Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo thực tập nghề nghiệp 2 đh nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.91 KB, 11 trang )

UBND XÃ QUYẾT THẮNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BCĐ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

Số:
2017

/2015/KKĐĐ

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Quyết Thắng, ngày

tháng

năm

BÁO CÁO THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017
XÃ QUYẾT THẮNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Căn cứ pháp lý lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
– Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 11 năm
2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Quyết định số 3466/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái


Nguyên về việc phê duyệt Kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), các cấp tỉnh Thái Nguyên;
– Công văn số 556/UBND-TNMT ngày 20/4/2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất;
– Kế hoạch số 67/ KH – UBND ngày 18 tháng 5 năm 2010 của UBND
thành phố Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện công tác lập QHSDĐ đến
năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011 – 2015) thành phố Thái Nguyên và các xã,
phường thuộc thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
– Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên và
của tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2010 – 2015;
– Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đảng bộ xã Quyết Thắng nhiệm kỳ
2010 – 2015;
– Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Thái
Nguyên thời kỳ 2010 – 2020;
1


– Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và của xã qua các
năm (từ năm 2005 đến năm 2010);
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Thái Nguyên;
– Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết được
phê duyệt.
– Tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, thống kê đất đai trên địa bàn xã từ năm
2000 đến 2010;
– Tài liệu điều tra của các Sở, Ngành trên điạ bàn thành phố và xã;
– Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các dự án đã và đang triển khai trên địa
bàn của xã;
– Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên và của thành phố Thái Nguyên qua

các năm (từ 2005 đến nay).
- Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Kế hoạch số 02/KH -BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014;
- Được sự chỉ đạo của UBND TP.Thái Nguyên . Dưới sự hướng dẫn và
chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi trường, tổ công tác kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 TP.Thái Nguyên. UBND xã
Quyết Thắng phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài
nguyên – Môi trường, Xí nghiệp Quy hoạch và Đo Đạc bản đồ thực hiện kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Quyết Thắng
theo tỷ lệ 1: 5000.
2. Mục đích, yêu cầu của việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2


- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt
hiệu quả.
- Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ
nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của huyện và
tỉnh.
- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được kiểm kê
theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm kiểm kê.
Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất nhưng tại thời điểm kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì
kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải kiểm kê riêng theo quyết
định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện
để theo dõi, quản lý.
Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục
đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng,
đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc kiểm kê
theo mục đích sử dụng chính, còn phải kiểm kê thêm các trường hợp sử dụng đất
kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo
quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai.
- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp
thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của
từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất.
- Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất
đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m 2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê,
kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số
thập phân sau dấu phẩy (0,01ha).

3



II. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Khái quát điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý
Quyết Thắng là xã nằm về phía Tây của TP Thái Nguyên được thành lập
theo quyết định số 14/2004/NĐ-CP ngày 01/09/2004 của Chính Phủ, có
tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, dân số 9.645 người (Năm 2012).
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
– Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều;
– Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh;
– Phía Nam giáp xã Thịnh Đức;
– Phía Nam, Tây Nam giáp xã Phúc Trìu;
– Phía Đông giáp phường Thịnh Đán;
– Phía Tây giáp xã Phúc Xuân.
Vị trí của một xã vệ tinh nằm gần trung tâm TP., có đường Hồ Núi Cốc (tỉnh lộ
260) chạy qua đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa-xã hội với các xã khác trong TP., thuận lợi phát triển
nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho
việc phát triển nhiều loại giống cây trồng, thuận lợi phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung thành các vùng chuyên
canh lớn, sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và
rau màu, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
1.3. Khí hậu, thời tiết
Chịu ảnh hưởng của khí hậu phân hóa theo mùa nên có những năm gây ra
hiện tượng lũ vào mùa mưa ở một số khu vực thấp, dốc và thiếu nước cho sản
xuất, sinh hoạt của người dân vào mùa khô.
1.4. Thuỷ văn
Xã Quyết Thắng có hệ suối chính là kênh đào Hồ Núi cốc (chảy theo

hướng ĐN-TB) và một số suối nhỏ khác. Vào mùa khô thiếu nước cho tưới tiêu.
Mùa mưa có hiện tượng lũ ở khu vực thấp.

4


1.5. Cảnh quan môi trường
- Công tác kế hoạch hóa về bảo vệ môi trường, đầu tư cho hoạt động quản
lý và bảo vệ môi trường vẫn còn ít và phân tán, vì vậy hiệu quả còn hạn chế.
Công tác quan trắc, giám sát và phân tích môi trường mới chỉ thực hiện theo mùa,
các điểm đo còn thưa nên chưa phản ánh chính xác các diễn biến môi trường theo
thời gian và không gian, chưa thể phát hiện kịp thời các sự cố môi trường.
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vệ tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường, sức khỏe con người nhưng cũng cần quan tâm thực hiện đúng qui định
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhất là bảo hộ lao động.
- Chất thải, nguồn nước thải tuy chưa gây ra nghiêm trọng nhưng cần tăng
cường vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, nước thải ở từng hộ gia đình và
từng khu dân cư (xóm, tổ, đội…).
2. Kinh tế - xã hội
2.1 Về phát triển kinh tế:
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi: có sự tăng trưởng
mạnh, bằng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong đó, sản lượng lương
thực có hạt đạt 2.098/2.044 tấn=103%KH. Trồng mới 3,7ha chè và 2ha rừng. Số
lượng đàn gia súc, gia cầm đều đạt và vượt kế hoạch, thực hiện tốt công tác tiêm
phòng cho vật nuôi. Dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn đáp ứng đủ nhu cầu
sản xuất cho người dân.
Ngoài ra việc chuyển giao tiến bộ KHKT cũng được chú trọng: tổ chức được 15
lớp tập huấn KHKT về trồng trọt và chăn nuôi, triển khai thực hiện 6 mô
hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.
2.2. Về văn hóa – xã hội

+ Văn hóa thông tin – thể thao: Công tác thông tin tuyên truyền được quan
tâm chỉ đạo, củng cố hệ thống truyền thanh ở xã và các xóm. Xét gia đính văn
hóa có1.901 hộ/2.177 hộ =87,27%. Các hoạt động thể thao được đẩy mạnh dưới
nhiều hình thức
+ Công tác chính sách xã hội: Công tác chính sách xã hội được thực hiện
tốt, đảm bảo đúng đối tượng, số lượng hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.
+ Công tác giáo dục: Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đủ số lượng, đáp ứng
yêu cầu dạy học; tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đỗ vào các trường cao đẳng,
đại học tăng dần.
+ Các công tác khác: Vấn đề dân số, KHHGĐ, an sinh xã hội, anh ninh trật
tự được giữ vững.

5


2.3 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
* Xây dựng cơ bản:
UBND xã phối kết hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiệm thu quyết toán
giải ngân các công trình hoàn thành, đồng thời đôn đốc các đơn vị thi công đẩy
nhanh tiến độ xây dựng công trình khởi công mới và công trình chuyển tiếp.
Tiếp tục xây dựng công trình đường Bắc Sơn kéo dài.
* Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường:
Quản lý quỹ đất trên toàn xã, vận động các hộ gia đình xây dựng nhà đúng
phần đất được giao.
Chuyển hồ sơ đủ điều kiện xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên
Phòng tài nguyên môi trường huyện, hoàn thiện hồ sơ GCN-QSĐ về cấp đổi,
cấp mới cho nhân dân.
Vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi
trường: Xử lý rác thải, dọn vệ sinh nhà cửa đường làng,ngõ xóm, chuồng trại...
* Chương trình xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. và nghị quyết Đảng ủy năm 2012, UBND xã
đã phối hợp với các đơn vị tư vẫn lập quy hoạch nông thôn mới, trình
UBND TP phê duyệt; xây dựng 3 đề án thực hiện đồ án quy hoạch bao
gồm: đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân, đề án xây
dựng nông thôn mới và đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2015 – 2020. Hiện đang trình thông qua
HĐND xã, UBND TP phê duyệt để thực hiện trên địa bàn xã đến năm
2020.
III. THỜI ĐIỂM KIỂM KÊ VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH
- Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017
được tính từ ngày 10 tháng 04 năm 2017.
- Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quyết Thắng năm 2017: xong trước ngày
17/04/2017.
IV. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP, CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT
1. Các nguồn tài liệu được sử dụng
- Bản đồ địa giới hành chính 364/CT;
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000 được thành lập năm 1996
- Các tài liệu khác do Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên cung cấp có chỉnh
lý, bổ sung ngoài thực địa năm 2015.
6


2. Phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên tập,
tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất. Cơ sở toán học,
nội dung và ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tuân thủ theo quy
định tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường.
a. Xử lý nội nghiệp
Bước 1. Từ các loại bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, bản đồ địa chính đất
lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 hiện có của địa phương đưa về cùng một tỷ lệ, ghép
chung thành bản đồ của toàn xã, kiểm tra và xử lý tiếp biên, chuyển đổi Seedfile
theo quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT.
Bước 2. Kiểm tra, rà soát thông tin đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản
lý đất, chỉ tiêu sử dụng đất trên bản đồ điều tra đã được biên tập từ các loại bản
đồ địa chính theo quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT. Đóng vùng
các khoanh đất có cùng lại đất và cùng đối tượng sử dụng đất, quản lý đất.
Bước 3. Bổ sung các thông tin thu thập được từ các loại hồ sơ, tài liệu liên
quan lên bản đồ điều tra kiểm kê dạng số.
Bước 4. Sử dụng phần mềm Microstation, Famis, TMVMap, ... gán thông
tin thuộc tính cho từng khoanh đất;
Bước 5. In ấn bản đồ điều tra sau khi đã biên vẽ nội nghiệp, phân chia
phạm vi điều tra ngoại nghiệp.
b. Công tác ngoại nghiệp
Trên cơ sở bản đồ điều tra được biên tập lại trên cơ sở hệ thống bản đồ địa
chính tỷ lệ 1/1.000 và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, kết hợp với các tài liệu về
đất đai thu thập được, tổ chức điều tra ngoại nghiệp, xác định các khu vực hiện
trạng có biến động so với bản đồ điều tra, thực hiện chỉnh lý bản đồ phù hợp với
hiện trạng sử dụng của từng khoanh đất; chuyển các yếu tố nội dung, khoanh vẽ
điều tra ở thực địa lên bản đồ điều tra tính diện tích, gán mã loại đất phù hợp với
hiện trạng.
c. Sử dụng công nghệ thông tin để biên tập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên tập,
tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất, trên cơ sở các
phần mềm chuyên dụng: Microstation, Famis, TMVMap,...đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu về yếu tố nội dung thể

hiện theo quy định:
- Tệp tin bản đồ ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi
7


cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng;
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ được thể hiện bằng các ký hiệu dạng
cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;
- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,
Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) được thể hiện liên
tục, không đứt đoạn và chỉ dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể
hiện các đối tượng cùng kiểu;
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) được vẽ ở dạng pattern, shape,
complex shape hoặc fill color;
- Các đối tượng trên bản đồ được thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và
các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các
đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao
thông, địa giới …) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển
về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất đều có một mã loại đất, khi
biên tập đã lược bỏ để in, không xóa mà đã chuyển về lớp riêng để lưu trữ;
- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành ở định dạng
file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu, file ở dạng
mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển
đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode, thư viện các ký hiệu
độc lập được tạo sẵn trong thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là
ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu
hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có tên là ht.tbl.
V. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT VỀ MỨC ĐỘ ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CÁC YẾU
TỐ NỘI DUNG

a. Mức đầy đủ, chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụngs đất; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng
đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cấp xã. Vì
vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã là sự thể hiện và phản ánh đầy đủ toàn
bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng và chưa sử dụng trong địa giới hành chính cấp
xã với các nội dung:
- Các khoanh đất thể hiện phải thuộc phạm vi quản lý của xã theo đường
8


địa giới hành chính 364;
- Ranh giới các khoanh đất được biểu thị dạng viền khép kín theo mã đất
và mầu tô theo quy định, thể hiện đúng vị trí, hình thể, kích thước của tỷ lệ bản
đồ cần thành lập;
- Địa giới hành chính đã được đối soát theo tài liệu 364;
- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn xã biểu thị dạng
viền khép kín, có ghi chú các đơn vị sử dụng giáp ranh;
- Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi đã được tổng quát hoá và thể hiện lên bản
đồ theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Mạng lưới giao thông được thể hiện trên bản đồ theo quy định của Bộ
Tài nguyên Môi trường. Các kí hiệu về cầu cống, ghi chú thuỷ văn, các địa vật
hình tuyến trên bản đồ đầy đủ chính xác theo vị trí thực tế và theo tỷ lệ quy ước;
- Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, tỉnh, thôn xóm,… đều được thể hiện
trên bản đồ đúng theo quy định về lớp, kiểu ghi chú, tỷ lệ và cập nhật theo hiện
trạng. Ký hiệu bản đồ hiện trạng được thể hiện đúng theo mẫu và tỷ lệ quy định;
- Vị trí các đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện đầy đủ trên bản đồ
hiện trạng và theo quy trình của Bộ Tài nguyên Môi Trường.

b. Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 xã được thành lập trên cơ sở
biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ điều tra kiểm kê đất. Bản đồ được
thành lập bằng công nghệ số kết hợp với hồ sơ tài liệu cùng các loại bản đồ làm
cơ sở pháp lý ban đầu cũng như quá trình điều tra đối soát chặt chẽ, kết hợp với
việc bám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm hiện hành. Hình thức bản đồ
được trình bày khoa học, các loại đất được phân vùng, trải màu và thể hiện biểu
tượng, ký hiệu theo đúng quy định do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành:
- Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê
phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ,
không tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các
khoanh đất với độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa;
- Bản đồ được trình bày đúng quy định về màu sắc, mã các loại đất và ký
hiệu các đối tượng quan trọng rõ ràng, đúng quy định. Đầy đủ các nội dung về
cơ sở pháp lý và thể hiện được cơ cấu đất đai;
- Nội dung của khoanh đất được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mục đích
sử dụng, đối tượng sử dụng, thứ tự khoanh đất và diện tích khoanh đất;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 được xây dựng từ các loại tài
liệu bản đồ nguồn đáng tin cậy do các cơ quan quản lý đất đai cấp xã, huyện,

9


tỉnh cung cấp, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
VI. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bản đồ hiện trạng năm 2017 đã khái quát và hội tụ đầy đủ yếu tố nội
dung theo quy định, chính xác về số liệu từng khoanh đất, đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Trong quá trình biên tập bản đồ có nhiều thửa đất diện tích quá nhỏ không
thể hiện được trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo tỷ lệ quy định, phải
khoanh vẽ chung với thửa đất khác có diện tích lớn hơn không cùng mục đích sử
dụng, do đó yêu cầu về nội dung bản đồ phải phản ánh được rõ hiện trạng sử
dụng đất còn hạn chế.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 xã được thành lập trên cơ sở
biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ điều tra kiểm kê đất. Việc kết nối
giữa bản đồ điều tra kiểm kê đất với phần mềm của Bộ Tài nguyên và Môi
trường còn nhiều bất cập như: các khoanh đất thể hiện trên bản đồ điều tra kiểm
kê được thể hiện dưới dạng cell nhãn thửa gồm: mục đích sử dụng, đối tượng sử
dụng, số thứ tự khoanh đất, diện tích khoanh đất trong khi phần mềm của Bộ Tài
nguyên và Môi trường lại nhận các đối tượng này dưới dạng text, mỗi loại đối
tượng là một level riêng vì vậy mất nhiều công sức trong công tác xử lý nội
nghiệp. Việc nhập số liệu từ bản đồ vào phần mềm mất rất nhiều thời gian ảnh
hưởng lớn đến việc thi công.
Sản phẩm giao nộp của bản đồ điều tra kiểm kê dưới dạng file số *.dgn
và file *.pol diện tích, bộ font chữ Unicode, hiện tại trên microstation V7 không
hỗ trợ bộ font Unicode vì vậy phải thực hiện trên phần mềm microstation V8i,
đơn vị thi công còn khó khăn trong vấn đề bản quyền phần mềm.
Việc xác định các loại đất theo chỉ tiêu thống kê, kiểm kê hiện tại có
nhiều sự thay đổi so với kỳ kiểm kê trước do việc tách gộp các chỉ tiêu loại đất,
phần mềm kiểm kê chưa đưa ra được thông báo cho người dùng khi nhập số liệu
đầu vào có sai khác về loại đất có thể dẫn đến tổng hợp số liệu bị thiếu sót.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả của công tác kiểm kê đất đai năm 2017 đã phản ánh được hiện
trạng sử dụng đất trên địa bàn xã, làm cơ sở cho công tác quản lý đất đai, lập
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm
phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của nhân dân trong toàn xã.
Được sự chỉ đạo của UBND TP.Thái Nguyên, sự phối kết hợp của các

ban ngành trong huyện và UBND xã Quyết Thắng nên công tác kiểm kê đất đai
10


được tiến hành một cách tỉ mỉ, chặt chẽ trên cơ sở những quy định của các văn
bản hướng dẫn kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, chất
lượng của kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 hoàn toàn có cơ sở đáng tin cậy.
Qua đợt kiểm kê đất đai năm 2014 một lần nữa chúng ta đã áp dụng
thành công việc ứng dụng tin học cho việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thống kê
đất đai dạng số ở tất cả các cấp từ xã đến huyện, đây là bộ hồ sơ, cơ sở dữ liệu
đất đai làm cơ sở giúp cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai sau năm 2014
được thống nhất.
2. Kiến nghị
- Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Bản Già
đã hoàn thành. UBND xã Quyết Thắng kính đề nghị UBND thành phố kiểm tra,
nghiệm thu để đưa sản phẩm vào khai thác và sử dụng;
- Để khai thác triệt để loại tài liệu này có hiệu quả, UBND xã Quyết
Thắng kiến nghị với UBND TP.Thái Nguyên và Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Thái Nguyên thường xuyên mở lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ
cho công chức địa chính xã, đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả kết quả kiểm
kê đất đai năm 2014, làm cơ sở tiếp tục thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
- Hồ sơ địa chính không được chỉnh lý cập nhật biến động đất đai thường
xuyên nên có phần hạn chế trong công tác tổng hợp phân tích đánh giá hiện
trạng sử dụng đất và biến động đất đai đồng thời khó khăn cho việc phân tích
nguyên nhân tăng giảm trong các loại đất. Vì vậy cần phải có các lớp tập huấn
về nghiệp vụ địa chính cho cán bộ địa chính cấp xã để ngày một nâng cao năng
lực của người cán bộ địa chính.
- Sự bất hợp lý của địa giới hành chính với thực tế sử dụng đất của xã đã
gây ra những khó khăn trở ngại cho công tác quản lý và sử dụng của cán bộ và

nhân dân. Trong thời gian tới, xã kiến nghị các cơ quan chức năng có liên quan
điều chỉnh địa giới hành chính của xã cho phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng.
- Đề nghị các cấp, các ngành khẩn trương đưa bộ số liệu kiểm kê đất đai
2014 vào sử dụng, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn và
phục vụ cho việc xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
chung của huyện và địa phương./.
Nơi nhận:

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

-UBND huyện;

CHỦ TỊCH

-Phòng TN&MT huyện;
-TT Đảng uỷ xã;
-CT, PCT UBND xã;

11


-Lưu: VT.

12



×