Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu môn Luật Tố tụng dân sự nghiên cứu về Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 20 trang )

Đương sự và việc xác định tư cách
của đương sự trong vụ án dân sự
Bài nghiên cứu của nhóm trong chương trình đào tạo tín chỉ môn Luật Tố
tụng dân sự
1. Khái quát chung về đương sự trong vụ án dân sự trong vụ án dân sự.
1.1 Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu.
Trong tiếng việt “đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào
đó được đưa ra giải quyết”. Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người,
là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng
ngày.
Vụ án dân sự là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà
nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp. Trong các vụ
án dân sự có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án dân sự tham gia với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong
một số trường hợp tuy họ không có quyền lợi ích liên quan đến vụ án dân sự nhưng
lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực
được tham gia phụ trách. Họ có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức (có tư cách pháp
nhân và không có tư cách pháp nhân).
Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự là
cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan”. Như vậy các đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú đa dạng bao
gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập.
Có thể định nghĩa về đương sự trong vụ án dân sự như sau: “Đương sự trong vụ án
dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
1
1.2, Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố


cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự là một
loại chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS nên để tham gia vào quan hệ pháp luật
TTDS thì đương sự phải có năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS.
* Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự: Là khả năng pháp luật
quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và
nghĩa vụ TTDS.
Năng lực pháp luật TTDS là năng lực pháp luật dân sự có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của năng lực pháp luật TTDS.
“Mọi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 57 BLTTDS 2004).
Như vậy, đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các chủ thể có quyền bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Năng lực pháp luật TTDS của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cá
nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực pháp luật
TTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức
đó không còn tồn tại.
* Năng lực hành vi TTDS của đương sự: Là khả năng tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2,
Điều 57 BLTTDS 2004) khác với năng lực pháp luật tố tụng của đương sự là như
nhau thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng tự mình thực
hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản
2, Điều 57 BLTTDS 2004). Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự
là như nhau thì năng lực hành vi TTDS là yếu tố luôn có sự biến động và được xác
định ở các mức độ khác nhau.
Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, cũng
như năng lực pháp luật TTDS, một chủ thể được xác định là có năng lực hành vi
TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 57 BLTTDS thì đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy
đủ năng lực hành vi TTDS trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Theo hướng dẫn tại Nghị

2
quyết số 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể
có đầy đủ năng lực hành vi TTDS (người vợ chưa đủ 18 tuổi họ có quyền tham gia
TTDS) hoặc người đủ 18 tuổi nhưng lại không có đầy đủ năng lực hành vi TTDS
(trong trường hợp Tòa án cấm cha, mẹ làm đại diện cho con thì họ không được tham
gia TTDS).
2. Đương sự trong vụ án dân sự.
Đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú, đa dạng gồm: nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự (người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập).
2.1, Nguyên đơn.
Khoản 2, Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện,
người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó
bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng
là nguyên đơn”.
Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các
đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại TA, đồng thời là cơ sở đẻ bắt đầu
giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khời kiện hoặc các chủ thể khác theo
quy định của pháp luật tố tụng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu
sau:
- Thứ nhất: khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi
nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức
năng bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngượi lại với tính bị động của bị đơn khi
tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ

quan của nguyên đơn. Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay
không thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của TA có hiệu lực. Khi
bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì
3
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.
Về nguyên tắc, quyền lợi chỉ có thể có được hoặc bị xâm phạm khi khi các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…) mà
nguyên đơn là một bên chủ thể.
- Thứ hai: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Để tham gia vào quan hệ
pháp luật TTDS thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS.
Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy đingj nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó
họ trở thanh nguyên đơn.
- Thứ ba: Các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách:
Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi TTDS đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức
thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được TA thụ lý thì các cá
nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn. Trường hợp cá nhân không có năng
lực hành vi TTDS đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người
được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ
thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm
bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
- Thứ tư: Đơn khởi kiện. Để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ
thể phải có đơn khởi kiện và và gửi đơn kiện tới TA. Tư cách của chủ thể được xác
định là nguyên đơn hành vi chủ thể gửi đơn tới Tòa và TA thụ ly đơn khởi kiện. Đơn
khởi kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh
chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì
TA thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của cá

nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở
thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ
nguyên yêu cầu phân tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu
4
độc lập trở thành nguyên đơn.
2.2, Bị đơn.
Nếu nguyên đơn là một trong những đương sự đóng vai trò quan trọng trong vụ án
dân sjw, tạo điều kiện tiên quyết để có vụ án dân sự phát sinh tại Tòa thì bị đơn
đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụa án dân sự. Bị đơn luôn đi
kèm với nguyên đơn, tư cách bị đơn được xác định cùng với tư cách nguyên đơn.
Khoản 3, Điều 56 BLTTDS quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên
đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện
để yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyề và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xác định là bị đơn trong vụ án dân sự khi đáp ứng được
điều kiện sau:
- Thứ nhất: là người bị nguyên đơn theo của BLTTDS khởi kiện. Xét về tính chất
việc tham gia tố tụng cảu bị đơn mang tính thụ động, do bị bắt buộc tham gia tố
tụng. Họ tham gia tố tụng không phải do họ gửi đơn khởi kiên tới TA mà buộc phải
tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn. Điều này trái ngược với tính
chủ động của nguyên đơn gửi đơn tói Tòa khi nhận thấy quyền lợi bị xâm hại cùng
lúc với việc nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự tại TA thì bị đơn cũng được xác lập,
đó là người mà nguyên đơn cho rằng đã xâm phạm đến quyền lợi của mình và khi
xét xử thì bị đơn được triệu tập nhằm giải quyết quyền lợi của nguyên đơn. Bị đơn
tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn khởi kiện theo quy định của
pháp luật.
- Thứ hai: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Cũng giống như nguyên đơn, bị đơn cũng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực
chủ thể tham gia tố tụng. Vì quá trình giải quyết vụ án dân sự là một quá trình phức
tạp bao gồm nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó bị đơn có
thể tham gia vào tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình đó để thực hiện những
quyền và nghĩa vụ tố tụng. Thông thường cá nhân được coi là có năng lực hành vi
TTDS khi đã đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với người
chưa đủ 18 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp
của họ là người thay mặt họ để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước TA (khoản 4, 5, 6 Điều 57
5
BLTTDS).
- Thứ ba: Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền
lợi của nguyên đơn. Bị đơn được xác định cùng với nguyên đơn khởi kiện vụ án dân
sự tại Tòa. Nguyên đơn trong vụ án dấn sự là người giả thiết cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, tranh chấp nên bị đơn cũng là người được giả
thiết xâm phậm quyền lợi của nguyên đơn. Việc xác định quyền lợi của bị đơn có xâm
phạm đến quyền lợi của nguyên đơn hay không phải dựa vào quyết định của TA.
Trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự tại Tòa nguyên đơn có thể trở thành bị đơn
và bị đơn trở thành nguyên đơn. Khoản 1, 2 Điều 219, nguyên đơn trở thành bị đơn
trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ
yêu cầu phân tố. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn khi
nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.
2.3, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Bởi vì khi giải quyết vụ án dân sự để giải quyết tranh chấp giữa nguyên
đơn và bị đơn thì có thể ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người thứ ba. Để giải quyết
vụ án toàn diện, triệt để đòi hỏi cần thiết có sự tham gia của người thứ ba này với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 56 BLTTDS: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải
quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình
đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Như vậy, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiểu một cách chung nhất là người tham gia tố tụng
vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với nguyên đơn và bị đơn, họ không phải
là người khởi kiện cũng không phải là người bị kiện. Việc tham gia tố tụng của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo
yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của TA. Do đó để có thể xác định là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự mà TA đang giải quyết,
6
đồng thời phải được TA đưa họ vào tham gia tố tụng do thấy cần thiết hoặc theo yêu
cầu của chính họ.
Một trong những căn cứ chủ yếu để có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan tham gia tố
tụng là quyền đòi bồi hoàn như: quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của
họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe
gây ra; quyền và nghĩa vụ của người thứ ba liên quan khi giải quyết chia tài sản
chung với vợ chồng….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu
độc lập hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng
về phía nguyên đơn hoặc bị đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án dân sự đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, việc tham gia tố tụng của họ độc lập với
nguyên đơn, bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cho
rằng đối tượng, phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ
chứ không phải thuộc về nguyên đơn hay bị đơn. Do vậy, yêu cầu của họ chỉ chống

nguyên đơn hoặc chỉ chống lại bị đơn. Tuy nhiên trong mọi trường hợp yêu cầu của
họ đều độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và không phụ thuộc vào yêu cầu
của nguyên đơn, bị đơn. Vì có yêu cầu độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, do vậy
thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều
kiện pháp lý để kiện vụ án dân sự để TA giải quyết yêu cầu của mình, nhưng do vụ
án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, nên họ phải tham gia tố tụng để
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu không tham gia ngay vào vụ án
dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn mà khởi kiện thành vụ án dân sự
khác để bảo vệ quyền lợi cho mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
sau đó sẽ gặp khó khăn phức tạp hơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn
hoặc bị đơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án đã xảy ra
giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu họ luôn phụ thuộc vào việc tham gia tố tụng của
nguyên đơn hoặc bị đơn.
7
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn và
bị đơn do có quyền, lợi ích luôn phụ thuộc và gắn liền với quyền và lợi ích cảu
nguyên đơn hoặc bị đơn nên họ không thể đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của
nguyên đơn, bị đơn mà yêu cầu của họ bao giờ cũng đi kèm và phụ thuộc vào yêu
cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn. Vì vậy, họ không thể khởi kiện để TA giải quyết mà
quyền lợi của họ sẽ được giải quyết ngay trong vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn
và bị đơn.
3. Một số tồn tại thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương sự
và hướng hoàn thiện.
3.1, Một số tồn tại thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương
sự.
BLTTDS là công cụ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên
từ thực tiễn áp dụng hiện nay, chúng ta thấy rằng mặc dù BLTTDS 2004 đã quy định
khá rõ ràng, đầy đủ về đương sự nhưng vẫn tồn tại những thiếu sót nhất định.

- Khoản 1, Điều 56 BLTTDS đã có quy định về đương sự nhưng mới chỉ dừng lại ở
quy định về thành phần đương sự mà không có quy định khái niệm đương sự trong
vụ án dân sự cho nên trong thực tiễn không ít trường hợp TA xác định sai đương sự,
triệu tập thiếu hoặc triệu tập cả những người không phải là đương sự tham gia giải
quyết vụ án dân sự dẫn tới quá trình giải quyết vụ án không đúng đắn, quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự không được tôn trọng và bảo vệ.
- BLTTDS cũng chưa có quy định cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án dân sự. Bởi trong thực tiễn có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn và người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng một cách độc lập.
-Trong thực tiễn nhiều vụ án dân sự có nhiều nguyên đơn và bị đơn, quyền và lợi
ích giữa các nguyên đơn và giữa các bị đơn có thể mâu thuẫn (độc lập) với nhau. Vì
vậy việc xác định các trường hợp này sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án hiệu quả hơn.
- Điều 57 BLTTDS quy định về năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS
đã thể hiện khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực pháp luật TTDS và năng lực
hành vi TTDS. Nhưng các quy định này dường như đồng nhất phạm trù năng lực
hành vi dân sự với phạm trù năng lực hành vi TTDS lấy điều kiện tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự là điều kiện tham gia vào quan hệ PLTTDS và QHPL dân sự làm
8
điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS là chưa hợp lý. Vì quan hệ pháp luật
TTDS và quan hệ pháp luật là các quan hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu
cầu khác nhau.
3.2, Phương hướng hoàn thiện.
- Để việc giải quyết vụ án dân sự một cách đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các đương sự và lợi ích của nhà nước cần hoàn thiện một số quy định của
pháp luật về đương sự như sau:
- BLTTDS cần bổ sung thêm khái niệm: “Đương sự là người tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
- Cần quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về

phía nguyên đơn haowcj bị đơn là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của
mình, yêu cầu của họ phụ thuộc vào yêu cầu hay phản yêu cầu của nguyên đơn, bị
đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người tham gia
vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu
cầu của họ độc lập với yêu cầu cảu nguyên đơn, bị đơn.
- BLTTHS cần quy định: Đối với vụ án dân sự mà có nhiều nguyên đơn, bị đơn, nếu
quyền và lợi ích giữa các nguyên đơn và bị đơn không mâu thuẫn thì họ là đồng
nguyên đơn và bị đơn. Nếu quyền và lợi ích mâu thuẫn với nhau thì họ là những
nguyên đơn và bị đơn độc lập.
- BLTTDS cần gộp hai quy định tại khoản 4, 5 điều 57: Đương sự là người dưới 15
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ do người đại diện của họ thực hiện.
BLTTDS cần quy định rõ trường hợp đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng không có
đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng vẫn có năng
lực hành vi tố tụng đầy đủ. Và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
thì năng lực hành vi TTDS của họ chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực bị cấm.
- Để việc xác định tư cách của các loại đương sự một cách đúng đắn thì cần thiết
phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán cả về số lượng
và chất lượng song song với công tác tuyên truyền pháp luật để khi tham gia vào
quan hệ pháp luật tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có sự hiểu biết để bảo vệ
9
quyền, lợi ích của mình và nhà nước.
Bài post trên đây được sử dụng với mục đích chia sẻ thông tin, nghiên cứu trao đổi…
Bài post không vì mục đích thương mại hay bất kỳ các hình thức sinh lời nào khác.!
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm?
Hỏi :
Tôi khởi kiện bà A ra tòa về tranh chấp thừa kế, nhưng khi tòa án mở phiên tòa sơ thẩm thì
bà A vắng mặt do bị bệnh nên phải hoãn phiên tòa. Xin hỏi thời hạn hoãn phiên tòa bao lâu? Vì
tôi ở xa nên mỗi lần có giấy triệu tập tôi phải sắp xếp công việc để đến tòa án. Nếu bà A vắng

mặt ở lần tiếp theo thì tôi phải làm sao?
Trả lời :
Theo Điều 200, điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự qui định khi bị đơn vắng mặt lần thứ nhất có
lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa; thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá 30 ngày kể
từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa (trong quyết định này có ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại
phiên tòa).
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời
gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì tòa án phải thông báo
ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở
lại phiên tòa.
Khoản 2 điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự qui định bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Vì vậy, nếu bà A cố tình
vắng mặt ở lần thứ hai thì tòa án vẫn tiến hành xét xử.
Phần trả lời giải đáp pháp luật ngày 22/10/2011
Do tôi làm ăn thua lỗ, tôi hiện đang mắc nợ khoảng 3 công ty tài chính, tổng số tiền
khoảng 100 triệu đồng. Đây là tiền trả góp, tôi đã thanh toán được mấy tháng nhưng 2 tháng
nay tôi chưa góp được, cả ba tổ chức đó đều đòi đưa tôi ra tòa án dân sự. Xin hỏi: Nếu ra tòa
án, tôi bị xử thua thì tôi sẽ đóng án phí khoảng bao nhiêu? Trong trường hợp này có bị xử tù
không? Nếu lúc nhận giấy triệu tập của tòa án, tôi có tiền để thanh toán hết trước ngày đó, tôi
có cần phải ra tòa vào ngày đó không ạ ?
Câu hỏi 1:
10
Anh Tuấn kết hôn với chị B năm 1990 có đăng ký kết hôn. Anh chị có một con chung và một
căn nhà diện tích 100 m2 tại Hà nội. Sau một thời gian sinh sống anh chị phát sinh mâu thuẫn.
Chị B và con về nhà bố mẹ đẻ chị B sống từ năm 2002 và đăng ký tạm trú tại huyện Tiên Lãng
thành phố Hải phòng. Anh Tuấn vẫn ở tại nhà cũ tại quận Hoàng Mai – Hà Nội. Nay anh Tuấn và
chị B có đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận về việc chia tài
sản chung vợ chồng nhưng không biết gửi đơn đến Tòa án nào. Anh Tuấn muốn hỏi là Tòa án có
thẩm quyền mà các bên đương sự có thể nộp đơn yêu cầu.
Trả lời:

Trong vụ việc của anh, căn cứ vào: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật tố
tụng dân sự 2005. Cụ thể:
Theo khoản 2 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về những yêu cầu về hôn
nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cũng bao gồm “yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 2 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về
thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Tòa án nhân dân
huyện có thẩm quyền giải quyết “yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3,
4 và 5 Điều 28 của bộ luật này”.

Theo điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Tòa án nơi một trong các
bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Do đó, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, cùng với thông tin anh Tuấn đã đưa
ra thì anh Tuấn và chị B đã kết hôn đúng pháp luật nên khi cả anh và chị B có đơn yêu cầu tòa
án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng thì Tòa án
cấp huyện nơi anh chị đang cư trú và làm việc(tức Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai – Hà Nội là
nơi anh Tuấn đang cư trú hoặc Tòa án nhân dân huyện Tiên lãng – Hải Phòng nơi chị B đang cư
trú) sẽ có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu của anh chị.
Câu hỏi 2:
11
Do tôi làm ăn thua lỗ, tôi hiện đang mắc nợ khoảng 3 công ty tài chính, tổng số tiền khoảng
100 triệu đồng. Đây là tiền trả góp, tôi đã thanh toán được mấy tháng nhưng 2 tháng nay tôi
chưa góp được, cả ba tổ chức đó đều đòi đưa tôi ra tòa án dân sự. Xin hỏi: Nếu ra tòa án, tôi bị
xử thua thì tôi sẽ đóng án phí khoảng bao nhiêu? Trong trường hợp này có bị xử tù không? Nếu
lúc nhận giấy triệu tập của tòa án, tôi có tiền để thanh toán hết trước ngày đó, tôi có cần phải ra
tòa vào ngày đó không ạ ?
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự thì “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn
trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có

thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Với quy định này, chị phải có nghĩa vụ thanh toán toàn
bộ số tiền đã vay cộng với số tiền lãi theo như thỏa thuận. Còn khi đến hạn, nếu chị không trả
nợ được và cững không thỏa thuận tiếp được với phía chủ nợ (03 công ty tài chính) trong việc
gia hạn thời gian trả nợ thì trong trường hợp này về nguyên tắc, nếu chưa hết thời hiệu khởi kiện
(hai năm - tính từ ngày đến hạn chị phải trả nợ) thì phía chủ nợ có quyền khởi kiện chị ra Tòa án
nơi chị cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết xử buộc chị phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khi tòa
thụ lý và tiến hành xét xử, trong trường hợp nếu chị thua kiện, ngoài việc trả nợ, chị sẽ chịu mức
án phí khoảng 5% số tiền nợ.
2. Trường hợp của chị không thể “bị xử tù”, vì người bị phạt tù là người có hành vi phạm
tội (như lừa đảo chiếm đoạt tài sản chẳng hạn). Tức là phải có dấu hiệu gian dối, phải chiếm
đoạt được tài sản của người khác và đặc biệt là phải do Cơ quan Nhà nước điều tra, đưa ra xét
xử (vụ án hình sự). Trường hợp của chị là quan hệ dân sự thuần túy, chị không gian dối gì, có
giấy vay nợ rõ ràng và lỗi của chị chỉ là không trả tiền đúng hạn. Đó không phải là hành vi tội
phạm mà là hành vi "vi phạm hợp đồng".
3. Thông thường, khi chị trả xong nợ thì phía nguyên đơn sẽ rút đơn, không kiện nữa.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà tại thời điểm tòa mời, chị đã trả xong tiền thì chị vẫn nên đến
tòa, và giao nộp cho tòa giấy tờ về việc trả nợ. Khi đó tòa sẽ hiểu và sẽ làm việc với phía các
nguyên đơn, để sau đó ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Câu hỏi:
Năm 2006 gia đình tôi có cho một người họ hàng vay 2 cây vàng và hẹn 1 năm sau trả lại.
Nhưng khi đến hạn trả nợ do người này làm ăn thua lỗ nên gia đình tôi cũng chưa đòi lạ. Tuy
12
nhiên, đến nay, xét thấyngười này có điều kiện trả nợ và gia đình tôi muốnđòi lai số tiền trên
nhưng người này chây ỳ không muốn trả nợ khất hết lần này đến lần khác. Vậy, tôi muốn hỏi
nay nếu gia gia đình tôi muốn khởi kiện ra tòa án đòi lại số tiền trên thì còn thời hiệu khởi kiện
hay không ?
Trả lời:
Trước tiên, cần xem xét anh có giấy tờ hay chứng cứ gì để chứng minh việc cho vay hai cây
vàng hay không? Người vay cam kết ngày cuối cùng của thời hạn trả nợ là ngày nào để xác định
thời hiệu khởi kiện có còn hay không?

Nếu như anh chứng minh được quan hệ vay nợ giữa mình và người họ hàng như bằng
một hợp đồng vay chẳng hạn thì anh sẽ có căn cứ để đưa đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp có
thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện để yêu
cầu toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Theo điểm a khoản 3 Điều 159
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết vụ án
dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án trả nợ cho gia đình anh là 02 năm kể từ
ngày lợi ích của gia đình anh bị xâm phạm. Cụ thể trong trường hợp này, theo anh trình bày thời
hạn là trả nợ là năm 2007, theo đó thời hiệu để gia đình anh khởi kiện yêu cầu trả nợ kết thúc
vào năm 2009. Như vậy đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện ra tòa để đòi tài sản.
Tuy nhiên, nếu vào thời điểm này, gia đình anh và người họ hàng của anh có sự thỏa
thuận về nghĩa vụ trả nợ, có sự xác nhận về việc vay tài sản và ấn định thạn hạn trả nợ mới thì
thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại theo quy định tại Điều 162, Bộ luật Dân sự 2005 như
sau:
“Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi
kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
13
c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy
định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, nếu gia đình anh và người họ hàng của anh có sự thỏa thuận mới thì anh có
thêm thời hiệu là 2 năm kể từ ngày thỏa thuận đó được xác lập. Nếu gia đình anh và người họ
hàng của mình có một thỏa thuận mới được xác lập từ sau tháng 10/2009 thì đến nay gai đình
anh vẫn có quyền được khởi kiện và Hình thức nội dung của đơn kiện được quy định tại khoản 2

Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 (Mẫu số 01). Đơn kiện được gửi đến toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo quy
định tại điều 35 BLTTDS 2004, yêu cầu toà tuyên buộc bị đơn phải hoàn trả lại số tiền đã vay.
" Ngay sau khi sự việc xảy ra tôi đã được đua điến bệnh việc điều trị 15 ngày và khoản viện
phí tôi phải chi trả là 15 triệu đồng. Tôi muốn khởi kiện người gây ra tai nạn và yêu cầu phải bồi
thường thiệt hại cho tôi. Nhờ chương trình cho tôi biết tôi cần phải có những tài liệu, chứng cứ gì
để gửi đến toà án khi nộp đơn khởi kiện tình huống này ?"
Câu hỏi:
Tháng 9 vừa rồi tôi bị một người đàn ông cùng nơi cư trú là người điều khiển xe máy đi
cung chiều gây ra tai nạn. Theo biên bản khám nghiệm hiện trường do CA Phú Uyên lập thì
nguyên nhân của vụ tai nạn là do người đàn ông đó. Ngay sau khi sự việc xảy ra tôi đã được đua
điến bệnh việc điều trị 15 ngày và khoản viện phí tôi phải chi trả là 15 triệu đồng. Tôi muốn khởi
kiện người gây ra tai nạn và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cho tôi. Nhờ chương trình cho tôi
biết tôi cần phải có những tài liệu, chứng cứ gì để gửi đến toà án khi nộp đơn khởi kiện tình
huống này?
Trả lời:
Qua những tài liệu và chứng cứ mà chị gửi đến toà án khi chị khởi kiện sẽ được làm căn cứ
xác định xem yêu cầu của chị có căn cứ và hợp pháp hay không ?
Trong trường hợp của chị, tài liệu chị cung cấp cho toà án cần phải chứng minh được
rằng :
+ Thứ nhất, vụ tai nạn đó có xảy ra và lỗi thuộc về người đâm chị.
+ Thứ hai, tổn thất về mặt sức khỏe và tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm ?
14
+ Thứ ba, tổn thất về mặt kinh tế là chi phí cho việc điều trị và tiền viện phí, tiền thuốc
chữa bệnh.
Vì vậy, các tài liệu chị cần chuẩn bị gồm :
• Biên bản khám nghiệm hiện trường – do CA huyện (cơ quan nhà nước có thẩm quyền )
lập ghi lại tình tiết vụ việc tai nạn và qua đó chứng minh được lỗi thuộc về người đâm chị. Và để
có đuợc biên bản khám nghiệm hiện trường của CA huyện, chị có quyền yêu cầu cá nhân những
cơ qua tổ chức đang lưu giữ và quản lý chứng cứ cung cấp chứng cư đó để mình giao cho cơ

quan toà án theo quy định tại điểm B khoản 1 điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự
• Giấy nhập viện và ra viện : nhằm xác định thời gian nhập viện và ra viện có đúng 15 ngày
không
• Hoá đơn thanh toán tiền việc và tiền thuốc là nguồn chứng cứ chứng minh tiền viện và
tiền thuốc chữa bệnh là kết quả của việc bị tai nạn giao thông đồng thời cũng dựa trên ngày
tháng năm ghi trên hoá đơn thanh toán tiền viện phí và tiền thuốc toà án cũng có thể xác định
được rằng số tiền đó có đúng điều trị phục vụ cho thương tật của vụ tai nạn gây ra hay không ?
• Kết quả giám định thương tật, là kết căn cứ của bệnh viện để chị chứng minh với toà án
rằng việc sức khoẻ của chị bị giảm sút sút là do vụ tai nạn gây ra và trên cơ sở đó toà án xác
định được việc người đâm chị có phải bồi thường cho chị hay không và mức bồi thường là bao
nhiêu.

NL - GIẢI ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Tạp chí Tạp chí số 1/2008 > Phát hành năm 2008 > Giải đáp pháp luật
1. Một số tình huống cụ thể khi thụ lý giải quyết vụ án dân sự
Thứ nhất: Khi triệu tập đương sự lấy lời khai, nếu đương sự không đến Tòa thì
Tòa án phải áp dụng các biện pháp khác để xác minh chứng cứ (lấy lời khai chỉ là một
trong những biện pháp). Trong trường hợp này, Tòa án vẫn phải giải quyết vụ án bình
thường.
Thứ hai: khi triệu tập đương sự để hòa giải, nếu đương sự vẫn tiếp tục vắng mặt
sau khi được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, tòa án phải giải quyết như sau:
15
- Nếu là nguyên đơn: đình chỉ giải quyết vụ án (khoản 2 Điều 59; điểm e khoản 1
Điều 192 );
- Nếu là bị đơn: lập biên bản không hòa giải được theo khoản 1 Điều 182 và quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 179 ;
- Nếu là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Đình chỉ giải quyết
yêu cầu của người này, các yêu cầu của đương sự khác được giải quyết bình thường theo
quy định của pháp luật (áp dụng khoản 2 Điều 61, khoản 2 Điều 59, khoản 1 điểm e Điều
192)

- Nếu là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà việc
vắng mặt người này không ảnh hưởng đến việc hòa giải của các đương sự khác thì Tòa án
hòa giải bình thường, nếu ảnh hưởng đến việc hòa giải của các đương sự khác thì Tòa án
phải đưa vụ án ra xét xử (Điều 184, khoản 3).
Thứ ba: Tại phiên tòa mà có đương sự vắng mặt thì áp dụng Điều 199, Điều 200,
Điều 201, Điều 202.
Phần thủ tục đương sự vắng mặt nay xuất hiện thì cần phải hỏi lý do họ đến Tòa
muộn. Nếu việc đến muộn có lý do chính đáng cho việc đến muộn và có yêu cầu thì Hội
đồng xét xử tiến hành thủ tục hỏi đối với họ. Hội đồng xét xử tiến hành bình thường
2. Theo nghị quyết 01/2005/HĐTP hướng dẫn thi hành BLTTDS thì trường hợp Tòa
án đang tiến hành giải quyết việc dân sự, nếu có tranh chấp thì Tòa án đình chỉ việc giải
quyết việc dân sự theo quy định tại Điều 311, Điều 192, đồng thời hướng dẫn đương sự
khởi kiện vụ án dân sự để Tòa án thụ lý giải quyết. Vậy, trường hợp nào thì Tòa án không
chấp nhận đơn yêu cầu của đương sự theo điểm g, khoản 1 Điều 315.
Tại sao trường hợp trên Tòa án không áp dụng điểm g khoản 1 Điều 315 ra quyết
định công nhận yêu cầu của đương sự vì có tranh chấp. Còn việc khởi kiện vụ án dân sự
hay không là tùy vào ý chí của các đương sự?
Trả lời: Để có thể xác định một loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
là việc dân sự, dấu hiệu đặc trưng và căn bản là loại việc này không có tranh chấp (phân
biệt với loại việc cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là vụ án dân sự) theo Điều
1 BLTTDS.
16
Vì vậy, nếu có tranh chấp thì về hình thức, đó đã không còn là một việc dân sự. Ví
dụ việc thuận tình ly hôn đòi hỏi đương sự phải thuận tình ly hôn, thỏa thuận được về
quan hệ tài sản, thỏa thuận về quan hệ về nuôi con. Sau khi nộp đơn yêu cầu, đương sự
lại không thống nhất được về tài sản hoặc về con thì loại việc này không được coi là việc
thuận tình ly hôn (việc dân sự theo khoản 2 Điều 28), mà đó là yêu cầu có tranh chấp
quan hệ tài sản, quan hệ về con (vụ án dân sự theo khoản 1 Điều 27).
Trường hợp áp dụng Điều 315 khoản 1 điểm g thì đây là trường hợp Tòa án đang
giải quyết về nội dung, thấy yêu cầu không có cơ sở chấp nhận. Ví dụ yêu cầu Tòa án

tuyên bố một người mất năng lực hành vi, nhưng quá trình giải quyết thấy không có đủ cơ
sở xác định người mất năng lực hành vi thì Tòa án phải tuyên không chấp nhận đơn yêu
cầu.
3. Nghị quyết 01/2005/HĐTP hướng dẫn cách viết số bản án, quyết định nhưng
không hướng dẫn cách ghi số thụ lý của các vụ việc. Tại mẫu giấy chứng nhận người bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự có ví dụ: Số…/2005/TLDS-ST.
Vậy chữ TL có phải là cách ghi số thụ lý vào sổ thụ lý không
Trả lời: Nghị quyết số 01 hướng dẫn cách viết số bản án mà không hướng dẫn cách
ghi số thụ lý không có nghĩa là từ nay trong bản án, quyết định của Tòa án không ghi số
thụ lý. Số thụ lý vẫn được ghi bình thường (khác số bản án).
Vấn đề bạn hỏi liên quan đến giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự đúng là cách ghi số thụ lý trong sổ thụ lý cũng như trong bản án. Lưu
ý chữ viết tắt là “TLST-…”, chỗ “…” nếu là vụ dân sự sẽ ghi “DS”, không phải như cách ghi
mà bạn đã trích ở trên.
4. Điều 164 có thể ủy quyền cho người đại diện viết đơn khởi kiện. Vậy xác định tư
cách người tham gia tố tụng thế nào? nguyên đơn là người ủy quyền hay người được ủy
quyền.
Trả lời:
- Nguyên đơn: vẫn là nguyên đơn (người ủy quyền)
- Người đại diện: vẫn là người đại diện (người được ủy quyền)
17
Tóm lại: không thể vì được ủy quyền làm đơn khởi kiện mà người được ủy quyền
trở thành nguyên đơn trong vụ án.
5. Việc dân sự trong hôn nhân và gia đình có hòa giải không?
Trả lời: Về nguyên tắc, việc dân sự là những việc không có tranh chấp mà đó là yêu
cầu Tòa án xem xét, công nhận một sự kiện pháp lý, ví dụ yêu cầu xác nhận công dân
mất tích, yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật… Do vậy, về căn bản là không đặt ra việc
hòa giải đối với việc dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp việc dân sự là một việc về hôn
nhân và gia đình, nếu có hòa giải cũng không trái với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
vì theo tinh thần Điều 311, Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án có quyền hòa giải, ví

dụ việc thuận tình ly hôn.
Tuy nhiên, hiện tại việc thuận tình ly hôn có được tòa án hòa giải trong quá trình
giải quyết vụ án hay không đang là vấn đề có nhiều ý kiến. Trong trường hợp cụ thể này
cần đợi hướng dẫn của Tòa án tối cao hoặc các Tòa nên có văn bản trực tiếp đề nghị Tòa
án tối cao hướng dẫn.
6. án phí trong việc dân sự?
Trả lời: Về nguyên tắc các quy định cụ thể về án phí, lệ phí như mức án phí, mức lệ
phí, người phải chịu án phí, người phải chịu lệ phí… được quy định trong văn bản do Uỷ
ban thường vụ quốc hội ban hành (Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự).
Vấn đề này, Điều 1, Mục IV, Nghị định số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: Đối với những việc dân
sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng trước đây được coi như vụ án dân sự, thì áp
dụng theo mức án phí tương ứng với Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí
Tòa án. Đối với các loại việc dân sự mà các văn bản quy phạm pháp luật có quy định mực
lệ phí, thì thực hiện các quy định đó.
Trong thực tế, các Tòa án thụ lý và giải quyết các việc dân sự thường xem xét vận
dụng quy định về mức án phí dân sự của loại án không có giá ngạch quy định trong Nghị
định 70/CP, mức thu là 50.000 đồng.
18
“Tôi và một người khác đang tranh chấp đất đai và công nợ. Nay muốn đề
nghị tòa xét xử thì thủ tục thế nào” (bạn đọc Hồng Nga).
Trả lời:
Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, muốn khởi kiện một
người ra tòa, người khởi kiện (nguyên đơn) phải làm đơn kiện gửi tới tòa, kèm theo
các tài liệu chứng minh cho nội dung khởi kiện. Ví dụ, kiện đòi nợ thì kèm theo đơn
phải là giấy biên nhận tiền, thanh toán nợ, lãi
Tòa án có thẩm quyền thụ lý là TAND quận, huyện nơi cư trú của người bị
kiện, hoặc TAND tỉnh, thành phố (nếu có yếu tố nước ngoài). Sau khi xem xét đơn
khởi kiện, tòa án báo cho nguyên đơn nộp tạm ứng án phí và thụ lý vụ kiện. Thời
hạn đưa vụ kiện ra xét xử tối đa là 6 tháng kể từ ngày thụ lý đơn khởi kiện.

Luật sư Phạm Thanh Bình
19
20

×