Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THỊ THUẬN

VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THỊ THUẬN

VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả
năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam" là kết quả của quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương.
Các số liệu được nêu trong luận văn được trích dẫn nguồn rõ ràng và được
thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TPHCM, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tác giả

Lưu Thị Thuận


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................... 1
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. .............................................................................. 1
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. ..................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................. 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................... 4

1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu. ............................................................. 5
1.8. Kết cấu của luận văn. ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO MẤT
KHẢ NĂNG THANH TOÁN .................................................................................... 8
2.1. Giới thiệu chương. ............................................................................................... 8
2.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại......................................................... 8
2.2.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại. ................................. 8
2.2.2. Thành phần vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại. ............................... 9
2.2.2.1. Nguồn hình thành vốn chủ sỡ hữu ................................................................. 9
2.2.2.2. Phân loại theo Hiệp ước Basel ..................................................................... 11
2.2.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
Thương mại ............................................................................................................... 12
2.3. Lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán của Ngân hàng Thương mại ....... 15
2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán ....................................................... 15
2.3.2. Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán ....................................................... 16
2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán ............................. 16


2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan: ................................................................ 20
2.4.1.Nghiên cứu nước ngoài: ................................................................................... 20
2.4.2.Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 23
Tóm tắt chương 2. ..................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO MẤT KHẢ
NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .......................................... 30
3.1 Giới thiệu chương. .............................................................................................. 30
3.2 Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015: ............ 30
3.2.1 Tình hình Tổng tài sản: .................................................................................... 30
3.2.2 Tình hình Vốn chủ sở hữu: .............................................................................. 31
3.2.3 Tình hình lợi nhuận ròng: ................................................................................ 32

3.2.4 Tình hình Chi phí hoạt động: ........................................................................... 33
Tóm tắt chương 3. ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM ................................................................................................................... 35
4.1. Giới thiệu chương. ............................................................................................. 35
4.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 35
4.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................... 36
4.4.Thu thập và xử lý dữ liệu. ................................................................................... 45
4.5. Phương pháp ước lượng: .................................................................................... 46
4.6. Các kiểm định: ................................................................................................... 49
4.7. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến: ........................ 50
4.8 Kết quả ước lượng mô hình: ............................................................................... 54
Tóm tắt chương 4. ..................................................................................................... 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GÓP Ý ..................................................................... 66
5.1. Các góp ý nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán cho các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam. .......................................................................................... 66
5.2.1. Góp ý nhằm gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại Ngân hàng
thương mại: ............................................................................................................... 66


5.2.2. Góp ý về tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tại Ngân hàng thương mại: ................. 68
5.2.3. Góp ý nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng thương mại: ............... 69
5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................ 71
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................................ 72
5.4. Kết luận chung ................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 3: CÁC KIỂM ĐỊNH
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÌNH

PHƯƠNG TỐI THIỂU TỔNG QUÁT KHẢ THI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu
Tiếng Việt

Từ tiếng Anh

viết tắt
1

ACB

2

Agribank

Ngân hàng TMCP Á Châu

Asia Commercial Joint Stock
Bank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Vietnam bank for Agriculture
Nông thôn Việt Nam
and Rural Development
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam


3

BIDV

4

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

5

EAB

Ngân Hàng TMCP Đông Á

6

Eximbank

7

FEM

Mô hình tác động cố định

8

FGLS


Phương pháp bình phương tối thiểu
tổng quát khả thi

9

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

10

GSO

Tổng cục Thống kê

11

HDBank

12

MB

13

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


14

NHTM

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP
HCM
Ngân hàng TMCP Quân đội

Joint Stock Commercial Bank
for Investment and
Development of Viet Nam
Consumer Price Index
Dong A Commercial Joint
Stock Bank
Vietnam Export Inport
Commercial Joint Stock Bank
Fixed Effects Model
Feasible General Least Square
Gross Domestic Product
General Statistics Office Of
Viet Nam


Mô hình tác động ngẫu nhiên


15

REM

16

Sacombank

17

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

18

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Saigon Hanoi Commercial
Joint Stock Bank

19 Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam

Vietnam Technological and
Commercial Joint Stock Bank


20

TMCP

Thương mại cổ phần

21

VAR

Mô hình vector tự hồi quy

Vector Autoregression

22

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế

Vietnam International and
Commercial Joint Stock Bank

23

Vietcombank

24


25

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín

Saigon Thuong Tin
Commercial Joint Stock Bank
Saigon Joint Stock
Commercial Bank

Joint Stock Commercial

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Joint Stock Commercial Bank
Nam
for Foreign Trade of Vietnam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Vietinbank
Nam
VPBank

Random Effects Model

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng

Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry
and Trade
Vietnam Joint Stock Bank For

Private Enterptise


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ..........................................................25
Biểu đồ 3.1. Tổng tài sản bình quân của các NHTM trong giai đoạn 2013 – 2015. 30
Biểu đồ 3.2. Vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTM trong giai đoạn 2013 –
2015. ..........................................................................................................................31
Biểu đồ 3.3. Lợi nhuận ròng bình quân của các NHTM trong giai đoạn 2013 – 2015.
...................................................................................................................................32
Biểu đồ 3.4. Chi phí hoạt động bình quân của các NHTM trong giai đoạn 2013 –
2015. ..........................................................................................................................33
Bảng 4.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................44
Bảng 4.2. Thống kê các ngân hàng và nguồn dữ liệu nghiên cứu: ...........................46
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả .............................................................................50
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................52
Bảng 4.5: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập..........................................53
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình (1) bằng phương pháp fixed effects: ...........54
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình (1) bằng phương pháp random effects: .......55
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman Test: ...........................................................56
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Modified Wald: ..........................................................56
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Wooldridge: .............................................................57
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình (1) bằng phương pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................57
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mô hình (2) bằng phương pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................61
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mô hình (3) bằng phương pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................63



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh rủi ro tín dụng, trong các nghiên cứu gần đây của Laetitia, Strobel
và Frank (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) đã cho thấy rủi ro mất khả
năng thanh toán giữ một vị trí quan trọng trong các loại rủi ro do có liên quan đến
sự tồn tại của một ngân hàng và đôi khi là cả hệ thống tài chính của một quốc
gia.Rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những rủi ro được đề cập trong giai
đoạn gần đây đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu nói chung và
từng khu vực nói riêng liên tiếp xảy ra.
Mục tiêu chính của luận văn này là đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu
đến rủi ro mất khả năng thanh toán, qua kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của mô
hình tác giả đề ra các giải pháp nhằmgiảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán cho
các NHTM tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước. Bước đầu tiên, dựa vào phương
pháp nghiên cứu được đề xuất bởiMohamed Aymen Ben Moussa (2015) để xây
dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng
thanh toán. Bước tiếp theo, ước lượng mô hình với dữ liệu bảng bằng các phương
pháp tác động cố định (Fixed Effects), tác động ngẫu nhiên (Random Effects).Kiểm
định Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa random effects hay fixed effects và
các kiểm định khác nhằm kiểm tra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và
phương sai thay đổi đối với dữ liệu bảng. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy sẽ
được phân tích để đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng.
Nghiên cứu sử dụng mẫu bao gồm 15 NHTM chiếm trên 80% thị phần ngân
hàng tại Việt Nam (Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, 2014).Dữ liệu được thu
thập từ các nguồn đáng tin cậy như: Ngân hàng nhà nước (SBV), Tổng cục thống kê
(GSO), Báo cáo tài chính năm 2010- 2015 của 15 NHTM: Agribank, Eximbank,
Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, SCB, VIB, MB, Techcombank,
VPBank, ACB, EAB, HDBank, SHB.



2

1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Theo Nguyễn Văn Lê (2014), hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng
đối với mỗi quốc gia, góp phần thu hút vốn và cung ứng các khoản tín dụng cho nền
kinh tế. Hoạt động kinh doanh của NHTM phải luôn đảm bảo khả năng thanh toán,
an toàn và sinh lợi. Trong đó vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán rất quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Khả năng thanh toán dưới góc độ
ngân hàng được hiểu là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách hàng
tại mọi thời điểm phát sinh. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ khiến cho
nền kinh tế rơi vào ảm đạm. Thực tế điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 vừa qua, rủi ro của các khoản tín dụng dưới
chuẩn kéo theo tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản của những tập đoàn,
công ty lớn trong ngành ngân hàng như Lehman Brothers, Merrill Lynch đã đẩy nền
kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2007 – 2008, các nghiên cứu trong và ngoài nước không ngừng tìm kiếm các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM nhằm phát
triển các công cụ quản lý rủi ro này. Nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra.
Tuy nhiên, vấn đề đang được tranh luận là tác động của vốn đến rủi ro mất
khả năng thanh toán của các NHTM Vốn chủ sở hữu là hết sức quan trọng đối với
một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu không chỉ tài trợ cho các khoản đầu tư của ngân
hàng mà còn giúp các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, gia tăng
năng lực canh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa
vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng khá phức tạp. Một
số nghiên cứu của Godlewski (2004), Abba và cộng sự (2013), Mohamed Aymen
Ben Moussa (2015) thấy rằng vốn chủ sở hữu giúp giảm thiểu rủi ro. Vốn được xem

như một bộ đệm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng. Hơn nữa, do sử dụng vốn của chủ
sở hữu, nên ngân hàng có thể giảm bớt các khuynh hướng tham gia vào các hoạt
động có nguy cơ cao (Ben Bouheni, 2014). Nhưng một số nghiên cứu khác của


3

Aggrawal và Jacques (2001), Shu Ling Lin và cộng sự (2005), Dao và Ankinbrand
(2014) lại tìm thấy bằng chứng cho rằng đây là mối quan hệ cùng chiều, tức là vốn
gia tăng rủi ro. Vốn và rủi ro ngân hàng có thể diễn ra mối quan hệ cùng chiều do
những rủi ro về đạo đức, theo đó các ngân hàng có thể trục lợi từ hệ thống bảo hiểm
tiền gửi (Demirguc-Kunt và Kane, 2002). Tuy nhiên, Rime (2001) lại cho rằng
không có mối quan hệ giữa rủi ro và vốn trong ngân hàng.
Tại Việt Nam, hoạt động tài chính ngân hàng đang từng bước mở cửa sâu
rộng với hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng sẽ
phát triển nhanh cả theo chiều sâu và chiều rộng. Sự phát triển đa dạng các công cụ
tài chính và hoạt động ngân hàng cũng đưa các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro,
trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán. Mặt khác, tại một số NHTM Việt Nam,
vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, có
thể nói trong bối cảnh Việt Nam hiện nay việc xem xét mối quan hệ giữa vốn chủ sở
hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán là cần thiết. Bởi vì, việc xác định mức độ và
chiều hướng tác động vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách quản lý phù hợp. Xuất phát từ lý do
trên, đề tài “Vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân
hàng thương mại Việt Nam” là cần thiết và phù hợp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh


-

Kiểm định mô hình đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất

toán.
khả năng thanh toán của các NHTM tại Việt Nam.
-

Đề xuất các giải pháp giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho các

NHTM tại Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi
sau:


4

-

Mô hình nào phù hợp để đánh giá rủi ro mất khả năng thanh toán tại các

NHTM Việt Nam?
-

Mức độ ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh

toán tại các NHTM Việt Nam như thế nào?
-


Đề xuất để giảm rủi ro mất khả năng thanh toán tại các NHTM Việt

Nam?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữavốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả
năng thanh toán của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như tiềm
lực tài chínhnênnghiên cứu dự kiến tiến hành tại 15 NHTM: Agribank, Eximbank,
Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, SCB, VIB, MB, Techcombank,
VPBank, ACB, EAB, HDBank, SHB. Mặt khác, tính đến cuối năm 2012, 15
NHTM trong mẫu nghiên cứu đã chiếm trên 80% thị phần ngân hàng tại Việt Nam
(Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, 2014).
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của các
ngân hàng trên từ năm 2010 đến năm 2015.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng dựa trên nghiên cứu của
Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) nhằm xây dựng mô hình thể hiện mối quan
hệ giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán bằng phần mềm Stata với
dữ liệu Panel Data. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
𝑍 − 𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝐶𝐴𝑃𝑖,𝑡 + 𝛽3 𝑇𝐿𝐴𝑖,𝑡 + 𝛽4 𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 +
𝛽 𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡 + 𝛽6 𝐶𝐸𝐴𝑖,𝑡 + 𝛽7 𝐷𝐸𝑃𝑂𝑖,𝑡 + 𝛽8 𝐶𝑃𝐶𝑖,𝑡 + 𝛽9 𝐶𝐹𝐶𝑖,𝑡 + 𝛽10 𝑇𝑃𝐼𝐵𝑖,𝑡 +
𝛽11 𝑇𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡 + 𝜖𝑖 (1)
Trong đó Z-core là biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro mất khả năng thanh
toán của NHTM. Chỉ số này được tính toán theo đề xuất của Mohamed Aymen Ben
Moussa (2015) do có nhiều cải tiến hơn so với Boyd và Graham (1986). Cụ thể:


5


2
𝜎(𝑅𝑂𝐴)
)
𝑍 − 𝑐𝑜𝑟𝑒 = (
𝐸 (𝑅𝑂𝐴) + 𝐶𝐴𝑃

Các biến độc lập như: Quy mô ngân hàng (SIZE) được tính bằng Logarithm
tự nhiên của tổng tài sản, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), Tỷ lệ tổng
dư nợ trên tổng tài sản (TLA), Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA),
Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE); Chi phí hoạt động trên tổng tài sản
(CEA), Tổng tiền gửi trên tổng tài sản (DEPO), Vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ
(CPC); Chi phí lãi trên tổng dư nợ (CFC), Tốc độ tăng trưởng GDP (TPIB), Tỷ lệ
lạm phát (TINF)
Mô hình nghiên cứu đươc tác giả đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu đã thực
hiện tại các quốc gia trên thế giới. Tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng
dành cho dữ liệu bảng như tác động cố định (Fixed Effects), tác động ngẫu nhiên
(Random Effects), Kiểm định Hausman là một trong những phương pháp để lựa
chọn giữa random effects hay fixed effects; Nếu mô hình được chọn có xảy ra hiện
tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng
phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General
Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng này. Mô hình đo tác động của vốn
chủ sở hữu lên rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM Việt Nam bằng phần mềm
Stata với dữ liệu bảng (Panel Data).
Nguồn dữ liệu: dữ liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như: Ngân
hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê (GSO), Báo cáo tài chính năm của 15NHTM:
Agribank, Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, SCB, VIB,
MB, Techcombank, VPBank, ACB, EAB, HDBank, SHB..
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
 Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu tổng kết các lý thuyết về vốn chủ sở hữu và rủi ro thanh

toán tại NHTM về khái niệm, mục đích, nội dung, tiêu chí đo lường… Đồng thời
cung cấp cơ sở lý thuyết về phương pháp nghiên cứu để đánh giáảnh hưởng của vốn
chủ sở hữu tới rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam.


6

 Về mặt phương pháp:
Thứ nhất, dựa vào nguồn dữ liệu nêu trên, tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của
vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0.
Sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên(Random
Effects)vàtác động cố định (Fixed Effects).Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa
Random Effects và Fixed Effects. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình
phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc
phục hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể nếu có.
Thứ hai, nghiên cứu cũng mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu của tác giả sử dựng mô hình định lượng tác động của vốn chủ sở hữu
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM tại Việt Nam. Các nghiên cứu
tiếp theo có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Về
chiều rộng, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng việc xây dựng mô hình tác
động của vốn chủ sở hữu đối với các loại rủi ro khác của hệ thống ngân hàng. Về
chiều sâu, các nghiên cứu khác có thể mở rộng kích thước mẫu với các công cụ định
lượng đo lường khác.
 Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, sử dụng mô hình định lượng đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn
chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam nhằm
cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này. Bài nghiên cứu lượng
hóa tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM
tại Việt Nam qua đó cho thấy sự biến động vốn chủ sở hữu cũng dẫn đến rủi ro mất

khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh của NHTM như thế nào?
Thứ hai, thông qua kết quả ước lượng của mô hình hồi quy, tác giả đã đề ra
những kiến nghị về vốn chủ sở hữu trong việc gia tăng khả năng quản trị rủi ro
thanh toán. Từ việc nhận biết các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
rủi ro mất khả năng thanh toán, tác giả đưa ra một số góp ý nhằm nâng cao khả
năng quản trị rủi ro mất khả năng thanh toán đối với các nhà quản lý ngân hàng.


7

1.8. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 5 chương:
-

Chương 1: Giới thiệu chung

Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng

thanh toán.
Đưa ra các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện để hình
thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu.
-

Chương 3: Thực trạng về vốn chủ sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh

toán của các NHTM Việt Nam

Nêu tóm tắt thực trạng vốn chủ sở hữu và một số chỉ tiêu hoạt động cơ bản
của các NHTM Việt Nam những năm gần đây.
-

Chương 4: Mô hình nghiên cứu và Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Ước tính số
lượng mẫu cần thu thập.
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn chủ sở
hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán tại các NHTMViệt Nam.
-

Chương 5: Kết luận và góp ý

Đưa ra các góp ý để phòng ngừa với rủi ro mất khả năng thanh toán có thể
xảy ra trong tương lai và kết luận chung.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO
MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
2.1. Giới thiệu chương.
Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu các lý thuyết về vốn chủ sở hữu và rủi
ro mất khả năng thanh toán tại NHTM và giới thiệu mô hình nghiên cứu. Chương
này gồm các phần chính sau: (1): Lý thuyết vốn chủ sở hữu tại NHTM; (2): Lý
thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM; (3) Tác động của vốn chủ sở
hữu tới rủi ro mất khả năng thanh toán; (4) Lược khảo các nghiên cứu liên quan.
2.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại.

Theo Peter S.Rose (2012), đối với người làm ngân hàng và các đối thủ của
họ vốn chủ sở hữu có một ý nghĩa đặc biệt. Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền được
đóng góp bởi những người chủ ngân hàng, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản
dự trữ và lợi nhuận không chia.
Cũng theo Peter S. Rose (2012), vốn chủ sở hữu đóng một vai trò hết sức
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hằng ngày và đảm bảo cho hoạt động
trong dài hạn của một tổ chức tài chính.
Vốn chủ sở hữu của NHTM là nguồn vốn riêng của Ngân hàng do chủ sở
hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh (Trần Huy
Hoàng, 2011).
Đối với các NHTM, về cơ bản, theo nghĩa hẹp, vốn chủ sở hữu là khoản tiền
mà các cổ đông, các chủ sởhữu đóng góp (vốn thực góp) để được hưởng các thu
nhập của ngân hàng trong tương lai. Theo nghĩa rộng, vốn chủ sở hữu ngân hàng
được nhìn nhận như các khoản nguồn vốn của chủ ngân hàng dành cho việc hỗ trợ
các hoạt động ngân hàng. Định nghĩa như vậy bao gồm các quỹ dự trữ của ngân
hàng và được gọi là nguồn vốn của các cổ đông. Trải qua quá trình hoạt động, vốn
chủ sởhữu có thể tích tụ tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên đối với các nhà quản
lý Nhà nước, vấn đề về tính đầy đủ của vốn ngân hàng là trọng yếu, đặc biệt sau khi
xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến một trong những giải pháp mà


9

chính phủ một số nước hay sử dụng để cứu vãn hệ thống ngân hàng là cứu trợ và
quốc hữu hóa, sử dụng nguồn vốn của chính phủ để cứu vãn sự sụp đổ của các ngân
hàng.
2.2.2. Thành phần vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại.
2.2.2.1. Nguồn hình thành vốn chủ sỡ hữu
 Vốn điều lệ
Vốn ban đầu hình thành khi ngân hàng được thành lập, còn gọi là vốn điều

lệ, được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của tổ chức. Nguồn vốn này có thể được tạo
ra bằng nhiều cách, tùy thuộc vào tính chất sở hữu của ngân hàng: Vốn của NHTM
Nhà nước do Nhà nước cấp từ ngân sách bằng tiền hoặc trái phiếu chính phủ; của
NHTM tư nhân do cá nhân tự đóng góp; của NHTM Liên doanh do các bên tham
gia liên doanh đóng góp; của NHTM cổ phần do các cổ đông góp thông qua việc
mua cổ phiếu, và được tính theo mệnh giá cổ phiếu.
Một số trường hợp, mức vốn điều lệ của mỗi ngân hàng phải tuân thủ theo
quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước về mức vốn tối thiểu cần đáp ứng đó
được gọi là Vốn pháp định. Vốn điều lệ chủ yếu được dùng để mua sắm Tài sản cố
định, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngân hàng bên cạnh đó còn dùng để
góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ phần của các công ty khác,... Khi ngân hàng đi
vào hoạt động, nguồn vốn này có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi,
dự trữ hay ký quỹ tại Ngân hàng Trung ương của các quốc gia. Ngoài ra, vốn điều
lệ có thể được tăng thêm, và ngược lại, cũng có thể bị buộc phải điều chỉnh giảm.
 Vốn hình thành trong quá trình hoạt động
Theo Edward (2004), ngân hàng có thể được hưởng thặng dư vốn, phát hành
thêm cổ phần, để lại những khoản lợi nhuận tích lũy, các quỹ để bổ sung vốn trong
quá trình hoạt động:
Thặng dư vốn là phần giá trị thị trường của các cổ phiếu vượt quá mệnh giá
mà các cổ đông sẵn sàng trả cho ngân hàng, nguồn vốn này có thể được hình thành
khi ngân hàng mới thành lập, hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO),


10

và tiếp tục có khả năng tăng lên khi ngân hàng phát hành cổ phiếu mới ở những lần
tiếp theo, hoặc trong quá trình chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường.
Vốn bổ sung là nguồn vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước hoặc thông qua
phát hành cổ phần nhằm mở rộng quy mô hoạt động hoặc tăng cường khả năng
chống đỡ với rủi ro. Ngân hàng có thể xin (hoặc được) cấp thêm vốn ngân sách (còn

gọi là tái cấp vốn), hay phát hành thêm cổ phần.
Lợi nhuận không chia là vốn của các cổ đông, chủ sở hữu ngân hàng, nhưng
đã được vốn hóa để mở rộng quy mô cho vốn chủ sở hữu ngân hàng, tái đầu tư, và
trích lập các quỹ. Lợi nhuận không chia được hình thành khi kết thúc mỗi kỳ kinh
doanh của ngân hàng, phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp các khoản chi phí
đặc biệt, thường được chia làm hai phần: một phần để chi trả cổ tức cho các cổ đông
nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng, phần còn lại được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở
hữu dưới tên gọi Lợi nhuận giữ lại.
Các quỹ và khoản dự trữ, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng hoặc do
tuân theo quy định của Nhà nước, hoặc để đảm bảo hoạt động và đề phòng rủi ro,
đều tiến hành trích lập các quỹ dự trữ. Do quỹ này được trích từ lợi nhuận trước
thuế tính chất như một khoản chi phí, nên một số ngân hàng không hạch toán nó
vào vốn chủ sở hữu mà vào các khoản nợ. Nếu được liệt kê vào vốn chủ sở hữu, khi
tổn thất thực của ngân hàng nhỏ hơn số trích lập, vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ
gia tăng, và ngược lại. Quy mô các quỹ và khoản dự trữ phụ thuộc vào tổn thất
ròng, thu nhập của ngân hàng, và tỷ lệ trích lập quỹ.
Cổ phần ưu đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển đổi, một số công
cụ nợ mang tính chất lưỡng tính như cổ phần ưu đãi có thời hạn, giấy nợ thứ cấp có
khả năng chuyển đổi, tín phiếu vốn (khoản chứng khoán nợ chỉ có thể được thanh
toán khi phát hành được cổ phiếu mới). Những công cụ nợ bổ sung này có chung
một số đặc điểm với của các công cụ nợ thuộc loại tiết kiệm với kỳ hạn dài, đồng
thời lại mang một số đặc điểm của cổ phiếu thường. Việc gia tăng loại vốn này có
nhiều ưu điểm đối với quản lý ngân hàng như không làm thay đổi quyền kiểm soát,
hạn chế giảm cổ tức,… Chính vì vậy, những công cụ này là một nguồn vốn ổn định


11

trong một khoản thời gian dài cho các ngân hàng, được một số ngân hàng liệt kê
vào thành phần của vốn chủ sở hữu.

2.2.2.2. Phân loại theo Hiệp ước Basel
Năm 1987, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (BaselCommittee on Banking
Supervision - BCBS) đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn, áp
dụng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các ngân hàng lớn
củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc
gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán
mà các ngân hàng thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất này chính
thức được thông qua dưới cái tên Hiệp ước Basel 1988. Hiện nay được biết đến như
là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999. Hiệp ước này
được cưỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nước G10 từ năm 1992 và đến
nay, hơn 100 nước trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các
đề xuất này.
Cũng với những thành phần tương tự như trên, trụ cột thứ 1 của Hiệp ước
Basel II, về yêu cầu vốn tối thiểu, phân loại vốn chủ sở hữu của NHTM thành hai
lớp phù hợp cho việc đánh giá được tính ổn định và an toàn của nguồn vốn này tại
NHTM. Theo đó, vốn chủ sở hữu của NHTM gồm:
-

Vốn cơ sở hay vốn cấp 1 (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu cơ

bản để đo lường sức mạnh tài chính của ngân hàng nhìn nhận dưới góc độ của các
nhà quản lý. Nguồn vốn này bao gồm những loại vốn tài chính được xem là đáng tin
cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tương đối ổn định trong suốt
quá trình hoạt động của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng vận hành bình thường.
Trọng tâm của phần vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ và lợi nhuận giữ lại.
-

Vốn bổ sung hay Vốn cấp 2 (Supplemental Capital, hay Tier 2 Capital):


là bộ phận vốn chủ sở hữu tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay
đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh,
nhưng chúng ít ổn định hơn vốn cơ sở. Lớp vốn này gồm các khoản có thể được sử


12

dụng như vốn cơ sở trong thời gian tương đối dài và có thể bị loại khỏi vốn chủ sở
hữu khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trường hợp các quỹ dự phòng). Theo
Basel II, Vốn bổ sung được phân loại thành: Các quỹ đánh giá lại tài sản
(Revaluation Reserves), Các quỹ dự phòng (General Provisions), Các công cụ nợ
lưỡng tính (Hybrid instruments), Các khoản nợ dài hạn không được hoàn trả trong
một khoảng thời gian nhất định (thường là dài) và có thứ tự ưu tiên thanh toán sau
những người gửi tiền (Subordinated term debt), Các khoản dự trữ không được tiết lộ
(Undisclosed Reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhưng vẫn được
chấp nhận bởi một số nhà quản lý khi một ngân hàng kinh doanh có lãi nhưng điều
này không được thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ
thông thường. Những khoản này ở các nước không thống nhất với nhau phụ thuộc
vào quy định của mỗi quốc gia. Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung một
số khoản như: lợi thế thương mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị ghi sổ
của tài sản khi ngân hàng mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty con, tổ
chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, …
2.2.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
Thương mại
Theo Lê Thị Lợi (2013), vai trò của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động kinh
doanh tại NHTM bao gồm:
 Vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với NHTM, vốn chủ sở hữu là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động
kinh doanh, ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có

vốn chủ sở hữu. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị
trường tiền tệvà thị trường chứng khoán. Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn là
ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu lớn là lợi
thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật trước hết là luật ngân hàng trung ương,
luật các tổ chức tín dụng, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính
vì thế, có thể nói vốn chủ sở hữu là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân


13

hàng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên chú ý tới việc tăng trưởng vốn chủ sở
hữu trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy, ngoài vốn chủ sở hữu ban đầu khi thành
lập theo quy định của pháp luật, các ngân hàng phải thường xuyên tìm biện pháp để
tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh.
 Vai trò quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng:
Theo Lê Thị Lợi (2013), trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và mở rộng
quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín
đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách
hàng của ngân hàng. Phần lớn vốn của ngân hàng hình thành từ nguồn tiền gửi của
khách hàng và đi vay, do vậy ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu chi trả khi khách
hàng có yêu cầu rút tiền. Đối với ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ sẽ
không đáp ứng đủ nhu cầu vay khi nhu cầu vay vốn trên thị trường lớn, mặt khác
với quy mô nhỏ, dự trữ ít, ngân hàng dễ mất khả năng thanh toánnếu cho vay tối đa
nguồn vốn huy động đuợc. Ngược lại, với lượngvốn chủ sở hữu lớn, ngân hàng thực
hiện dự trữ đủ khả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu vay vốn
của nền kinh tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao. Khả năng thanh toán của
ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Với tiềm năng vốn
chủ sở hữu lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở
rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng

cao vị thế của ngân hàng. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán
của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu của ngân hàng nói chung và với vốn
chủ sở hữu khả dụng của ngân hàng nói riêng.
 Vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật
của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn (Lê Thị Lợi, 2013). Tuy nhiên,
nguồn vốn chủ sở hữu lớn tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho các NHTM trong việc
mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng
tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, hay quyết định mức lãi suất phù


14

hợp cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt
động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và tạo ra nhiều nhiều thuận lợi hơn
trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ sung thêm vốn chủ sở hữu của ngân
hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trên
mọi lĩnh vực. Đồng thời vốn chủ sở hữu của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho
việc sử dụng tổng hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ
khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là
cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê
mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường tài chính. Đa dạng hóa các hoạt động
kinh doanh này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm
vốn chủ sở hữu cho ngân hàng, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và tầm quan trọng đối với nền kinh tế nên nguồn vốn chủ sở hữu
phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển
của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngoài
ra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo khả

năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, đảm bảo cân
đối tiền – hàng trong nền kinh tế.Vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn chủ sở
hữu là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của NHTM ở tất cả các quốc gia.
 Giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối
lượng tín dụng. Trên thực tế, ở các NHTM có quy mô vốn nhỏ thường có phạm vi
hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng
hơn. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp
dân cưvà kém đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp. Họ sẽ mất khách
hàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh. Trong khi tại các ngân hàng có
nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn lớn, có điều kiện để
mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng. Nguồn


15

vốn chủ sở hữu lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình
khác nhau như: liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứng
khoán… Các hình thức kinh doanh này không những giúp phân tán rủi ro và tạo
thêm vốn chủ sở hữu cho Ngân hàng mà còn nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh
trên thị trường. Vì vậy, vốn chủ sở hữu có vai trò quyết định trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
2.3. Lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán của Ngân hàng Thương mại
2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán
Rủi ro mất khả năng thanh toán (insolvency risk) là một trong những rủi ro
được đề cập trong giai đoạn gần đây đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng trên phạm
vi toàn cầu nói chung và từng khu vực nói riêng liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên khái
niệm về rủi ro mất khả năng thanh toán vẫn chưa được đề cập phổ biến trong các
nghiên cứu.
Theo Lastra và Schiffman (1999), tình trạng mất khả năng thanh toán có thể

được định nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, đó là sự thất bại trong việc hoàn trả
những nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Thứ hai, đó là tình trạng khoản mục nợ phải
trả vượt quá tài sản trên bảng cân đối kế toán. Như vậy có thể hiểu rằng rủi ro mất
khả năng thanh toán là một biến cố bất ngờ xảy ra khi một cá nhân hoặc một tổ
chức không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với bên cho vay khi đến
hạn thanh toán. Rủi ro này thường có thể dẫn đến việc phá sản của tổ chức.
Đối với ngành ngân hàng, rủi ro mất khả năng thanh toán xuất hiện khi ngân
hàng mất khả năng chi trả các khoản nợ khi đến ngày đáo hạn. Các ngân hàng lúc
này sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính và đi đến việc phá sản hoặc hợp nhất,
sáp nhập với ngân hàng khác nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn và
bảo vệ quyền lợi của người cho vay. Rủi ro mất khả năng thanh toán khác với rủi ro
thanh khoản bởi rủi ro thanh khoản chỉ tình trạng nhất thời ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các tài sản ra tiền để đáp ứng nghĩa vụ nợ. Rủi
ro thanh khoản không dẫn đến việc phá sản hay hợp nhất, sáp nhập ngân hàng.


16

2.3.2. Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp đo
lường rủi ro mất khả năng thanh toán. Đa phần các nghiên cứu sử dụng chỉ số Z để
đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán.
Chúng ta thường nghe đến phương pháp chỉ số Z dùng để đánh giá rủi ro phá
sản của các doanh nghiệp. Cha đẻ của phương pháp nghiên cứu này chính là E. I.
Altman (1968). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy xác suất (logit) với 5 biến để
dự báo việc phá sản. Chỉ số Z nằm trong khoảng cụ thể sẽ kết luận doanh nghiệp đó
phá sản hay không.
Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đó là chỉ sốZ
được tạo ra bởi hai nhà nghiên cứu Boyd và Graham (1986), chỉsố này chuyên
sửdụng cho việc đánh giá nguy cơ xảy ra mất khả năng thanh toán tại các hệthống

tín dụng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Và trong bài nghiên cứu này,
khi sửdụng chỉ số Z đây là chỉ số Z của Boyd và Graham (1986). ChỉsốZ được tính
như sau:
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛(Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản)
)
𝑍 − 𝑐𝑜𝑟𝑒 = (
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ(LN ròng trên tổng TS) + Tỷ lệ VCSH trên tổng TS

2

Chỉ số Z được tạo ra nhằm đánh giá rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân
hàng. Và chỉ số Z càng thấp thì mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng càng thấp. Chỉ số Z thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó
khiến ngân hàng lâm vào trạng thái kiệt quệ và đứng trước nguy cơ phá sản. Chỉ số
này nhằm đo lường sự ổn định của ngân hàng và có tỷ lệ thuận với khả năng vỡ nợ
của ngân hàng, tức là giá trị Z càng cao thì rủi ro mất khả năng thanh toán càng cao.
2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán
 Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, do lãi suất biến động. Do các tài sản tài chính có tính nhạy cảm với
sự biến động của lãi suất. Lãi suất thay đổi ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi
tiền. Trường hợp lãi suất tăng, khách hàng sẽ rút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao
hơn còn các khách hàng vay giảm tối đa việc vay mới để hạn chế trả lãi nhiều hơn.


×