Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT TỐ TỰNG DÂN SỰ (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.08 KB, 39 trang )

TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT TỐ TỰNG DÂN SỰ
(Có đáp án)
1. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án dân sự
SAI, CSPL: Đ 29 BLTTDS CẦN PHẢI THỎA THÊM VÀI ĐIỀU KIỆN
TRONG ĐIỀU LUẬT THÌ T.A MỚI GIẢI QUYẾT.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên
công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ
tục tố tụng dân sự.
ĐÚNG. GIỐNG NHƯ TRÊN.
3. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải
quyết vụ việc dân sự.
SAI. CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CHƯA HẲN LÀ CÓ QUYỀN
GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ. VD : THƯ KÍ, KSV. CSPL K2D939 VÀ
Đ52,53 BLTTDS.
4. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
SAI, Đ119 BLTTDS THÌ CHỈ KHI ĐƯƠNG SỰ KHÔNG CÓ YÊU CẦU
THÌ T.A MỚI CÓ QUYỀN TỰ MÌNH RA QĐ TRÊN.
5. Trong một số trường hợp nếu đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không đến thì phải hoãn phiên toà.
SAI. TÙY CỤ THỂ ĐƯƠNG SỰ LÀ CHỦ THỂ NÀO MÀ CÓ TRƯỜNG
HỢP ĐƯƠNG SỰ VẮNG LẦN 2 THÌ SẼ CÓ HẬU QUẢ PHÁP LÍ KHÁC. VD:
NGUYÊN ĐƠN THÌ T.A SẼ RA QĐ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN. Đ199
BLTTDS
6. Thẩm phán Có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định.


SAI. THEO TINH THẦN CỦA Đ72BL THÌ NẾU TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN
TÒA MÀ CẦN ÁP DỤNG THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH SẼ DO CHÁNH ÁN QĐ,
CÒN TẠI PHIÊN TÒA THÌ THẨM QUYỀN DO HĐXX RA QĐ.


7. Tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì hội
đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuân củađương sự.
Sai. HĐXX phúc thẩm ra bán ản phúc thẩm sủa bản án sơ thẩm, công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự chứ không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các dương sự (K1D270 BLTTDS)
8. Không phải các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại
đều thuộc thẩm quyền của toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Sai. Thuộc thẩm quyền của trong tài
9. Trong một số trường hợp cá nhân không được uỷ quyền cho người khác
khởi kiện thay cho mình.
Đúng. Đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác
thay mình tham gia tố tụng (K3D73 BLTTDS)
10. Trong mọi trường hợp khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật đương sự không có quyền khởi kiện lại.
Sai. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định
tại điểm c,e, g K1D192 BLTTDS (K1D193 BLTTDS).
11. Trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa
án chấp nhận.
Sai. Thay đổi yêu cầu phải không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện (đối
với phiên tòa sơ thẩm – K1D218); không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng
nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết (đối với phiên tòa phúc
thẩm – K1D256)


12. Trong một số trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên toà sơ thẩm, nếu
người làm chứng vắng mặt tại phiên toà.
Đúng.K2D204
13. Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự vắng mặt
tại phiên toà sơ thẩm mà không có lý do chính đáng, Toà án không phải hoãn phiên
toà.

Đúng. Theokhoản 2 mục III nghị quyết 02 thì nếu NBVQVLI hợp pháp của
đương sự vắng mặt lần thứ nhất mà TA có căn cứ xác định được việc vắng mặt là
không có lí do chính đáng thì TA vẫn tiến hành xét xử vụ án.
14. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha mẹ khi có tranh chấp.
Sai. Áp dụng K7D28 BLTTDS thì còn có các yêu cầu về HNGĐ mà pháp luật
có quy định. Theo điều 64 Luật HNGĐ thì trường hợp xác định con vẫn có thể yêu
cầu.
15. . Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu
cầu của đương sự.
SAI=> Xem điều 119 BLTTDS “Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật
này trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời.”
16. Tất cả các vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành hòa
giải.
Đúng, tòa án có trách nhiệm hoa giải và tạo điều kiện thuận lợi các đương sự
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. ( điều 10 luật TTDS 2004)
17. Hội thẩm Nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.


Đúng , và hội thẩm nhân dân chỉ có quyền tham gia giải quyết các vụ án dân
sự ( điều 42 luật TTDS)
18. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
họ là nguyên đơn.
Sai, vì khi yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự ,
họ không phải đối tượng bị xâm hại về quyền lợi hợp pháp của mình
19. Nhận cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.s
Đúng, thuộc 1 trong những thẩm quyền giái quyết của tóa án dân sự ( Điều 27
luật tố tụng dân sự)

20. Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án cấp tỉnh?
Sai, Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy
định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 ,
4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng
thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của
Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của
BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự
đó.
b. Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 33 của BLTTĐS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3
mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền,
nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước
ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS,
Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.


21. Nơi bị đơn cư trú là nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú?
Điều 12 của Luật Cư trú (được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2007) lại quy định là: “Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà
người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc
tạm trú,
22. Đối với việc giải quyết việc dân sự thì do một thẩm phán tiến hành?
Sai , Điều 172. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án
phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không
thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán

khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự
khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
23. Người khởi kiện là nguyên đơn?
Sai , Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi, không đủ tuổi để có
năng lực hành vi thì phải có người đại diện khởi kiện, trong trường hợp đó , người
khởi kiện được gọi là người đại diện cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên
đơn ( Điều 57 Luật tố tụng dân sự)
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết
vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
24. Bị đơn có thể là Toà án nhân dân?
Đúng , trong trường hợp có sự oan sai trong quá trình xét xử thì Tòa án nhân
dân sẽ trở thành bị đơn của Tòa án cấp dưới hơn
25. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng ds đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở
lên?


Sai, Nghị quyết số 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 thì người chưa đủ 18
tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi TTDS (người vợ chưa đủ 18 tuổi họ có
quyền tham gia TTDS)
26. LTTDS chỉ điều chỉnh quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi
hành án, người tham gia TTDS bằng phương pháp mệnh lệnh.
SAI=> Phương pháp thỏa thuận giữa các bên đương sự trong quá trình hòa
giải…
27. Thẩm phán ra quyết định trưng càu giám định trên cơ sở thoả thuận lựa
chọn của các đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự.
28. ĐÚNG => ĐIỀU 90 BLTTDS
29. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người
thân thích của người đại diện đương sự
30. ĐÚNG => Điều 46 Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng

hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: 1. Họ đồng thời là đương sự,
người đại diện, người thân thích của đương sự;
31. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản
đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc
SAI=> Xem điểm c,d,đ điều 36 BLTTDS.
32. Toà án có thể tự mình đối chất khi có sự mâu thuẫn lời khai
SAI=> xem điều 88 BLTTDS.
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai
của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương
sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm
chứng với nhau.
33. Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần
thiết. ĐÚNG=> Xem mục 1 phần III NQ 01/2005 “ trường hợp người chưa đủ 18


tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng DS, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết
hôn, và khi có yêu cầu TA solve các vụ việc về HNGD thì họ có quyền tự mình
tham gia TTDS
34. Mọi tranh chấp có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh
SAI=> Xem điểm a tiểu mục 4.4 mục 4 NQ 01/2005.
35. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước có
nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự.
SAI=> Theo khoản 1 điều 39 BLTTDS “Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm
có:
a) Toà án nhân dân;
b) Viện kiểm sát nhân dân.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự là rất rộng,
tuy nhiên không phải cơ quan nào cũng là cơ quan THTT. Chẳng hạn UBND tiến
hành hòa giải các tranh chấp về đất đai …

36. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử.
Đúng=> Hiện nay trong pháp luật hiện hành quy định chỉ có 2 cấp xx đó là Sơ
thẩm và Phúc thẩm, GDT, TT chỉ là việc xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật
trong một số trường hợp luật định:
Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
việc giải quyết vụ án.
Điều 304. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung


của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản
án, quyết định đó.
37. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều
thuộc đối tượng chứng minh.
ĐÚNG => Theo điều Điều 80. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng
minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
……………………….
38. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân
sự Thẩm phán có thể tự quyết định trưng cầu giám định.
SAI=> Theo điều 90 của BLTTDS thì việc quyết định trưng cầu giám định
phải dựa trên yêu cầu của đương sự. Khoản 3 điều 90 BLTTDS quy định” rong
trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp
luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định
giám định bổ sung hoặc giám định lại”
39. Trong mọi trường hợp, tòa án theo lãnh thổ có quyền giải quyết tranh cấp
vụ kiện ly hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.

SAI=> xem Luật hôn nhân gia đình
40. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được
giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
SAI=> Trường hợp GDT và TT
41. Tòa án thụ lý vụ án dân sự kể từ ngày nhận đơn khởi kiện.
SAI=> Xem khoản 3,4 Điều 171 BLTTDS.
42. Người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ
thẩm.


ĐÚNG=> Xem điều 243 BLTTDS “Đương sự, người đại diện của đương sự,
cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm
đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp
trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”
43. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
SAI=> Chỉ 1 số cơ quan quy định tại Điều 162 BLTTDS mới có thẩm quyền
44. Trong mọi trường hợp Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp
cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
SAI=> Xem khoản 4 điều 171 “Trong trường hợp người khởi kiện được miễn
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi
nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo”.
45. Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí.
SAI=> khoản 4 điều 171 “Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc
không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận
được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo”
46. Tòa án hoãn phiên tòa nếu đương sự được triệu tập hợp lệ hai lần nhưng
vắng mặt.
SAI=> Xem khoản 2 điều 199 BLTTDS

47 Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm
sát, Công an không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự.


Nhận định sai. Theo quy định của khoản 3 Điều 75 BLTTDS 2004 : “Cán bộ,
công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại
diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại
diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật. ”

48 Tại phiên tòa, đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho mình thì Tòa vẫn có thể chấp nhận.

Nhận định đúng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 NQ 03/2012/NQHĐTP:
“4. Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận, nếu người được đương sự nhờ làm
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đáp ứng các điều kiện được
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội
đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.
Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đương sự hoãn phiên toà để
đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”

49 Tòa án có thể hòa giải một số vấn đề liên quan đến hòa giải vụ án dân
sự phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã
hội.


Nhận định sai. Theo quy định tại khoản 2 điều 181 BLTTDS về trường hợp
tòa án không được hòa giải


“2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức
xã hội.”

50. Mọi trường hợp đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ
đến lần thứ hai tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án cấp sơ thẩm đều
phải hoãn phiên tòa.

Nhận định sai. Theo quy định tại khoản 2 điều 199, khoản 2 điều 200, khoản
2 điều 201 BLTTDS. Ví dụ như nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ
hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

51. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc phẩm, nếu các đương sự tự thỏa
thuận được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán Tòa án cấp
phúc thẩm lập biên bản và ra quyết định công nhận thỏa thuận của các
đương sự.


Nhận định sai. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo khoản 1 điều
258 BLTTDS không có quy định việc công nhận sự thỏa thuận của các bên

“1. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà
án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.


Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án
Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng
không được quá một tháng.”
52 Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự và
đưa ra quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.
Nhận định SAI. Theo Điều 234 BLTTDS 2004, Kiểm sát viên phát biểu ý
kiến về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán,
Hội đồng xét xử, việc tranh chấp pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự kể từ
khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án. Theo Điều 21 bộ luật này,


viện kiểm sát nhân dân chỉ có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự chứ không có vai trò trong việc đưa ra quan điểm làm căn cứ để
HĐXX giải quyết vụ việc dân sự.
53 Đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết là quyền của đương sự.
Nhận định SAI. Theo Điều 56 BLTTDS 2004 thì đương sự bao gồm nguyên
đơn, bị đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, người có quyền,
nghĩa vụ liên quan thuộc khoản 2 Điều 61 thì mới có quyền đưa ra yêu cầu để Tòa
án giải quyết.
54 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
Nhận định SAI. Theo quy định tại Điều 51 BLTTD 2004, Điều 15 Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP.
55 Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi
kiện.
Nhận định SAI. Khoản 3 điều 56 Bộ luật TTDS 2004. Bị đơn là người mà
nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị bị đơn xâm
phạm. Việc cho rằng có nghĩa là có thể có (bị xâm phạm) hoặc không (không bị
xâm phạm hoặc tranh chấp).
56 Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.



Nhận định này SAI. Theo quy định tại khoản 3 Điều 176 BLTTDS năm 2004,
sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xơ
sơ thẩm. Theo khoản 2 Điều 217 BLTTDS, tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn chỉ có
quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố ban đầu, mà
không được đưa ra yêu cầu phản tố khác.
57 Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án cấp tỉnh.
Nhận định SAI. Khoản 2 Điều 405 BLTTDS năm 2004, Khoản 2 Điều 7
NQ 03/2012/NQ-HĐTP. Ngoại lệ, tranh chấp hôn nhân ở biên giới.
58 Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
Nhận định SAI. Khoản 4 Điều 171 BLTTDS 2004; Khoản 2, khoản 5 Điều
10 Pháp lệnh án phí, lệ phí 2009; Khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 11 Pháp lệnh án
phí, lệ phí. Trường hợp miễn và không phải nộp án phí.
59 Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.
Nhận định SAI. Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 BLTTDS 2004, điều 29
Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13). Trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc PL
có qui định khác.
Chi phí giám định là…K2 Đ125 BLTTDS: Các bên có thỏa thuận
đúng; Khoản 2 điều 138 BLTTDS sẽ không do người yêu cầu giám định chịu nếu
kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ đúng; Miễn: phải chịu nhưng được
miễn (Nên không có trường hợp này)


60 Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì
phải chịu 50% án phí sơ thẩm.
Nhận định SAI. Khoản 3 điều 131 Bộ luật TTDS, khoản 4 điều 16
NQ 01/2012/NQ-HĐTP, Khoản 12 điều 27 Pháp lệnh 10/2012. Trường hợp các

bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ
thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí (100%) dân sự sơ thẩm như trường hợp
xét xử vụ án đó. Khoản 1 điều 16 NQ 01/2012. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận
phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án,
quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm.
61 Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền Tòa án không thay đổi.
Nhận định SAI. theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 7, điều 10
NQ 03/2012. Đã thụ lý nhưng vẫn có thể chuyển.
62 Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập
chứng cứ thay đương sự.
Nhận định SAI. Điều khoản 1 điều 94 BLTTDS và Điều 12 NQ 04/2012/NQHDTP: yêu cầu TÒA chứ không phải VKS. Điều khoản 4 điều 85 BLTTDS: VKS
chỉ thu thập chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện quyền kháng nghị thẹo thủ
tục phúc thẩm ,giám đốc thẩm và tái thẩm.
63 Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc
thẩm.


Nhận định ĐÚNG. Khoản 1 điều 84 BLTTDS 2004, khoản 3Điều 4 NQ
04/2012/NQ-HDTP.
64 Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
Nhận định SAI. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 58, điểm b khoản 2
điều 85 BLTTDS: cả đương sự và Tòa án đều có quyền
65 Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Nhận định ĐÚNG. Khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2004 và khoản 2 Điều
2 NQ 04/2012/NQ-HĐTP: Đương sự đưa ra yêu cầu có quyền và nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ. ( vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự ). Tuy nhiên trong một
số trường hợp bắt buộc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ , căn cứ theo quy
định tại Điều 79 BLTTDS.
66 Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự.

Nhận định SAI. Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTDS và khoản 2 Điều
6 NQ 04/2012/NQ-HĐTP. Việc lấy lời khai của đương sự phải do Thẩm phán tiến
hành. Thư ký có nhiệm vụ ghi lời khai vào biên bản; Thư ký lấy lời khai của đương
sự chỉ khi: Thẩm phán giao cho Thư ký lấy lời khai nếu đương sự đồng ý
67 Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng
cáo thay đương sự.


Nhận định SAI. Theo quy định tại điều 243 BLTTDS 2004, khoản 4 điều 2
Nghị quyết NQ 06/2012/NQ-HĐTP. Người đại diện của đương sự có quyền làm
đơn kháng cáo thay đương sự.
68 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc
thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
Nhận định SAI. Khoản 3 điều 266, điểm c Khoản 2 điều 199 BLTTDS. Có
thể hoãn/ đình chỉ/ tiếp tục xét xử.
69 Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng
xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nhận định SAI. Khoản 2 Điều 266 BLTTDS 2004. Vẫn xét xử hoặc đình chỉ
hoặc hoãn xét xử phúc thẩm.
70 Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ
thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Nhận định SAI. Chỉ trong trường hợp theo khoản 2 Điều 286 BLTTDS


PHẦN B
1. Luật tố tụng dân sự chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
dân sự.
Ø Sai. Luật TTDS không phải chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
dân sự. Vì Theo quy định tại Điều 1 BLTTDS 2004 (sđ, bx 2011) thì: Luật TTDS
quy định về trình tự thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự; trình

tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ
án dân sự và việc dân sự (gọi chung là vụ việc dân sự) tại TA và thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định này thì LTTDS không chỉ quy định về trình tự thủ tục
giải quyết vụ án dân sự mà còn quy định về trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự
tại Tòa án và thi hành án dân sự.
2. Chỉ quan hệ giữa Tòa án với đương sự phát sinh trong quá trình giải
quyết vụ án và được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh mới là
quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Sai. Đối tượng điều chỉnh của Luật TTDSVN là các quan hệ giữa TA, VKS,
CQTHA, đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám
định, người phiên dịch và những người liên quan phát sinh trong TTDS. Theo đó,
đối tượng điều chỉnh của LTTDS bao gồm: quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA với
đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của ĐS, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người liên


quan; Quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA với nhau; Quan hệ giữa đương sự với
những người liên quan.
Quan hệ PLTTDS là quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA, ĐS, Người đại diện của
ĐS, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người liên
quan phát sinh trong TTDS và được các QPPL TTDS điều chỉnh.
Như vậy, quan hệ PLTTDS không chỉ bao gồm quan hệ giữa tòa án với
đương sự mà còn bao gồm cả quan hệ giữa VKS, CQTHA, người đại diện của
đương sự, người làm chứng,….. Do đó, khẳng định trên là sai.
3. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải có hội thẩm nhân dân
tham gia.
Sai.Vụ việc dân sự là các vụ việc phát sịnh từ QHPLDS, hôn nhân và gia
đình, KD, TM và LĐ do Tòa án giải quyết. Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự
và việc dân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 BLTTDS năm 2004 quy định: “ Hội đồng

xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong
trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba
Hội thẩm nhân dân”.
Theo khoản 2 Điều 55 BLTTDS 2004 thì thành phần giải quyết việc dân sự có
thể không có Hội Thẩm tham gia.


Thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia là tạo điều kiện cho
mọi người tham gia vào công việc của NHà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong
tố tụng dân sự và tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết đúng vụ án dân sự. Ngoài ra,
việc tham gia xét xử vụ án dân sự có hội thẩm còn được phát huy tác dụng giáo
dục của phiên tòa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người. Thục hiện chết độ xét
xử có hội thẩm tham gia được quy định là một nguyên tắc cơ bản của TTDS.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân
sự đều cần phải có Hội thẩm tham gia.
4. Mọi phiên tòa xét xử các vụ án dân sự phải được Tòa án tiến hành
công khai.
Sai. Theo Khoản 2 Điều 15 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp đặc biệt
cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề
nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của
đương sự thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Như vậy không
phải mọi trường hợp phiên tòa xét xử các vụ án dân sự phải được tiến hành công
khai, trong một số trường hợp Tòa án xét xử kín.
5. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải đảm bảo nguyên tắc
xét xử tập thể.
Sai.Theo điều 14 BLTTDS 2004 quy định: “Tòa án xét xử tập thể vụ án dân
sự và quyết định theo đa số”. Việc giải quyết vụ án dân sự có nhiều phức tạp, đòi


hỏi cán bộ đảm nhiệm công việc này phải có trình độ chuyện môn, nghiệp vụ nhất

định, thận trọng, khách quan và công bằng trong giải quyết. Việc xét xử vụ án bằng
một tập thể sẽ góp phần giải quyết được những khó khăn, hạn chế, những sai xót
trong công tác xét xử.
Theo quy định này thì đối với vụ án dân sự thì cần phải đảm bảo nguyên tắc
xét xử tập thể, còn đối với việc dân sự có thể không đảm bảo được nguyên tắc này.
Đó là trường hợp quy định tại khoản 2 điều 55 BLTTDS: “2. Những yêu cầu về
DS, hôn nhân…… do một thẩm phán giải quyết”.
Như vậy, không phải mọi trường hợp Việc sơ thẩm các vụ việc dân sự đều
đảm bảo nguyên tắc xét xử tập thể.
6. Mọi vụ việc dân sự đều phải trải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Sai.Tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo cho tòa án
xét xử đúng vụ án dân sự vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của họ trước tòa án. Đây là nguyên tắc của LTTDS.Tuy nhiên, không
phải mọi trường hợp các vụ việc dân sự đều phải trải quan hai cấp sơ thẩm và phúc
thẩm.
Điều 17 BLTTDS quy định: “… Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm….”.


Đồng thời, Điều 316 BLTTDS quy định: “người yêu cầu……”. Quyết định
giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị thì được Tòa án cấp trên trực tiếp
giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo hai quy định trên thì những bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị
phải xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm trong thời hạn luật định thì bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp
luật.
Bên cạnh đó, Điều 188 BLTTDS quy định: “Quyết định công nhận sự thỏa
thuận …..” Theo đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không
bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay.Ví dụ: công nhận thuận
tình ly hôn.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp vụ việc dân sự đều phải trải qua
hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.Vụ việc dân sự phải trải qua hai cấp sơ thẩm và phúc
thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.Nếu bản án, quyết
định không bị kháng cáo, kháng nghị thì không phải xét xử theo thủ tục phúc thẩm
và trong trường hợp quyết định công nhân sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu
lực pháp luật ngay không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
7. Tòa án có trách nhiệm hòa giải đối với tất cả các vụ việc dân sự.
Sai.Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều
kiện thuận lợi…”.Thông qua hòa giải tòa án có thể giải quyết vụ án dân sự mà


không nhất thiết phải thông qua việc xét xử. Do đó, trách nhiệm hòa giải của Tòa
án được pháp luật quy định là một nguyên tắc cơ bản của TTDS. Tuy nhiên, Tòa án
không có trách nhiệm hòa giải tất cả các vụ việc dân sự.
Điều 181, Điều 182 BLTTDS quy định về các trường hợp vụ án dân sự không
được hòa giải và không hòa giải được.
8. Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm vụ
án dân sự
Sai. Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của các chủ thể trong việc tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng. Khi thực
hiện quyền hạn của mình VKS được sử dụng những biện pháp mà pháp luật quy
định để bảo đảm việc kiểm sát của mình.
Khoản 2 Điều 21 quy định: “VKSND tham gia các ….” Theo đó, Viện kiểm
sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với việc dân sự, phiên tòa đối với vụ
án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công,
lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người
CTN, người có nhược điểm về thể chất và tâm thần.
Như vậy, đối với những phiên tòa sơ thẩm thì VKS chỉ tham gia trong một số
trường hợp. Đó là phiên tòa sơ thẩm đối với việc dân sự, đối với vụ án dân sự trong
một số cụ thể do luật quy định.



9. Thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp trong mọi
trường hợp đều được Tòa án công nhận.
Sai.Khoản 2 Điều 5 BLTTDS quy định: “Trong quá trình …..”. Tòa án chỉ
công nhận khi thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp được
ghi nhận trong Khoản 2 Điều 188, Khoản 1 Điều 220 và điều 270 BLTTDS.
Đối với hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
Nếu thỏa thuận của các đương sự là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội sẽ quyết định công nhận thỏa thuận đó sẽ bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. (Khoản 2 Điều 188).
Đối với công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòasơ thẩm: Thỏa
thuận này của các đương sự được Hội đồng xét xử công nhận khi thỏa thuận là tự
nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. (Khoản 1 Điều 220)
Công nhận thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm: Nếu tại
phiên tòa phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
tranh chấp và các thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã
hội thì được hội đồng xét xử phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận.(Khoản 1 Điều
270).


Như vậy, không phải mọi trường hợp thỏa thuận của các đương sự về việc
giải quyết tranh chấp đều được tòa án công nhận. Thỏa thuận này được công nhân
khi thỏa thuận là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
10.

Đương sự có nghĩa vụ nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình

trong tất cả các vụ việc dân sự.

Sai.Bảo vệ quyền lợi của đương sự là quyền của các đương sự trong vụ việc
dân sự chứ không phải là nghĩa vụ của đương sự.Đương sự chỉ có thể bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng
dân sự của họ.Quyền bảo vệ của đương sự được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản
của LTTDS.
Theo Điều 9 BLTTDS quy định: “đương sự….”.ĐƯơng sự có thể tự mình bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc ủy quyền, nhờ người khác bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật TTDS cũng ghi nhận đây là một quyền của đương sự tại Điểm i,
Khoản 2 Điều 58 BLTTDS: “Tự bảo vệ….”.
Những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được
đương sự nhờ và được Tòaán chấp nhận. Những người này bao gồm: Luật sư, trợ
giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý, công dân VN … (Điều 63
BLTTDS).


×