Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.03 KB, 3 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 2
Trường: Thực Nghiệm Sư Phạm.
SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN
Thế giới âm nhạc xung quanh chúng ta vô cùng rộng lớn và cũng vì thế,
nghệ thuật âm nhạc cũng đựơc chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong
những lĩnh vực quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc đàn, hay còn đựơc gọi là
nhạc không lời.
Nhạc đàn đựơc điễn tấu bằng một nhạc cụ, một số nhạc cụ hoặc cả một dàn
nhạc. Nhưng nhạc đàn đặc biệt hơn nhiều loại nhạc khác vì trong thể lọai âm
nhạc này không có bất kỳ lời hát nào, mà chỉ có những tiếng nhạc của một hay
nhiều nhạc cụ vang lên.
Cũng như thể loại nhạc hát, nhạc đàn cũng gồm có nhiều thể loại như :
- Ca khúc, Vũ khúc là những bản nhạc được chuyển soạn cho nhạc cụ
độc tấu hoặc hoà tấu. Vũ khúc còn đựơc gọi là điệu nhạc dùng trong
điệu nhảy.
Một vài ca khúc, vũ khúc nổi tiếng :Bài ca hi vọng, Du kích sông Thao ….
- Ngoài ra còn có các bài ca không lời là những bài nhạc, tiểu phấm viết
cho một hay nhiểu nhạc có giai điệu rất gần với giai điệu của bài hát.
- Và các tác phẩm nhạc khí, trong đó gồm có 2 loại :
- Những tác phẩm nhạc khí nhỏ viết cho một cây đàn độc tấu hoặc viết
cho cả dàn nhạc biểu diễn.
Và những tác phẩm nhạc khí lớn có nhiều chương đựơc biểu diển bởi những
dàn nhạc lớn gồm có nhiều loại nhạc cụ.
Ví dụ như bản sonat. Thể loại này có ba đoạn chính. Khởi sự bằng một đoạn
mở đầu gọi là Đoạn trình bày, giai điệu đầu tiên hoặc chủ đề là được giới thiệu
hoặc "độc diễn". Khi nhạc đề này đã trở thành quen thuộc tới thính giả, đoạn cầu
nối hoặc đoạn chuyển tiếp xuất hiện ở cung có liên quan nhưng tương phản. Ở
cung mới có thể có nhạc đề mới. Kết đoạn trinh bày với một giai kết hoặc dừng
lại ở cung tương phản. Sau đó toàn bộ đoạn trình bày được lặp lại.
Tiếp đến là Đoạn phát triển, với những biến tấu dựa trên chủ đề gốc và những
đoạn du hứng ở cung tương phản hoặc chuyển sang những cung gần. Chuyển


động và xung đột kịch tính tăng cao trong đoạn nhạc này.
Sức căng của đoạn phát triển được giải quyết trong Đoạn tái hiện. Đoạn này bắt
đầu với một sự tái hiện cung chính và dùng nhạc đề thuộc chủ đề đầu tiên. Tuy
nhiên, chủ đề này không nhất thiết phải là đồng nhất tới chủ đề Một. Vào cuối
đoạn tái hiện có tín hiệu lặp lại, cho biết rằng đoạn phát triển và đoạn tái hiện sẽ
được chơi lại lần nữa. Trong những tác phẩm hiện đại, sự lặp lại này thường bị
bỏ qua. Cuối cùng là đoạn coda kết thúc chuyển hành. Một và bản sonat nổi
tiếng như : Một vài bản sonat nổi tiếng như : Bản sonat ánh trăng của
Beethoven,
Bản giao hưởng (symphonie) : bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là
hòa hợp âm hưởng. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao
hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở
các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây
(viôlông, viôlôngxen, viôla, côngtrơbas), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (fluýt, oboa,
claninet, fagốt), kèn đồng (trompét, trombôn, cor, tube) và bộ gõ. Thể loại âm
nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo
đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao
hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
Một số bàn giao hưởng nổi tiếng : Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll
(số 40), C - dur (số 41) của Mozart, Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số
3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 của Betthoven..
Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonata gồm 3 chương
theo phong cách trường phái Napoli - Ý. Sau đó trong thành phần của tác phẩm
giao hưởng có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và minuet (một loại vũ điệu)
đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương.
Tiếp đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được
sáng tác ở hình thức sonata hoặc rondo - sonata. Các chương chậm (chương II
hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với
các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ,thể loại giao hưởng đã
có những tác phẩm ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên

hoặc chỉ có 2 hoặc thậm chí 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ
Một số bàn giao hưởng nổi tiếng : Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll
(số 40), C - dur (số 41) của Mozart, Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số
3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 của Betthoven..
Bản công xéc tô (concerto) Concerto là một thể loại sáng tác trong dòng nhạc
cổ điển.
Concerto được viết cho một loại nhạc cụ (ví dụ như piano, violin, kèn) hòa chung
với dàn nhạc. Ý tưởng chủ đạo là cuộc đối thoại giữa nhạc cụ diễn tấu ấy với
dàn nhạc. Đây có thể là tâm tình, trò chuyện, đối đáp... Nhà soạn nhạc sẽ dẫn
dắt người nghe giữa hai câu chuyện được kể bằng âm thanh đó, ban đầu còn
cách xa nhau, dần dần sẽ đi đến hòa quyện để làm nổi bật chủ đề mà tác giả
muốn thể hiện.
Điều đáng ngạc nhiên trong concerto là âm thanh của một nhạc cụ duy nhất vẫn
được nghe rất rõ trong âm thanh của toàn bộ dàn nhạc. Nghe concerto cũng là
lắng nghe sự tách bạch và đan quyện của hai dòng nhạc đó.
Concerto là một thể loại sáng tác trong dòng nhạc cổ điển.
Concerto được viết cho một loại nhạc cụ (ví dụ như piano, violin, kèn) hòa chung
với dàn nhạc. Ý tưởng chủ đạo là cuộc đối thoại giữa nhạc cụ diễn tấu ấy với
dàn nhạc. Đây có thể là tâm tình, trò chuyện, đối đáp... Nhà soạn nhạc sẽ dẫn
dắt người nghe giữa hai câu chuyện được kể bằng âm thanh đó, ban đầu còn
cách xa nhau, dần dần sẽ đi đến hòa quyện để làm nổi bật chủ đề mà tác giả
muốn thể hiện.
Điều đáng ngạc nhiên trong concerto là âm thanh của một nhạc cụ duy nhất vẫn
được nghe rất rõ trong âm thanh của toàn bộ dàn nhạc. Nghe concerto cũng là
lắng nghe sự tách bạch và đan quyện của hai dòng nhạc đó.
Một vài bản concerto : concerto cho dương cầm cung Eb, K.271, soạn một loạt
concerto cho dương cầm, K.440, K.450, K.451, K.453, K.459.của Mozart ,

×