Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lễ hội Chém lợn làng Ném Thượng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Khi nói về sức mạnh của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Nhân dân nước chúng tôi có ý chí phi thường là do lòng tự trọng muốn
sống làm người chứ không chịu làm nô lệ. Điều này cũng đúng với những nhà
tri thức nước chúng tôi thiết tha với nền văn hóa dân tộc,… Có lẽ phải để lên
hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa,… Nền văn hóa
nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ” 1. Như vậy, Người
đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa trong việc phát huy sức
mạnh của dân tộc.
Để giữ gìn và phát huy một nét đẹp văn hóa thì trước tiên việc hiểu về nét văn
hóa ấy một cách sâu sắc là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, không phải nét đẹp văn
hóa nào cũng được mọi người đón nhận và hiểu nó theo một cách đúng đắn. Một
trong số đó phải kể đến là nghi thức chém lợn của làng Ném Thượng, thuộc
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nghi thức chém lợn hiện đang vấp phải những làn
song phản đối từ bên ngoài, cũng như đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Chính vì vậy, với tiểu luận Nghi thức chém lợn của làng Ném Thượng, huyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tôi xin được trình bày về nghi thức chém lợn, nhằm
mục đích mang đến một góc nhìn chân thực nhất về nghi thức còn gây nhiều
tranh cãi này.

Sinh viên thực hiện
Lại Văn Tùng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 13, tr. 190

1


I.

CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO NGHI THỨC CHÉM LỢN



Lễ hội chém lợn được bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn
Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng
nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có
công khai khẩn đất đai. Lễ hội chém lợn là một Lễ hội văn hóa truyền thống
được tổ chức thường niên vào mồng 5 và 6 Tết Âm lịch tại làng Ném Thượng,
tỉnh Bắc Ninh, thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân từ khắp nơi đến tham dự.
Việc chuẩn bị cho lễ hội phải trải qua nhiều nhiều công đoạn tỉ mỉ khác nhau.
1. Chọn nuôi Ông Ỉn
Công đoạn chuẩn bị quan trọng nhất cho nghi thức chém lợn đó chính là nuôi
“Ông Ỉn”. Mặc dù lễ hội diễn ra vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, nhưng việc
lựa chọn Ông Ỉn đã được hoàn tất từ Rằm tháng Tám năm trước đó. Mỗi mùa lễ
hội có hai Ông Ỉn được đem ra tế lễ. Ông Ỉn được chọn phải là đực, trắng tuyền,
không được có một đốm nào trên người, tai phải to, mặt phải đẹp. Người xưa tin
rằng Ông Ỉn đẹp, béo tròn và đầy đủ là tượng trưng cho trời tròn đất vuông.
2. Chọn Ông Đám và Bà Đám
Việc lựa chọn Ông Đám, Bà Đám, những người phụ trách việc nuôi Ông Ỉn,
cùng với việc chọn ra người khai đao cũng phải tuân thủ những yêu cầu khắt khe
về tuổi tác, hoàn cảnh gia đình. Trước hết, Ông Đám, Bà Đám phải là những
người đang ở tuổi 50 (tính cả tuổi mụ). Bên cạnh đó, gia đình của người được
chọn hạnh phúc, con cái đầy đủ, có cả mẹ cả cha. Người cầm đao chém là người
khỏe mạnh và kém Ông Đám, Bà Đám một tuổi, tức là tuổi 49 âm. Ví dụ, để
chuẩn bị cho Lễ hội Chém Lợn năm 2018, Ông Đám và Bà Đám phải là người
sinh năm 1969, như vậy người cầm đao sẽ sinh năm 1970. Tuy nhiên, gần đây
việc lựa chọn ra Ông Đám, Bà Đám không phải lúc nào cũng cần đạt đủ các yêu
2


cầu trên. Nếu một người không còn đủ cha mẹ nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu về
tuổi tác, có đầy đủ con cái, gia đình hạnh phúc hòa thuận, thì vẫn có thể là người

được chọn.
3. Những chuẩn bị khác
Bên cạnh những công đoạn chuẩn bị kì công được đề cập trên, dân làng Ném
Thượng cần phải có cũi hồng rước Ông Ỉn. Cũi được làm bằng kim loại hoặc gỗ,
sơn màu đỏ hồng, có thiết kế phần thân gần giống một chiếc nôi trẻ em. Trên
đỉnh cũi hồng được gắn một hộp đựng tiền mừng Ông Ỉn cũng được sơn đỏ. Hoa
trang trí trên đỉnh cũi cũng là những loài hoa có màu đỏ mà điển hình là hoa
hồng nhung, đôi khi là hoa cúc vàng. Đôi khi để trang trí cũi, người dân còn
trùm vải đỏ hoặc thắt ruy-băng đỏ lên. Khi Ông Ỉn được đưa lên cũi, trước khi
tiến hành rước Ông Ỉn, dân làng cũng rất tỉ mỉ trang điểm cho Ông Ỉn sao cho làn
da trở nên đỏ hồng bắt mắt hơn.
Như vậy, có thể thấy rất nhiều vật phẩm chuẩn bị cho nghi thức đều phải theo
tông màu chủ đạo là màu đỏ. Điều này thật dễ lý giải bởi lẽ theo quan niệm của
người phương Đông thì màu đỏ là tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy và hạnh
phúc.
Ngoài ra, dân làng còn phải chuẩn bị một con gà, một mâm xôi, một vò rượu, 50
miếng trầu cau làm vật cúng bái yết thần sau khi thực hiện xong nghi thức chém
lợn và chuẩn bị xong cỗ ngọc.

3


II.

TIẾN HÀNH NGHI THỨC CHÉM LỢN

Nghi thức Chém lợn diễn ra trong hai ngày. Vào sáng ngày mùng 5, gia đình
Ông Đám và Bà Đám sẽ mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Người dân đến ăn thì
mừng tiền như mừng đám cưới. Ông Ỉn trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và
không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ được người dân cho ăn bánh kẹo cho đến

khi hành lễ. Và như đã đề cập ở phần trước, Ông Ỉn phải được trang điểm kĩ
càng, sao cho hồng hào bắt mắt trước khi tiến hành rước cũi hồng đi khắp làng.
Tầm 3 giờ chiều bắt đầu làm lễ ở nhà, 4 giờ chiều thì bắt đầu rước Ông Ỉn đi.
Trong hội có tổ chức nấu xôi thi, gà luộc sẵn. Đội tế nam đợi sẵn trong đình, xôi
gà được bê vào làm lễ. 4 giờ tổ ba bàn 12 con giáp thuộc khung tuổi quy định từ
38 đến 50 âm sẽ tham gia rước Ông Ỉn từ nhà Ông Đám và Bà Đám.
Sáng mùng 6 hai Ông Ỉn được rước vòng quanh làng trong những chiếc xe cũi
hồng. Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng Ông Ỉn một ít tiền lấy may. Ông Đám
và Bà Đám đội lễ đi theo. Đúng 12 giờ trưa mới bắt đầu khai đao.
Ông Ỉn được chăng bốn chân ra bốn góc và được các thủ đao chém thật mạnh
trên những tấm bạt lớn. Trước khi tiến hành chém Ông Ỉn, người thủ đao sẽ
thành tâm khấn với thần linh, xin dâng Ông Ỉn cho thần và xin được mùa màng
bội thu, cuộc sống hạnh phúc, no ấm. Khi nghi thức hoàn thành, phần thủ và
phần thân của hai Ông Ỉn được đem vào khu vực làm cỗ ngọc tế thánh. Phần thủ
đem đi cạo lông, luộc sạch và để riêng một chỗ. Phần thân và lục phủ ngũ tạng
được đem đi luộc và chia thành từng cỗ. Những vệt máu vương trên khu vực
thực hiện nghi thức cho đến khu vực làm cỗ được người dân, đặc biệt là thanh
niên và trẻ em dùng tiền lẻ quệt vào lấy may. Có những người không dùng tiền
lẻ mà nhúng trực tiếp hai bàn tay vào máu và nội tạng của Ông Ỉn. Những tờ tiền

4


có máu của Ông Ỉn sẽ được đem phơi khô, để ở đầu giường với mong muốn việc
làm ăn, chăn nuôi được thuận buồm xuôi gió.
Vào lúc 7, 8 giờ tối là thời điểm mà những lễ vật khác đã được chuẩn bị như một
con gà, một mâm xôi, một vò rượu, 50 miếng trầu cau sẽ được đem ra đình bái
yết thần. Khi đó, mọi nghi thức đã tiến hành xong xuôi.
III.


TÁC ĐỘNG CỦA NGHI THỨC ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI

CHỨNG KIẾN
1. Dư luận đối với với nghi thức chém lợn
1.1. Ý kiến phản đối nghi thức chém lợn
Từ trước đến nay, việc giữ gìn hay xóa bỏ nghi thức chém lợn vẫn luôn là đề tài
gây tranh cãi không chỉ trong nước mà còn ở ngoài lãnh thổ nước ta.
Một bộ phận dư luận cho rằng nghi thức chém lợn là dã man, kém văn minh và
cần phải xóa bỏ. Trong đó có Tổ chức Động vật Châu Á (AnimalsAsia) đã thể
hiện rõ sự phản đối quyết liệt đối với nghi thức chém lợn của làng Ném Thượng,
Từ Sơn, Bắc Ninh. Một trong những ví dụ điển hình đó là bài viết “Help stop
cruel New Year Pig Slaughter Festival”(Hãy giúp ngăn chặn Lễ Hội Chém Lợn)
được đăng tải trên website chính thức của tổ chức này vào ngày 22/01/2015.
Trong bài báo có trích dẫn quan điểm của ông Tuan Bendixsen, giám đốc đại
diện tổ chức này tại Việt Nam như sau:
“The survival of this barbaric festival is utterly at odds with modern Vietnam.
Such superstition and traditions based on cruelty belong to the past. We believe
that it should end now. At the very least we want organisers to think long and
hard before carrying out the tradition in coming years.”

Tạm dịch:
5


“Sự tồn tại của lễ hội man rợ này là hoàn toàn không phù hợp với xã hội Việt
Nam hiện đại. Những truyền thống hay mê tín dị đoan dựa trên sự tàn nhẫn như
thế này chỉ còn là quá khứ. Chúng tôi nghĩ rằng nó nên được chấm dứt tại đây.
Và cuối cùng chúng tôi muốn những người tổ chức lễ hội hãy suy nghĩ thật kĩ
càng và lâu dài trước khi tiếp tục truyền thống này trong những năm tiếp theo.”
Và thật không khó để bắt gặp từ “barbaric”(man rợ) trong các bài viết có nội

dung về nghi thức chém lợn do tổ chức này đăng tải.
Trong bài viết “Lễ hội Chém lợn: Chém kín thì không còn ý nghĩa” được đăng
tải trên Báo Đất Việt ngày 06/02/2015, Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc
Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng: “Nên bỏ luôn lễ hội
chém lợn vì nó tàn bạo, nó dã man lắm. Con người Việt Nam mình vốn những
con người nhân đạo nhân văn, bao dung chém những con lợn như thế lại còn
dấu kín đi lại càng tàn ác hơn”.
Như vậy, các ý kiến phản đối lễ hội chém lợn đều dựa trên lập luận rằng lễ hội
chém lợn mang tính cổ hủ và man rợ, cần phải được loại bỏ khỏi xã hội Việt
Nam hiện đại.
1.2.

Ý kiến ủng hộ nghi thức chém lợn

Bên cạnh nhiều luồng dư luận phản đối lễ hội chém lợn, vẫn có rất nhiều những
ý kiến ủng hộ lễ hội chém lợn nên được tiếp tục.
Trong bài phỏng vấn được thực hiện bởi đội ngũ phóng viên VTC14 với tựa đề
“Lễ hội “đâm trâu”, “chém lợn” – phong tục truyền thống hay hủ tục dã
man?”, PGS. TS Phạm Ngọc Trung, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học
viện Báo chí – Tuyên truyền, đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này: “Nó
(lễ hội chém lợn) gắn với truyền thống của địa phương, bởi vì đấy là cái vùng
bán sơn địa, là vùng có đồi núi. Và người ta muốn rằng là có sự giao hòa giữa
6


con người với thiên nhiên, và điều đó liên quan đến tín ngưỡng phồn thực. Vậy
khi mà chém con lợn như vậy, huyết của con lợn chảy ra, nó ngấm xuống chân,
rồi ngấm xuống đất, thì đấy là quan điểm đã cung cấp cho đất một sức sống,
một sức mạnh để trong thế sang xuân thì mọi cây cối sẽ bừng tỉnh. Và người ta
sẽ có những sản phẩm bội thu”

Theo PGS. TS Trần Ngọc Trung, chém lợn không phải là một hành động man
rợ, mà là một nghi thức có sự liên quan đến tín ngưỡng phồn thực. Nhiều người
chỉ nhìn bề ngoài của nghi thức đã phán xét là “man rợ” chứ chưa thực sự hiểu
được ý nghĩa sâu xa của nghi thức này.
Trả lời bài phỏng vấn với tựa đề “Lễ hội Chém lợn: Không hiểu thì đừng có
bàn”, GS. Trần Ngọc Thêm đã bày tỏ:
“Văn hóa là cái đặc thù, nó phụ thuộc vào tập tục, truyền thống xã hội rất khác
nhau của mỗi dân tộc. Văn hóa luôn là tốt, là giá trị đối với chính chủ nhân của
nó, nhưng có thể sẽ là không thể chấp nhận được với các cộng đồng dân cư
khác.[...] Trong Lễ hội chém lợn - người dân chém một loài gia súc nuôi lấy thịt
và cố gắng chỉ chém một nhát để “Ông” được “hóa” (hóa kiếp) ngay. Trong khi
đó, trong trò chơi đấu bò của Tây Ban Nha, con bò bị lừa bằng tấm vải, bị đâm
rất nhiều nhát để mua vui trước khi ngã gục. Trong trò chơi đấm bốc và nhiều
trò thể thao mạnh khác của phương Tây - con người đấm vỡ mặt mũi đồng loại,
làm cho máu chảy ròng ròng... Trong khi người phương Tây xem những cảnh
này một cách hoàn toàn thích thú, thì với nhiều người phương Đông, đó mới
thực sự là cảnh dã man, gây sốc.
Do vậy, không thể có mẫu văn hóa nào chung cho tất cả các dân tộc, các vùng
miền. Cũng không thể nói văn hóa của dân tộc này, vùng miền này là đúng; dân

7


tộc kia, vùng miền kia là sai. Chỉ khi ta thấu hiểu nó, chính ta cũng có thể sẽ bị
nó chinh phục.”
Như vậy, theo GS. Trần Ngọc Thêm thì văn hóa luôn là cái đặc thù, tốt trong
mắt của chính chủ nhân nền văn hóa đó song lại có thể trở nên khó chấp nhận
trong mắt người ngoài. Do vậy, không thể nói nền văn hóa này là đúng, nền văn
hóa kia là sai, bởi lẽ đã là văn hóa thì không có một quy chuẩn chung nào cho tất
cả. Quan điểm của giáo sư đã đặt ra vấn đề rằng khi muốn xét đến một nét văn

hóa nào đó, ta cần phải nhìn nó dưới lăng kính của sự đa dạng, khách quan thì
mới có thể thấu hiểu được nét văn hóa ấy.
2. Tác động của nghi thức đối với những người dân tham gia trực tiếp.
Khi được phóng viên hỏi về cảm nhận khi tham gia và tận mắt chứng kiến lễ hội,
những người dân làng Ném Thượng đã có những chia sẻ thể hiện những góc
nhìn, những cảm xúc khác nhau khi được hòa mình vào không khí lễ hội. Đó là
cảm xúc hồi hộp, hay vui mừng phấn khởi, hay thậm chí là nhận thức được
những trách nhiệm của thế hệ mai sau trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa
tốt đẹp của cha ông để lại.
Ông C., một người dân làng Ném Thượng từng đảm nhiệm vai trò thủ đao, chia
sẻ: “Khi mà đã làm tròn xong trách nhiệm của thủ đao, thì trong cái cảm xúc
ấy, tôi thấy là hồi hộp. Tôi hồi hộp vì được thấy là toàn bộ nhân dân đến coi,
đến hưởng ứng.”
Ông B., cũng đã từng tham dự lễ hội chém lợn, cho biết: “Tôi thấy rất phấn
khởi, bởi vì hội tổ chức khá là thành công, dân làng cảm thấy sang một năm mới
làm ăn, kể cả chăn nuôi hay là công việc ở đồng ruộng, đều gặt hái được những
kết quả tốt.”

8


Anh T., dân làng Ném Thượng, cũng cho biết: “Thế hệ trẻ khi được tham gia
vào lễ hội này thì cảm thấy rất chi là vui và đóng góp một phần nào đó để gìn
giữ lễ hội của địa phương. Đây là một trách nhiệm cũng tương đối là nặng nề
với thế hệ trẻ”.
Nhìn chung, lễ hội chém lợn làng Ném Thượng là nghi thức tín ngưỡng để người
dân cầu mùa màng bội thu, sự phát triển sinh sôi, hạnh phúc cho cộng đồng
mình. Máu đỏ trong tín ngưỡng nguyên thuỷ là biểu trưng cho sự sống, sinh khí.
Vì thế, người dân làng Ném Thượng thực hiện nghi thức chém lợn để máu đỏ
chảy ra sân đình nơi thờ thành hoàng, là nhằm gợi ý với bậc thánh thần hãy

mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây. Nếu đặt mình vào vị trí của những
người dân làng Ném Thượng, ta sẽ không còn thấy đây là một nghi thức man rợ,
máu me, trái lại, nó mang nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
KẾT LUẬN
Tóm lại, lễ hội chém lợn không phải là một hủ tục man rợ theo ý kiến của một
bộ phận phản đối lễ hội này. Thực chất, lễ hội chém lợn không phải là hành vi
đồ tể, mà là một nghi thức thiêng để tưởng nhớ tướng Đoàn Thượng. Dân làng
thực hiện nghi thức này hàng năm để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến vị thành
hoàng làng. Đây chính là muốn giáo dục thế hệ mai sau về cách sống “uống
nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên, những người đã
khuất. Nghi thức chém lợn còn để máu đỏ chảy ra sân đình nơi thờ thành hoàng,
là nhằm gợi ý với bậc thánh thần hãy mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây.
Khi xét đến một yếu tố văn hóa, ta cần phải nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau
cũng như cần phải tôn trọng tính đa dạng của văn hóa.

9


Phụ lục 1: Hình ảnh có liên quan

1. Ông Ỉn đẹp, béo tròn và đầy đủ là tượng trưng cho trời tròn đất vuông
(Ảnh: AnimalsAsia)

2. Dân làng bỏ tiền mừng Ông Ỉn vào hộp (Ảnh: AnimalsAsia)

10


3. Ông Đám và Bà Đám dẫn đầu đoàn rước lợn (Ảnh: AnimalsAsia)


4. Một người dân phấn khích tham gia lễ hội chém lợn (Ảnh: AnimalsAsia)

11


5. Người dân quệt tiền lẻ vào máu Ông Ỉn lấy may (Ảnh: )

6. Tiền lẻ nhúng máu mang lại may mắn cho việc làm ăn, chăn nuôi
(Ảnh: )

12


7. Thậm chí là nhúng cả hai bàn tay vào máu và nội tạng Ông Ỉn
(Ảnh: )

13


Phụ lục 2: Danh mục tài liệu tham khảo
1, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 13, tr. 190
2, Nhật Nam, "Lễ hội chém lợn" ở Bắc Ninh: Bản sắc văn hóa sao phải bỏ?,
VNN Online
ine/le-hoi-chem-lon-o-bac-ninh-ban-sac-van-hoa-sao-phai-bo
3, VTC14, Phóng sự “Lễ hội “đâm trâu”, “chém lợn” – phong tục truyền thống
hay hủ tục dã man?”
/>4, AnimalAsias, “Help stop cruel New Year Pig Slaughter Festival”
/>5, Công Thọ, LỄ HỘI CHÉM LỢN: "KHÔNG HIỂU THÌ ĐỪNG CÓ BÀN", Báo
Dân Việt.
/>6, VTC9, Phóng sự “Lễ hội chém lợn”

/>7, Các hình ảnh có liên quan được trích từ các trang web:
-
-

14



×