặt những quy định ngoại giao cho các nước khác. Nếu như
trước đây, Trung Quốc tự hào là nước lớn, với sức mạnh và khả năng áp đặt đối với
các dân tộc khác thì vào nửa sau thế kỷ XIX, họ cũng là một đối tượng bị xâm lược,
bị đem ra mặc cả và có nguy cơ bị thôn tính hoàn toàn. Còn Nhật Bản, trong bối


16


cảnh lịch sử lúc bấy giờ, họ cũng tìm cho mình một lối đi riêng chứ không phụ
thuộc vào Trung Hoa như trước. Trên thực tế, quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc lúc
bấy giờ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố ở bên ngoài
khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là sự xâm lược và can thiệp của chủ nghĩa thực dân
phương Tây.
1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản và tham vọng bành trướng của
đế quốc Nhật
1.2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản ở nửa sau thế kỷ XIX
Áp lực từ các cường quốc bên ngoài cộng với sự nhượng bộ của chính quyền
Mạc phủ đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong xã hội Nhật. Một phong trào
đấu tranh rộng lớn đòi lật đổ chế độ Mạc phủ và trao lại quyền hành cho Thiên
hoàng đã diễn ra. Hệ quả là ngày 3 – 1 – 1868, Tướng quân Tokugawa Yoshinobu
chính thức bị tước đoạt quyền hành để trao lại cho Thiên hoàng. Đồng thời, Thái tử
Mutsuhito kế vị năm 1867 (lấy hiệu là Meiji – Minh Trị), mở ra một chương mới
trong lịch sử Nhật Bản ở nửa sau thế kỷ XIX.
Chính quyền mới được thành lập nhanh chóng củng cố bộ máy tổ chức cũng
như quyền lực của mình. Việc “phế phiên lập huyện” được tiến hành có ý nghĩa hết
sức to lớn, đã thống nhất bộ máy nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, nó
tạo ra những tiền đề cơ bản để chính quyền mới thực thi các chính sách cải cách, tạo
ra sức bật và diện mạo mới cho Nhật Bản ở nửa sau thế kỷ XIX.
Về kinh tế, chính quyền mới đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng, mở rộng
phát triển sản xuất, khuyến khích mở mang công thương nghiệp. Những cơ chế kinh
tế mang tính chất phong kiến bị xoá bỏ, mở đường cho sự hình thành và phát triển
của một nền kinh tế hiện đại. Hàng ngàn xí nghiệp công nghiệp có từ 10 đến 20
công nhân trở lên được thành lập. Các ngành công nghiệp chè, thuốc lá, đồ sứ và
đặc biệt là ngành dệt phát triển khá nhanh chóng. Có được những bước phát triển
mạnh mẽ như vậy chính là do Nhật Bản đã nhanh chóng ứng dụng kỹ thuật mới tiếp


17


thu từ các nước phương Tây, nhờ đó đã mở đường cho những thành tựu quan trọng
trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là việc phát triển công thương nghiệp. Chỉ sau một
khoảng thời gian ngắn, Nhật đã dần xây dựng cho mình một nền kinh tế hiện đại và
không thua kém gì so với các nước tư bản Âu – Mỹ.
Cùng với kinh tế, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc cũng được đầu tư
phát triển. Năm 1869, Nhật Bản khánh thành hệ thống điện tín Tokyo – Yokohama.
Đến năm 1873, mạng lưới điện tín từ Tokyo đến Nagasaki và năm 1874, từ Tokyo
đến Aomori được hoàn thành. Năm 1876, ngay sau khi điện thoại được phát minh
một năm ở Canada, đường điện thoại giữa Tokyo và Yokohama cũng được đưa vào
sử dụng. Năm 1871, Nhật Bản thiết lập đường bưu chính giữa Tokyo và Osaka, đến
năm sau thì được áp dụng trên quy mô toàn quốc. Ngoài ra, đường xe lửa đầu tiên
của Nhật Bản nối Tokyo với Yokohama được khánh thành năm 1872 với sự giúp đỡ
của các chuyên gia người Anh. Đến năm 1889, toàn bộ tuyến đường Tokaido nối
liền Tokyo và Kobe đã được hoàn thành. Tổng cộng, đến năm 1893, Nhật Bản đã có
hơn 2.000 dặm đường xe lửa, 4.000 dặm đường điện thoại và 100.000 tấn trọng tải
tàu biển chạy bằng hơi nước (3).
Đồng thời, chính quyền mới cũng tổ chức lại hệ thống tài chính, thiết lập chế
độ tiền tệ hiện đại. Năm 1871, chính quyền Minh Trị ban hành quy định chế độ tiền
tệ mới của Nhật Bản và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc gia theo mô hình của Hoa
Kỳ. Chính quyền mới xoá bỏ những hạn chế về cải cách ruộng công, công nhận
quyền tự do trồng trọt và chấp nhập việc buôn bán đất đai. Điều đó giúp chính
quyền Minh Trị ổn định được nguồn tài chính, là cơ sở quan trọng để thực thi các
chính sách mới: phú quốc cường binh, thực sản hưng nghiệp và văn minh khai hoá.
Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng hết sức được quan tâm và đầu tư phát
triển. Để tạo động lực đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, chính phủ
Minh Trị đã xây dựng một nền giáo dục theo mô hình phương Tây. Hàng ngàn

3

Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2012, tr. 256 – 257.

18


chuyên gia nước ngoài được mời sang Nhật để giảng dạy trong nhiều ngành khác
nhau như chính trị, luật pháp, kinh tế, tiền tệ, quân sự…. Chế độ giáo dục bắt buộc
được thi hành. Hệ thống các trường từ cấp tiểu học tới bậc đại học được hoàn thiện.
Rất nhiều người trong đó sau này trở thành những nhân vật chủ chốt trong chính
quyền Nhật Bản.
Về xã hội, trong khoảng hai thập kỷ đầu thời Minh Trị, xu hướng Âu hoá,
tiếp thu văn minh phương Tây đã làm biến đổi hoàn toàn bộ mặt xã hội Nhật Bản.
Mọi tầng lớp nhân dân tiếp thu những ảnh hưởng từ văn minh phương Tây; đàn ông
cắt tóc ngắn, mặc Âu phục, đồng hồ bỏ túi; phụ nữ đội mũ, cầm ô; người dân bỏ
Âm lịch để chuyển sang dùng Dương lịch…. Tất cả khiến cho đời sống xã hội Nhật
Bản thay đổi hoàn toàn ở nửa sau thế kỷ XIX.
Như vậy là trong lịch sử của mình, một lần nữa Nhật Bản lại mở rộng cánh
cửa và tiếp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài. Dưới thời Minh Trị, một “làn gió
mới” từ phương Tây đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cũng
như các tổ chức, thiết chế truyền thống của người Nhật. Nó được thực hiện trong
bối cảnh những áp lực từ bên ngoài buộc Nhật Bản phải hành động cần kíp. Vào
nửa sau thế kỷ XIX, với một chính quyền mới năng động, trẻ trung, đứng đầu là
Thiên hoàng Minh Trị, cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp cựu võ sỹ
(samurai), cuộc cải cách và duy tân đất nước đã được thực hiện. Lịch sử gọi đó là
cuộc Duy Tân Minh Trị. Sau cuộc cải cách này, Nhật Bản ở vào một vị thế hoàn
toàn khác và dần thoát khỏi nguy cơ bị các nước thực dân Âu – Mỹ xâm lược.
1.2.2. Tham vọng bành trướng của đế quốc Nhật
Trước năm 1868, Nhật Bản chỉ là một quốc gia cô lập với bên ngoài, đóng

kín và không có nhiều ảnh hưởng. Sau khi công cuộc Minh Trị Duy Tân được bắt
đầu, lịch sử Nhật Bản bước sang một giai đoạn mới, tiến lên phát triển theo hướng
tư bản chủ nghĩa và từng bước bành trướng ra bên ngoài. Thời điểm nửa sau thế kỷ
XIX, về chính sách đối ngoại, Nhật Bản đề ra hai mục tiêu rất rõ ràng: sửa đổi các

19


hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây và từng bước gây ảnh hưởng, bành trướng
ra khu vực Đông Bắc Á.
Để sửa đổi những điều khoản bất bình đẳng mà Nhật đã phải ký vào cuối
thời Tokugawa, chính quyền Minh Trị đã cử một phái đoàn cấp cao do Iwakura
Tomomi dẫn đầu, gồm 48 thành viên, trong đó có nhiều nhân vật cấp cao như Kido
Takayoshi, Okubo Toshimichi, Ito Hirobumi, Yamaguchi… sang các nước Âu –
Mỹ để đàm phán. Trải qua gần 2 năm (từ tháng 11 – 1879 đến tháng 9 – 1873), phái
đoàn đã tới Mỹ và 11 nước châu Âu khác. Mặc dù không thể sửa đổi các hiệp ước
bất bình đẳng, nhưng những quan sát, ghi chép tỉ mỉ của sứ đoàn về tình hình kinh
tế, chính trị, văn hoá xã hội ở những nơi đoàn đi qua đã có tác động tích cực tới
Nhật Bản, tiếp thêm quyết tâm cho họ trong quá trình hiện đại hoá theo mô hình của
các nước phương Tây. Trên hết, tham vọng của chính quyền Minh Trị là đưa Nhật
tiến lên ngang hàng, bình đẳng với các nước tư bản Âu – Mỹ, thực hiện tinh thần
“học hỏi Tây phương, bắt kịp Tây phương, đi vượt Tây phương” (Seiyo o manabi,
Seiyo ni oitsuki, Seiyo o oinuku) (4).
Ngoài vấn đề xem xét lại các điều khoản, hiệp ước bất bình đẳng đã ký,
chính quyền Minh Trị còn chú ý tới việc phân định ranh giới và an ninh quốc gia,
vấn đề bang giao với ba dân tộc láng giềng. “Nhật Bản ngay từ thời kỳ Minh Trị đã
soạn thảo ra cái gọi là Chính Sách Lục Địa. Nội dung cơ bản của chính sách này
là: trước tiên chinh phục Đài Loan, rồi sau đó chinh phục Triều Tiên, và lấy Triều
Tiên làm bàn đạp để chinh phục Mãn – Mông, rồi sau đó lại tiến lên một bước
chinh phục toàn Trung Quốc và toàn thế giới” (5) .

Tham vọng bành trướng của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á thời kỳ này
được thể hiện rõ nét qua những sự kiện sau:
4 Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, NXB Lao động, 2015, tr. 129.
5 Cát Kiếm Hùng, Bước thịnh suy của các triều địa phong kiến Trung Quốc, nhà Minh,
Thanh, tập III, NXB Văn hoá thông tin, Phong Đảo dịch, 2005, tr. 339.

20


Năm 1873, trong khi sứ đoàn của Iwakura Tomomi đi sứ thì Okuma
Shinegobu, Saigo Takamori và Itagaki Taisuke (lúc bấy giờ đang đảm nhiệm vai trò
chỉ đạo công việc trong nước) đã có ý định đưa quân sang Triều Tiên để “thị uy”.
Những người này chủ trương theo thuyết “Chinh Hàn luận” (Saikaron), nghĩa là
phải sử dụng sức mạnh quân sự để cưỡng bức Triều Tiên “mở cửa” (6). Điều đó cho
thấy thái độ cứng rắn, quan điểm sử dụng vũ lực để khẳng định sức mạnh trong một
bộ phận giới lãnh đạo Nhật Bản. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một đường
lối chính trị, ngoại giao mang tính chất quân phiệt của Nhật Bản trong tương lai.
Năm 1874, Nhật Bản đã gây ra cuộc xung đột trên đảo Đài Loan. Lấy cớ Đài
Loan giết hại 54 thuỷ thủ người Ryukyu (Lưu Cầu) khi thuyền của họ trôi dạt vào
đây, Nhật Bản đã cử Saigo Tsugumichi (em trai của Saigo Takamori) dẫn quân sang
Đài Loan và gây ra vụ xung đột với nhà Thanh (7). Sau đó, một hiệp ước đã được ký
kết vào tháng 10 – 1874 giữa Okubo Toshimichi của Nhật Bản và Dịch Hân thuộc
Tổng lý nha môn của Trung Quốc (8).
Tháng 9 – 1875, Nhật Bản gây ra sự cố đảo Giang Hoa khi cử một hạm đội
cùng sứ thần Inoue Kaoru sang cửa ngõ Hán Thành (Seoul), gây sức ép với Triều
Tiên. Phía Triều Tiên đã nổ súng để chống lại nhưng thất bại, buộc phải ký Hiệp
ước Giang Hoa (tháng 2 – 1876) với nhiều điều khoản có lợi cho Nhật Bản (9).

6


Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2012, tr. 259.

7

Lê Thanh Tùng, Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912, Luận văn
thạc sỹ Lịch sử, Hồ Chí Minh, 2007, tr. 72 – 73.
8

Xem thêm tại Phụ lục tham khảo, Hiệp ước tháng 10 – 1874 giữa Nhật Bản và Trung
Quốc Truy cập vào
17h ngày 25 – 3 – 2017.
9

Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, NXB Lao động, 2015, tr. 138.

21


Năm 1879, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với đảo Lưu Cầu (Ryukyu),
sáp nhập nó vào phần lãnh thổ của mình và đổi tên thành Okinawa (10).
Thông qua những sự kiện trên, chúng ta có thể thấy được tham vọng và sự
bành trướng của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á trong những năm nửa sau thế kỷ
XIX. Với tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng, Nhật không ngần ngại gây ra những
vụ tranh chấp và xung đột với các quốc gia láng giềng. Điều đáng chú ý là những sự
kiện đó lại có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhà Thanh. Cả Triều Tiên, Đài
Loan và Lưu Cầu (Ryukyu) vốn là những vùng lãnh thổ hoặc nước chư hầu thuộc
Trung Quốc. Khi Nhật mở rộng bành trướng sang những nơi này, phía Trung Quốc
hoặc không can dự, hoặc phản ứng một cách yếu ớt. Điều đó càng tạo ra thuận lợi
để Nhật tăng cường những hành động của mình. Mặt khác những sự kiện trên là
bước đi ban đầu của Nhật Bản để hướng tới việc làm chủ khu vực Đông Bắc Á, xoá

bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc vốn đã tồn tại lâu dài.
Những hành động trên của Nhật cũng khiến cho mối quan hệ Nhật – Trung
nửa sau thế kỷ XIX ngày càng xấu đi và thường xuyên rơi vào tình trạng căng
thẳng, mâu thuẫn. Cùng với sự can thiệp của những nhân tố bên ngoài, sự trỗi dậy
và tham vọng bành trướng của Nhật Bản đã có tác động sâu sắc tới tình hình khu
vực Đông Bắc Á, khiến nó luôn mất ổn định và chứa đựng những mâu thuẫn gay
gắt, khó dung hoà ở nửa sau thế kỷ XIX. Quan hệ Nhật – Trung liên tục gặp phải
những thách thức, khó khăn và ngày càng căng thẳng, phức tạp.

10

R.H.P Mason và J.G.Caiger, Lịch sử Nhật Bản, NXB Lao động, Hà Nội, Nguyễn Văn Sỹ
dịch, 2003, tr. 305 – 306.

22


×