Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRẮC NGHIỆM môn xã hội học đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.54 KB, 4 trang )

Câu1 [Góp ý]
Điểm : 1

Vấn đề nào sẽ được các nhà chính trị học và các nhà chính trị xã hội học cùng quan tâm nghiên
cứu khi nó xuất hiện trong các tổ chức chính trị và giữa các cơ quan chính trị?
A) mâu thuẫn
B) điểm nóng
C) xu hướng mới
Chọn một câu trả lời

D) quan hệ xã hội

Đúng. Đáp án đúng là: quan hệ xã hội
Vì: Vì quan tâm và giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà chính trị học và các nhà chính trị
xã hội học
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.5.2. MQH giữa xã hội học và các khoa học XH khác trang 66, 67

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu2 [Góp ý]
Điểm : 1

Khi nghiên cứu về các nhóm người, xã hội học có vai trò gì?
A) Một tập đoàn
B) Một hiện tượng xã hội
C) Môn khoa học
Chọn một câu trả lời

D) Một nhận định

Đúng. Đáp án đúng là: Môn khoa học


Vì: Xã hội học đáp ứng được các tiêu chí của một khoa học, để khoa học đó là: đối tượng; hệ thống khái niệm, phạm trù;
phương pháp và lịch sử nghiên cứu…nghiên cứu toàn diện bản chất xã hội sự hình thành, vận động, biến đổi các mối quan
hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.5.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác,
trang 66

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu3 [Góp ý]
Điểm : 1

Một nhà xã hội học thuộc trường phái cấu trúc chức năng sẽ nghiên cứu vấn đề nào sau đây?
A) Xã hội hội nhập như thế nào?
B) Xã hội chia cắt như thế nào?
C) Xã hội học được điều gì?
Chọn một câu trả lời

D) Làm cách nào để những nhóm người khác không thừa nhận tình trạng hiện tại?

Đúng. Đáp án đúng là: Xã hội hội nhập như thế nào?
Vì: Trường phái này đã đưa ra khái niệm “các điều kiện cần thiết để tồn tại”, của một xã hội. Xã hội phải có một sự liên kết
tối thiểu của các thành tố và duy trì sự liên kết cần thiết này. Như vậy, trong một xã hội, các đặc trưng cấu trúc có thể được
xem là những đặc trưng đóng góp vào việc duy trì sự liên kết, sự hội nhập.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học, trang 44

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu4 [Góp ý]
Điểm : 1


Môn khoa học xã hội nào quan tâm đến các vấn đề cá nhân?
A) Tâm lý học
B) Chính trị học
C) Kinh tế học
Chọn một câu trả lời

D) Công tác xã hội

Đúng. Đáp án đúng là: Tâm lý học
Vì: Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động tinh thần và tư tưởng của con người với tư cách là các cá nhân.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.2. Đối tượng n của xã hội học, trang 48, 49

Đúng
Điểm: 1/1.


Câu5 [Góp ý]
Điểm : 1

Các thành viên trong nhóm phải thực hiện điều gì khi hầu hết thành viên trong nhóm tin rằng
cách nghĩ, cách cảm thụ và hành động của họ luôn là nhất?
A) Sự đoàn kết
B) Sự quy tụ
C) Sự tuân thủ quy tắc
Chọn một câu trả lời

D) Sự tan rã

Đúng. Đáp án đúng là: Sự tuân thủ quy tắc
Vì: Vì cách nghĩ, cách cảm thụ và hành động của các thành viên trong nhóm bao giờ cũng nhằm hướng đến một lợi ích, mục

tiêu nhất định, nên cần phải có quy tắc chung thống nhất hành động và sự tuân thủ các quy tắc của nhóm.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học, trang 47

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu6 [Góp ý]
Điểm : 1

Trong lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế của đời sống xã hội, xã hội học và kinh tế học gặp nhau
trong mối quan tâm nghiên cứu về vấn đề gì?
A) Lợi ích trong hai lĩnh vực ấy
B) Chủ thể của hai lĩnh vực ấy
C) Định hướng hoạt động cho hai lĩnh vực ấy
Chọn một câu trả lời

D) Mối quan hệ tác động qua lại trong hai lĩnh vực ấy

Đúng. Đáp án đúng là: Mối quan hệ tác động qua lại trong hai lĩnh vực ấy.
Vì: Vì cả 2 khoa học này đều nghiên cứu về xã hội qua mối qua hệ giữa người và người, mối quan hệ tác động qua lại.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.5.2. MQH giữa xã hội học và các khoa học XH khác trang 66

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu7 [Góp ý]
Điểm : 1

Trong lĩnh vực XHH, thành công lớn nhất của K. Mác là xây dựng nên lý thuyết nào?
A) Lý thuyết xung đột xã hội.
B) Lý thuyết về nhà nước pháp quyền
C) Lý thuyết về đạo đức

Chọn một câu trả lời

D) Lý thuyết biến đổi xã hội

Đúng. Đáp án đúng là: Lý thuyết biến đổi xã hội
Vì : Theo đóng góp của K. Mác cho sự phát triển XHH
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.1.2. Lịch sử phát triển của XHH, trang 39

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu8 [Góp ý]
Điểm : 1

Theo K.Marx, những biểu hiện lịch sử xã hội có giai cấp là kết quả của hiện tượng nào?
A) Sự thay thế lẫn nhau giữa các tôn giáo
B) Định mệnh
C) Cuộc đấu tranh giai cấp
Chọn một câu trả lời

D) Trao đổi hàng hóa

Đúng. Đáp án đúng là: Cuộc đấu tranh giai cấp
Vì: Học thuyết về giai cấp khẳng định: đấu tranh giai cấp là 1 trong các động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai
cấp. Khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển tới đỉnh cao, cách mạng xã hội nổ ra, nếu thành công, chế độ xã hội thay đổi, phát
triển.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học, trang 46

Đúng
Điểm: 1/1.



Câu9 [Góp ý]
Điểm : 1

Cơ cấu xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội có mối quan hệ lẫn nhau theo
một trật tự nào đó hình thành một điều gì?
A) vương quốc
B) ốc đảo
C) thiên đường
Chọn một câu trả lời

D) hệ thống

Đúng. Đáp án đúng là: hệ thống
Vì: Theo quan khái niệm về cơ cấu xã hội: là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu
hiện của sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ (nhóm, vai trò vị thế, mạng lưới xã hội và các
thiết chế…), tạo nên một hệ thống xã hội nhất định.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.2.2. Các phạm trù cơ bản của XHH, trang 51

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu10 [Góp ý]
Điểm : 1

Xã hội hóa là quá trình gì?
A) cá nhân lĩnh hội hệ thống tri thức, giá trị, chuẩn mực cho phép cá nhân đó hoạt động như một thành
B) con người làm suy giảm nền văn hoá
C) cá nhân lớn lên về mặt thể chất
Chọn một câu trả lời


D) tương tác xã hội

Đúng. Đáp án đúng là: cá nhân lĩnh hội hệ thống tri thức, giá trị, chuẩn mực cho phép cá nhân đó hoạt động như một thành
viên của XH
Vì: Sự phát triển con người chịu tác động của cả cái tự nhiên và xã hội. Xã hội hoá chính là quá trình xã hội hóa các cá
nhân, thông qua đó con người hình thành, hoàn thiện nhân cách, là quá trình con người sinh vật học hỏi văn hóa để trở
thành con người xã hội, quá trình này bắt đầu từ khi con người sinh ra và chỉ kết thúc khi con người không còn tồn tại (trái
với cách hiểu khái niệm xã hội hóa ở Việt Nam)
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 6, mục 6.1.4. Vai trò của văn hóa, trang 288

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu11 [Góp ý]
Điểm : 1

Cơ cấu xã hội – dân số được hiểu như thế nào?
A) một loại hình cơ cấu xã hội căn bản
B) một loại hình cơ cấu xã hội chỉ có trong xã hội chiếm hữu nô lệ
C) do các nhà chính trị tự nghĩ ra
Chọn một câu trả lời

D) một loại hình cơ cấu xã hội chỉ có trong xã hội phong kiến

Đúng. Đáp án đúng là: một loại hình cơ cấu xã hội căn bản
Vì: Theo khái niệm về cơ cấu xã hội – dân số là sự phân chia cộng đồng dân cư thành các lớp dân số theo cơ cấu dân số
gắn với vị thế, vai trò, chức năng của các tầng lớp đó trong đời sống xã hội, có tác động đến sự ổn định, phát triển của xã
hội.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 3, mục 3.2. Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản, trang 131

Đúng

Điểm: 1/1.
Câu12 [Góp ý]
Điểm : 1

Cơ cấu xã hội - giai cấp là gì?
Chọn một câu trả lời
A) một loại hình cơ cấu xã hội căn bản
B) một loại hình cơ cấu xã hội chỉ có trong xã hội chiếm hữu nô lệ
C) do các nhà chính trị tự nghĩ ra


D) một loại hình cơ cấu xã hội chỉ có trong xã hội phong kiến
Đúng. Đáp án đúng là: một loại hình cơ cấu xã hội căn bản
Vì: Theo khái niệm về cơ cấu xã hội – giai cấp: Chính là sự phân chia cộng đồng dân cư thành những các giai cấp trên cơ
sở địa vị về kinh tế, xã hội, lối sống, văn hóa…, những yếu tố đóng vai trò quyết định trong một cơ cơ cấu xã hội nhất định.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 3, mục 3.2. Các phân hệ cơ cấu XH cơ bản, trang 123

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu13 [Góp ý]
Điểm : 1

Xã hội hóa có các dạng thức cơ bản nào?
A) Xã hội hóa tích cực và xã hội hóa tiêu cực
B) Xã hội hóa tiến bộ và xã hội hóa lạc hậu
C) Cơ chế bắt buộc và cơ chế tự lựa chọn
Chọn một câu trả lời

D) Xã hội hóa riêng lẻ và xã hội hóa chung


Sai. Đáp án đúng là: Cơ chế bắt buộc và cơ chế tự lựa chọn
Vì: Con người tồn tại với tư cách là con người xã hội, phải tuân theo quy trình tiếp cận các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã
hội. Trong quá trình đó, tự ý thức, tự lựa chọn của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội có vai trò quan trọng.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 7, mục 7.1. Khái niệm xã hội hóa, trang 337 - 338

Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu14 [Góp ý]
Điểm : 1

Quá trình xã hội hóa có tính chất như thế nào?
A) Kéo dài suốt cuộc đời các cá nhân và không đồng đều đối với mỗi người.
B) Nằm ngoài các khuôn mẫu hành vi xã hội.
C) Không đều đối với mỗi người.
Chọn một câu trả lời

D) Trong một thời gian nhất định cuộc đời của cá nhân và rất đồng đều đối với mỗi người.

Đúng. Đáp án đúng là: Kéo dài suốt cuộc đời các cá nhân và không đều đối với mỗi người.
Vì: xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi và lĩnh hội các chuẩn mực xã hội theo các điều kiện cụ thể mà bản thân họ
đang có
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 6, mục 6.1.4. Vai trò của văn hóa, trang 288

Đúng
Điểm: 1/1.
Câu15 [Góp ý]
Điểm : 1

Nhận định về mối liên hệ giữa các loại hình cơ cấu xã hội căn bản như thế nào?
A) không xuất hiện

B) bị loại trừ
C) luôn luôn tồn tại
Chọn một câu trả lời

D) được con người ghép vào

Đúng. Đáp án đúng là: luôn luôn tồn tại
Vì: Các loại hình cơ cấu xã hội phản ánh mối quan hệ giữa các nhóm, tổ chức xã hội về địa vị kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm
lý… trong một xã hội nhất định. Xét đến cùng, các quan hệ kinh tế là cơ sở hình thành những loại hình cơ cấu xã hội và
quyết định sự phát triển xã hội. Vì xã hội nào cũng bao hàm các hoạt động kinh tế của các giai tầng khác nhau, nên luôn
luôn tồn tại.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục 1.2. Đối tượng nghiên cứu của XHH, trang 51

Đúng
Điểm: 1/1.



×