Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.86 KB, 1 trang )
Đừng để trò chép “trả lại” thầy
Trong chương trình học THPT thì điểm của các bài kiểm tra, bài thi đóng vai trò rất quan trọng,
nó quyết định toàn bộ quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, học sinh buộc phải học thật kỹ để
chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài thi. Liệu với chương trình học như vậy sẽ đánh giá được hết
sức học của học sinh không?
Với số tiết kiểm tra, thi học kỳ dày đặc như hiện nay, học
sinh phải cặm cụi chúi đầu vào học hoặc “tụng” trong
những cuốn sách, cuốn vở nếu không muốn bị điểm kém.
Nhưng liệu với các bài kiểm tra, bài thi đó để biết được
kết quả học sinh tiếp thu bài học thì quả thật còn rất nhiều
vấn đề. Hiện nay, sau khi học xong một chương hoặc một
phần trong sách thì giáo viên sẽ cho làm bài kiểm tra để
đánh giá quá trình tiếp thu của học sinh. Việc kiểm tra như
vậy nhằm mục đích giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã
học, nhưng ở đây em chỉ xin nói đến là sự “quan trọng”
của các bài kiểm tra và bài thi, nó quyết định số “phẩy”
cuối học kỳ để chúng em có được lên lớp hay ở lại. Chính
vì vậy, các kỳ kiểm tra và thi đó không đánh giá đúng thực
chất sức học của chúng em vì chúng em thường học để
đối phó, chỉ khi nào có kỳ kiểm tra, kỳ thi mới bắt đầu ôm
sách ôm vở học.
Theo em nghĩ, chúng ta đã và đang phát động mạnh phong trào dạy học sáng tạo theo hướng đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì cũng cần phải có sự đổi mới hình thức kỳ kiểm tra, đánh
giá để làm sao chúng em xem những hoạt động đó nhẹ nhàng hơn, nó đi vào từng tiết học, học đến
đâu đánh giá đến đó để giảm bớt sự căng thẳng cho học sinh.
Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy và học, vậy đổi mới
phương pháp ở đây là gì? Đổi mới ở đây chính là giảm tải sự quan trọng của các bài kiểm tra và bài thi,
không nên quyết định toàn bộ quá trình học tập của học sinh bằng các bài thi, bài kiểm tra, mà chỉ nên
để nó chiếm khoảng 60% mà thôi, 40% còn lại thì trong quá trình học tập, học sinh phát huy như thế
nào.
Chẳng hạn, ở trong nhà trường, mỗi lớp đều có các tổ riêng, vậy các tổ đó để làm gì, chẳng lẽ chỉ để