Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng sự quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT yên phong 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.92 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một trong các huyện dẫn đầu của tỉnh
về chất lượng giáo dục: quy mô ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
dân; giáo dục, đào tạo bậc trung học ở Huyện ngày một ổn định và phát
triển; chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện được giữ vững và chất
lượng được nâng lên; kết quả học sinh giỏi ở mức khá của tỉnh; cơ sở vật
chất trang thiết bị từng bước được tăng cường; công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên được quan tâm, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp giáo dục; vai trò chỉ đạo, quản lý giáo dục ngày càng
được nâng cao.
Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, giáo dục bậc trung học ở
tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Yên Phong nói riêng còn bộc lộ một số hạn
chế: chất lượng giáo dục đại trà thực chất chưa cao; các điều kiện đáp ứng cho
giáo dục tuy có tăng trưởng song còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa cập nhật so
với nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt, chất lượng
giáo dục đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế; việc xây dựng các giá
trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà
trường chưa được quan tâm thích đáng...
Nghiên cứu vấn đề thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở
Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhằm nắm rõ sự
quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục tại địa phương. Qua đó đề xuất
một số biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường có tính khả thi, phù hợp với
thực tế quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường THPT trong giai
đoạn hiện nay.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng sự quản lý nhà nước về công tác xây
dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại Trường THPT Yên Phong 1, huyện


Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
- Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chung. Bản
chất của quản lý là một loại lao động đặc biệt nhằm điều khiển lao động xã hội
ngày càng phát triển. Các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp thì
hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.
- Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành. Cũng giống
như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp
cận khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục
trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ
thống là các cơ sở trường học. Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các
cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối
tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt
động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo. Như vậy, có thể hiểu một cách
khái quát: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ
chức) của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, thực hiện các chức năng quản lý
nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu mong muốn.
- Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình quản lý
giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến
hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp
học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường.
2. Khái niệm văn hóa nhà trường

- Văn hóa nhà trường là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và
hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa
trường này với trường khác. Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức.
Xét về bản chất mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính-sư phạm. VHNT
được định hình bởi những tương tác giữa con người với con người, giữa con
người với các yếu tố tạo nên chế định trường học và hành động của họ được chỉ
đạo bởi chính những đặc trưng VHNT.
2


- Các nội dung cơ bản của việc xây dựng văn hóa nhà trường.
+ Xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường.
+ Xây dựng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên.
+ Xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục.
Ba định hướng có tính nguyên tắc này cần được quán triệt trên tất cả các
khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở
nên thân thiết gần gũi và gắn bó với người học. Một số khía cạnh văn hóa nhà
trường nổi trội cần đặc biệt quan tâm, đó là: Văn hóa lãnh đạo; văn hóa tổ chức;
văn hóa ứng xử; văn hóa dạy; văn hóa học; văn hóa thi cử; văn hóa đánh giá; văn
hóa ngôn ngữ-giao tiếp của học sinh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường: Nhận thức của cán bộ
giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội, Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của
địa phương, Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục
- Vai trò của Hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường:
Với nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 điều
19 Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/4/2007). Qua đó cho thấy: Hiệu trưởng có vai trò là người chịu trách nhiệm
quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường, nên hiệu trưởng có vai trò quan
trọng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ

chức, kiểm tra sát sao quá trình giáo dục và giảng dạy của giáo viên, là người
tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết thống
nhất, xây dựng một môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh để thầy dạy tốt
và trò học tốt, tạo không khí học tập và làm việc vui vẻ, cởi mở, thân thiện giữa
người dạy và người học. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo chỉ
đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Do đó đòi hỏi sự nghiệp giáo
dục-đào tạo phải đổi mới để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy các nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp trang bị kiến
thức phổ thông cho học sinh, phải quan tâm đến nội dung giáo dục toàn diện
để đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3


2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Trường THPT huyện Yên Phong
1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Trường THPT Yên Phong số 1 được thành lập từ tháng 8/1963, có tên gọi
là Trường cấp 2-3 Yên Phong (do có cả các lớp cấp 2), địa điểm tại xã Hàm Sơn
nơi trung tâm hành chính của huyện đóng. Ngày đầu thành lập trường có 2 lớp
với 124 học sinh và 8 thầy giáo (trong đó có 1 thầy giáo làm hiệu trưởng). Đến
năm 1967 trường tách khối cấp 2 ra, có tên gọi mới là trường cấp 3 Yên Phong
với số lớp là 6 và hơn 300 học sinh.
Tính đến nay, trường đã có gần 50 năm xây dựng và trưởng thành.
Trong quá trình phát triển không ngừng nhà trường đã gặt hái được nhiều
thành tích đáng kể: nhiều năm là trường tiên tiến, tiến tiến xuất sắc của ngành
giáo dục tỉnh Hà Bắc, tỉnh Bắc Ninh, được Nhà nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Ba tháng 11/1973 và Huân chương Lao động Hạng
nhì vào năm 2001. Quy mô nhà trường phát triển lớn mạnh vượt bậc, chất
lượng xếp trong tốp đứng đầu trong số các trường THPT của tỉnh Hà Bắc,

tỉnh Bắc Ninh. Trường THPT Yên Phong số 1 hiện nay có 45 lớp với 2020
học sinh; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 126 người trong đó có 5 cán
bộ quản lý, 112 giáo viên, 9 nhân viên hành chính; trình độ thạc sỹ có 26, đạt
22,2% số cán bộ giáo viên; các cán bộ quản lý và nhiều giáo viên của nhà
trường có trình độ năng lực, thâm niên công tác và dày dạn kinh nghiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trường THPT huyện Yên Phong 1 (ban hành
kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo); cụ thể như sau:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của
chương trình giáo dục phổ thông.
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều
động giáo viên, cán bộ, nhân viên.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản
lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
4


- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo
dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bảng 01: Thống kê về nguồn cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường
THPT huyện Yên Phong 1
Nội dung


STT
1

Trường THPT YP1
Số lượng

Tổng số cán bộ, giáo

126

viên, nhân viên

35,7

- Giới tính

2

3

Tỷ lệ%

+ Nam

45

+ Nữ

81


64,3

+ Sau đại học

26

20,7

+ Đại học

91

72,2

+ Cao đẳng, THCN

9

7,1

+ Dưới 31 tuổi

59

47,1

+ Từ 31-50 tuổi

57


45,0

+ Từ 51-60 tuổi

10

7,9

- Trình độ

- Độ tuổi

(Nguồn từ Tổ hành chính-Tổng hợp Trường THPT Yên Phong số
1)

Bảng 02: Quy mô giáo dục của các nhà trường trong 5 năm
học (từ 2006-2007 đến 2010-2011)
5


Năm học

Trường THPT Yên Phong số 1

2006-2007

1990

2007-2008


2024

2008-2009

2064

2009-2010

2049

2010-2011

2078

(Nguồn từ Tổ hành chính Tổng hợp Trường THPT Yên Phong 1)

2.2 Thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà trường Trường
THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng về mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn
mực và nội quy nhà trường của học sinh
Bảng 03: Mức độ các biểu hiện vi phạm của học sinh
Mức độ
STT

Các hành vi

Thường xuyên

Đôi khi


Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đi học muộn không có lý do

19

6,5

57

19,0

224

74,5


2

Bỏ tiết, bỏ buổi học, không
tham gia hoạt động tập thể

6

2,0

31

10,5

263

87,5

3

Bị đình chỉ học (tiết, buổi học)

5

1,6

6

2,0

289


96,4

4

Mất trật tự trong lớp

36

12,5

51

17,0

213

70,5

5

10

3,3

39

13,0

251


83,7

14

4,6

41

13,5

245

81,9

30

10,0

37

12,4

233

77,6

8

Không làm bài tập giáo viên

cho về nhà
Quay cóp, sử dụng tài liệu trái
phép khi thi, khi kiểm tra
Cho bạn chép bài; làm bài
kiểm tra, bài thi hộ bạn
Nói tục, chửi bậy

8

2,7

18

6,0

274

91,3

9

Thiếu lễ độ với giáo viên

2

0,7

4

1,3


294

98,0

10

Ăn mặc không phù hợp, bị
giáo viên nhắc nhở
Sử dụng Internet, chơi game,
xem phim ảnh có nội dung xấu
Uống rượu bia say
Hút thuốc lá hàng ngày

16

5,3

32

10,6

252

84,1

20

6,6


34

11,3

246

82,1

1
5

0,7
3,3

7
16

4,5
10,6

142
129

94,8
86,1

Đi xe đạp dàn hàng ngang,
lạng lách cản trở giao thông

31


10,3

37

12,5

232

77,2

6
7

11
12
13
14

6


15
16
17

Phá tài sản công và gây ô
nhiễm môi trường
Cãi lộn đánh nhau
Đã từng sử dụng ma túy


3

1,0

5

1,6

292

97,4

5
0

1,7
0,00

14
0

4,7
0,00

281
300

93,6
100,0


Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ học sinh có một số biểu hiện hành vi vi
phạm nội quy nhà trường, các chuẩn mực xã hội có tính thường xuyên còn khá
cao. Biểu hiện vi phạm của học sinh thể hiện ở các khía cạnh như: Vi phạm nội
quy, quy chế, nề nếp học tập (mất trật tự trong lớp, cho bạn chép bài, làm bài thi,
bài kiểm tra hộ bạn, đi học muộn, không làm bài tập giáo viên cho về nhà…);
Vi phạm các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội (thiếu lễ phép với giáo
viên, đi xe dàn hàng ngang, lạng lách cản trở giao thông,…); thiếu văn hóa văn
minh (nói tục chửi bậy, sử dụng internet xem phim ảnh xấu, uống rượu bia say,
hút thuốc lá, ăn mặc không phù hợp). Điều đó cho thấy “phần nổi” của tảng
băng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong còn
một số “vấn đề” cần được nghiên cứu, xem xét, quan tâm. Cần đánh giá chính
xác tình hình thực trạng, phân tích nguyên nhân chủ quan khách quan; đề xuất
được giải pháp phù hợp hữu hiệu.
2.2.2. Thực trạng về Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về
tầm quan trọng và mức độ thể hiện của việc xây dựng văn hóa nhà trường
Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng tổng hợp nêu trên cũng cho chúng
ta thấy từ nhận thức tầm quan trọng đến mức độ thể hiện trên thực tế còn có
một khoảng cách khá xa. Mức độ thể hiện được các đối tượng khảo sát đánh
giá thấp hơn đáng kể so với mức độ nhận thức. Mức độ thể hiện mức trung
bình chiếm 50 % đối với CBQL, 55% đối với GV, 50% đối với HS; mức độ
tốt chiếm 40% đối với CBQL, 35% đối với GV, 30% đối với học sinh; mức
độ chưa tốt chiếm 10% đối với CBQL, 10% đối với GV, 20% đối với HS.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà trường cần phải quan tâm hơn đến khâu
triển khai và tổ chức thực hiện trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường mình để việc thực hiện có hiệu quả cao, để biến nhận thức thành việc
làm, kết quả cụ thể, không để nhận thức chỉ là để nhận thức.
Bảng 04: Thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và
7



học sinh về tầm quan trọng và mức độ thể hiện của việc xây dựng văn hóa
Nội dung ý kiến
Mức độ quan trọng
của việc xây dựng VHNT
Đối tượng
khảo sát

Rất
quan
trọng

Quan
trọng

Mức độ thể hiện
của việc xây dựng VHNT

Không
quan
trọng

Trung
bình
Tốt

Chưa tốt

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cán bộ quản lý
(n=10)

2

20

8


80

0

0

4

40

5

50

1

10

Giáo viên
(n=100)

30

30

61

61


9

9

35

35

55

55

10

10

Học sinh
(n=300)

66

22

201

67

33

11


90

30

150

50

60

20

2.2.3. Thực trạng Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng của VHNT
đến học sinh
Tỷ lệ khá cao học sinh đánh giá văn hóa nhà trường có ảnh hưởng mức
độ tốt đến học sinh: “làm cho học sinh thấy thoải mái, vui vẻ, ham học”
(chiếm 22,5%); “học sinh được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có
giá trị” (chiếm 18,0%); “học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất”
(chiếm 21,5%). Các mặt khác được đánh giá ảnh hưởng tốt đến học sinh có tỷ
lệ ít không đáng kể. Các ảnh hưởng của văn hóa nhà trường được học sinh
đánh giá ảnh hưởng mức độ bình thường đến học sinh có tỷ lệ khá cao, như:
“học sinh được cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau”
(90%); “xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau
giữa thầy và trò” (chiếm 91,5%); “học sinh được khuyến khích phát biểu bày
tỏ quan điểm cá nhân” (chiếm 85,5%). Các trạng thái khác thể hiện mức độ
bình thường có tỷ lệ nhỏ hơn.
Bảng 05: Thực trạng nhận thức của học sinh
về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh
Mức độ

8


Các biểu hiện

Tốt

STT

Bình thƣờng

Chƣa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

- Học sinh cảm thấy thoải mái, vui
vẻ, ham học.


66

22,5

197

65,0

37

12,5

2

- Học sinh được thừa nhận, được
tôn trọng.

54

18,0

219

27,0

73

9,0

3


- Học sinh thấy rõ trách nhiệm
của mình.

27

9,0

221

73,5

52

17,5

4

- Học sinh tích cực khám phá, liên
tục trải nghiệm và tích cực cộng tác
với giáo viên, bạn bè.

24

8,0

228

76,0


48

16,0

5

- Học sinh nỗ lực đạt thành tích học
tập tốt nhất.

64

21,5

209

69,5

27

9,0

6

- Học sinh được an toàn, cởi mở,
tôn trọng.

20

6,5


230

76,5

50

17,0

7

- Học sinh được khuyến khích phát
biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân.

15

5,0

257

85,5

28

9,5

8

- Học sinh được cởi mở và chấp
nhận các nhu cầu và hoàn cảnh
khác nhau.


15

5,0

270

90

15

5,0

9

- Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn
trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau
giữa thầy và trò.

13

4,5

275

91,5

12

4,0


- Các biểu hiện của văn hóa nhà trường được học sinh đánh giá ảnh
hưởng chưa tốt đến học sinh có tỷ lệ cao hơn các mặt khác, như: “học sinh
thấy rõ trách nhiệm của mình” (chiếm 17,5%); “học sinh được an toàn, cởi
mở, tôn trọng” (chiếm 17%); “học sinh tích cực khám phá, liên tục trải
nghiệm và cộng tác với giáo viên, bạn bè” (chiếm 16%). Các trạng thái khác
thể hiện mức độ ảnh hưởng chưa tốt đến học sinh có tỷ lệ nhỏ hơn.

2.2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh về các nội
dung và con đường giáo dục văn hoá nhà trường
Bảng 06: Nhận thức về nội dung và con đường giáo dục văn hóa nhà trường
Kết quả
TT

Các nội dung

Cán bộ QL
9

Giáo viên

Học sinh

Chung


1
2
3


4

Giáo dục truyền
thống hiếu học và
tôn sư trọng đạo
Giáo dục đạo đức
Giáo dục kỹ năng
giao tiếp và ứng xử
sư phạm
Giáo dục nếp sống
văn minh, sống có
văn hóa

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1


10

15

15

42

14

58

14,2

3

30

20

20

174

58

197

48,0


1

10

55

55

24

8

80

19,5

5

50

10

10

60

20

75


18,3

Qua biểu số liệu cho thấy cả 4 nội dung giáo dục VHNT đều được các
đối tượng khảo sát quan tâm. Tuy nhiên, khi xác định nội dung nào quan trọng
nhất thì ý kiến của các đối tượng có sự khác nhau. Cụ thể:
- Cán bộ quản lý cho rằng nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống
có văn hóa là quan trọng nhất (chiếm 50%), tiếp theo là đến nội dung giáo dục
đạo đức (chiếm 30%), sau cùng là nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng
xử sư phạm, giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (mỗi nội
dung chiếm 10%).
- Giáo viên cho rằng nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp với ứng xử sư
phạm là quan trọng nhất (chiếm 55%), tiếp theo là đến giáo dục đạo đức
(chiếm 20%), sau đó là đến nội dung giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo
(chiếm 15%), và cuối cùng là giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa
(chiếm 10%).
- Học sinh cho rằng giáo dục đạo đức là quan trọng nhất (chiếm 58%),
tiếp theo là đến giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa (chiếm 20%), sau
đó là nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (chiếm 14%)
và cuối cùng là giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm (chiếm 8%).
- Tính chung cả CBQL, GV và HS thì nội dung giáo dục VHNT quan
trọng nhất là giáo dục đạo đức (chiếm 48%).
Các kết quả nêu trên phản ánh nhận thức về các nội dung giáo dục văn
hóa nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh là khác nhau. Điều quan
trọng là các nhà trường cần phải quan tâm đến tất cả các nội dung giáo dục văn
hóa nhà trường, song cần quan tâm hơn cả đến các nhu cầu của học sinh vì đây
là chủ thể quan trọng nhất, là cái đích cuối cùng mà nhà trường hướng đến.
10



Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Giải pháp
Khi đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường
THPT huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: (1)
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục, Nguyên tắc đảm bảo
tính hiệu quả, thiết thực, (2) Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của
hệ thống giá trị, (3) Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với
11


xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường, (4) Nguyên tắc đảm
bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh
hưởng đến nhà trường. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất:
3.1.1. Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch
hàng năm về xây dựng văn hóa nhà trường
Với mục đích đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của các
thành viên trong nhà trường, các khối lớp học sinh trong quá trình xây dựng
VHNT ở hàng năm. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, những mặt
còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa; Duy trì có nề nếp việc sơ tổng kết đánh giá
rút kinh nghiệm. Nội dung chính của giải pháp bao gồm:
Triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh
trong nhà trường.
Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà nhà trường đã
triển khai: kiểm tra việc thực hiện Điều lệ trường trung học phổ thông, các quy
chế, quy định, nội quy về dạy và học, các hoạt động giáo dục, tình hình và kết
quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT của các thành viên trong nhà trường
đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường; kiểm tra công
tác tổ chức, các hoạt động của các bộ phận, tổ chức trong nhà trường như các tổ
chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ hành chính quả trị, Ban chấp hành Đoàn
trường và Ban chấp hành các chi đoàn; kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện

phục vụ các hoạt động của nhà trường nói chung và phục vụ việc xây dựng văn
hóa nhà trường nói riêng.
Tổ chức sơ tổng kết hàng năm về việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ sơ kết
vào cuối học kỳ I và tổng kết vào cuối năm học.
3.1.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm
quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường
Với mục đích làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thấy rõ vai trò ý
nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà trường, trên cơ
sở đó mỗi người, mỗi bộ phận xác định rõ ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác,
tích cực tham gia công tác này; tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các
tổ chức, các lực lượng đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Giải pháp
này bao gồm các nội dung:
12


Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà trường trong cán bộ, giáo viên và
học sinh; đến cha mẹ học sinh.
Đưa nội dung công tác xây dựng VHNT vào kế hoạch hoạt động của nhà
trường, của các tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, các lớp học sinh và là một tiêu chí trong xếp loại thi đua các tập thể, cá
nhân của nhà trường.
Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng xây dựng
VHNT cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
3.1.3. Tăng cường giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức lối sống cho
cán bộ, giáo viên và học sinh
Với mục đích: Nâng cao nhận thức, ý thức giác ngộ của các thành viên
trong nhà trường đối với các vấn đề chính trị-xã hội (quan tâm hơn, nắm vững
hơn); ý thức rèn luyện các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
quản lý và giáo viên. Tạo được niềm tin vững chắc của đội ngũ cán bộ, giáo viên

và học sinh vào đường lối lãnh đạo của Đảng; tạo nên những ấn tượng, giá trị
tình cảm sâu sắc, tốt đẹp đối với nhà trường; Giúp học sinh nhận thức đúng đắn,
rõ ràng hơn về động cơ thái độ học tập và lý tưởng nghề nghiệp. Tỷ lệ học sinh
có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh văn hóa văn minh ngày một nâng lên. Nội
dung của giải pháp này bao gồm:
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức lối
sống cả năm học và hàng tháng của nhà trường.
Xây dựng cụ thể các chuẩn mực đạo đức, hành vi văn hóa của cán bộ giáo
viên và học sinh. Thống nhất các nghi thức, trang phục của nhà trường.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức lối sống đã
xây dựng và triển khai.
Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý, giáo viên.
3.1.4. Tăng cường quản lý đối với việc thực hiện các nội quy, quy chế
trong dạy học, coi trọng tính hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học
Với mục đích: Duy trì nghiêm túc kỷ cương nề nếp dạy học theo đúng nội
quy, quy chế, quy định do các cấp quản lý giáo dục cấp trên chỉ đạo và của nhà
13


trường ban hành. Giúp cán bộ giáo viên và học sinh thực hành những hành vi và
thói quen làm việc có tổ chức, kỷ luật, có chuẩn mực; trên cơ sở đó góp phần tích
cực vào nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của nhà trường. Thực hiện các nội
dung giáo dục toàn diện (không chỉ về kiến thức văn hóa). Xây dựng một đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên vững mạnh toàn diện đáp ứng đòi hỏi của việc đổi mới
giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới, là lực lượng chủ đạo trong chỉ đạo tổ
chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường nói chung, của việc
xây dựng văn hóa nhà trường nói riêng. Nội dung giải pháp này bao gồm:
Tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh học tập kỹ các nội quy, quy chế,
quy định do các cấp quản lý giáo dục cấp trên và của nhà trường đã ban hành.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế, quy
định của cán bộ giáo viên và học sinh; tổ chức uốn nắn, chấn chỉnh các sai lệch,
vi phạm.
Xóa bỏ nền nếp cũ lạc hậu, không còn phù hợp, xây dựng nền nếp mới
tiên tiến có tác dụng tốt trong duy trì trật tự kỷ cương và góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương
trình của cấp quản lý giáo dục cấp trên ban hành. Tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp nghề phổ thông, tổ chức thi cấp chứng chỉ cho học sinh. Tổ chức
giảng dạy lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống
nhà trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác mà xã hội và nhà trường trung
học phổ thông đang cần quan tâm như: luật lệ giao thông, phòng chống các tệ
nạn xã hội ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống bạo lực học đường.
Ngoài những giải pháp trên, còn có một số giải pháp, như: Tổ chức phong
trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch của học sinh trung học phổ
thông huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên,
coi đó là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
đối với học sinh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, tổ chức soạn thảo mục tiêu, chương trình và cung cấp tài liệu
phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo thống nhất cho các
nhà trường THPT thực hiện.
14


- Chỉ đạo Học viện quản lý giáo dục Trung ương nghiên cứu, đưa chuyên
đề về công tác xây dựng văn hóa nhà trường vào chương trình bồi dưỡng kiến
thức quản lý giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục.
3.2.2. Đối với Sở Giáo dục-Đào tạo Bắc Ninh

- Cần xác định rõ vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường là một trong các
nhiệm vụ chính trị của các trường THPT giai đoạn hiện nay; trên cơ sở đó chỉ
đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện công tác
xây dựng VHNT trong các năm học một cách nghiêm túc, tích cực, nề nếp
thường xuyên, liên tục.
- Cần đưa công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học
phổ thông là một nhiệm vụ chính trị, là một nội dung trong thanh kiểm tra, là
một tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua.
Trong đó:
Đối với Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
- Xác định công tác xây dựng VHNT là một trong những nhiệm vụ chính
trị hàng đầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm đều xây dựng
và triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
- Thành lập Ban chỉ đạo chuyên trách do Hiệu trưởng làm Trưởng ban,
giúp nhà trường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Cần rà soát, sửa đổi bổ sung các nội quy, quy chế, quy định của nhà
trường cho đầy đủ, cụ thể, phù hợp với các mục tiêu, nội dung xây dựng VHNT
của nhà trường.
- Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về
công tác xây dựng văn hóa nhà trường cho cán bộ giáo viên và bộ phận học sinh
cốt cán.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua; tổ chức khen thưởng kịp thời các tập thể,
cá nhân tích cực thực hiện việc xây dựng VHNT; đồng thời phát hiện kịp thời và
xử lý nghiêm khắc những cán bộ giáo viên, học sinh có thái độ, hành vi và lối
sống thiếu văn hóa hoặc vi phạm các nội quy, quy chế, quy định về xây dựng
VHNT.
- Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây
dựng VHNT.
15



- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng giáo dục trong nhà trường và giữa nhà trường-gia đình-xã hội.
- Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm của nhà trường vững mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, xung kích trong
công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp xây
dựng VHNT Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,
với mục đích giúp cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường
THPT Yên Phong 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đạt kết quả tốt hơn,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của địa phương,
Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận liên quan đến quản lý, quản lý
giáo dục, quản lý trường học…; khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây
dựng VHNT ở Trường THPT Yên Phong 1 để rút ra những ưu điểm, nhược
điểm, hạn chế tồn tại về công tác này của các nhà trường. Các biện pháp trên
đây đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi; được tất cả cán
bộ quản lý, đa số giáo viên tán thành ủng hộ và triển khai thực hiện các biện
pháp đã đề xuất để xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, góp
phần quan trọng vào hình thành nhân cách phẩm chất tốt đẹp, nâng cao chất
16


lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Yên Phong 1, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nêu trên, Hiệu trưởng Trường
THPT Yên Phong 1 cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực
hiện các biện pháp xây dựng VHNT một cách nghiêm túc, nề nếp, tích cực;
tăng cường kiểm tra đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm; quan tâm đầu tư

thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các
biện pháp đã đề xuất.

17



×