Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

thi thử ngữ văn 2017 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.59 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH HẬU GIANG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh:……………………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Năm lên bốn, tôi mắc hội chứng khô giác mạc. Việc chữa trị suốt những năm sau đó
cũng chẳng giúp tôi cải thiện được thị giác của mình. Thị lực của tôi ngày càng giảm đi.
Đôi lúc, tôi có cảm giác như tôi đang để thế giới của mình trôi vuột đi, vì mỗi ngày mắt tôi
lại đánh mất thêm một thứ mà hôm qua tôi vẫn còn được nhìn thấy. Tôi không thể xem tivi,
nhìn các bảng hiệu hay đọc sách một cách thoải mái. Nhưng tôi quyết không vì thế mà
buông trôi cuộc đời mình. Tôi yêu cuộc sống này và muốn tận hưởng nó một cách trọn vẹn
bằng những cơ quan cảm giác còn lại của mình.
Những năm trung học, tôi tham dự khóa học võ Taekwondo dành cho học sinh bị
khiếm thị. Cha mẹ tôi ngăn cản quyết liệt vì không muốn cơ thể gầy yếu của tôi phải “vật
lộn” với những thế võ, và họ cũng lo sợ rằng tôi có thể bị tai nạn trong khi tập luyện. Nhưng
rồi cuối cùng, tôi cũng thuyết phục được cha mẹ đồng ý. Thời gian gian đầu, mọi việc với tôi
không hề đơn giản. Với mỗi bài tập mới, đầu tiên, chúng tôi phải lắng nghe huấn luyện viên
diễn giảng bằng ngôn ngữ một cách chi tiết các động tác kỹ thuật. Sau đó, huấn luyện viên
sẽ thực hành động tác thật chậm rãi để chúng tôi có thể sờ bằng tay nhằm có được sự hình
dung trong đầu. Dù phải trải qua rất nhiều đau đớn do chấn thương, tôi vẫn dặn lòng không
được phép bỏ cuộc. Một khi Thượng Đế lấy mất của tôi một khả năng thì hẳn ngài sẽ trao
trả cho tôi một khả năng khác, đặc biệt hơn, hữu ích hơn. Ý nghĩ đó đã động viên và tiếp


thêm sức mạnh cho tôi rất nhiều. Sau một năm miệt mài trên sàn tập, tôi được chính thức
chọn vào đội tuyển Taekwondo của nhà trường đi tham dự giải đấu liên trường. Kết quả là
vào năm cuối bậc trung học, tôi được trao giải “Tinh thần thượng võ” - một vinh dự lớn lao
đối với tôi trong suốt những năm tháng tuổi trẻ của mình. […]
Có thể bạn sẽ tự hỏi, liệu tôi có ước mơ được một lần nhìn thấy cuộc sống xung
quanh không? Câu trả lời của tôi là có. Nhưng bao giờ đây, đó không còn là điều ngăn trở
tôi vươn đến ước mơ của mình. Tôi tin rằng không phải thị giác, thính giác hay bất kỳ giác
quan nào trên cơ thể chúng ta lại có đủ sức mạnh để ngăn cản chúng ta sống cuộc đời như
chúng ta mong muốn. Ý chí của chúng ta sẽ quyết định điều đó.
(Trích Đôi mắt, theo Hạt giống tâm hồn,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2006, tr.77-79)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Ý nghĩ nào của nhân vật trong đoạn trích trên đã động viên và tiếp thêm sức mạnh
cho anh khi luyện tập võ Taekwondo ?
Câu 3. Theo lời của nhận vật trong đoạn trích trên thì điều gì đã giúp anh vượt qua khiếm
khuyết của cơ thể để vươn tới thành công ?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? Vì sao ? (Trình
bày khoảng 5 đến 7 dòng)
1


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời của
nhân vật trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tôi tin rằng không phải thị giác, thính giác hay
bất kỳ giác quan nào trên cơ thể chúng ta lại có đủ sức mạnh để ngăn cản chúng ta sống
cuộc đời như chúng ta mong muốn. Ý chí của chúng ta sẽ quyết định điều đó.
Câu 2 (5,0 điểm)
Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: Đây là khúc ca nghĩa tình cách
mạng. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đậm đà tính dân tộc

của Tố Hữu.
Bằng cảm nhận của mình về bài thơ Việt Bắc (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam - 2012), anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
------------HẾT-----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Chữ ký của giám thị 1:………………………Chữ ký của giám thị 2:………………………...

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH HẬU GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: NGỮ VĂN
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75
làm tròn thành 1,00 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Ý nghĩ của nhân vật trong đoạn trích đã động viên và tiếp thêm sức
mạnh cho anh khi luyện tập võ Taekwondo: Một khi Thượng Đế lấy mất
Câu 2

của tôi một khả năng thì hẳn ngài sẽ trao trả cho tôi một khả năng
khác, đặc biệt hơn, hữu ích hơn.
Học sinh có thể trả lời một trong các ý sau: Tình yêu cuộc sống và khát
Câu 3 khao muốn tận hưởng cuộc sống bằng các giác quan còn lại; niềm tin và
ý chí kiên trì vượt khó.
Học sinh trình bày suy nghĩ và nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa
với bản thân. Có thể lựa chọn một trong các thông điệp như: Tôi quyết
Câu 4 không buông bỏ cuộc đời mình; dù trải qua bao nhiêu đau đớn do chấn
thương, tôi vẫn dặn lòng không được phép bỏ cuộc; Ý chí của mình sẽ
giúp chính mình vươn lên trong mọi hoàn cảnh;…
II. LÀM VĂN
Câu 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời của
nhân vật trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu…
a. Đảm bảo cấu trúc, yêu cầu của đoạn văn nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học
nhận thức và hành động
- Trong cuộc sống, mỗi người luôn phải đương đầu với những khó khăn
thách thức, đặc biệt là đối với những người không may bị khiếm khuyết
cơ thể. Trong những hoàn cảnh đó, ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua
những khó khăn và vươn tới thành công.
3

Điểm
3,0
0,50
0,50

1,00


1,00
7,0
2,0
0,25
0,25

0,25


Câu 2

- Trong cuộc sống, rất cần những “giác quan” để thực hiện ước mơ. Tuy
nhiên, ý chí là yếu tố quan trọng nhất mà mỗi con người cần có.
- Phê phán một bộ phận giới trẻ thiếu ý chí, nghị lực, dễ dàng buông
xuôi, chấp nhận số phận.
- Bài học nhận thức và hành động.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắt chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, trên cơ sở đó bình luận
các ý kiến…
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài,
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu, từ đó bình luận các ý kiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa
lí lẽ và dẫn chứng

Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:
- Tố Hữu là một nhà thơ lớn, với phong cách thơ có sự hòa quyện giữa
nội dung trữ tình chính trị với nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
- Bài thơ Việt Bắc ra đời từ sự kiện Trung ương Đảng và Chính phủ rời
chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.
Giải thích ý kiến:
- “Đây là khúc ca nghĩa tình cách mạng”: Cả bài thơ Việt Bắc là khúc
ca giàu nghĩa tình cách mạng ca ngợi tình cảm son sắt, thủy chung của
nhân dân Việt Bắc với cách mạng và đất nước.
- “Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đậm đà tính dân tộc của Tố
Hữu”: Nghĩa tình kháng chiến được nhà thơ diễn tả bằng hồn thơ mang
đậm tính dân tộc trong nghệ thuật thể hiện.
Phân tích, chứng minh:
-“Đây là khúc ca nghĩa tình cách mạng”:
+ Bài thơ tập trung thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của người cán bộ
miền xuôi với nhân dân Việt Bắc: Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm
năm ấy thiết tha mặn nồng;…
+ Nhân dân Việt Bắc đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với cách
mạng: Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng;

+ Thiên nhiên gần gũi, được nhân hóa mang tâm trạng con người: rừng
che bộ đội, rừng vây quân thù;…
- “Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đậm đà tính dân tộc của Tố
Hữu”:
+ Bài thơ được viết theo thể lục bát truyền thống của dân tộc, thể hiện
được sự linh hoạt, sáng tạo.
+ Bài thơ được kết cấu theo cấu tứ đối đáp trong ca dao, dân ca; dùng
4

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
5,0
0,25
0,50

0,25

0,50

1,00

1,00


cặp từ xưng hô mình - ta tạo sự gắn bó, gần gũi; giọng thơ tâm tình,
ngọt ngào, thiết tha.
+ Ngôn từ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
+ Dùng các phép tu từ truyền thống, quen thuộc như: nhân hóa, so sánh,
điệp cấu trúc,…
Bình luận các ý kiến:
- Cả hai ý kiến đều đúng khi nói về bài thơ Việt Bắc. Ý kiến thứ nhất
thiên về đánh giá nội dung, ý kiến thứ hai thiên về đánh giá nghệ thuật.
- Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau. Những phương tiện nghệ thuật giàu
tính dân tộc sẽ góp phần thể hiện sâu sắc nội dung đậm đà tính dân tộc.
Từ đó làm nổi bật giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, từ đặt
câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,0 điểm
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý
nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy
đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không
đúng đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng
và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo
rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

5

0,75

0,50
0,25


TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Các bậc phụ huynh kính mến,
Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong
cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có
người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.
Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay
văn học Anh.
Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì
nhiều.
Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng
hơn là môn Vật lí, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.
Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin
đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.
Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho
những điều lớn lao nhiều hơn thế.
Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không
hề phán xét.
Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh
phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài
năng bên trong của các con.
Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh
phúc duy nhất trên thế giới này.
Trân trọng,
Hiệu trưởng".
(Trích Bức thư ý nghĩa của hiệu trưởng Sing-ga-po gửi phụ huynh Theo , ngày 28/6/2016)


Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật ở đoạn trích trên và phân tích tác dụng của biện pháp
nghệ thuật đó.
Câu 3. Vì sao thầy hiệu trưởng cho rằng: “Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt
bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con”?
Câu 4. Anh/ Chị suy nghĩ gì về nhận định: “xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới
là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
6


Từ phần Đọc hiểu trên đây, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về ý kiến “Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con
được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Nhận xét về đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng:
“Đoạn trích thể hiện những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước”. Ý kiến khác lại khẳng
định: “Đoạn trích đã cất lên tiếng nói đầy trách nhiệm của mỗi con người với quê hương, xứ
sở”.
Bằng việc cảm nhận về đoạn thơ sau, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các
ý kiến trên.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa, nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,
theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.120)

----- Hết ----Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:.........................................; Số báo danh: ................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Chúng tôi biết ơn bà mẹ nghèo làng Gióng
Đã nuôi con lam lũ, nhọc nhằn
Cây tre xanh bén lửa hoá tre vàng
Đường đuổi giặc dẫn chúng tôi vào truyền thuyết
Núi Bồng Con chờ chồng
7



Người hóa đá chọn thời nhan sắc
Anh sẽ về cho đá lại là em

Chẳng hiểu sao như vệt chớp thoáng qua
Tôi gặp tôi tuổi hai mươi cầm súng
Tôi gặp bạn bè tuổi hai mươi cầm súng
Chừng ấy năm nào có xa gì
Họ và tôi tưởng đã cháy thành than lại bùng lên lửa đỏ
Vòng tay mở chắc bền, hăm hở
Muốn ôm ghì lấy quãng đời nhau
Đất nước hoà bình tôi ước cùng bè bạn
Đi trăm nơi tìm lại dấu chân đầu
(Trích Trường ca sư đoàn, Nguyễn Đức Mậu, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.351)

Câu 1. Đoạn trích trên nhắc tới những tác phẩm văn học dân gian nào?
Câu 2. Qua những tác phẩm văn học dân gian được nhắc tới trong đoạn trích, nhà thơ ca
ngợi phẩm chất nào của con người Việt Nam?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Họ và tôi tưởng đã cháy thành
than lại bùng lên lửa đỏ.”?
Câu 4. Điều gì ở trích đoạn trên khiến anh/ chị tâm đắc nhất?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu trên đây, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay với quê hương, Tổ quốc.
Câu 2. (5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2) là nạn nhân của bạo hành gia đình và đói
nghèo, ý kiến khác cho rằng đó là người xây đắp hạnh phúc gia đình. Qua việc phân tích
hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm, anh/ chị hãy làm sáng tỏ các ý kiến trên.
----- Hết ----Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh:.........................................; Số báo danh: ......................................................

8


TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Thư gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui!
Con có nhớ niềm vui của buổi học đầu tiên? Đó là khi con về khoe mẹ là cô giáo đã gọi
con không phải bằng tên gọi ở nhà mà bằng tên khai sinh, một cái tên rất dài và đặc biệt. Và
điều thú vị đầu tiên mà con học được chính là con đang có một cái tên rất đẹp, cái tên cha
mẹ đã gửi gắm bao nhiêu âu yếm, sướng vui và kỳ vọng khi con chào đời. Đó là niềm vui
được phát hiện về bản thân.
Con có nhớ niềm vui khi con viết được chữ A, và phát hiện ra là có rất nhiều chữ A ở
khắp mọi nơi? Thậm chí con đã có cả một bài hát toàn chữ A, con đã ngân nga nó suốt một
tuần. Rồi niềm vui khi biết về phép cộng. Con có thể cộng những ngón tay, những ngôi nhà,
những chú chim, những quả táo, những cái kẹo, những chiếc ôtô. Thật kỳ diệu là con có thể
cộng được mọi thứ. Đó là niềm vui của sự hiểu biết.(…)
Niềm vui khi con biết câu trả lời và giơ tay, và vẫn vui dù không được cô gọi. Đó là
niềm vui của sự tự tin.
Niềm vui khi cô giáo đến thăm nhà mình! Vị khách người lớn đầu tiên của con.

Cũng là lần đầu tiên, con được cùng bố mẹ ngồi tiếp khách. Đó là niềm vui của sự hãnh
diện.
Niềm vui khi các bạn cùng lớp gọi điện đến hỏi thăm con khi con phải ở nhà vì bị
cảm. Đó là niềm vui được sống giữa bạn bè.
Niềm vui khi tháng trước con chỉ được điểm 5 điểm 6, tháng này con đã được điểm 7
điểm 8. Đó là niềm vui được vượt qua chính mình. (...)
Mẹ sẽ tiết lộ cho Bống điều bí mật này: Vì sao trẻ con trên thế giới này đều thiết tha
được đến trường? (…) Không chỉ bởi vì kiến thức có thể thay đổi số phận con người, và con
người có kiến thức có thể thay đổi tương lai xứ sở mà họ mang trong tim. Mà còn bởi vì
trường học là một Xứ sở của Niềm vui.
(Trích Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình, NXB
Kim Đồng, 6/2016, tr.245)
9


Câu 1. Anh/ Chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao niềm vui của sự phát hiện về bản thân lại được người mẹ nhắc
tới đầu tiên?
Câu 4. Nêu cảm nghĩ của anh/ chị về một trong những niềm vui của bé Bống khi đến
trường.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến ở phần
Đọc hiểu: “Kiến thức có thể thay đổi số phận con người, và con người có kiến thức có thể
thay đổi tương lai xứ sở mà họ mang trong tim”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dưới đây:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,
theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.120)

----- Hết ----Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:.........................................; Số báo danh: ......................................................

10


TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Trả lại thiên nhiên
Những chú hươu nhỏ bị bắt trong rừng
Những chú hươu nhỏ bị lớn lên xa rừng
Đẻ ra những chú hươu nhỏ không biết rừng là gì
Cho người ta lấy nhung, cho người ta lấy thịt
Cho người ta những chú hươu nhỏ
Không biết rừng là gì…
Chúng ta lấy của thiên nhiên nhiều quá
Từ rừng núi đến đất đai biển khơi
Không ai biết sợ cái điều xảy ra với những hươu nhỏ
Một ngày kia sẽ đến với con người
Chúng ta lấy của thiên nhiên nhiều quá!
Những vảy cá ươn tanh ám ảnh sắc mây trời
Khi loài người phát minh ra ngọn lửa
Không ngờ nướng và đốt nhiều đến thế!
(Trích từ tập Mãi mãi ngày đầu tiên, Bế Kiến Quốc,
NXB Hội nhà văn, 2015, tr.212)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong 6 câu thơ đầu.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọn lửa” trong hai câu thơ cuối bài?
Câu 4. Anh/ Chị có suy nghĩ gì về hai câu thơ:
“Những chú hươu nhỏ bị lớn lên xa rừng
Đẻ ra những chú hươu nhỏ không biết rừng là gì”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)

11



Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ ở phần
Đọc hiểu: Chúng ta lấy của thiên nhiên nhiều quá!
Câu 2. (5.0 điểm)
Anh/ Chị hãy phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Tuyên
ngôn Độc lập”.
----- Hết ----Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:.........................................; Số báo danh: ......................................................

12



×