VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC DÂN
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ THỊ THƯ
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên” là hoàn
toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Dân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
10
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người khuyết tật.
10
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật.
14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người khuyết tật
28
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
33
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
38
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
38
2.2. Thực trạng thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
43
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
49
người khuyết tật vận động.
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH
56
THÁI NGUYÊN
3.1. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư.
56
3.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác xã hội
58
3.3. Củng cố và phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội đối với
60
người khuyết tật vận động.
KẾT LUẬN
63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
65
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LĐ - TB&XH
Lao động - Thương binh và Xã hội
NKT
Người khuyết tật
CTXH
Công tác xã hội
DVCTXH
Dịch vụ công tác xã hội
DVYT
Dịch vụ y tế
Nxb
Nhà xuất bản
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên
nhiều phương diện và lĩnh vực như công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, đấu tranh chống lại bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là sự chung tay của cộng đồng
trong lộ trình thúc đẩy hỗ trợ các dịch vụ đối với người khuyết tật, góp phần
tạo ra môi trường sống tốt hơn và an toàn hơn trong bối cảnh người khuyết tật
luôn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, các mối quan hệ xã hội, sự tác động
của môi trường sống và thiên nhiên. Điều đó đòi hỏi phải có những dịch vụ
tốt và hiệu quả để đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn hiện nay.
Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp cung cấp các hoạt
động hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn
như người khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già,
người là nạn nhân của bạo lực..., hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt
tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất
công và bất bình đẳng trong xã hội.
Với một số vai trò của Công tác xã hội là thúc đẩy thay đổi xã hội, giải
quyết vấn đề, con người và môi trường, nâng cao năng lực, dịch vụ công tác
xã hội sẽ tác động, can thiệp tới nhóm người khuyết tật một cách khoa học và
chuyên nghiệp sẽ đóng góp nhiều cho việc cải thiện chất lượng công tác chăm
sóc bảo vệ người khuyết tật
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số dịch
vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật. Tuy nhiên trong thời gian qua,
quá trình thực hiện dịch vụ công tác xã hội cho người khuyết tật còn nhiều bất
cập. Các quy định của pháp luật liên quan đến dịch vụ công tác xã hội với
1
người khuyết tật còn thiếu và chưa đồng bộ, không cụ thể và chưa chú trọng
nghiên cứu đề ra các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện công tác xã
hội.
Các công trình nghiên cứu về công tác xã hội với người khuyết tật nói
chung đã có khá nhiều. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật vận động còn khá mới mẻ.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên" để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, người khuyết tật và các vấn đề liên quan
đến người khuyết tật đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong phạm vi
nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động tại tỉnh Thái Nguyên để giúp người khuyết
tật cũng như đời sống, quyền và lợi ích của người khuyết tật là điều kiện cơ
bản nhất để người khuyết tật tiếp cận được các dịch vụ công tác xã hội vươn
lên hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng xã
hội góp phần an sinh xã hội. Cùng với lý do đó, những bài viết, bài giảng,
những công trình nghiên cứu khoa học về người khuyết tật ngày càng nhiều
điển hình một số tiêu biểu sau:
Công trình nghiên cứu của Hà Thị Thư đã trình bày một cách tổng quát
nhất về công tác xã hội với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương
pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết
tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ
năng làm việc với người khuyết tật. Đây là giáo trình đào tạo Công tác xã hội
ở hệ trung cấp nghề. [26]
2
Trần Thị Thúy Lâm đã có bài viết phân tích và đánh giá thực trạng
pháp luật Việt Nam hiện hành về dạy nghề cho người khuyết tật trên các
phương diện: Chính sách đối với cơ sở dạy nghề, người khuyết tật học nghề
và giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật; đồng thời đưa ra một số khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc học nghề đối với người khuyết tật cả ở
phương diện hoàn thiện pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện. [16, tr. 18]
Trần Thái Dương (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã nghiên cứu về
những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, đặc biệt
là những quy định của Công ước về quyền của người khuyết tật trong việc
bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người
khuyết tật, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện
trọn vẹn nghĩa vụ quốc gia khi Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên
chính thức của Công ước. [12, tr. 12]
Tác giả Nguyễn Thị Oanh "Tìm hiểu một số vấn đề xã hội" bà đề cập
trong nội dung sách đó chính là tập trung làm rõ những mô hình chăm sóc sử
khỏe cho người khuyết tật kết hợp với những mô hình chăm sóc trên thế giới
như Uranda. Bà còn nhắc đến vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật [20].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa đã ciết cuốn sách "Công tác xã hội với
người khuyết tật" [13]. Trong cuốn sách tác giả đề cập rất nhiều đến các nội
dung, đến cơ sở lý luận về công tác xã hội với người khuyết tật, tác gải đã
quan tâm đến các mô hình thực hành công tác xã hội với người khuyết tật.
Báo cáo năm 2013 của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật
Việt Nam về "Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật việt nam" đã điểm lại mộ số
lĩnh vực về người khuyết tật như: Hệ thống pháp luật về người khuyết tật tại
Việt Nam; tình hình thực hiện các chính sách dịch vụ đối với người khuyết
tật, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, dạy nghề,
việc làm, trợ giúp xã hội, tiếp cận thông tin, văn hóa các vùng miền… từ đó
3
đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tế hoạt động và định hướng trong
những năm tiếp theo.
Cục Bảo trợ xã hội còn xây dựng tài liệu hướng đến cung cấp cho cán
bộ xã hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công tác trợ giúp cho
người khuyết tật, tăng cường các chức năng xã hội của người khuyết tật để họ
có thể hòa nhập cộng đồng một cách bền vững [11]
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện một cuộc nghiên cứu vấn đề
việc làm của người khuyết tật dựa trên cơ sở giới vào năm 2010 và đã đưa ra
“Báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại
Việt Nam”. Báo cáo này cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức của
người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch vụ đào
tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người khuyết tật, đặc biệt
tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng cho
phụ nữ khuyết tật. [23]
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quản lý trường hợp với người khuyết
tật tại Việt Nam” do Khoa Công tác xã hội của Học viện khoa học xã hội Việt
Nam tổ chức vào ngày 22/10/2015. Đây là hội thảo khoa học mang nhiều ý
nghĩa khi nội dung nghiên cứu, thảo luận hướng đến vấn đề “Quản lý trường
hợp với người khuyết tật” - đây là hướng đi mới hỗ trợ người khuyết tật đang
được triển khai ở nhiều địa phương theo Thông tư 01/TT-BLĐTB&XH về
công tác Quản lý trường hợp với người khuyết tật nhưng còn nhiều khó khăn
như khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, nhận thức của chính quyền địa
phương các cấp về công tác này. Đồng thời, thông qua các bài báo cáo của
các chuyên gia và phần hỏi - đáp, thảo luận đã gợi mở những định hướng
nghiên cứu cho học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn để làm chủ đề,
phát triển nghiên cứu của đề tài luận văn cao học.
Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các công trình nghiên cứu, các cơ sở lý
luận phục vụ cho việc thực hiện luận văn tìm hiểu thực trạng dịch vụ công tác
xã hội vận động tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tìm
4
hiểu tâm tư, nguyên vọng, nhu cầu của người khuyết tật để có phương án đề
xuất các giải pháp hỗ trợ người khuyết tật có cơ hội phát triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luân văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã
hội tỉnh Thái Nguyên; từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập
trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người khuyết tật, dịch vụ công
tác xã hội đối với người khuyết tật vận động.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người
khuyết tật vận động.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp đảm bảo hiểu quả của dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động
từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ công tác xã hội có rất
nhiều loại hình khác nhau, đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ
5
bản sau: dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; dịch vụ kết nối huy động nguồn lực;
dịch vụ hướng nghiệp- dạy nghề tạo việc làm; dịch vụ giáo dục.
- Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 100 người khuyết tật
vận động tại cộng đồng do Trung tâm Công tác xã hội và 16 khách thể là cán
bộ, quản lý tại trung tâm.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 8/2016 đến hết
tháng 3/2017 tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương phát luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá nhu cầu
của người khuyết tật, thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối đối với người
khuyết tật vận động rút ra được những vấn đề lý luận và đưa ra được những
đề xuất về các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên.
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu đánh
giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử. Như vậy những
vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử,
đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Để luận văn có đủ lượng thông tin cần thiết, tác giả đã thu thập thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo liên quan đến người khuyết tật, trợ
giúp người khuyết tật, báo, sách, bài viết trên tạp chí… Phương pháp phân
tích tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu liên quan đến người khuyết tật cũng như chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
6
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp phân tích tài
liệu để phân tích những đề án, dự án hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật đánh giá nhận xét tài liệu có liên quan đến các chính sách hỗ
trợ đối với người khuyết tật và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ giúp đỡ họ tiếp
cận được các dịch vụ công tác xã hội.
5.1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích sử dụng phiếu điều tra nhu cầu của người khuyết tật để thu
thập thông tin mà người được hỏi sẵn sàng chia sẻ những thông tin cá nhân.
Điều tra nhu cầu của người khuyết tật và lấy thông tin người được hỏi
tác giả tiến hành hỏi 100 người khuyết tật vận động để cung cấp các dịch vụ
công tác xã hội như các hoạt động kết nối nguồn lực, hoạt động giáo dục, y tế,
dạy nghề, tạo việc làm… cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch
vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội.
5.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin xã
hội học để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và hiểu sâu bản
chất nguồn gốc của vấn đề.
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra nhu cầu người khuyết tật bằng
bảng hỏi được chuẩn bị trước để người phỏng vấn thực hiện trong quá trình
thiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu
thập thông tin chuyên sâu về thực trạng đời sống của người khuyết tật, thực
trạng hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật tại Trung
tâm công tác xã hội. Cụ thể, tác giả phỏng vấn sâu 10 người khuyết tật vận
động và phỏng vấn 10 cán bộ làm việc với người khuyết tật.
5.1.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua các
hoạt động của người khuyết tật để thu thập các thông tin từ thực tế nhằm đáp
ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát
nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra độ tin cậy của các
thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng ... của
người được điều tra. Cụ thể:
Quan sát về môi trường, không gian sống và điều kiện sinh sống trong
sinh hoạt hằng ngày của người khuyết tật;
Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý giữa người
khuyết tật trong gia đình và cộng đồng;
Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ trực tiếp làm việc đối với người
khuyết tật.
Với phương pháp này tác giả tiến hành xuống trực tiếp cơ sở nhiều lần
vào nhiều khoảng thời gian khác nhau, cùng tham gia vào các hoạt động của
gia đình cộng đồng.
5.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp xử lý số liệu thống kê, khai thác có hiệu quả các số liệu;
rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học khách quan đối với vấn đề
nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 xử lý số liệu, đưa ra những số liệu
chính xác nhất cho nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu và rõ một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Thái Nguyên, qua đó bổ sung các chương trình, hoạt động hỗ trợ các dịch vụ
công tác xã hội tại cộng đồng dân cư.
Đố với cá nhân nghiên cứu luận văn về dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật vận động là mối quan tâm của người làm nghề công tác xã
hội và giúp cho bản thân có thêm và hiểu biết các kiến thức kỹ năng làm việc
8
với người khuyết tật vận động. Công trình nghiên cứu cũng là cơ sở để nhân
viên công tác xã hội thực hiện và đánh gia năng lực bản thân trong quá trình
thực hiện luận văn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp chúng ta một cách nhìn tổng
thể về các dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật góp phần bổ sung
các chế độ chính sách pháp luật đối với người khuyết tật của Đảng và Nhà
nước trong việc hoàn thiện khung pháp lý, chế độ chính sách đối với người
khuyết tật và người dân được sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khắc phục
những khó khăn vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật vận động tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Thái Nguyên.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
* Khái nhiệm khuyết tật
Có nhiều cách hiểu cũng như nhiều định nghĩa khác nhau về khuyết tật,
tuy nhiên mỗi cách hiểu đều xét trên những mục đích và quan điểm khác
nhau.
Từ “khuyết” có nghĩa là không đầy đủ, thiếu mất một bộ phận, một
phần; từ “tật” có nghĩa là “điều gì đó không được bình thường, ít nhiều khó
chữa ở vật liệu, dụng cụ, máy móc. Còn ở người là sự bất thường, nói chung
không thể chữa được, của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có, hoặc
do tai nạn hay bệnh gây ra” trong từ điển Tiếng việt. Như vậy, có thể hiểu
khuyết tật là khiếm khuyết thực thể ở một bộ phận nào đó hoặc khiếm khuyết
chức năng ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể và khiếm khuyết đó
có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Như vậy, định nghĩa khuyết tật theo cách tiếp cận khái niệm mới có thể
hiểu là: “Tình trạng thiếu hụt chức năng hay rối loạn chức năng so với chuẩn
sinh lý bình thường làm cho cá nhân bị trở ngại trong học tập, làm việc, giao
tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt”.[28, Tr 8]
Trong hệ thống “Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức
khỏe” (ICF) (năm 2001) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định
nghĩa khuyết tật như sau: “Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm
khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong
quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với
các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố
cá nhân khác)” [24, tr.26]. Như vậy, với khái niệm này có thể hiểu “khuyết
10
tật” chỉ đơn giản là bị khiếm khuyết một phần cơ thể mà không phải xác định
nguyên nhân của một dạng khuyết tật.
* Khái niệm Người khuyết tật
Theo quan niệm quốc tế, trong đó có Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO:
Khuyết tật được khái niệm theo hai mô hình y học và xã hội. Theo mô hình y
học người khuyết tật được nhìn nhận là người có vấn đề về thể chất và cần
phải chữa trị. Theo mô hình xã hội người khuyết tật được đề cập đến là do kết
quả của việc tổ chức xã hội dẫn đến người khuyết tật phải đối mặt với những
phân biệt đối xử từ thái độ kỳ thị, thiếu tôn trọng, môi trường không hòa hợp
với người khuyết tật ngăn cản họ tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như chính
sách chế độ dành cho người khuyết tật. [23]
Tại điều 2 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006
đã khẳng định: Người khuyết tật bảo gồm những người có khiếm khuyết lâu
dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các
rào cản khác nhau có thể cản trở sự than gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong
xã hội trên một nàn tảng công bằng như những người khác trong xã hội. [7]
Tại khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010, Người khuyết tật
được định nghĩa như sau: Người khuyết tật bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Phân loại khuyết tật
Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật, tuy nhiên việc
phân loại khuyết tật ở Việt Nam đã được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật
năm 2010.
Việc phân loại mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau: dựa vào các dạng tật và dựa vào các mức độ khuyết tật. [13, tr. 34]
Tiêu chí thứ nhất, về các dạng khuyết tật
11
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Chương 1, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
ngày 10/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật người khuyết tật, đã quy định 6 dạng khuyết tật cơ bản như sau:
Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động
đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói
hoặc cả nghe và nói, phát âm không thành tiếng và câu không rõ ràng dẫn đến
hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận
ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình
thường.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm
xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động
bất thường.
Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc.
Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể
khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không
thuộc các trường hợp được quy định tại các dạng trên.
Tiêu chí thứ hai, về các mức độ khuyết tật
Tại Điều 3 của Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật chia thành 3 mức độ khuyết
tật như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến
mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được
các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc hoàn toàn.
12
Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện
được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc
khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi,
trợ giúp, chăm sóc.
Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy
định tại hai mức độ trên có thể di chuyển đi lại và tự phục vụ nhu cầu của bản
thân.
1.1.3. Đặc điểm tâm lý- nhu cầu của người khuyết tật
Người khuyết tật thường có đời sống nội tâm, rất nhạy cảm và tế nghị,
họ dễ thông cảm với những khó khăn của người khác, nhưng họ thường nhút
nhát, rụt rè, ít nói, dễ tự ái. [25 ,tr 43]
Là một người làm nghề công tác xã hội muốn giúp đỡ và giải quyết
những khó khăn của người khuyết tật thì chúng ta phải biết và nắm bắt được
tâm lý, nhu cầu của nhóm người khuyết tật gọi là nhóm đối tượng yếu thế. Sự
thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động các chức năng của người
khuyết tật bị giảm sút vì vậy họ gặp khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao
động, học tập. Như vậy gia đình và xã hội cần có sự hỗ trợ ưu tiên đặc biệt
cho nhóm đối tượng này như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, chân,
tay giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính…cần có được các dịch vụ giáo dục đặc
biệt dành cho người khuyết tật.
Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động của một trong cơ quan tiếp nhận
thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người khuyết
tật giác quan, thần kinh… hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ,
khối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế. Chính vì vậy trong hoạt động
giáo dục, dạy nghề ta cần cung cấp theo nhiều kênh thông tin, nhiều nguồn,
nhiều biện pháp để tăng cường lượng thông tin cho hoạt động nhận thức
người khuyết tật.
13
Do bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động, lao động,
giao lưu hạn chế hơn người bình thường nếu không có sự hỗ trợ xã hội thì
phạm vi quan hệ xã hội của người khuyết tật bị thu hẹp.
Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng khuyết tật, các
công việc thủ công đòi hỏi sự tỷ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ, việc
làm vừa đem lại cho người khuyết tật niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có
thu nhập, điều này giúp họ giảm bớt tâm lý phụ thuộc kinh tế, tâm lý bị bỏ đi.
Do thiếu hụt dẫn đến sự cản trở trong sinh hoạt, lao động nên người
khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti, hay cáu gắt,…
người khuyết tật cần được chấp nhận, tôn trọng. Cộng đồng và xã hội cần giáo
dục mọi người tránh những cử chỉ, hành vi miệt thị, xa lánh cần bỏ những tên
gọi làm ảnh hưởng đến tâm lý người khuyết tật như thằng què…
Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của người
khuyết tật bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trải qua,
nhưng họ lại là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật
nguyền. Với sự hỗ trợ của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã vượt
qua các rào cản đạt được nhiều thành tích cao trong lao động và học tập.
Mặt khác người khuyết tật là người sống nội tâm, nhạy cảm và tế nhị,
họ rất thông cảm với khó khăn của người khác hơn so với người bình thường.
Chính vì lẽ đó người khuyết tật là những người hoạt động rất có hiệu quả
nhóm, câu lạc bộ… tại đây người khuyết tật giúp nhau vượt qua khó khăn
bệnh tật, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm dịch vụ xã hội
Nếu như “dịch vụ” là một khái niệm đơn lẻ thì “dịch vụ xã hội” lại là
một khái niệm kép. Thuật ngữ “xã hội” trong khái niệm này có thể được hiểu
theo hai nghĩa. [28]
14
Thứ nhất là tính mục tiêu, nghĩa là dịch vụ hướng tới phát triển xã hội
(theo nghĩa này thì bất kỳ dịch vụ nào đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội
đều được coi là dịch vụ xã hội).
Thứ hai là về chuẩn mực hay tính xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm
các giá trị, chuẩn mực xã hội.
Vì vậy, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Dịch vụ xã hội là các
hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người
nhất định nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực. [23, tr.53]
Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Thị Xuân Mai trong công trình
nghiên cứu về “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Những
khuyến nghị giải pháp” [18, tr.131] cho rằng ước tính ở Việt Nam hiện nay có
khoảng 28% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội. Nhóm đối
tượng tiếp cận dịch vụ do Trung tâm công tác xã hội cung cấp bao gồm những
người dân có nhu cầu tại cộng đồng. Tính chất các dịch vụ công tác xã hội
cần phong phú hơn, không chỉ là chế độ chính sách mà bao gồm quản lý ca,
tham vấn, tư vấn, can thiệp trị liệu nhóm, vãng gia, truyền thông cộng đồng
…[18, tr.133]. Tác giả khuyến nghị cần phát triển các loại hình dịch vụ chăm
sóc y tế, sức khỏe, chăm sóc tâm lý, tinh thần và hòa nhập cộng đồng; phát
triển dịch vụ ở quy mô toàn quốc, tập trung nơi đông dân cư…[18,tr.135].
Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển dịch vụ công
tác xã hội, khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập
[18,tr.137].
Tác giả Hà Thị Thư có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về dịch
vụ công tác xã hội. Trong báo cáo tham luận “Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ
Công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế” tác giả đã chỉ ra rằng
“thực hiện dịch vụ công tác xã hội cần có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ
xã khác như các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông khác” và
tác giả cho rằng dịch vụ công tác xã hội đối với người yếu thế là việc cung
cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa - khắc phục rủ ro và hòa nhập
15
cộng đồng do nhóm các đối tượng yếu thế dựa trên nhu cầu cơ bản của họ
nhằm bảo đám các giá trị và chuẩn mực xã hội. [29, tr.195]
Tương tự, tác giả Nguyễn Thị Thái Lan cùng cộng sự trong bài viết
“Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và
nhu cầu” [15, tr.186] đã đưa ra 3 thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển
các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam: (1) thể chế hóa các
dịch vụ công tác xã hội trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội;
(2) tự phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp phù hợp với bối cảnh văn hóa,
kinh tế, chính trị và môi trường của Việt Nam dựa trên bài học của các nước
khác; (3) hoàn thiện khung pháp lý và quy điều đạo đức nghề nghiệp. Đây là
khung chiến lược giúp cho các dịch vụ công tác xã hội phát triển theo hướng
chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng của thế giới. [15,tr.190].
* Khái niện công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới
mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao
quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng số của con người.
Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã
hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống (IASSW và
IFSW: 7/2011)
Định nghĩa của IFSW - Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế (tại đại
hội Montrean tháng 7/2000): Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay
đổi xã hội việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người, sự
tăng quyền lực và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống
xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi
trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của
nghề. [19, tr. 10]
Theo Zastrow (1996) Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ
cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của
16
họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù
hợp với các mục tiêu của họ.
Công tác xã hội ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những
khía cạnh khác nhau điển hình như Bùi Thị Xuân Mai cho rằng: Công tác xã
hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa
các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý
thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại
các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng
đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội
liên quan tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp
phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình.
Và như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của
Nguyễn Hồi Loan được thông qua tháng 7 năm 2014 tại Hội thảo quốc tế của
APASWE, Melbourne như sau: “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã
hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được
vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân
của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [19, tr. 11]
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
Từ định nghĩa về dịch vụ công tác xã hội như trên thì có thể hiểu: Dịch
vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của
nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay
khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực,
xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng
đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua
17
những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên
nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội. [19, tr. 38].
Từ cách hiểu về dịch vụ công tác xã hội với người khuyết tật cũng như
xem xét mục đích của dịch vụ công tác xã hội nhận thấy mục đích và vai trò
của công tác xã hội với người khuyết tật là nhằm: Hỗ trợ cá nhân và gia đình
người khuyết tật; Quản lý ca với người khuyết tật; Hỗ trợ xây dựng tổ chức của
người khuyết tật; Tham gia vào việc xây dựng, phản biện chính sách, luật pháp
đối với người khuyết tật; Biện hộ cho quyền và lợi ích của người khuyết tật.
Dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi Trung tâm Công tác xã hội
tại cộng đồng, đó là: i) cung cấp dịch vụ khẩn cấp như tiếp nhận, đánh giá,
bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu khẩn cấp…cho các đối tượng trẻ em bị bỏ
rơi, nạn nhân của bạo lực, bị xâm hại tình dục, buôn bán ...; ii)Tham vấn, trị
liệu rối nhiễu tâm lý, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng:
iii) Tư vấn cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, iv) xây dựng kế
hoạch can thiệp trợ giúp đối tượng, v) Thực hiện biện pháp phòng ngừa đối
tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ngược đãi, bạo lực; vi) Hỗ trợ đối tượng
hòa nhập cộng đồng; vii) Quản lý đối tượng; viii) Cung cấp dịch vụ về giáo
dục và nâng cao năng lực; ix) Phát triển cộng đồng; x) Tổ chức hoạt động
truyền thông, nâng cao nhận thức; xi) Huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài
chính; xii) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đến phúc lợi và an sinh xã hội…[19]
1.2.2. Nguyên tắc làm việc với người khuyết tật
Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có những nguyên tắc hoạt động nhất
định. Nguyên tắc này chính là kim chỉ nam định hướng cho người thực hành
nghề nghiệp. Hoạt động chăm sóc người khuyết tật cũng có những nguyên tắc
chung buộc nhân viên công tác xã hội làm việc với người khuyết tật phải tuân
theo. [26, tr. 59]
Nguyên tắc thứ nhất, lắng nghe người khuyết tật
Nguyên tắc lắng nghe người khuyết tật thể hiện sự tôn trọng, quan tâm
của nhân viên công tác xã hội đến người khuyết tật, thể hiện khả năng đón
18
nhận và hiểu những thông điệp mà người khuyết tật truyền đạt. Lắng nghe ở
đây có nghĩa là lắng nghe với một thái độ tích cực để người khuyết tật cảm
thấy họ an toàn và được tin tưởng, đặt ra bên ngoài những định kiến của cá
nhân (định kiến về giới tính, địa vị, tôn giáo, vùng miền, việc làm...). Để lắng
nghe người khuyết tật có hiệu quả thì cần chú ý các yếu tố sau: Tập trung chú
ý khi trò chuyện với người khuyết tật; Chú tâm để hiểu quan điểm và ý nghĩa
đằng sau lời nói của người khuyết tật (hiểu thật, hiểu rõ con người họ); và
Phản hồi để hiểu thêm thông tin, ý kiến và cảm xúc của người khuyết tật [26,
tr. 61]. Như vậy, có thể thấy lắng nghe người khuyết tật là một điều kiện bắt
buộc với nhân viên công tác xã hội.
Nguyên tắc thứ hai, tôn trọng người khuyết tật
Người khuyết tật cũng giống như tất cả những người không khuyết tật
khác, họ cần được tôn trọng trong xã hội. Tôn trọng người khuyết tật là thái
độ không phán xét, không xem thường, miệt thị hoặc quá chú tâm đến sự
khuyết tật của họ [26, tr. 59].
Bởi vì người khuyết tật thường mặc cảm, tự ty, họ rất nhạy cảm với thái
độ, cư xử của người khác cho nên nhân viên công tác xã hội cần có thái độ
chân tình và mong muốn sâu sắc được giúp đỡ người khuyết tật phát triển,
hòa nhập xã hội. Đây chính là biểu hiện sự tôn trọng của nhân viên công tác
xã hội đối với thân chủ.
Nguyên tắc thứ ba, chấp nhận người khuyết tật
Nguyên tắc chấp nhận sự cá biệt nhấn mạnh đến sự khác biệt cá nhân
người khuyết tật và nhân viên công tác xã hội phải tìm cách tiếp cận giúp đỡ
người khuyết tật theo những cách riêng phù hợp với từng cá nhân người
khuyết tật. Bên cạnh đó, việc tin tưởng vào sự cá biệt của mỗi người khuyết
tật sẽ tạo cho nhân viên công tác xã hội chấp nhận người khuyết tật và nhìn
nhận sự khác biệt theo cách suy nghĩ tích cực và coi sự khuyết tật là sự đa
dạng của cuộc sống con người. [26, 60]
Nguyên tắc thứ tư, trung thực với người khuyết tật
19
Người khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn trong việc thỏa mãn các
nhu cầu cũng như sự tự chủ so với người không khuyết tật, đặc biệt là người
khuyết tật về trí tuệ, khuyết tật vận động. Chính vì thế mà nhân viên công tác
xã hội cần phải thực hiện nguyên tắc trung thực, chân thành với người khuyết
tật. Việc người khuyết tật được nhận những thông tin đầy đủ, trung thực giúp
họ có thể lường trước được những khó khăn cũng như điều bất trắc có thể xảy
ra với họ, để họ tăng cường giải pháp đề phòng.
Đây là năm nguyên tắc cơ bản mà nhân viên công tác xã hội cần nắm
vững trong quá trình làm việc với người khuyết tật. [26, 62]
Nguyên tắc thứ năm, nâng cao khả năng tự giải quyết của người khuyết tật
Đây là nguyên tắc mà nhân viên công tác xã hội luôn luôn phải nhận
thức và chú trọng trong quá trình làm việc. Bởi thông thường người khuyết tật
luôn mong muốn nhân viên công tác xã hội giúp mình tìm ra cách giải quyết
vấn đề, thậm chí là để nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề của mình.
Tuy nhiên, hơn ai hết người khuyết tật chính là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh,
suy nghĩ, cảm xúc, những ưu và khuyết điểm của mình, vì vậy họ chính là
người tự giải quyết vấn đề của mình, với sự hỗ trợ, định hướng của nhân viên
công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội làm việc với người khuyết tật luôn
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp người khuyết tật ý thức được về mình và
cần phải tin tưởng vào khả năng tự giúp của họ, khuyến khích họ nỗ lực khắc
phục, vượt qua những trở ngại họ đang gặp phải. Nhân viên công tác xã hội
trong việc tăng tính tự quyết cho người khuyết tật cần gắn liền tính tự chủ, tức
là con người có khả năng hoạt động độc lập nhằm bảo đảm là người khuyết
tật có khả năng hòa nhập cộng đồng xã hội và phát triển. [26, 61]
1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội với người khuyết tật
* Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật là việc thực hiện các
hoạt động khác nhau để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người khuyết tật
nhằm đảm bảo người khuyết tật được trợ giúp và hòa nhập xã hội.
20
Mục đích của dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật nhằm trợ
giúp cho bản thân người khuyết tật khắc phục những khó khăn trong sinh hoạt
và có thể tham gia hòa nhập xã hội.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật gồm có các nội dung sau:
Chăm sóc về đời sống vật chất bao gồm việc cung cấp chỗ ở; xây dựng và theo
dõi chế độ dinh dưỡng; tư vấn về vấn đề sức khỏe;… Và chăm sóc về đời sống
tinh thần bao gồm việc trò chuyện, thường xuyên, thăm hỏi, động viên người
khuyết tật; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí… Hình thức tổ chức gồm có:
Tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Bán tập trung
(chăm sóc, nuôi dưỡng ban ngày/ tuần tại cơ sở bảo trợ xã hội, sau đó về tại gia
đình); Không tập trung (chăm sóc nuôi dưỡng thay thế dựa vào gia đình).
* Dịch vụ kết nối huy động nguồn lực
Nhân viên công tác xã hội là người cung cấp các thông tin về các dịch
vụ, chính sách và giới thiệu cho người khuyết tật tiếp cận với những nguồn
lực, chính sách để tăng nguồn lực trong giải quyết vấn đề. Thực hiện kết nối
nguồn lực là một hoạt động nhằm khai thác được tiềm năng, phát huy các
nguồn lực khác nhau, hình thành nên một mạng lưới các nguồn lực trợ giúp
cho tiến trình giải quyết vấn đề của người khuyết tật.
Kết nối nguồn lực với người khuyết tật thể hiện ở 3 khía cạnh:
Thứ nhất, người khuyết tật được kết nối với các nguồn lực, cụ thể là họ
được tiếp cận các chính sách trợ giúp dành cho người khuyết tật được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật, được tiếp cận các dịch vụ như y tế, pháp
luật, việc làm…, ngoài ra còn được quyền tiếp cận các nguồn lực khác mà bản
thân người khuyết tật không thể tự mình tìm kiếm mà cần đến sự hỗ trợ từ nhân
viên công tác xã hội như nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất.
Thứ hai, Nhân viên công tác xã hội là cầu nối trung gian cho việc liên
kết các nguồn lực khác nhau lại để có những thỏa thuận hợp tác rõ ràng như
phân phối nguồn lực ra sao? Đối tượng cần hỗ trợ như thế nào? … đảm bảo
hiệu quả của công việc hỗ trợ. Ví dụ: giúp người khuyết tật học nghề làm
21