Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định
của Tòa án theo quy định pháp luật Tố tụng
dân sự Việt Nam
Đặng Đại Tình
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Nghd: TS. Lê Thu Hà
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án,
quyết định của Tòa án như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc và mối quan hệ của nguyên
tắc này với các nguyên tắc của Luật thi hành án dân sự. Trình bày những nội dung các
quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của toà án và
thực tiễn thực hiện. Tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm
hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Luật tố tụng dân sự; Toà án
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử và thi hành án là hai mặt của một quá trình thống nhất, thể hiện quyền lực Nhà
nước. Việc xét xử chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đúng trên thực
tế. Vì vậy, đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án được pháp luật quy định là một
nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Dân sự. Thực hiện đúng nguyên tắc này không những đảm
bảo cho bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực sự trên thực tế mà còn bảo đảm cho
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của
Nhà nước, tập thể và nhân dân, tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật.
Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án là làm cho những phán quyết của Tòa án được
thi hành trên thực tế lúc đó quyền lực Nhà nước mới thực sự được đảm bảo thực hiện nghiêm
túc, triệt để. Thời gian qua, cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách tư pháp
thì việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án ở nước ta cũng đã có nhiều tiến bộ.
Hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án đã được các tổ chức, cá nhân tôn trọng và thực hiện
nghiêm túc. Tuy nhiên, bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vẫn còn nhiều bản án,
quyết định dân sự của Tòa án mặc dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc, triệt để gây thiệt hại cho đương sự và bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng
đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và niềm tin của nhân dân đối với pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Thực tiễn thi hành các bản án, quyết định dân sự thời gian qua cho thấy có nhiều bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi thi hành án lại gặp những khó khăn,
vướng mắc, vẫn còn tình trạng các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng
chưa được nghiêm chỉnh thi hành, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Tồn tại lớn nhất là tình trạng án "tồn đọng" kéo dài, với số lượng lớn ngày càng tăng,
song chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Đây là vấn đề rất bức xúc đặt ra trong công tác
thi hành các bản án, quyết định dân sự hiện nay. Thực trạng này, một phần xuất phát từ ý thức
tuân thủ pháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và một số cơ quan, tổ chức và cá
nhân, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện phải thi hành án còn chưa cao; chưa có sự phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cơ quan hữu quan trong quá trình
thi hành án; cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện, hệ
thống các văn bản pháp lý về thi hành án dân sự còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, chậm được bổ
sung, sửa đổi kịp thời; cơ chế quản lý và việc tổ chức thực hiện pháp luật thi hành án hiện nay có
mặt còn chưa hợp lý gây cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án nói chung và thi hành
bản án, quyết định dân sự nói riêng. Vì vậy, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án,
đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân là điều hết sức quan trọng. Hiến pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quyết
định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và
đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành" [28].
Vậy, làm sao để mọi quyết định, bản án của Tòa án đều được thực hiện một cách nghiêm
túc, kịp thời, đúng pháp luật. Thực hiện đúng nguyên tắc “Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết
định của Tòa án” ? Đó là lý do tôi chọn đề tài “Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án,
quyết định của Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” làm Luận văn thạc sĩ Luật
học, chuyên ngành Luật Dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án là một lĩnh vực bức xúc nhạy cảm thu
hút nhiều chuyên gia, học giả, các nhà khoa học nghiên cứu. Những năm qua, đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm
hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự như: Đề
tài "Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án VIE/98/001" do Bộ Tư pháp
chủ trì đã đề cập đến thực trạng của công tác thi hành án dân sự của nước ta, đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự; Luận án tiến sĩ luật học "Hoàn thiện
pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã làm rõ cơ
sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, đề xuất các quan điểm và giải pháp
hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Luận văn thạc sĩ Luật học "Đổi mới tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Quang Thái trên cơ sở
phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của thi hành án dân sự, tác giả đã đề xuất các giải pháp
nhằm đổi mới và nâng cao hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta; Viện Nghiên cứu Khoa học
Pháp lý - Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ: "Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại", mã số 95-98-
114/ĐT; Cục Quản lý Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án", mã số: 96-98-027/ĐT; Bộ Tư
pháp chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ
chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới"… Ngoài ra giáo trình “Luật tố
tụng dân sự” của trường Đại học luật Hà Nội, công trình nghiên cứu “Một số vấn đề về hoàn
thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Lê Thu Hà; Giáo trình “Luật Thi hành
án dân sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội và các trường Đại học có chuyên ngành
luật và nhiều bài viết liên quan đến thi hành án dân sự được đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Bản tin Thi hành án dân sự… ở những góc
độ, khía cạnh khác nhau các tác giả đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc thực hiện
nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo quy định pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam.
3. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết
định của Tòa án. Để đạt được mục tiêu lớn đó cần phải thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
của Tòa án như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc và mối quan hệ của nguyên tắc này với các
nguyên tắc của Luật Thi hành án dân sự.
- Làm rõ những nội dung các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản
án, quyết định của Toà án và thực tiễn thực hiện.
- Tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản
án, quyết định của Tòa án.
4. Tính mới và những đóng góp của luận văn
- Xây dựng khái niệm, làm rõ ý nghĩa của nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết
định của Tòa án.
- Đánh giá đúng được thực trạng các quy định của pháp luật về nguyên tắc đảm bảo hiệu
lực của bản án, quyết định của Tòa án và thực tiễn thực hiện chúng trên thực tế.
- Đưa ra được những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc
bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của
bản án, quyết định của Tòa án, các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của
bản án, quyết định của Tòa án và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong việc tổ chức thi hành
án dân sự.
Việc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định đặt ra đối với cả thi hành án hình sự, dân
sự và hành chính nên đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài
làm luận văn thạc sĩ Luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản của
nguyên tắc trong bảo đảm thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án như khái niệm, ý nghĩa
của nguyên tắc, mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
với các nguyên tắc khác trong Luật Thi hành án dân sự và các nội dung cơ bản của nguyên tắc;
nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc và thực tiễn thi hành trong thời
gian qua, từ đó đề xuất những kiến nghị để thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản
án, quyết định của Tòa án.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học như phân tích, so sánh, tổng hợp v.v
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
của Tòa án.
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản
án, quyết định của Tòa án.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của
Tòa án và kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (2000), Một số ý kiến về thi hành án dân sự, Báo cáo tại hội thảo: Tư
pháp dân sự, Viện Nhà nước và pháp luật tổ chức từ ngày 15-16/10/2000.
2. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo số 10/BC-THA về một số tồn tại trong công tác thi hành án
dân sự và giải pháp, kiến nghị.
3. Bộ Tư pháp - Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BTP-BCA Quy định cụ thể
việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự
4. Bộ Tư pháp - Bộ Quốc Phòng (2011), Thông tư liên tịch số 24/TTLT-BTP-BQP về hướng
dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của thi hành án
dân sự.
5. Bộ Tư pháp (1994), Một số quy định của pháp luật Mỹ về thi hành án,
Hà Nội.
6. Chính phủ (1993), Nghị định 30/CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên
7. Chính phủ (2004), Nghị định 164 - CP ngày 14/9 về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất
để đảm bảo thi hành án.
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4 về cơ quan quản lý thi hành
án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án
dân sự, Hà Nội.
9. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn), Sơ kết 2 năm thực hiện Luật Thi
hành án dân sự.
10. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) Tổng cục Thi hành án dân sự, Báo
cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011
11. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
12. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2-1 của Bộ Chính trị về
một số vấn đề trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia sự thật tr. 100, 125, 172
18. Lê Thu Hà (2006), Thi hành án khó hơn xét xử, nghiên cứu lập pháp, số chủ đề Hiến kế
lập pháp số 11 – 2006
19. Lê Thu Hà (2007), Đổi mới công tác lập pháp nhìn từ việc thực thi pháp luật, nghiên cứu
lập pháp, số 24 - 2007
20. Lê Thu Hà (2008), Không thể phân loại Chấp hành viên, nghiên cứu lập pháp, số 11 -
2008
21. Lê Thu Hà, Hoạt động đào tạo Chấp hành viên phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp, nghề
luật, số chuyên đề kỷ niệm 10 năm thành lập Học viện Tư pháp năm 2008
22. Lê Thu Hà, Tổ chức cơ quan Thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách
tư pháp, nghiên cứu lập pháp, số 15 – 2008.
23. Bùi Xuân Khánh (2002), Một số ý kiến về thủ tục thi hành án dân sự - kinh tế của Việt
Nam từ cách tiếp cận của Luật so sánh, tài liệu Hội thảo "Đổi mới tư pháp dân sự trong
điều kiện nền kinh tế chuyển đổi", Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
24. Nguyễn Công Long (2002), Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp
dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
25. Nguyễn Đình Lộc (2000), Cần thực hiện chế độ dưỡng liêm cho thẩm phán, Báo Pháp luật,
ngày 09-01.
26. Nhật Bản, Luật thi hành án dân sự (Luật sửa đổi số 91 năm 1989 Bản dịch tại Hội thảo
Luật thi hành án dân sự Nhật Bản, Hà Nội ngày 11/11/1998).
27. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
28. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
29. Quốc hội (1981), Luật 3/LCT/HĐNN7 ngày 3/7 về Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội
30. Quốc hội (2004), Luật 24/QH11 ngày 15/6 về Tố tụng Dân sự
31. Quốc hội (2008), Luật 26/2008/QH12 ngày 14/11, Luật thi hành án dân sự, Hà Nội
32. Lê Minh Tâm (2001), Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án, Tạp chí Luật học, số
2/2001.
33. Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
34. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết: Cán bộ thẩm phán phải vừa giỏi chuyên môn, vừa có tâm, có
đức, Báo Nhân dân, số 18654.
35. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chỉ thị số 20/TTg ngày 11/9 về việc tăng cường và nâng
cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự
36. Nguyễn Thanh Thủy, Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, Luận văn Tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, Báo cáo tổng kết hoạt động xét xử từ năm 2005 đến
2010
38. Lê Anh Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
39. Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 694
40. Đào Trí Úc (2003), Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước và các cơ chế
thực hiện giám sát, Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 3-7.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Hà Nội
42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Hà Nội
43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Hà Nội
44. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Báo cáo phúc
trình đề tài cấp Nhà nước độc lập, Hà Nội.
45. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Xã hội hóa hoạt động thi hành
án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Thông tin khoa học pháp lý, số 8/2001.
46. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Vấn đề công nhận và thi hành
bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài,
Thông tin khoa học pháp lý, số 2/2002.
47. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn đề về tổ chức và
hoạt động thi hành án hiện nay, Thông tin khoa học pháp lý, số 6/2002.
48. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn đề về tổ chức và
hoạt động thi hành án hiện nay, Thông tin khoa học pháp lý, số 6/2002.