Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhạc sĩ Khánh Vinh và nhạc cụ các dân tộc miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.75 KB, 3 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ
NHẠC SĨ KHÁNH VINH VÀ
NHẠC CỤ CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI
Phần I: NHẠC SĨ KHÁNH VINH
Tên khai sinh của ông là Nguyễn Khánh Vinh, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1954, quê tại xã Sơn Đông,
Hoài Đức, Hà Tây.
Từ năm 1973 đến 1975, ông hoạt động trong Đội Tuyên Văn của Trung đoàn 24, Sư đoàn 8, ở chiến
trường Đồng bằng Nam Bộ. Đến năm 1980, ông làm biên tập âm nhạc cho Đài Truyền hình Cần Thơ.
Năm 1986, ông theo học Đại học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1990, ông trở
thành Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Cần Thơ. Hiện nay, ông đang là Trưởng Phòng Văn Nghệ
Trung Tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh - Hội viên Hội Nhạc Sĩ Việt Nam - Hội viên Hội Âm
Nhạc TP.Hồ Chí Minh.
Các sáng tác của ông rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có nhiều ca khúc dành cho thiếu nhi như:
Tia nắng hạt mưa
(Giải nhất viết cho Tuổi hoa học trò Do báo Thiếu Niên Tiền Phong và Hội Nhạc Sĩ
Việt Nam tổ chức năm 1992), Cánh diều, Cơn mưa về,…..Ông cũng sáng tác các ca khúc trữ tình như:
Bông hoa màu xanh, Cơn mưa về, Nói với em mùa đông, Về miền ca dao
….. Một số tác phẩm của ông
đã đạt nhiều giải thưởng như ca khúc Tình yêu của em (1990, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội
Nhạc sĩ Việt Nam),
Tia nắng hạt mưa
(1992, Báo “Hoa học Trò” và Hội Nhạc sĩ Việt Nam),
Hỡi Nurisa
(1996, Hội Nhạc sĩ Việt Nam). Ngoài ra, ông cũng viết nhạc cho phim:
Nàng Hương, Vòng hoa chăm-
pây

Ông cũng xuất bản 2 tập ca khúc của mình
_Tập ca khúc
Bông hoa xanh
(Hội Văn học - Nghệ thuật Cần Thơ, 1995)


_Tập ca khúc thiếu nhi
Tia nắng hạt mưa
(Nhà Văn hoá thành phố Cần Thơ, 1995)
Tr ường Thực Nghiệm Sư Phạm
Nhóm Tổ 1 _ Lớp 9A6
Phần I: MỘT SỐ NHẠC CỤ CỦA DÂN TỘC MIỀN NÚI
1. CỒNG, CHIÊNG
Cấu tạo cồng, chiêng:
Cồng, chiêng (bộ gõ, nhóm thân tự vang) được làm bằng đồng đúc rất công phu, có hình tròn với nhiều
cỡ khác nhau, loại to đường kính có thể rộng tới 1 m, loại nhỏ đường kính khoảng trên 20 cm. Bề dày
cũng phụ thuộc vào loại chiêng to hay nhỏ. Gờ mép cao chạy quanh gọi là thành chiêng. Mặt chiêng hơi
phồng lên ở giữa là loại không có núm (gọi là chiêng bằng), có loại có núm nổi lên ở giữa (gọi là chiêng
núm). Trên thành mỗi chiếc chiêng có đục hai lỗ xâu dây để xách hoặc treo trên giá. Cồng, chiêng có
nhiều loại: chiêng T’rum (T’rum là tên một bộ cồng 3 của người Jarai), chiêng Chiêng Aráp (được sử
dụng rất rộng rãi trong đời sống của đồng bào dân tộc Jarai và Bahnar),…..
Cồng, chiêng được gõ bằng dùi. Dùi chiêng làm bằng gỗ, đầu có núm bọc vải hay da thú.
Cồng, chiêng phát ra âm thanh nghe âm u, cổ kính, huyền bí, trang trọng, đượm vẻ núi rừng.
Cách diễn tấu:
Chiêng to do hai người khiêng hoặc treo trên giá và được gõ bằng dùi. Chiêng nhỏ được xách trên tay
trái và đánh bằng tay phải (có thể đánh bằng dùi hoặc nắm tay). Cồng, chiêng có thể sử dụng đơn lẻ
hoặc có thể sử dụng một dàn (có dàn lên đến trên 20 cái) với các kích cỡ khác nhau. Trong một dàn
cồng, chiêng mỗi cái có một tên gọi riêng tuỳ theo từng vùng.
Cồng, chiêng được sử dụng để hoà tấu với các nhạc khí gõ khác như: trống, quả nhạc, chũm choẹ…
Hoặc trong các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
2. ĐÀN ĐÁ
Cấu tạo và lịch sử đàn đá
Đàn đá là một nhạc cụ gõ (nhóm thân tự vang) cổ nhất của Việt Nam.Đàn cấu tạo bằng các thanh đá với
kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Thanh đá
dài, to, dày thì tiếng trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Người ta sử dụng vài loại đá có
sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này.

Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để
làm đàn này có khoảng 3.000 năm qua. Những năm đầu thập niên 1990, người ta tìm được khoảng 200
thanh đàn đá rải rác ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé và Phú Yên...;
mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Bộ đầu tiên tìm được vào năm 1949 tại Đắc Lắc
Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá.
Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa
con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá hiện nay đã được giới thiệu rất nhiều
ở trong và ngoài nước.
3. ĐÀN T’rưng
Cấu tạo T’rưng:
Đàn T’rưng thuộc bộ gõ, nhóm thân tự vang. Đàn gồm 3 bộ phần chính
Bộ phận phát âm: Gồm những ống nứa khô to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Thường từ 12 đến 16 ống,
loại ít hơn khoảng 5, 6 ống… Mỗi ống được giữ nguyên phần đầu mấu. Đầu còn lại được gọt vát khoảng
một phần nửa thân ống để âm thanh thoát, vang và cũng để điều chỉnh độ cao của âm thanh. Những
ống to, dài có âm thanh trầm, những ống nhỏ, ngắn có âm thanh cao. Các ống được buộc hai đầu vào
hai sợi dây và xếp thành hàng ngang. Trong dân gian những ống dài xếp trên cao. Gần đây, các nhạc
công chuyên nghiệp đã xếp ngược lại.
Dùi gõ: Làm bằng tre dài khoảng 20 cm, đầu có quấn vải, da hay cao su để âm thanh ấm và êm. Ngày
nay, các nhạc công còn làm kiểu que có hai đầu gõ để có thể gõ một lúc hai âm.
Giá đàn: Là một khung gỗ hoặc tre, trúc. Dân gian sử dụng chạc cây.
Đàn T’rưng có âm thanh trong sáng, diễn tả những tình cảm vui tươi, sôi nổi.
Đàn T’rưng 15 ống có tầm âm gần 3 quãng 8. Khoảng âm dưới tiếng to, nhưng hơi mờ đục và thô,
thường diễn tấu những âm đệm. Khoảng âm giữa tiếng vang, thanh thoát và đầy đặn, âm thanh rõ nét,
trong sáng. Khoảng âm cao ít vang, hơi đanh, khô, diễn tả những tình cảm vui tươi, nhí nhảnh, có thể
minh hoạ tiếng chim, tiếng nước chảy, tiếng gió reo…
Cách diễn tấu:
Xưa kia mỗi lần chơi đàn người ta buộc đầu dây phía các âm cao vào thắt lưng người chơi còn đầu kia
buộc vào thân cây hoặc bờ đá, hai tay dùng hai dùi gõ trên những ống đàn. Bằng cách này đàn thường
chỉ có từ 6 - 7 âm theo thang 5 âm không bình quân. Tùy theo bài bản mà người ta thay đổi các ống
đàn cho phù hợp. Ngày nay người ta đã nâng âm vực đàn T’rưng lên gần 3 quãng và đàn được treo trên

giá. Đàn T’rưng cũng có những kỹ thuật giống đàn tam thập lục: ngón vê, ngón á, ngón láy rền (đánh
như vê cách âm, vê trên một ống chính và một ống có âm liền bậc), dân gian còn thường kết hợp đánh
thêm âm quãng 8.
T’rưng được dùng hàng ngày trên nương rẫy, trên chòi canh, sau những lúc lao động mệt nhọc, tiếng
t’rưng ròn rã làm vui lòng người, quên đi nỗi vất vả. Tiếng t’rưng còn có tác dụng đuổi chim, thú phá
hoại mùa màng, trong các lễ hội hay để độc tấu, hòa tấu và đệm cho hát..

×