Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tâm lý trị liệu và các liệu pháp tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.26 KB, 8 trang )

Tâm lý trị liệu và các liệu pháp
tâm lý
Bs ck1 Lý Quốc Mai Anh

I.

TỔNG QUÁT
1. Khái niệm:
Tâm lý trị liệu là các phương pháp tác động lên các rối loạn tâm thần và cấu
trúc nhân cách của người bệnh thông qua các phương tiện tâm lý.
Các phương tiện này có thể là:
- Lời nói của nhà trị liệu
- Các sinh hoạt tổ chức riêng cho người bệnh: hội họa, âm nhạc, thể
thao, dã ngoại…
- Các luyện tập cơ thể như thư giãn, tâm vận động.
Các phương tiện này tự thân chúng đã có tác dụng trị liệu thông qua các
phản ứng cảm xúc chúng gây ra cho bệnh nhân, và chúng phát huy tối đa
tác dụng khi được lồng ghép trong các mối quan hệ với nhà trị liệu.
Mục đích của trị liệu tâm lý là đạt được sự thay đổi nhất định, cụ thể trên
người bệnh; thay đổi theo từng quá trình điều trị.
2. Chỉ định điều trị tâm lý:
Điều trị triệu chứng:
- Loại bỏ 1 ám ảnh sợ
- Lảm giảm nhẹ lo âu
- Phục hồi giá trị bản thân
- Xóa đi nghi thức ám ảnh
Tác động nhằm thay đổi cấu trúc nhân cách bệnh
Giảm căng thẳng lo âu
Các liệu pháp tâm lý nhằm vào mục đích khác nhau, tuy nhiên khái niệm
này không có ý nghĩa tuyệt đối mà luôn có sự pha trộn 1 phần các
phương pháp này với nhau.


II.
PHÂN LOẠI CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ:
Các liệu pháp tâm lý được phân chia theo các cách sau:


-

Theo lý thuyết nền tảng: phân tâm học, nhận thức hành vi
Theo đối tượng: liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu
pháp tâm lý gia đình
- Theo phương pháp: thư giãn, liệu pháp tâm lý nâng đỡ, tâm kịch...
Các liệu pháp tâm lý khác nhau đều hướng về 1 mục đích cuối cùng là giúp
chủ thể thích ứng vào các vấn đề của chính họ một các thỏa mãn hơn theo
nguyên tắc chung : “thải trừ” các căng thẳng cảm xúc bằng cách nói ra
được - diễn tả được các thất vọng của họ.
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LIỆU PHÁP TÂM LÝ
1. LIỆU PHÁP PHÂN TÂM:
Liệu pháp phân tâm là phương pháp điều trị tâm lý dựa trên lý thuyết về các
hiện tượng của mối giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Trong đó người
thầy thuốc đóng vai trò lèo lái, chủ động dẫn dắt mối quan hệ.
Nguyên tắc cơ bản của phân tâm là sự liên tưởng tự do. Người bệnh tự nói
về các ý nghĩ xuất hiện trong đầu óc mình. Điều này làm khơi gợi những kỷ
niệm, những giấc mơ của họ. Nhà trị liệu có nhiệm vụ lắng nghe 1 cách
trung lập đồng thời quan sát và cho các giải thích khi cần.
Nhà trị liệu cần có đầy đủ các tư liệu chính xác về đời sống, nhân cách của
người bệnh.
Mục tiêu: nhà trị liệu giúp bệnh nhân phơi bày các xung đột bị kiềm chếdồn nén lên bề mặt nhận thức, nhằm giúp cá nhân giải quyết các vấn đề ấy.
Nhà trị liệu sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đi đến mục đích:
- Liên tưởng tự do
- Phân tích giấc mơ

- Phân tích chống đối
- Phân tích chuyển di
Độ dài của phương pháp trị liệu phân tâm là 3-5 năm, với mật độ 3-4 phiên
trị liệu/ tuần. độ dài mỗi phiên là 45 phút.
 Khó khăn: yêu cầu điều kiện kinh tế, đeo đuổi lâu dài về thời gian và
chủ thể có trí tuệ trên mức trung bình – tình trạng tâm thần không qua
trầm trọng để có thể phối hợp trong trị liệu.

2. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC- HÀNH VI:
Mục đích của liệu pháp này là nhằm vào việc thay đổi hành vi lệch lạc của
bệnh nhân – tập trung vào triệu chứng bệnh.
Các kỹ thuật thường dùng trong liệu pháp nhận thức hành vi:

2


2.1

2.2

Kỹ thuật ức chế hỗ tương- giải mẫn cảm có hệ thống (systematic
desensitization)
Vào những năm 1960 trong bối cảnh phải điều trị cho các binh sĩ Mỹ
bị loạn thần kinh do chiến tranh (hội chứng stress sau sang chấn),
Joseph Wolpe – tâm lý gia người Mỹ gốc Nam Phi và cộng sự đã đề
ra phương pháp giải mẫn cảm hệ thống để kiểm soát các biểu hiện lo
âu bệnh lý.
Kỹ thuật này bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: huấn luyện cho bệnh nhân kỹ thuật thư giãn hoàn toàn.
Việc thư giãn đưa cơ thể vào một trạng thái đối lập hoàn toàn với

trạng thái lo âu: nhịp tim chậm, hít thở chậm, sâu, tăng tưới máu
ngoại vi, ổn định thần kinh cơ.
Đôi khi nhà trị liệu có thể sử dụng 1 số các kỹ thuật đặc biệt nhằm
giúp cho việc thư giãn được tiến hành nhanh hơn như: thôi miên, kỹ
thuật khơi gợi thư giãn bằng hình ảnh, kỹ thuật đáp ứng thư giãn
(Relaxation response – Herbert Benson)…
Giai đoạn 2: Nhà trị liệu khảo sát tiểu sử bệnh nhân, thu thập đầy đủ
thông tin, lập ra 1 bảng phân tích các kích thích gây lo âu theo mức
độ tăng dần (thông thường từ 10-12 tình huống gây lo âu)
ví dụ: đối với 1 trường hợp ám ảnh sợ độ cao, danh sách các tình
huống đi từ “đứng gần cửa sổ tầng 2” đến tình huống cuối cùng là
“đứng trên sân thượng tòa nhà 20 tầng, nghiêng người ra lan can,
nhìn thẳng xuống đường nhìn dòng xe cộ đang lưu thông”.
Giai đoạn 3: tiến hành giải mẫn cảm. Trong trạng thái thư giãn hoàn
toàn, bệnh nhân tưởng tượng một hoàn cảnh với yếu tố gây lo âu có
cường độ thấp nhất.
Nếu các triệu chứng lo âu xuất hiện, nhà trị liệu có bên cạnh giúp đỡ
bệnh nhân tự trấn tĩnh và vượt qua trạng thái lo âu đó. Chấm dứt
buổi trị liệu và lặp lại vào lần sau.
Nếu trạng thái thư giãn không biến tính, tiếp tục tiến lên yếu tố gây
lo âu có cường độ mạnh hơn.
Tiếp tục quá trình cho đến cuối danh sách các yếu tố gây lo âu, bệnh
nhân được giải mẫn cảm hoàn toàn với các lo âu đó.
Phép trị liệu tràn ngập (flooding therapy)

3


2.3


Trong kỹ thuật này, tiến trình thực hiện sẽ đi ngược lại hoàn toàn với
kỹ thuật giải mẫn cảm hệ thống với quan niệm rằng khi yếu tố- hoàn
cảnh gây lo âu có cường độ mạnh nhất được dập tắt, thì các yếu tốhoàn cảnh có cường độ yếu hơn cũng mất tác dụng gây lo âu.
Người bệnh được yêu cầu tưởng tượng đến hoàn cảnh gây lo âu với
cường độ mạnh nhất.
Trong tiến trình thực hiện, nhà trị liệu có vai trò ngăn cản bệnh nhân
“trốn thoát” khỏi tình huống hoảng sợ mà động viên họ đương đầu
với tình huống này. Nếu bệnh nhân tiếp tục trụ lại trong tình huống
gây sợ này cho đến cuối cùng, khi họ tự trấn tĩnh lại được và tìm lại
cảm giác làm chủ tình huống thì coi như trị liệu thành công.
Nếu chủ thể ngưng ngang việc tưởng tượng- nghĩ đến tình huống
gây sợ thì coi như họ “trốn thoát” thành công - đồng nghĩa với phiên
trị liệu thất bại.
Cần lưu ý là kỹ thuật này được khuyến cáo không nên áp dụng trên
các trường hợp có cường độ lo âu dữ dội, hoặc trên cơ địa dễ tổn
thương như: bệnh lý tim mạch…
Hiệu quả trên các ám ảnh sợ chuyên biệt.
Kỹ thuật tác động điều kiện hóa (operant conditioning technic)
Kỹ thuật này được đề ra bởi nhà hành vi học người Mỹ B F Skinner
(1904-1990), áp dụng nhằm ức chế/ dập tắt các hành vi không tốt,
đồng thời phát triển những hành vi mới phù hợp hơn.
Điều kiện áp dụng: các yếu tố môi trường được kiểm soát hoàn toàn
(nhà, nội viện, phòng trị liệu tâm lý).
Nguyên tắc chủ đạo là khen thưởng, đền bù cho các thái độ và hành
vi mong muốn, lờ đi hoặc dập tắt các thái độ hành vi mục tiêu; hạn
chế trừng phạt.
Ví dụ: khi muốn can thiệp các cơn nổi giận quá mức ở 1 đứa trẻ.
Quan sát thấy trẻ này đặc biệt giận dữ và phản ứng khi có sự hiện
diện của người thân. Khi trẻ nổi nóng, cho trẻ vào 1 phòng an toàn ,
kín, không có sự hiện diện của người khác và chờ đến khi cơn giận

tan. Quá trình trên được lặp đi lặp lại sau 1 thời gian ghi nhận mức
độ, độ dài các cơn giận dữ giảm dần rồi mất hẳn.

3. TÂM KỊCH

4


Tâm kịch là phương pháp trị liệu tâm lý nhóm do một bác sĩ tâm thần người
Áo – Jacob Moreno triển khai. Phương pháp này giúp chủ thể bộc lộ các
nét nhân cách bị che dấu, các mối quan hệ, các xung đột và các khó vấn đề
về cảm xúc.
Người bệnh được khuyến khích hoạt diễn các hoàn cảnh đời sống liên hệ
đến các khó khăn tâm lý của chính họ, qua đó họ biểu diễn trực tiếp sự rối
loạn cảm xúc của bản thân với mức độ căng thẳng ít hơn trong hoàn cảnh
thực.
Tiến hành tâm kịch đòi hỏi sự điều phối từ trưởng nhóm- thường là nhà trị
liệu, hoặc có thể là 1 thành viên năng động của nhóm. Trưởng nhóm có
nhiệm vụ phác họa hoàn cảnh chung và khuyến khích tính tự phát, chủ
động của các thành viên mà không gây ảnh hưởng lên việc bộc lộ cảm xúc
của họ.
Một chủ thể là nhân vật chính.
Các thành viên khác có nhiệm vụ trợ giúp cho chủ thể nói ra các lo âu, các
ước vọng ham muốn trong đời sống thực mà không có sự hiện diện của các
đe dọa nguy hiểm về thể chất và tâm lý. Trong bầu không khí an toàn đó,
người bệnh thải trừ được các rối loạn cảm xúc qua tâm kịch.
4. NGHỆ THUẬT TRỊ LIỆU
Nghệ thuật bắt đầu được sử dụng như 1 phương tiện trị liệu từ những năm
1940 bởi David Edwards (Anh).
Bản thân nghệ thuật chính là một phương pháp trị liệu tâm lý.Thông qua

nghệ thuật, nhà trị liệu diễn giải các biểu tượng mà chủ thể bộc lộ ra- giúp
nhà trị liệu và chủ thể giao tiếp được với nhau, từ đó giúp chủ thể vượt qua
các vấn đề đó, cũng như cải thiện các rối loạn về mặt tâm lý cũng như chức
năng.
Thông qua nghệ thuật, đối tượng có thể bộc lộ các xung đột nội tâm, thải
trừ các xung đột, đau khổ, hoặc tìm thấy sự bình yên, loại bỏ stress.
Nghệ thuật không chỉ đóng vai trò trong trị liệu mà còn góp phần không
nhỏ trong chẩn đoán.
Nghệ thuật trị liệu có thể áp dụng rộng rãi cho các lứa tuổi từ trẻ em cho
đến người lớn tuổi, có các vấn đề về cảm xúc, hành vi, bệnh tâm thần, vấn
đề thực thể, khó khăn trong học tập, các tổn thương thần kinh.
Nghệ thuật trị liệu có thể sử dụng trị liệu cho cá nhân hoặc cho nhóm,
thông qua đó chủ thể có thể tìm thấy sự thoải mái và bộc lộ được vấn đề
của mình không đòi hỏi phải biết vẽ từ trước.

5


Một số các họa sĩ nổi tiếng nhờ đến với nghệ thuật như một phương tiện trị
liệu: Francisco Jose de Goya (Tây Ban Nha), Edvard Munch (Nauy), Frida
Kahlo (Mehico), Vincent Van Gogh (Hà Lan)…
Nghệ thuật trị liệu có thể là: hội họa, sơn, điêu khắc…
5. TRÒ CHƠI LIỆU PHÁP
Là phương pháp sử dụng trò chơi giúp cho đối tượng bày tỏ các cảm xúc bị
kiềm chế. Đối tượng áp dụng thường là trên các trẻ có biểu hiện rối loạn
thích ứng.
Thường sử dụng nhất là trò chơi búp bê. Trẻ được chơi với gia đình búp bê,
xây dựng các thành viên trong gia đình theo ý muốn. Trẻ có thể trừng phạt,
thô bạo với thành viên mà nó có ác cảm, hoặc bày tỏ tình yêu thương mà nó
khao khát một các tự do. Qua đó, các khó khăn về cảm xúc của trẻ được

phơi bày một cách thoải mái. Đồng thời nhà trị liệu giúp trẻ thay đổi thái độ
khi chơi. Tuy nhiên, việc này đem lại hiệu quả trên thay đổi hành vi của trẻ
chứ không thay đổi các vấn đề cảm xúc bên trong, do đó chỉ thường sử
dụng phối hợp với các trị liệu khác, ít khi sử dụng đơn lẻ.
6. THÔI MIÊN
Nguyên tắc là nhà trị liệu đưa chủ thể vào trạng thái dễ bị ám thị với sự hợp
tác hoàn toàn của họ.
NTL mở đầu bằng cách nói giọng đều đều gây nghỉ ngơi. Tiếp đó NTL nói
cho chủ thể nghe các sự việc hiển nhiên đúng như: phòng trị liệu yên lặng,
ánh đèn lờ mờ… sau đó là các sự việc chỉ đúng 1 phần. Kế đến yêu cầu các
hành động khác với thường ngày đôi chút. Khi đã đạt được trạng thái ám thị
mạnh mẽ, NTL yêu cầu các việc khó khăn hơn, xa rời với cuộc sống quen
thuộc thường ngày của họ hơn.
Thôi miên dùng để loại bỏ các triệu chứng của rối lọan cơ thể hay tâm lý,
có thể đưa chủ thể về các giai đoạn trước, làm tái hiện các ký ức bị dồn nén
giải thích cho các vấn đề hiện tại.
Do đó thôi miên chỉ được xem là 1 kỹ thuật để hỗ trợ trong trị liệu chứ
không thể dùng như 1 phương pháp chính dùng đơn lẻ.
7. TRỊ LIỆU HỆ THỐNG

6


Một chủ thể không sống một mình mà xung quanh là 1 hệ thống bao gồm
gia đình- môi trường làm việc- xã hội và tương tác với toàn bộ hệ thống.
Do đó, các triệu chứng bộc lộ trên chủ thể đồng nghĩa với sự mất quân bình
của toàn bộ hệ thống. Nói cách khác, chủ thể chịu tác động phức tạp của
toàn bộ hệ thống và là đại diện biểu lộ các vấn đề của hệ thống. Vì vậy
muốn giải quyết các rối loạn nơi chủ thể, cần có sự can thiệp toàn diện lên
hệ thống xung quanh chủ thể đó.

Việc trị liệu đòi hỏi có sự tiếp cận toàn diện với các thành viên trong hệ
thống- gia đình- và can thiệp, thay đổi trên toàn bộ các thành viên.
Khuyết điểm: đòi hỏi sự tham gia toàn diện của hệ thống.
8. TRỊ LIỆU NHÓM
Khái niệm trị liệu nhóm được hình thành từ phương pháp trị liệu bằng tâm
kịch, sau đó được mở rộng ra đối với các phương pháp trị liệu khác từ giai
đoạn chiến tranh thế giới thứ hai.
Thay vì chỉ tác động lên từng cá nhân đơn lẻ, nhà trị liệu tiến hành tác động
trên 1 nhóm các bệnh nhân. Tác động trị liệu là tương tác giữa các cá nhân
trong nhóm dưới điều hành của nhà trị liệu.
Việc chọn lọc các cá nhân vào nhóm đòi hỏi việc thăm khám, thu thập
thông tin đầy đủ, sàng lọc cho phù hợp với cấu trúc của nhóm. Nhóm có thể
đồng nhất - bao gồm các cá thể hoàn toàn giống nhau, hoặc hỗn hợp- bao
gồm các cá thể khác nhau.
Nhóm được điều hành bởi 1 NTL chuyên môn, dẫn dắt các đối tượng vượt
qua các khó khăn và đạt được những thay đổi tích cực. Đôi khi người ta
nhận thấy việc trị liệu nhóm đem lại hiệu quả hơn đối với các trường hợp
thất bại với trị liệu cá nhân.
IV. TÓM LẠI
Trong quá trình trị liệu tâm lý, nhà trị liệu có vai trò xây dựng một môi
trường thuận lợi, khuyến khích cho chủ thể bộc lộ các vấn đề của họ một
cách thoải mái nhất. Mối liên hệ giữa nhà trị liệu và chủ thể thay đổi tùy
theo phương pháp tiếp cận và lý thuyết mà nhà trị liệu lựa chọn.
Trị liệu tâm lý là phương pháp trị liệu giữa các cá nhân với mục tiêu giúp
cho chủ thể từng bước hoàn thiện hơn, trau dồi năng lực đương đầu và giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ: có thể tránh dẫn đến việc phải ly
hôn hoặc ít nhất là giúp cho ly hôn không làm tổn thương các cá nhân có
liên quan.

7



NTL sử dụng các kỹ thuật khác nhau để tác động, thuyết phục chủ thể thích
nghi hoặc thay đổi phương hướng họ lựa chọn.
Trị liệu tâm lý không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của việc điều trị, mà còn
mở rộng trong các hoạt động sống thường ngày, trong công việc.

8



×