Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội số III, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI TIẾN THÀNH

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
CÔ ĐƠN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
SỐ III, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số

: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ MAI ĐÔNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô
đơn từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội số III, thành phố Hà Nội” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, đúng với thực tiễn nghiên cứu, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn cũng được chỉ rõ nguồn
gốc trích dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Tác giả

BÙI TIẾN THÀNH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 01
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN………………………………………..12
1.1. Tổng quan về người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn ................................ 12
1.2. Một số vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô
đơn ........................................................................................................................ 15
1.3. Luật pháp, chính sách về người cao tuổi và các mô hình hỗ trợ người cao
tuổi cô đơn ............................................................................................................ 26
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của công tác xã hội nhóm đối
với người cao tuổi cô đơn ..................................................................................... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI
CAO TUỔI CÔ ĐƠN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI III, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI............................................................................................................... 31
2.1. Khái quát về Trung tâm bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội ...................... 31
2.2. Thực trạng đời sống người cao tuổi cô đơn Trung tâm Bảo trợ xã hội III,
thành phố Hà Nội .................................................................................................. 32
2.3. Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn Trung tâm
Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội .................................................................... 44
2.4. Thực trạng về kỹ năng, phương pháp công tác xã hội nhóm của nhân viên
công tác xã hội Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội ......................... 52
2.5. Những khó khăn, tồn tại trong công tác xã hội nhóm đối với người cao
tuổi cô đơn Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội ............................... 54
Chương 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

III, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................ 57
3.1. Lý do sử dụng công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn Trung
tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội ............................................................ 57
3.2. Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn Trung tâm
Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội .................................................................... 57
3.3. Khuyến nghị ................................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBNV

Cán bộ nhân viên

CTXH

Công tác xã hội

NCT

Người cao tuổi

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TP


Thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giới tính và độ tuổi của người cao tuổi trong mẫu khảo sát
Bảng 2.2. Trình độ học vấn người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.3. Nghề nghiệp trước khi vào Trung tâm của người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.4. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.5. Người cao tuổi cô đơn tự đánh giá sức khỏe bản thân
Bảng 2.6. Đánh giá về tình hình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với người cao tuổi
cô đơn
Bảng 2.7. Bảng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám
chữa bệnh
Bảng 2.8. Bảng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất,
phòng ở phục vụ người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.9. Cảm nhận của người cao tuổi cô đơn về cuộc sống hiện tại của bản thân
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ chia sẻ, tâm sự của người cao tuổi cô đơn khi có vấn
đề về tâm lý, tinh thần
Hình 2.2. Đối tượng để người cao tuổi cô đơn tâm sự, chia sẻ khi có vấn đề về tâm
lý, tinh thần
Bảng 2.11. Đánh giá các hoạt động tập thể đáp ứng nhu cầu tinh thần người cao tuổi
cô đơn
Bảng 2.12. Đánh giá về mối quan hệ giữa những người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.13. Cách thức chủ yếu nắm bắt thông tin của người cao tuổi cô đơn
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ nhu cầu tham gia hoạt động nhóm của người cao tuổi
cô đơn.
Bảng 2.15. Nhu cầu tham gia các hoạt động nhóm cụ thể của người cao tuổi cô đơn
Hình 2.1. Tình hình hoàn cảnh của NCT cô đơn
Hình 3.1. Sơ đồ tương tác của các thành viên trong nhóm.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có tuổi thọ cao, đó là xu thế mà con người muốn hướng tới trong cuộc sống
và trên thực tế, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới ngày càng cao hơn.
Liên hợp quốc đã lưu ý rằng “kỷ nguyên của người cao tuổi” sẽ nổi lên trong thế kỷ
XXI. Những dự báo trên đã thành hiện thực khi nhóm người cao tuổi nhất thế giới
tại thời điểm năm 2005 chiếm 18% tổng dân số toàn thế giới, 24% tại các quốc gia
phát triển và 15% tại các quốc gia kém phát triển. Dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt tới
1,2 tỷ NCT chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Sự gia tăng số lượng NCT trong
tổng số dân số toàn cầu là vấn đề đáng quan tâm. Nó mang lại nhiều cơ hội song
cũng không ít thách thức. Hàng triệu người cao tuổi ở các nước phát triển trung bình
và thu nhập thấp đang đối mặt với những vấn đề nghèo đói và bệnh tật.
Nhìn từ góc độ cuộc sống, chúng ta nhận thấy “Sinh-Lão-Bệnh-Tử” đó là
quy luật của cuộc đời con người, gần như ai cũng phải trải qua các giai đoạn như
thế. Tuổi già dẫn đến sự thay đổi theo chiều hướng suy giảm về sức khỏe, trí nhớ,
khả năng lao động, sự thay đổi về tâm sinh lý. Điều đó khiến NCT cảm thấy hụt
hẫng, có tâm lý tiếc nuối tuổi trẻ, hoài cổ, trầm tư, cô đơn. Ngay cả khi sống trong
gia đình có điều kiện kinh tế, vợ chồng, con cái đầy đủ thì nhiều khi NCT vẫn cảm
thấy mình lạc lõng, như người thừa trong gia đình và xã hội, bản thân không còn
hữu ích. Bởi thế, họ mong muốn được động viên, chia sẻ, được tôn trọng từ phía
con cái, gia đình và xã hội. Tục ngữ Việt Nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”,
đối với NCT, lúc “xế chiều” rất cần sự giúp đỡ của con cái, đặc biệt là những NCT
có sức khỏe yếu hay không đủ thu nhập nuôi sống bản thân.
Như vậy đối với NCT cô đơn thì sẽ ra sao? Chắc chắn mọi thứ sẽ khó khăn
hơn rất nhiều. Những NCT với các hoàn cảnh kém may mắn như không chồng (vợ),
không con cái, hoặc có con nhưng con đã chết vì bệnh tật, tai nạn... Nhiều người
không có nhà cửa, không có thu nhập nuôi sống bản thân, có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, nhiều người phải đi tha phương cầu thực, làm thuê, nhặt rác, lang thang đầu


1


đường xó chợ, màn trời chiếu đất. Sẽ là rất bế tắc nếu như không có sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta, với truyền thống nhân đạo sâu sắc, Đảng và Nhà nước ta
đã có chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu
thế trong xã hội nói chung và đối với NCT cô đơn nói riêng. Một số NCT cô đơn
được hỗ trợ tại cộng đồng, một số được đưa vào sống tập trung tại các Trung tâm
Bảo trợ xã hội. Ở đây, các cụ được chăm sóc nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, trang
cấp đồ dùng sinh hoạt và sống trong tình yêu thương đùm bọc, quan tâm chia sẻ, có
thể coi đây là một gia đình lớn che chở cho các cụ, giúp vơi đi nỗi cô đơn, mất mát.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của NCT cô đơn tại các trung tâm bảo trợ
xã hội mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, và
một số nhu cầu sinh hoạt tinh thần thiết yếu. Do nguồn kinh phí nhà nước bảo trợ
cho các cụ còn hạn hẹp nên chất lượng cuộc sống của các cụ chưa cao, còn gặp
nhiều khó khăn trong sinh hoạt cả về đời sống vật chất, tinh thần. Mặc dù các cụ
không đòi hỏi nhiều về chất lượng cuộc sống, vì đối với họ, có được cuộc sống ở
Trung tâm Bảo trợ xã hội đã là niềm an ủi rồi. Đối với những người làm CTXH
phải luôn trăn trở, tìm tòi làm sao để nâng cao chất lượng sống của NCT cô đơn,
giúp các cụ thực sự có một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, thanh thản trong những năm
tháng cuối đời, bù lại những gian nan, mất mát. Có một thực tế hiện nay, một số cụ
thường xuyên cảm thấy cô đơn trong lòng, lẻ loi trong tập thể, đời sống tinh thần
trầm lắng và ít hoạt động tập thể. Nhiều cụ sống khép mình, ngại chia sẻ, tâm sự,
mặc cảm, tự ti. Họ thường có tâm trạng u uất, phiền não, nhiều lúc họ không biết
tâm sự chia sẻ với ai. Bên cạnh đó, nhiều cụ có nguyện vọng được tham gia vào các
hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục…để được thoải mái tinh thần, được
chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Nhưng không có ai điều phối, phát động
phong trào, hoặc có thì hoạt động không thành nề nếp, chỉ mang tính tự phát nhất
thời, do đó các cụ ít có cơ hội để tham gia các hoạt động tập thể.

Chính vì vậy, việc thành lập các nhóm các cụ tham gia theo nhu cầu nguyện
vọng về lĩnh vực các cụ quan tâm là rất cần thiết trong Trung tâm Bảo trợ xã hội.
Tham gia vào nhóm sẽ tạo cơ hội cho các cụ sinh hoạt nhóm nề nếp, có điều kiện

2


thuận lợi cùng chia sẻ tâm tư nguyện vọng, tình cảm, hỗ trợ, động viên nhau trong
cuộc sống, đồng thời làm phong phú đời sống tinh thần, giải tỏa những phiền muộn,
nỗi buồn vơi đi và niềm vui được nhân lên. Thiết nghĩ, CTXH nhóm đối với NCT
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của các cụ, đồng thời là phương pháp hoạt động phù hợp góp phần tạo
nên hiệu quả của CTXH, nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH, góp phần đổi mới tổ
chức hoạt động CTXH. Từ đó góp phần hướng tới phát triển dịch vụ đối với NCT
mang tính chuyên nghiệp hơn, nhất là khi Nhà nước đang có chính sách dịch vụ mở
rộng các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ tự nguyện đóng góp kinh phí. Bởi
vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Công tác xã hội nhóm đối với người cao
tuổi cô đơn từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội số III, thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Một số nghiên cứu về người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn
Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) dẫn ra một số nghiên cứu về
sự lão hóa có liên quan đến chất lượng sống của tuổi già: đó là sự tách rời, sự tiếp
tục hoạt động và sự liên tục. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các kiểu
hình về chất lượng sống tuổi già của một số tác giả, ông đã kết luận về việc nâng
cao chất lượng cuộc sống chính là tăng sức khỏe, niềm vui của tuổi già [22, pg.43].
Năm 1998, các nhà tâm lý học M. Pinquart, H. Newman đã chứng minh tuy
người cao tuổi có sức khỏe kém hơn những người trẻ tuổi nhưng trạng thái hạnh
phúc không giảm đi ở tuổi già, có nghĩa là trạng thái hạnh phúc ở người cao tuổi
không hề thấp hơn trạng thái hạnh phúc ở người trẻ tuổi hơn [24].
Tác giả Arnold Rose đã nghiên cứu về văn hóa thế hệ, cho rằng NCT có xu

hướng thích tiếp xúc với những người cùng tuổi hơn là những người thuộc thế hệ trẻ
hơn. Do đó, họ có một sự định hướng trong ý thức về nhóm NCT và ý thức tự phát
triển một cách mạnh mẽ và tích cực [22].
Năm 2001, trong nghiên cứu “Người cao tuổi và suy nghĩ tích cực”, các tác
giả Susan Charles, Chandra Reynolds và Magaret Gatz đã nhận thấy rằng, trong tất
cả các thế hệ, cảm xúc tiêu cực giảm đi cùng với tuổi tác, hay nói cách khác, càng

3


nhiều tuổi người ta càng ít tiêu cực. Trái với định kiến NCT thường ốm yếu, cáu
kỉnh như quan niệm của nhiều người, NCT ngày nay thường có xu hướng thích cảm
xúc hài lòng và hay nhớ lại nhiều ký ức, hình ảnh tích cực hơn là giới trẻ. Chính vì
vậy, các nhà nghiên cứu đã xem xét xu hướng của NCT là điều chỉnh cảm xúc của
họ hiệu quả hơn những người trẻ tuổi bằng việc duy trì cảm xúc tích cực và giảm đi
cảm xúc tiêu cực [23]. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở một số nước phát triển, những
NCT xác định được vị trí của họ trong xã hội bằng cách phát triển nền văn hóa
nhóm của mình. Nền tảng của sự phát triển này là những mối quan tâm và kinh
nghiệm của những NCT qua việc giao tiếp với nhau trong cùng nhóm tuổi. Nguyên
nhân thứ nhất là do có sự tác động của một số yếu tố làm tăng mối tương tác giữa
những NCT, chẳng hạn như yếu tố xã hội và nhân khẩu học. Những yếu tố này bao
gồm sự tăng trưởng số lượng NCT, sự tập trung ngày càng tăng của những NCT vào
những lĩnh vực đặc thù như cộng đồng hưu trí, các nhà dưỡng lão và sự tăng nhanh
các dịch vụ xã hội dành cho NCT. Nguyên nhân tiếp theo là do thành kiến của xã
hội đối với những NCT và tâm lý sợ tuổi già nên NCT thường cảm thấy khó khăn
khi tiếp xúc với cá nhân khác không cùng độ tuổi [23].
Năm 2014, tác giả Bùi Thị Mai Đông - Học viện Phụ nữ Việt Nam đã thực
hiện đề tài nghiên cứu “Tâm trạng của phụ nữ đơn thân trong giai đoạn hiện nay”,
trong số 144 khách thể nghiên cứu trên địa bàn Huyện Sóc Sơn, có tới 75% là phụ
nữ cao tuổi đơn thân. Đề tài đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng tích

cực và tiêu cực, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường các yếu tố ảnh hưởng đến
tâm trạng tích cực và hạn chế các yếu tố dẫn đến tâm trạng tiêu cực, góp phần cải
thiện đời sống tinh thần cho phụ nữ đơn thân.
Đi sâu nghiên cứu về đời sống tâm lý của NCT, năm 2003 và 2004, các tác
giả Thiện Nhân và Phạm Đi cho rằng, đối với NCT, vấn đề quan tâm đến tâm linh,
thờ cúng tổ tiên là quan trọng. Ngoài ra, trong mối quan hệ với con cháu thì nhu cầu
chăm sóc, yêu thương làm cho niềm vui của họ được nhân lên, tuổi thọ kéo dài.
NCT tự thấy mình già đi, sức khỏe giảm sút, cảm giác bị con cháu bỏ rơi, sống “thu
mình” và xa cách người thân, hạn chế giao tiếp xã hội. Chính vì vậy, NCT cảm thấy

4


sống những chuỗi ngày còn lại trống trải, cô đơn, vô dụng [14]. [4].
Các nghiên cứu vào những năm 1997, 1999 ở Việt Nam cho thấy vấn đề hôn
nhân và gia đình của NCT đang là vấn đề cần được quan tâm. Cuộc điều tra dân số
năm 1989 cho biết trong số 1,9 triệu cụ ông và 2,7 triệu cụ bà (từ 60 tuổi trở lên), có
282.307 cụ ông góa vợ và 1.414.077 cụ bà góa chồng. Sự “ra đi” của một người làm
cho người kia choáng váng, hụt hẫng. Bởi vì họ có nhiều thời gian rỗi trong khi con
cái đã trưởng thành và luôn bận rộn với những lo toan riêng; có phạm vi hoạt động
hẹp, giao tiếp với bên ngoài ít nên khi phải sống một mình họ cảm thấy trống trải,
buồn bã và cô đơn [1], [16].
2.2. Một số nghiên cứu về công tác xã hội với người cao tuổi
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2012) trong cuốn tài liệu “Công tác xã hội
trợ giúp người cao tuổi” đã trình bày một số nội dung về CTXH với NCT như: Các
khái niệm, hệ thống lý thuyết áp dụng, các chương trình, chính sách, một số mô
hình trợ giúp NCT hiện nay. Đây là kiến thức rất cần thiết để NVCTXH vận dụng
thực hành trợ giúp NCT [7].
Tác giả Bảo Khang [9, 2009], cho rằng “già” chỉ là sự khủng hoảng tinh thần
trong giá trị cuộc sống: mất đi sự tôn trọng, nói con cái không chỉ không nghe,

không làm theo, mà còn không muốn cho nói, vì con cái nghĩ các cụ không còn
minh mẫn nữa. Chính sự thiếu tôn trọng NCT khiến họ cảm thấy tự ti với bạn bè,
xóm giềng xung quanh. Vì thế, NCT không còn muốn ra ngoài hay tham gia các
hoạt động xã hội. Đây là nguyên nhân làm cho NCT cảm thấy cô đơn buồn tủi vì
không có ai để tâm sự, mình không được nói và không ai lắng nghe mình nói.
Nghiên cứu của tác giả Bế Quỳnh Nga năm 2001 [13, tr.28-39] cho thấy
những NCT thường thích tham gia hội NCT vì hội quan tâm đến các cụ. Chính hội
NCT là nơi các cụ gặp gỡ nhau có cơ hội chia sẻ và tâm sự tuổi già. Thông qua hội
NCT, các cụ cảm thấy mình được quan tâm hơn, được thăm hỏi khi ốm đau, được
gặp nhau trao đổi tâm sự khi hội họp, điều này đã động viên các cụ rất nhiều.
Tác giả Dương Chí Thiện (2001) đã khảo sát ở Hải Dương và Hưng Yên cho
thấy 87,8% người cao tuổi trả lời là phải nhờ cậy con cháu giúp đỡ khi ốm đau và

5


chỉ có 4,6% trả lời là phải nhờ hàng xóm. 82,5% là có con cháu thăm nom thường
xuyên và 71% là các con tự biết. Điều đó đã chỉ ra vai trò rất lớn của gia đình và
mối quan hệ gia đình đối với việc chăm sóc sức khỏe cho NCT [18].
Tác giả Man Khánh Quỳnh, học viên Học viện Khoa học xã hội đã thực hiện
đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên” (2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy NCT ở Huyện Văn Giang đã thiết
lập một mạng lưới hỗ trợ khó khăn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống NCT.
Công trình nghiên cứu “Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020” của tác giả Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và giới
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Mã số CT 09-21). Đề tài đã đề cập tới một số
nội dung như: khái niệm, các tiếp cận nghiên cứu về NCT, kinh nghiệm nghiên cứu
NCT ở các nước và quan điểm của Đảng về NCT, một số vấn đề cơ bản về đời sống
của NCT hiện nay. Đề tài cũng là cơ sở để điều chỉnh chính sách nhằm phát huy
hơn nữa vai trò của NCT và chăm sóc NCT tốt hơn trong giai đoạn 2011 - 2020.

Theo tác phẩm “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của tác giả Nguyễn
Phương Lan (2000): “Người cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực
sang môi trường nghỉ ngơi hoàn toàn. Với thời gian rỗi qúa nhiều trong khi sức
khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lý cô lập với thế giới
xung quanh, đòi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Do kinh nghiệm sống của
các cụ nhiều khi hơn lớp trẻ, được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền
thống. Khác với lớp trẻ, văn hóa của người cao tuổi không chỉ có đơn thuần là giao
tiếp xã hội mà mang tính truyền thống với ba loại giao tiếp cơ bản: Giao tiếp với tự
nhiên, với thế giới xung quanh; giao tiếp với thần linh, lực lượng siêu nhiên; giao
tiếp với xã hội, con người”. [11]. Tác giả đã nhận định đối với các cụ trong đời
sống hiện nay thì nhu cầu giao tiếp xã hội, với con người ta là quan trọng nhất.
Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người già sống trong trung tâm bảo trợ
xã hội thành phố Đà Nẵng” của hai sinh viên Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Sánh
lớp 06CTL - Khoa Tâm lí - Giáo dục, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho thấy
được mức độ trầm cảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở NCT sống trong

6


Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng, giúp hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề trầm cảm
ở NCT sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội. Từ đó có các biện pháp ngăn ngừa
và chữa trị phù hợp, các mô hình hỗ trợ có hiệu quả đối với NCT ở hoàn cảnh này.
Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng NCT nói chung,
ít nghiên cứu đi sâu về NCT cô đơn, đặc biệt là NCT cô đơn tại các Trung tâm Bảo
trợ xã hội. Hiện nay, với nguồn kinh phí bảo trợ xã hội còn hạn hẹp, cơ sở vật chất
của các trung tâm Bảo trợ xã hội còn khó khăn, thiếu thốn, bên cạnh đó phương
pháp tổ chức hoạt động CTXH, tronng đó có CTXH nhóm tại các Trung tâm Bảo
trợ xã hội chưa đa dạng phong phú, nề nếp, chuyên sâu và tính chuyên nghiệp chưa
cao. Điều kiện sống của NCT cô đơn mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu, đời sống
vật chất, tinh thần chưa cao, các cụ ít có cơ hội được tham gia các hoạt động nhóm,

giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Trong khi nhu
cầu của các cụ tham gia các hoạt động nhóm tương đối cao. Bởi vậy cần nhiều hơn
nữa tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động CTXH, trong đó có phương pháp
CTXH nhóm đối với NCT cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Chính vì thế, đề tài
nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn từ thực tiễn Trung
tâm Bảo trợ xã hội số III, thành phố Hà Nội” là mối quan tâm thiết thực của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận công tác xã hội nhóm đối với NCT cô đơn nói chung và
thực tiễn CTXH nhóm đối với NCT cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà
Nội nói riêng. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
CTXH nhóm đối với NCT cô đơn tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội ở Việt Nam hiện
nay trong đó có Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXH, CTXH nhóm, NCT cô đơn, các chính
sách bảo trợ xã hội đối với NCT cô đơn sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và các
yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này, tác giả
chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu.

7


-Khảo sát thực trạng CTXH nhóm đối với NCT cô đơn từ thực tiễn Trung
tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này, tác giả
sử dụng các phương pháp quan sát; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương
pháp phỏng vấn sâu.
-Ứng dụng lý thuyết CTXH nhóm để tổ chức hoạt động nhóm NCT cô đơn
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội. Để thực hiện nhiệm vụ này, tác giả sử
dụng phương pháp thực nghiệm; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp phỏng
vấn sâu.

-Đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chuyên môn CTXH nhóm
đối với NCT cô đơn Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội và các Trung tâm Bảo
trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm đối với NCT cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người cao tuổi cô đơn Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội.
- Cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội.
- Một số người thân (họ hàng, bạn bè…) của NCT cô đơn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập làm dữ liệu nghiên cứu là những số
liệu từ năm 2012 đến nay.
Phạm vi không gian: Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
- Chỉ tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng loại hình nhóm can thiệp.
- Chỉ nghiên cứu trong tổ chức các hoạt động nhóm đối với NCT cô đơn
đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
- Chỉ nghiên cứu NCT cô đơn được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội (Không nghiên cứu NCT cô đơn tại cộng đồng).

8


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực tế về
NCT cô đơn, nhu cầu của NCT cô đơn trên cơ sở thực tiễn để đúc rút lý luận và
những đề xuất thực tiễn, hoạch định chính sách về CTXH.

Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: hệ thống lý thuyết liên quan trực tiếp, các
yếu tố liên quan: Dịch vụ trợ giúp, hệ thống chính sách, khả năng của NCT…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích tài liệu: Đọc và tìm hiểu những tài liệu liên quan
đến CTXH như: nhập môn CTXH, CTXH nhóm, kỹ năng CTXH nhóm của nhân
viên CTXH, CTXH đối với nhóm yếu thế, kiểm huấn CTXH…Phân tích một số
công trình nghiên cứu, những tài liệu, sách, báo, tạp chí,văn bản pháp luật đã công
bố, in ấn có liên quan đến đề tài; các tài liệu liên quan đến trợ giúp NCT cô đơn và
các biện pháp can thiệp, giúp đỡ họ, đặc biệt trong tổ chức hoạt động nhóm…
-Phương pháp quan sát: Tri giác nghe, nhìn thực tế để thu thập thông tin về
các quá trình, hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, mục đích của
nghiên cứu
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp phỏng vấn viết, được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng bảng hỏi để khảo sát một số nội dung về thực trạng sức khỏe,
đời sống vật chất và tinh thần, những khó khăn và nhu cầu, nguyện vọng của 120
NCT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội.
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi
đáp. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 NCT cô đơn để tìm
hiểu sâu về quan điểm, chính kiến, thái độ, tình cảm, động cơ, các phản ứng của họ
trong hoạt động nhóm; phỏng vấn sâu 03 CBNV Trung tâm bảo trợ xã hội III, TP
Hà Nội về sự cần thiết của thành lập các nhóm NCT cô đơn, về những khó khăn,
thuận lợi khi thành lập, tổ chức hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, tác giả phỏng vấn
một vài người thân của NCT cô đơn để nắm bắt thêm thông tin về NCT sống ở

9


Trung tâm. Trong luận văn, tác giả chọn đối tượng phỏng vấn ngẫu nhiên, đơn giản.
-Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Là phương pháp thu thập thông tin

được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát
và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định. Vận dụng
phương pháp này, tác giả ứng dụng CTXH nhóm vào thực tiễn thông qua thành lập
một nhóm NCT cô đơn và tổ chức thực hiện hoạt động nhóm thực tế tại Trung tâm.
-Phương pháp thảo luận nhóm: Tác giả tổ chức 2 cuộc thảo luận nhóm: một
nhóm nhiệm vụ gồm 3 nhân viên chăm sóc NCT cô đơn và một nhóm thân chủ gồm
8 cụ là NCT cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội nhằm thu thập các
thông tin về việc thành lập, tổ chức hoạt động nhóm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung và
làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về CTXH nhóm nói chung, CTXH nhóm đối với
NCT cô đơn nói riêng, như: khái niệm, mục đích của CTXH đối với NCT cô đơn,
tiến trình CTXH nhóm với NCT; vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm
đối với NCT cô đơn. Thông qua nghiên cứu này, có thể nhìn nhận về CTXH nhóm
đối với NCT cô đơn từ góc độ khoa học, mô tả, đánh giá vấn đề bằng những lý
thuyết khoa học liên quan ngành CTXH. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể là
nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu về sau trong lĩnh vực này.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng CTXH nhóm đối với NCT cô đơn từ thực tiễn
Trung tâm Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội, đặc biệt, kết quả thử nghiệm ứng dụng
phương pháp CTXH nhóm đối với NCT cô đơn tại Trung tâm đã góp phần khẳng
định CTXH nhóm đối với NCT cô đơn là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, đòi
hỏi NVCTXH phải có những kiến thức nhất định về nhóm, về NCT cô đơn; có các
kỹ năng làm việc nhóm mới có thể giúp NCT cô đơn giải quyết các vấn đề của bản
thân để sống vui, sống khỏe.
Những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của CTXH nhóm đối với NCT

10



cô đơn mà đề tài đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ Trung tâm
Bảo trợ xã hội III, TP Hà Nội là những gợi ý để lãnh đạo các trung tâm chăm sóc,
nuôi dưỡng NCT nâng cao tính chuyên nghiệp nghề CTXH trong các hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại đơn vị mình.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn còn có 3
chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi
cô đơn.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi
cô đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III, thành phố Hà Nội.

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN
1.1. Tổng quan về người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn
1.1.1. Khái niệm
- Khái niệm người cao tuổi
Theo quan điểm Y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Theo quan điểm của Công tác xã hội:
NCT với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động, thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp
nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, NCT là một đối tượng yếu thế, đối
tượng cần sự trợ giúp của CTXH. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Người cao
tuổi là người đủ 70 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác

nhau về lứa tuổi và có các biểu hiện về già của mỗi nước khác nhau.
Theo Pháp luật Việt Nam tại điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định:
Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Đặc điểm tâm lý cuả NCT
Về trí tuệ: Ở NCT, tính ham hiểu biết vẫn còn, chẳng hạn như họ hứng thú
theo dõi tin tức, thời sự, khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội. Song
về mặt trí nhớ, tư duy có sự thay đổi rõ rệt:
Về trí nhớ: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn thì vẫn ở mức độ tương
đối cao. Do dó, NCT có tính hay quên, họ có thể quên ngay điều họ vừa thấy, hoặc
quên những điều mình vừa làm. Nhưng những kỷ niệm cũ có thể nhớ tương đối rõ.
Vì thế họ thường sống nặng về nội tâm, nhớ về quá khứ, hoài cổ.
Về tư duy: Hoạt động tư duy để ra quyết định chậm, nhưng do có nhiều kinh
nghiệm sống, sự trải nghiệm nên quyết định của họ thường chín chắn hơn.
Về tính cách: Thay đổi tính cách, họ thường khó tính hơn, kỹ tính, dễ cáu
gắt, tủi thân, mủi lòng. Nhiều người bị gọi là “lẩm cẩm” vì hay lo lắng chuyện
không đâu, quá lo xa, quá cẩn thận, vì họ bị lạc hậu so với cuộc sống của giới trẻ

12


Đặc điểm thể chất của NCT
Hiện tượng lão hóa xuất hiện, cường độ trao đổi chất giảm. Hệ hô hấp, hệ
tuần hoàn kém hơn. Độ nhạy cảm giác quan kém (mắt mờ, tai nghễnh ngãng, trí nhớ
giảm). Khả năng chống đỡ tác nhân ngoại cảnh kém, khả năng tình dục giảm.
Đời sống xã hội của NCT
NCT đã kết thúc giai đoạn lao động chính thức. Nhiều người sau khi nghỉ
hưu vẫn tham gia lao động dưới nhiều hình thức. Một số người tiếp tục tạo thu nhập
bằng nghề nghiệp cũ, hoặc nhận công việc mới phù hợp với sức lực, hoặc đảm
đương công việc nội trợ gia đình, quản lý nhà cửa, trông nom các cháu. Những suy
nghĩ, việc làm của NCT có xu hướng không nhằm lợi ích kinh tế mà hướng vào các

giá trị xã hội nhằm khẳng định vị thế, sự hữu ích, uy tín với con cháu, cộng đồng.
Họ thường muốn truyền lại cho con cháu di sản phong phú về vật chất và tinh thần.
Họ muốn thế hệ trẻ tôn trọng, ghi nhận những gì họ cống hiến cho gia đình, xã hội.
Vai trò, chức năng của NCT được điều chỉnh lại phù hợp với sức khỏe, tuổi
tác. Trong gia đình, NCT vừa muốn sống độc lập không phụ thuộc con cháu, song
họ đều muốn gần gũi con cháu để tránh sự cô đơn, để được chăm nom lúc ốm đau.
Trong mối quan hệ gia đình, họ hàng, láng giềng, quan hệ đồng niên trong các hội
NCT, họ thường lấy tình nghĩa làm trọng. NCT tự cảm thấy mình đang mất dần các
uy thế, quyền lực. Quan hệ xã hội có xu hướng thu hẹp, quan hệ giao tiếp xã hội
thường giới hạn ở các nhóm nhỏ (hội NCT, hội dưỡng sinh, câu lạc bộ, tham gia lễ
hội, chùa chiền…). Nhiều người hay nghĩ về quá khứ, hoài cổ, nuối tiếc về những
điều mình không làm được hoặc chưa kịp làm lúc tuổi thanh xuân.
- Khái niệm người cao tuổi cô đơn
Theo Nghị định số 07 2000 NĐ-CP ngày 09 03 2000 của Thủ tướng chính
phủ quy định: Người cao tuổi cô đơn là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân,
người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân
thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập.
Hiện nay, tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 136 2013 NĐ-CP ngày 21 10 2013
của Thủ tướng Chính phủ, NCT cô đơn được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng của

13


Nhà nước thường xuyên tại cộng đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
a/ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng hoặc người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng
chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a khoản này,
không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng

dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo
trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Tại Điều 25, Khoản 1, Điểm b, Nghị định 136 2013 NĐ-CP cũng quy định
đối tượng được chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Người
cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
theo quy định của pháp luật về người cao tuổi. [3, 2013].
Có thể hiểu NCT cô đơn được chăm sóc nuôi dưỡng trong Trung tâm Bảo
trợ xã hội là NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, được tiếp nhận vào Trung tâm Bảo
trợ xã hội hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tập trung.
NCT cô đơn trong đề tài này là những NCT được chăm sóc, nuôi dưỡng tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội theo quy định trong Nghị định 136 2013 NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.2. Vai trò của người cao tuổi
Vai trò là người trụ cột trong gia đình; vai trò là người lao động, góp phần
tạo thu nhập cho gia đình; vai trò là người chăm sóc, giáo dục con cháu; vai trò là
người dung hòa các mối quan hệ và bảo tồn các giá trị văn hóa gia đình; vai trò
nòng cốt trong các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương. [5, 2014].
1.1.3. Đặc điểm của người cao tuổi cô đơn
Đặc tâm lý, thể chất cuả NCT cô đơn
Người cao tuổi cô đơn cũng có những đặc điểm tâm lý, thể chất như những
NCT khác, bên cạnh đó họ còn có một số đặc điểm riêng sau:

14


Họ thường có hoàn cảnh cô đơn, éo le, không chồng (vợ), không con. Khó
khăn về kinh tế, không có nơi ở ổn định, sống bằng lều tạm ở gầm cầu, vỉ hè, không
có thu nhập, phải bươn trải lo kiếm cái ăn qua ngày, nhiều người lang thang ăn xin,
nhặt rác. Khi được vào trung tâm bảo trợ xã hội, họ rất biết ơn Đảng và Nhà nước,

họ lấy đó là niềm an ủi lúc tuổi “xế chiều”, coi trung tâm bảo trợ xã hội là gia đình,
an phận sống nốt phần đời còn lại. Tuy nhiên, sự thiếu thốn tình cảm luôn là nỗi
buồn len lỏi trong lòng các cụ, nặng nề đầy suy tư, hiu hắt nỗi cô đơn, mất mát. Họ
thường cảm thấy cuộc đời thật bất hạnh, những NCT khác được sống quây quần bên
con cháu, hưởng phúc lộc tuổi già, nhưng họ có hoàn cảnh éo le, cô đơn nên họ mặc
cảm, tự ti, tủi thân, trống trải, nhiều người sống u uất, khó tính, tâm lý thất thường.
Hầu hết NCT cô đơn có sức khỏe yếu, bởi họ phải trải qua cuộc sống khó
khăn về kinh tế, ít có điều kiện được khám chữa bệnh. Khi vào Trung tâm bảo trợ
xã hội, sức khỏe họ thường yếu, nhiều người mắc bệnh mãn tính từ trước.
Đời sống xã hội cuả NCT cô đơn
Được vào sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội, NCT cô đơn cảm thấy có một
chỗ dựa ổn định, lâu dài, yên tâm đến cuối đời. Nhưng hầu hết họ thường mặc cảm,
tự ti, bởi thế sống khép mình, ngại tham gia các hoạt động tập thể, ngại thể hiện bản
thân, ít giao lưu, không cởi mở, không hòa đồng với tập thể, nhiều người bất mãn.
1.1.4. Những khó khăn và nhu cầu cơ bản của người cao tuổi cô đơn
- Những khó khăn chính của người cao tuổi cô đơn
Khó khăn về nơi ở: Hầu hết NCT cô đơn không có nhà cửa, nơi ở ổn định, họ
thường phải ở nhờ hoặc ở lều tạm, lang thang “màn trời, chiếu đất”.
Khó khăn về thu nhập, kiếm sống: NCT cô đơn thường thất nghiệp hoặc
không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu là lao động chân tay, thu nhập thấp. Nhiều
người làm thuê, nhặt rác, xin ăn qua ngày hoặc sống nhờ sự chu cấp của người thân.
Khó khăn về sức khỏe thể chất, tinh thần: NCT cô đơn thường có sức khỏe
yếu, ít được chăm sóc sức khỏe y tế, bởi vậy có nhiều bệnh mãn tính. Sức khỏe tinh
thần bị ảnh hưởng từ những khó khăn do hoàn cảnh bản thân, thường tự ti, trầm
lắng, buồn, cô đơn, nhiều người u uất, trầm cảm, bất mãn.

15


Khó khăn trong tham gia các hoạt động xã hội: NCT cô đơn ít có điều kiện

tham gia các hoạt động xã hội, bên cạnh đó, do mặc cảm, sống khép mình nên họ
thường ngại giao lưu, tham gia các hoạt động tập thể.
- Nhu cầu cơ bản của người cao tuổi cô đơn
Nhu cầu về nơi ở: Nhiều người chỉ cần có chỗ ở ổn định, không phải sống
cảnh lang thang, “Gầm cầu, góc chợ”. Nhu cầu được có cơm ăn, áo mặc thường
xuyên hàng ngày: Những điều kiện thiết yếu phục vụ cho con người sinh tồn. Nhu
cầu được chăm sóc sức khỏe y tế: được khám, tư vấn và điều trị bệnh. Nhu cầu
được động viên, chia sẻ về tinh thần, tâm lý: giúp họ vượt qua sự mặc cảm, tự ti,
nhìn vào nỗi đau, mất mát nhẹ nhàng hơn và sống vui vẻ, thanh thản hơn. Nhu cầu
được cảm thông, tôn trọng: Tuy hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh nhưng mỗi con
người đều có lòng tự trọng, bởi vậy NCT cô đơn cần được cảm thông, tôn trọng như
những NCT khác trong xã hội. Nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội: Tham
gia các hoạt động xã hội giúp NCT cô đơn hòa nhập vào cộng đồng xã hội, không bị
tách rời cộng đồng, họ cảm thấy mình không cô đơn, lẻ loi và vẫn có ích cho xã hội.
1.2. Một số vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi cô đơn
1.2.1. Khái niệm, các loại nhóm người cao tuổi cô đơn
- Khái niệm nhóm
Theo quan điểm giải thích cổ điển, “Một nhóm được định nghĩa như là hai
hay nhiều người có tương tác với một người khác theo cách mỗi một người đều gây
ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của mỗi người khác” (Từ điển xã hội học, tr.299).
- Khái niệm nhóm xã hội
Theo các nhà xã hội học: “Nhóm xã hội là một tập hợp của những cá nhân
được gắn kết với nhau bởi những mục đích nhất định. Những cá nhân có những hoạt
động chung với nhau trên cơ sở cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau nhằm đạt được những
mục đích cho mọi thành viên” (Từ điển Xã hội học phương Tây hiện đại, 1990).
- Khái niệm nhóm người cao tuổi cô đơn
Có thể hiểu, nhóm người cao tuổi cô đơn là một tập hợp NCT cô đơn có từ
hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực

16



hiện hoạt động chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của các thành viên nhóm. Các
thành viên nhóm được điều chỉnh, tuân theo các quy tắc, thiết chế nhất định.
- Một số loại nhóm người cao tuổi cô đơn
Chúng ta có thể phân chia các loại hình nhóm NCT cô đơn khác nhau dựa
trên mục đích trị liệu, nhu cầu của nhóm, nội dung sinh hoạt nhóm…Cùng một
nhóm, nhưng tiếp cận ở góc độ khác nhau sẽ ra loại hình nhóm khác nhau.
Nhóm trị liệu: Nhằm giúp NCT cô đơn trong nhóm giải tỏa cảm xúc tiêu cực,
vượt qua khủng hoảng, tổn thương tâm lý. Từ đó giúp các cụ ổn định tâm lý, có suy
nghĩ, nhận thức và hành vi tích cực.
Nhóm giải trí: Giúp NCT cô đơn được vui chơi, giải tỏa tâm lý. Giúp các cụ
sống đoàn kết, quan tâm chia sẻ và giúp đời sống tinh thần phong phú hơn.
Nhóm giáo dục: Nhằm trang bị cho NCT cô đơn kiến thức về các lĩnh vực
mà các cụ quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức, đặc biệt là các kỹ năng tự bảo
vệ, chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe NCT.
Nhóm tự giúp: Tạo cơ hội cho NCT cô đơn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng
vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cùng hoàn cảnh và đồng cảm giúp các cụ gần
gũi, cảm thông, chia sẻ với nhau nhiều hơn, hiệu quả trợ giúp cao hơn.
1.2.2. Khái niệm, mục đích, chức năng của CTXH nhóm với NCT cô đơn
1.2.2.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn ứng dụng
trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia từ gần một thế kỷ nay. Tùy vào thời
gian, không gian văn hóa, mỗi quốc gia có các định nghĩa khác nhau về CTXH.
Khái niệm 1: Theo Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia Mỹ (NASW): CTXH
là hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng
có hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động xã hội, để tạo ra các
điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích cá nhân. [15, tr.25].
Khái niệm 2: Theo Hiệp hội nhân viên CTXH quốc tế và các trường đào tạo
CTXH quốc tế (2011): Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn


17


đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng
cường sự trao quyền, giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con
người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống
xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. [19, tr.4].
CTXH là một nghề thúc đẩy xã hội thay đổi, bằng cách giải quyết vấn đề
trong mối quan hệ giữa người với người, thúc đẩy trao quyền, giải phóng con người.
Mục đích cuối cùng của CTXH là đảm bảo hạnh phúc cho mọi người. Người làm
CTXH sử dụng lý thuyết hành vi con người, các hệ thống xã hội để can thiệp vào
những thời điểm khi con người tương tác với môi trường sống của mình. [8, tr.2].
Khái niệm 3: Theo từ điển Bách khoa ngành CTXH: “Công tác xã hội là một
ngành khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng tâm lý
xã hội của mình có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an
sinh cao nhất cho con người”, là “Một nghệ thuật, một khoa học, một nghề giúp
người dân giải quyết vấn đề từ cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng”.
Khái niệm 4: Quan điểm của Philippin: CTXH là một nghề chuyên môn,
thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa
các cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội. [19, tr.57].
Khái niệm 5: Tác giả Bùi Thị Xuân Mai định nghĩa: “Công tác xã hội là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần
đảm bảo an sinh xã hội”. [10, tr.63].
CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm vào vô số các tương tác phức
hợp giữa con người và môi trường của họ. Sứ mạng của nó là tạo năng lực giúp
người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống và ngăn ngừa các

trục trặc. CTXH chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết các vấn đề và sự
thay đổi. Do đó, NVCTXH là tác nhân đổi mới trong xã hội và đời sống các cá
nhân, gia đình, cộng đồng. CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và

18


thực hành. Có thể nói, CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo
ra sự thay đổi và phát triển xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề
xã hội, vào quá trình tăng cường năng lực giải phóng tiềm năng ở mỗi cá nhân,
nhóm, cộng đồng, CTXH giúp con người phát triển hài hòa, đem lại cuộc sống tốt
đẹp cho con người. Mục tiêu cơ bản của CTXH không chỉ nhằm vào việc trợ giúp
những người cần được giúp đỡ mà là vì lợi ích, sự ổn định, tiến bộ của toàn xã hội.
1.2.2.2. Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi cô đơn
- Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi
Theo tác giả Bùi Thị Mai Đông (2014): “Công tác xã hội với người cao tuổi
là quá trình nhân viên xã hội sử dụng những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng
chuyên môn và thái độ nghề nghiệp vào trong quá trình trợ giúp những người cao
tuổi có vấn đề hoặc gia đình người cao tuổi, cộng đồng người cao tuổi đang gặp
khó khăn nhằm nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội của họ trong
chăm sóc người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề cá nhân, xã hội; góp phần đảm bảo an
sinh xã hội cho cộng đồng người cao tuổi” [5, tr.44].
- Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi cô đơn
Có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào cho lĩnh vực
CTXH đối với NCT cô đơn. Tuy nhiên, dựa vào mục đích, mục tiêu chung của
CTXH và từ việc phân tích các khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài đã trình
bày ở trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm CTXH đối với NCT cô đơn như sau:
“Công tác xã hội đối với người cao tuổi cô đơn là hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp người cao tuổi cô đơn nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu cơ bản về vật

chất và tinh thần, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ tăng cường trợ giúp thực hiện quyền của người cao tuổi, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội”.
1.2.2.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm
Có nhiều cách định nghĩa về công tác xã hội nhóm khác nhau:
Trong Từ điển CTXH của Barker (1995, tr.85), CTXH nhóm được định nghĩa là:

19


“Một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên chia sẻ
những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào
các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị
liệu tâm lý nhóm, mục tiêu CTXH nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề tâm lý,
tình cảm, mà còn là trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội, lao động, thay đổi
các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các
nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXH
nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu”. [17, tr.85].
Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa CTXH nhóm và trị liệu tâm lý
nhóm ở việc “phát triển các kỹ năng xã hội vào lao động, thay đổi định hướng giá
trị và làm chuyển biến hành vi chống lại xã hội”. Để kiểm chứng cho khác biệt trên,
chúng ta tìm hiểu khái niệm về trị liệu tâm lý, trong đó bao gồm cả trị liệu tâm lý
nhóm. Từ điển CTXH của Barker (1995) nêu: “Trị liệu tâm lý là một hoạt động
tương tác đặc biệt và chính thức giữa một nhân viên xã hội hay các chuyên môn về
sức khỏe tâm thần khác với thân chủ cá nhân, hai người, gia đình hay nhóm, ở đó
mối quan hệ trị được thiết lập để giải quyết những biểu hiện của rối nhiễu tâm thần
căng thẳng tâm lý xã hội, các vấn đề quan hệ và những khó khăn gặp phải trong môi
trường xã hội”. Như vậy có thể thấy sự khác biệt lớn trong trị liệu tâm lý nhóm và
CTXH nhóm là ở những hoạt động mang tính chất chuyên sâu hơn và thường được
các nhà tâm lý học hay tâm thần học sử dụng trong quá trình hỗ trợ, trị liệu thân chủ

có những tổn thương sức khỏe tâm thần và rối nhiễu tâm lý nghiêm trọng hơn. [17].
Tác giả Toseland và Rivas (1998) cho rằng có nhiều cách tiếp cận với CTXH
nhóm và mỗi cách có điểm mạnh và ứng dụng thực hành cụ thể. Họ đưa ra định
nghĩa bao quát được bản chất của CTXH nhóm, tổng hợp các điểm riêng biệt của
các cách tiếp cận CTXH nhóm: “Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích
với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu về tình cảm xã hội và
hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên
trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ”. [17, tr.12].
Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2008) cho rằng: CTXH nhóm là một phương

20


×