Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giảng tâm lý thầy thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.56 KB, 6 trang )

Bài 10

TÂM LÝ THẦY THUỐC
ThS.BS. Lê Thị Hồng Nhung
Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý & Đạo đức Y khoa
I. KHÁI NIỆM
 Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý. Người thầy thuốc phải không ngừng trau dồi, rèn luyện
cả chuyên môn lẫn nhân cách để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nghề nghiệp vinh quang này.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NGHỀ Y
1. Tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật:
− “Trị bệnh – cứu người” nét đặc trưng trong hoạt động nghề Y.
− Thầy thuốc thường xuyên trực tiếp đối mặt với các loại bệnh và những bệnh nhân khác
nhau → ảnh hưởng sức khỏe, tín mạng thầy thuốc (ảnh hưởng thể chất).
− Tâm lý thầy thuốc cũng bị ảnh hưởng: bên cạnh niềm vui, hạnh phúc của người bệnh được
điều trị khỏi; thầy thuốc cũng luôn gặp phải những đau khổ, bất lực trước bệnh tật, cái chết
của bệnh nhân. Sự dằn vặt của thầy thuốc có thể còn kéo dài (suốt đời) nếu như cái chết
của bệnh nhân do sơ suất, sai lầm của bác sĩ gây ra.
2. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động:


Nghề Y là nghề hoạt động giữa người – người.

− Mỗi người đều có nhân cách riêng nhưng đều có những đặc điểm tâm lý – xã hội chung
của cộng đồng, mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của một quốc gia.
− Đối tượng hoạt động của nghề Y là bệnh nhân, không phải là bệnh tật. Do con người là
một hệ thống cấu trúc thống nhất nên các tác nhân gây bệnh không chỉ tạo ra sự bất bình
thường của quá trình sinh học mà còn ảnh hưởng đến quá trình tâm lý bệnh nhân.
− Thầy thuốc không được phép có thái độ làm việc tắc trách, qua loa, phạm sai lầm dù là sai
lầm rất nhỏ → gây tác hại trực tiếp tín mạng bệnh nhân.
− Muốn hành nghề có hiệu quả thầy thuốc phải được đào tạo và thường xuyên đào tạo lại
một cách nghiêm túc, không ngừng rèn luyện cả tài lẫn đức.


3. Là một nghề nhân đạo:
− Con người là giá trị cao nhất trong các giá trị xã hội. Song con người chỉ có thể hoạt động
sáng tạo ra các giá trị vật chất tinh thần khi có một sức khỏe đầy đủ. Do đó chăm sóc sức
khỏe con người không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là một trọng trách, mang đầy
tính nhân đạo.
− Tính nhân đạo thể hiện:
1


+ Thầy thuốc đem lại sức khỏe, cuộc sống cho người bệnh. Việc chữa bệnh cứu người
làm hao tổn tâm trí, sức lực, đe dọa tín mạng của thầy thuốc.
+ Thầy thuốc không bao giờ cho phép mình từ chối lời đề nghị giúp đỡ của bệnh nhân.
+ Nơi nào có dịch bệnh, nơi ấy có thầy thuốc.
+ Bệnh càng nguy hiểm, đòi hỏi thầy thuốc phải càng tận tâm, tận lực
4. Mọi hành vi, lời nói của thầy thuốc đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến bệnh nhân:
− Thầy thuốc là người giữa vai trò chủ đạo. Mọi lời nói, hành vi, cử chỉ của thầy thuốc đều
tác động mạnh lên tâm lý bệnh nhân.
− Nếu thầy thuốc biết gây thiện cảm, khơi dậy tiềm năng nơi bệnh nhân, hiểu thấu những suy
tư, trăn trở của họ → đưa ra những lời khuyên hợp lý → quá trình điều trị gặp thuận lợi.
− Đôi khi tác động tâm lý có thể làm mờ đi, xóa bỏ hẳn một số triệu chứng bệnh.
− Nếu thầy thuốc thiếu cân nhắc, thận trọng trong lời nói, hành vi → tạo những phản ứng
tâm lý trái ngược → ảnh hưởng không tốt kết quả điều trị → gây hại cho bệnh nhân.
5. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện, công cụ:
− Những tiến bộ mới nhất của khoa học – kỹ thuật ứng dụng vào nghề Y rất nhiều → phục
vụ hoạt động nghề nghiệp của người thầy thuốc.
− Sự phát triển của hóa dược cũng cung cấp cho thầy thuốc hàng loạt những sản phẩm thuốc
mới trong lâm sàng.
III. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY THUỐC
1. Xu hướng nghề nghiệp của người thầy thuốc:
− Toàn bộ hoạt động nghề nghiệp của người thầy thuốc được thúc đẩy bởi các động cơ nhằm

thỏa mãn nhu cầu nhất định của cá nhân. Những động cơ này nằm trong một hệ thống
thống nhất, có cấu trúc phức tạp và tương đối ổn định, tạo nên xu hướng nghề nghiệp của
người thầy thuốc.
− Xu hướng nghề y là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, quy định tính tích
cực và sự lựa chọn thái độ của thầy thuốc trong các hoạt động.
− Xu hướng nghề y được thể hiện: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng … của thầy thuốc.
1.1. Nhu cầu:
+ Hoạt động nghề y nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của
người thầy thuốc.
+ Thầy thuốc hành nghề một mặt nhằm có thu nhập cao; mặt khác nhằm thỏa mãn khao
khát được đem lại sức khỏe, hạnh phúc cho người bệnh.
+ Do đó nghề y mang tính xã hội, tính nhân đạo cao.
1.2. Hứng thú nghề nghiệp:
+ Sự phức tạp, tính đa dạng của người bệnh luôn tạo ra tình huống có vấn đề, bắt buộc
người thầy thuốc phải suy nghĩ, sáng tạo, tìm cách giải quyết.
2


+ Kết quả lao động người thầy thuốc được thể hiện qua kết quả chữa bệnh, cứu người.
+ Để nắm bắt được bệnh tật của bệnh nhân, người thầy thuốc phải không ngừng học tập
nâng cao kiến thức, sử dụng điêu luyện các phương pháp điều trị. Chính những khát
vọng hiểu biết là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người thầy thuốc vươn lên, tạo niềm vui,
sự say mê trong hoạt động nghề nghiệp của họ.
1.3. Lý tưởng nghề nghiệp:
+ Lý tưởng là một biểu tượng hoàn thiện, mẫu mực để con người vươn đến; là sự thể hiện
tập trung cao nhất của xu hướng nhân cách. Lý tưởng nghề y là sự thể hiện cụ thể lý
tưởng chung trong hoạt động nghề y.
2. Tính cách người thầy thuốc:
2.1. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp:
− Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm, khó

khăn, gian khổ, sự hy sinh thầm lặng mà người thầy thuốc phải chịu đựng.
− Lòng yêu nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc được thúc đẩy
bởi hệ thống động cơ đúng đắn: thầy thuốc phải có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, trong
sáng, có lòng say mê lao động nghề nghiệp, tận tụy, sáng tạo, có tính kế hoạch, tính mục
đích rõ ràng trong điều trị bệnh.
2.2. Tinh thần trách nhiệm:
− Thầy thuốc phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, giữ gìn truyền thống và
tính nhân đạo của nghề y…
− Phải có trách nhiệm cao đối với bệnh nhân: tận tình, thận trọng, tỉ mỉ trong việc chữa
bệnh; không bị ràng buộc bởi những điều kiện quyền lợi cá nhân.
− Phải có trách nhiệm rõ ràng đối với đồng nghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự
tiến bộ chung và vì bệnh nhân.
− Phải có trách nhiệm đối với xã hội: quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân, cộng đồng,
tuyên truyền giáo dục mọi người trong cộng đồng tham gia phòng chữa bệnh, phải biết
khẩn trương dập tắt các vị dịch…
− Phải có trách nhiệm đối với bản thân: tu dưỡng, rèn luyện, chăm lo việc nâng cao sức
khỏe thể chất và tinh thần cho chính bản thân mình.
2.3. Tính trung thực:
− Là phẩm chất nhân cách cơ bản của thầy thuốc.
− Thầy thuốc phải giữ bí mật bệnh tật của bệnh nhân.
− Không đưa ra những lời hứa không căn cứ.
2.4. Tính dũng cảm:
− Thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: từ việc nhỏ đến những việc khó khăn, nguy
hiểm như tham gia phòng chống dịch bệnh, cấp cứu khi thảm họa xảy ra.
2.5. Tính tự chủ:
3


− Thầy thuốc phải tự chủ, bình tĩnh để đấu tranh với bệnh tật, cứu sống bệnh nhân.
2.6. Tính khiêm tốn:

− Khiêm tốn học hỏi, khiêm tốn trong công việc.
3. Năng lực người thầy thuốc:
3.1. Năng lực chuyên môn y học:
− Kỹ xảo: là hành động đã được tự động hóa một cách có ý thức, nhờ luyện tập. Những
hành động này được thực hiện mà không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức. Kỹ
xảo mang tính chất kỹ thuật thuần túy.
− Kỹ năng: trình độ, năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ xảo một cách đúng đắn, sáng tạo
trong các tình huống khác nhau.
− Thầy thuốc phải làm chủ được các kỹ năng, kỹ xảo thiết yếu chung cho ngành y (kỹ năng
chẩn đoán, …) đồng thời phải có các kỹ năng, kỹ xảo đặc thù cho từng chuyên khoa (kỹ
xảo phẫu thuật,…).
3.2. Năng lực giao tiếp:
− Thể hiện: biết cách gợi mở để bệnh nhân mô tả chân thực cảm giác chủ quan về bệnh,
hướng dẫn bệnh nhân tìm hiểu về bệnh tật mà không gò vào ý muốn chủ quan hoặc phán
đoán ban đầu, không bỏ qua những chi tiết vụn vặt, không đáng kể của bệnh nhân.
− Không nên gợi ý quá nhiều về một triệu chứng làm bệnh nhân lo lắng.
− Không nên để bệnh nhân biết được cảm xúc riêng tư của mình.
− Sử dụng khéo léo, nhuần nhuyễn các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
3.3. Nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn:
− Mục đích nghiên cứu y học: đảm bảo chẩn đoán bệnh sớm, chính xác, điều trị, chăm sóc
bệnh nhân kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa những tai biến, tai nạn cho bệnh nhân.
− Thầy thuốc phải đi sâu nghiên cứu bệnh căn, bệnh sinh của bệnh, tìm những thuốc mới,
phương pháp chửa bệnh mới, biết ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới.
− Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, điều hành. Ngành y là ngành làm việc theo ê kíp,
thầy thuốc phải biết tổ chức một cách có khoa học ê kíp làm việc của mình để đạt kết quả
cao trong việc khám chữa bệnh.
− Thầy thuốc phải biết tổ chức, quản lý, điều hành bệnh nhân để họ thực hiện đầy đủ y
lệnh, có sự hợp tác tích cực trong quá trình khám chữa bệnh.
3.4. Cơ sở tâm lý của năng lực người thầy thuốc:
3.4.1. Kiến thức:

− Kiến thức chuyên môn: do đặc thù nghề y, người thầy thuốc muốn hoạt động tốt phải
trau dồi cho mình một lượng kiến thức y học sâu rộng hơn. Người bác sĩ được đào tạo
lâu hơn các ngành nghề khác, sau khi ra trường phải thường xuyên được đào tạo lại cho
kịp với sự phát triển y học hiện đại. Thầy thuốc phải học kiến thức chuyên môn chung,
kiến thức chuyên khoa sâu, kiến thức mới. Ngoài ra thầy thuốc phải tự đào tạo.
4


− Hiểu biết về khoa học xã hội – nhân văn: đối tượng của nghề Y là con người – bệnh nhân
→ thầy thuốc phải am hiểu về khoa học xã hội – nhân văn. Thầy thuốc phải tìm hiểu các
yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội tác động qua lại như thế nào trên bệnh nhân. Do đó các bộ
môn: tâm lý học sức khỏe, y – xã hội học, giáo dục học, triết học, kinh tế xã hội học… là
những môn khoa học xã hội nhân văn rất cần thiết đối với hoạt động y học.
3.4.2. Phẩm chất nhận thức cảm tính:
− Độ nhạy cảm cao: sự nhạy cảm của giác quan là điều kiện cần thiết để thầy thuốc dễ
dàng phát hiện những diễn biến bất thường của bệnh nhân trong quá trình thăm khám
lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe). Qua thăm khám kết hợp với kinh nghiệm nghề nghiệp,
thầy thuốc phát hiện nhanh và chính xác bệnh tật của bệnh nhân để có biện pháp điều trị
kịp thời.
− Óc quan sát: năng lực quan sát là một phẩm chất cần có đối với nghề y; thể hiện rõ ở khả
năng tri giác một cách nhanh chóng, chính xác, tổng thể bệnh nhân. Trên thực tế mỗi
người có cách quan sát khác nhau: có người quan sát từ tổng thể đến chi tiết, có người
quan sát từ chi tiết đến tổng thể. Thầy thuốc phải quan sát một cách nhạy bén, phát hiện
nhanh những cái cần phát hiện.
3.4.3. Tư duy lâm sàng:
− Quá trình tư duy cho phép con người nhận thức những dấu hiệu bản chất, những mối liên
hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng.
− Chẩn đoán bệnh là kết quả hoạt động tư duy của thầy thuốc; là quá trình dựa trên cơ sở
nhận thức cảm tính hoặc các biểu tượng được trí nhớ lưu giữ.
− Tư duy lâm sàng của thầy thuốc là tư duy biện chứng: được thực hiện thông qua một loạt

các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… các triệu chứng, hội chứng,
chỉ ra bản chất bệnh tật của bệnh nhân.
− Tư duy sáng tạo: mỗi ca bệnh là một tình huống, một bài tập tư duy không có lời giải đáp
trước → thầy thuốc tìm ra triệu chứng, hội chứng của bệnh, tìm ra phương pháp điều trị
hiệu quả.
IV.HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY THUỐC
1. Xác lập mô hình nhân cách:
− Để phát triển và hoàn thiện các phẩm chất tâm lý, nhân cách người thầy thuốc, trước hết
cần xác lập mô hình nhân cách theo yêu cầu chức trách, nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp;
mô hình như vậy sẽ là mục tiêu giáo dục, rèn luyện của người thầy thuốc.
− Nghề Y bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi chuyên ngành có yêu cầu cụ thể
về mô hình tâm lý - nhân cách người thầy thuốc → xác lập mô hình nhân cách mang tính
chất định hướng cho biện pháp tiếp theo
2. Xác định mức độ phù hợp nghề nghiệp:
− Xác định mức độ phù hợp nghề nghiệp, chọn chuyên ngành từ khi là sinh viên.
− Tư vấn nghề, giúp sinh viên hiểu những yêu cầu của từng chuyên ngành, giúp hiểu thêm về
khả năng, khuynh hướng, hứng thú và mức độ phù hợp nghề của mình.
5


3. Nhân cách hình thành, phát triển trong hoạt động:
− Để có kiến thức cần thiết, thầy thuốc phải không ngừng trau dồi chuyên môn → lĩnh hội và
phát triển kiến thức thế hệ trước đã tích lũy được.
− Thông qua hoạt động giao tiếp, năng lực giao tiếp của thầy thuốc được hình thành, hoàn
thiện và phát triển
− Lòng dũng cảm, cần cù, chịu khó… cũng được hình thành và thể hiện trong các hoạt động
khám, chữa bệnh…
4. Hoàn thiện và phát triển nhân cách là một quá trình:
− Để trở thành người thầy thuốc chân chính, quá trình đào tạo, giáo dục phải diễn ra liên tục
trong hoạt động nghề nghiệp, tự đào tạp, đào tạo lại, học hỏi thực tiễn, học hỏi đồng

nghiệp, đàn anh đi trước…
− Quá trình tự giáo dục của thầy thuốc bao gồm quá trình tự mình làm chủ kiến thức, làm
chủ bản thân, tự mình xem xét bản thân qua hoạt động nghề nghiệp và luôn hướng tới mục
đích cao cả của nghề Y.
− Thầy thuốc là chủ thể của một hoạt động nghề nghiệp – nghề khám và điều trị bệnh → sức
khỏe, hạnh phúc, tuổi thọ cho con người. Đây là nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Do
đó xã hội phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giáo dục để người thầy thuốc có đạo đức cao cả,
có tài năng y học vững vàng và phát triển toàn diện, hài hòa cả thể chất và tâm lý - nhân
cách.

6



×