Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.31 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH
2. TS. NGUYỄN QUANG HỌC

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để
bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Hùng

i

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy, cô giáo khoa Quản Lý Đất Đai, Bộ môn Khoa học đất, bộ môn Quy hoạch

đất đai, Ban Quản lý đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt nam.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành
và TS. Nguyễn Quang Học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý
báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới đồng chí Bí thư huyện ủy, tập
thể lãnh đạo UBND, các phòng ban của huyện Thạch Thất và lãnh đạo Đảng ủy,
UBND các xã, thị trấn của huyện Thạch Thất cùng một số hộ gia đình đã giúp tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin được cảm ơn tập thể Ban Giám đốc và các cán bộ công chức, viên
chức Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội đã giúp tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể cơ quan, ban ngành, bạn
bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Hùng

ii

năm 2015


MỤC LỤC
Lời cam đoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

xi

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài


1

2

Mục tiêu nghiên cứu

3

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4

Những đóng góp mới của luận án

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp

4


1.1.1

Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền
sản xuất nông nghiệp

1.1.2

4

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của
các loại hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước

7

1.2

Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp bền vững

19

1.2.1

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

19

1.2.2

Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác


19

1.2.3

Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

20

1.2.4

Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

21

1.3

Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông
nghiệp bền vững theo phương pháp đánh giá đất của FAO

23

1.3.1

Đánh giá đất theo FAO

23

1.3.2


Ứng dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO xác định tiềm năng đất
đai ở Việt Nam

26

iii


1.4

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Hà Nội

29

1.4.1

Nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Hà Nội

29

1.4.2

Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ở Hà Nội

31

1.4.3

Những tác động của đô thị hoá đối với sử dụng bền vững đất nông


1.5

nghiệp Hà Nội

33

Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan

34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

2.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

36

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu

36

2.1.2

Phạm vi nghiên cứu


36

2.2

Nội dung nghiên cứu

36

2.2.1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp

36

2.2.2

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

37

2.2.3

Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
huyện Thạch Thất

37

2.2.4 Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
bền vững đã lựa chọn
2.2.5


37

Nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ đề xuất
sử dụng

37

2.2.6

Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững đến năm 2020

37

2.3

Phương pháp nghiên cứu

37

2.3.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

37

2.3.2

Phương pháp thu thập số liệu


38

2.3.3

Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất

38

2.3.4

Phương pháp lẫy mẫu đất tầng mặt và nước mặt

39

2.3.5

Phương pháp phân tích đất, nước

39

2.3.6

Đánh giá chất lượng đất và nước

40

2.3.7

Phương pháp đánh giá đất


40

2.3.8

Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và các

iv


2.3.9

kiểu sử dụng đất

40

Phương pháp đánh giá tính bền vững của các loại /kiểu sử dụng đất

43

2.3.10 Phương pháp nghiên cứu mô hình

45

2.3.11 Phương pháp bản đồ

45

2.3.12 Phương pháp xử lý số liệu

46


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

3.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất

47

3.1.1

Điều kiện tự nhiên

47

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội

51

3.1.3

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thạch Thất

55

3.2


Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất

57

3.2.1

Biến động sử dụng đất huyện Thạch Thất giai đoạn 2005-2012

57

3.2.2

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất năm 2012

58

3.2.3

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất

60

3.3

Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện Thạch Thất

79


3.3.1

Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn

79

3.3.2

Lựa chọn các loại /kiểu sử dụng đất bền vững phục vụ đánh giá tiềm
năng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất

81

3.4

Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất bền vững

82

3.4.1

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

82

3.4.2

Đánh giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn

100


3.5

Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại huyện Thạch Thất

105

3.5.1

Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa)

105

3.5.2

Mô hình chuyên rau (cải bắp - cải xanh - dưa chuột)

108

3.5.3

Mô hình cây ăn quả - cây thanh long ruột đỏ

110

3.5.4

Mô hình chuyên trồng hoa (hoa hồng Đà lạt)

112


3.5.5

Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi cá rô phi)

114

3.6

Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và các giải pháp nâng cao hiệu

v


quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững

116

3.6.1

Những quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

116

3.6.2

Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

120


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

122

1

Kết luận

122

2

Kiến nghị

124

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án

125

Tài liệu tham khảo

126

Phụ lục

132

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian

DTĐT

Diện tích điều tra

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

LMU


Đơn vị đất đai (land mapping Unit)

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

WCED

Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển

(World Commission on Environment and Development)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

41

2.2

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

42

2.3

Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình
sử dụng đất

43


2.4

Thang điểm đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất

44

3.1

Diện tích các loại đất của huyện Thạch Thất

51

3.2

Dân số, lao động huyện Thạch Thất giai đoạn 2008 - 2012

53

3.3

Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2005-2012

58

3.4

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2012

59


3.5

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất phân bố theo
hai vùng của huyện Thạch Thất năm 2012

61

3.6

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở huyện Thạch Thất

65

3.7

Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở huyện Thạch Thất

66

3.8

Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất

68

3.9

Chất lượng đất của các loại hình sử dụng đất huyện Thạch Thất


70

3.10

Chất lượng nước ao nuôi cá (LUT chuyên cá – tiểu vùng 1) huyện
Thạch Thất

72

3.11

Khả năng che phủ của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất

76

3.12

Khả năng che phủ của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất

77

3.13

Hiệu quả về môi trường của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất

78

3.14

Đánh giá tính bền vững của các của các kiểu sử dụng đất huyện

Thạch Thất

80

3.15

Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn

81

3.16

Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.17

huyện Thạch Thất

83

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT03

85

viii


3.18

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 02


86

3.19

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 09

87

3.20

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT06

88

3.21

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 05

89

3.22

Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 07

90

3.23

Diện tích đất theo cấp độ dốc huyện Thạch Thất


92

3.24

Diện tích đất theo độ dày tầng đất mịn huyện Thạch Thất

93

3.25

Diện tích đất theo thành phần cơ giới huyện Thạch Thất

93

3.26

Tổng hợp diện tích theo cấp độ chua của tầng đất mặt huyện Thạch Thất

94

3.27

Diện tích đất theo khả năng tưới ở huyện Thạch Thất

95

3.28

Diện tích đất theo khả năng tiêu thoát nước mặt huyện Thạch Thất


96

3.29

Số lượng và các đặc tính của các đơn vị đất đai

97

3.30

Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất

101

3.31

Tổng hợp diện tích đất đai theo mức độ thích hợp đối với các kiểu sử
dụng đất bền vững ở huyện Thạch Thất

103

3.32

Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa giai đoạn 2010-2012

106

3.33


Diễn biến chất lượng đất của mô hình chuyên lúa trong giai đoạn 2011
- 2013

107

3.34

Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên rau màu giai đoạn 2011-2012

108

3.35

Diễn biến chất lượng đất của mô hình chuyên rau màu trong giai đoạn
2011-2012

3.36

109

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ giai đoạn
2010-2012

3.37

110

Diễn biến chất lượng đất của mô hình trồng thanh long ruột đỏ trong
giai đoạn 2011-2013


111

3.38

Kết quả sản xuất của mô hình chuyên trồng hoa qua 3 năm theo dõi

112

3.39

Diễn biến chất lượng đất của mô hình trồng hoa trong giai đoạn 2011-2013

113

3.40

Kết quả sản xuất của mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản giai đoạn
2010-2012

114

ix


3.41

Diễn biến chất lượng nước của mô hình nuôi trồng thủy sản trong giai
đoạn 2011-2013

3.42


115

Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp đề xuất cho huyện Thạch Thất
đến 2020

3.43

117

Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp đề xuất cho từng tiểu vùng của
huyện Thạch Thất đến 2020

118

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ tiến trình đánh giá đất đai theo FAO, 1976

3.1


Số liệu về lượng mưa và nhiệt độ không khí trung bình tháng của

25

huyện Thạch Thất giai đoạn 2010-2012

49

3.2

Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Thất năm 2012

52

3.3

Cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2012

59

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát
triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản
xuất cũng không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với

sản xuất nông nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam tại chương III điều 54 đã xác định "Đất đai là tài nguyên đặc
biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp
luật). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm
tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp
cận đối với công tác quản lý và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh
chóng, hài hòa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một
cách bền vững.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm
tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và tài nguyên nước, dẫn tới nhu cầu phải điều
chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát
triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa hóa cách tiếp cận quản lý và sử dụng đất với các
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát
triển của đất nước một cách bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát
triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý,
có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục
tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện
về kinh tế xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần
bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, và phải

1


bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông
nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp và Nguyễn Điền, 1996).
Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ

bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng
khá (bình quân năm 5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần
tỷ lệ tăng dân số. Theo công bố của Tổng Cục thống kê (2012), giá trị sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam đạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp
21,5% tổng GDP của cả nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn
lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng
hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt
17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên
tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề
như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng
hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các
nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì
mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá
trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn
địa với diện tích tự nhiên 18.459,05 ha. Những năm qua kinh tế huyện đã có bước
chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ
trọng ngành nông nghiệp. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của nông nghiệp
chỉ còn 17,8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 65,4%, dịch vụ là 16,8%
(UBND huyện Thạch Thất, 2013). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp diễn ra ở hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô
hình chuyển đổi được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp
và diện tích đất nông nghiệp của huyện đã có những thay đổi rất lớn. Thứ nhất, diện
tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh do quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa. Mặt khác, giá trị của đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên rất nhanh.

2



Quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao bán với giá ngày càng cao. Từ đó đã ảnh
hưởng đến nghề nghiệp, thu nhập, lối sống ... của người dân trong huyện. Vì vậy,
nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất theo hướng
bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Về khoa học
Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong sử dụng bền vững đất nông nghiệp
của một huyện ven đô.
3.2. Về thực tiễn
Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất vừa
nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp vừa cải thiện đời
sống cho người nông dân đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái cho huyện.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất gắn với sử dụng đất bền vững của huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Bổ sung dữ liệu tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp
bền vững.

3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền sản
xuất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Cho đến nay đã có nhiều nhà thổ nhưỡng, nhà quản lý đưa ra những khái
niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên được nhiều người biết đến là của nhà
thổ nhưỡng Nga Đocutraiep (1897) cho rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo
độc lập lâu đời do kết quả của quá trình tác động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành
đất: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” (dẫn theo hội Khoa học Đất Việt
Nam, 2000).
Học giả người Anh Wiliam định nghĩa “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có
khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ
nhưỡng và quy hoạch Việt Nam: “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây
trồng có thể sinh trưởng và phát triển được” và đất là một cấu thành của đất đai.
(dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006).
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu
thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời
tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt
cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại
(dẫn theo Nguyễn Khang và cs., 2000).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và
ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.

4



1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu
để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất
làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Như vậy đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung
cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều
kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn
70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Lê
Phong Du, 2007).
1.1.1.3. Vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
Đất đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,
là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất vừa là đối tượng lao
động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất là đối tượng lao động bởi
lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng,
vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động trong quá
trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc
tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác
động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm (Vũ Khắc Hòa, 1996).
Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền.
Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước,
thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị
trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu


5


biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, thực
tế cũng cho thấy diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có
hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng dân số, sự
phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô
thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm
về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất một cách hợp lý, có
hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển
nền kinh tế của mọi quốc gia (Đặng Kim Sơn, 2008).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai
thác được 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn. Quy mô đất nông nghiệp lại phân bố không đều giữa các châu lục và ngay
giữa các quốc gia trong cùng một châu lục: tại Châu Mỹ diện tích đất chiếm 35%
diện tích đất Thế giới, châu Á chiếm 26%, châu Âu chỉ chiếm 13%, châu Phi chiếm
20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất trồng trọt/đầu người trên toàn thế
giới năm 2011 là 2.600m2/người. Trong đó ở Mỹ 5.100 m2/người, gấp 2 lần so với
bình quân chung của thế giới. Ở Anh 10.000m2/người, ở Nhật Bản 300m2/người,
Trung Quốc là 800m2/người, Campuchia 2.700 m2/người, Thái Lan 2.400 m2/người
(dẫn theo WB, 2012).
Nông nghiệp là một ngành sản xuất dựa vào đất nhưng chiếm tỷ trọng không
nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang
phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm
cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Theo
đánh giá của Ngân hành thế giới, tổng sản lượng lương thực sản xuất ra chỉ đáp ứng
nhu cầu cho khoảng 6 tỷ người trên thế giới, tuy nhiên có sự phân bổ không đồng
đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép từ nhu cầu lương thực

thực phẩm ngày càng tăng của con người.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2013) (tiêu chí cũ không
có đất lâm nghiệp) diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác nông nghiệp

6


của Việt Nam có sự biến động lớn, năm 1990 diện tích đất nông nghiệp có
9.940.000ha; diện tích đất canh tác nông nghiệp là 8.101.500ha; bình quân đất canh
tác là 1.223m2/người; đến năm 2012 diện tích đất nông nghiệp là 26.371.500ha;
diện tích đất canh tác có 10.210.800ha; bình quân đất canh tác 1.138,21m2/người.
1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của các
loại hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước
1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Hiện nay loài người đang đứng trước những thử thách to lớn về sự sống còn
của con người do sự suy thoái môi trường và tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, Muốn vượt qua những thách thức đó, không còn cách nào khác là phải xây
dựng và thực hiện một chiến lược phát triển mới, mang tính dài hạn, là con đường
phát triển tất yếu của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chiến lược đó phải đảm
bảo thực hiện được 3 mục tiêu cơ bản: Mục tiêu kinh tế; mục tiêu xã hội, nhân văn;
mục tiêu sinh thái, môi trường. Thực hiện được yêu cầu đó sẽ là bước phát triển cao
hơn về nhận thức của con người, là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững mối
quan hệ giữa con người - xã hội - tự nhiên. Phát triển bền vững vì thế trở thành vấn
đề bức xúc của nhiều quốc gia, sự quan tâm của nhiều nhà khoa học hiện nay trên
thế giới. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa hay khái niệm về phát triển bền vững.
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của
nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Theo Uỷ ban Thế giới về Môi trường & Phát triển -WCED (1987): “Phát
triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Khái niệm phát triển bền vững được chính thức đưa ra vào năm 1987 trong
báo cáo của WCED. Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể
đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” .

7


Bền vững là sự phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển
ngày mai. Bền vững là ngày hôm nay được hưởng lợi ích như thế nào thì thế hệ
ngày mai cũng được hưởng lợi ích như vậy. Vậy phát triển bền vững không chỉ đơn
thuần là tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, mà bao gồm cả bảo vệ môi trường,
các mặt này cần phải hài hòa, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là bước ngoặt của sự
phát triển về nhận thức của con người trước những biến đổi của thực tiễn tự nhiên,
phương thức sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển trí
tuệ của con người (Vũ Văn Nâm, 2009).
Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của tất cả các quốc gia. Tăng
trưởng kinh tế và cải thiện mức sống xã hội là mục tiêu trọng tâm theo đuổi của tất cả
các chính phủ. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng thì môi trường
thiên nhiên của chúng ta cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Nếu chúng ta tiếp tục
theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng việc nạo vét tài nguyên, tiêu dùng
hoang phí, chất thải được đưa vào môi trường tự nhiên quá mức thì rõ ràng chúng ta
sẽ không đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội như mong muốn.
Thế giới đòi hỏi sự phát triển phải đảm bảo sự hài hòa giữa con người với
con người, con người với môi trường tự nhiên. Đây là cơ sở khách quan cho sự hình
thành tư duy lý thuyết về phát triển bền vững đảm bảo tương lai cho tất cả các dân
tộc trên thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các tư tưởng về sự phát triển
hài hòa với tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã xuất hiện rất sớm. Các nhà
triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã, các triết gia phương Đông đều đề cập vấn đề này
từ nhiều góc độ khác nhau. Bước lập cam kết của các chính phủ cũng như trên
toàn thế giới, nhằm thực hiện kế hoạch Johannesburg. Nội dung của kế hoạch là
nỗ lực thúc đẩy quá trình lồng ghép phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ
môi trường, xem như là ba trụ cột phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau cùng
phát triển bền vững.
1.1.2.2. Khái niệm nông nghiệp bền vững
Xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững xuất hiện và được nhiều nước

8


áp dụng đã đem lại những hiệu quả nhất định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên khái niệm về
phát triển nông nghiệp bền vững mới bắt đầu được quan tâm trong hai thập kỷ
cuối của thế kỷ XX.

Theo Hiệp hội Nông nghiệp Mỹ: Một nền nông nghiệp bền vững là nền nông
nghiệp phát triển trong dài hạn, tăng cường chất lượng môi trường và các nguồn tài
nguyên mà nó phụ thuộc; cung cấp cho nhu cầu lương thực và sợi cơ bản của con
người; về mặt kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và toàn xã hội
(Robert, A., 2013).
Theo Trung tâm nông nghiệp bền vững Kerr giá trị cốt lõi cho nông nghiệp
bền vững bao gồm:
a) Duy trì cấu trúc trang trại gia đình nông nghiệp
b) Tạo một sân chơi công bằng
c) Nghiên cứu công cho phạm vi công cộng
d) Tăng cường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
e) Tôn trọng thiên nhiên

f) Sử dụng các hệ thống thực phẩm địa phương và cộng đồng tốt hơn
Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Ủy ban Hợp tác của
các tổ chức phát triển Phi chính phủ (NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu đưa ra định
nghĩa như sau: Nông nghiệp bền vững được thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu của
người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái ở một vùng
xác định. Mục đích là đưa năng suất cây trồng lên mức cao trên cơ sở bền vững và
lâu dài mà không hủy hoại môi trường sống. Cần ưu tiên xác định và phát triển các
nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương như nguồn lực lao động, nước, dinh dưỡng…
hơn là dựa vào các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Điều này không bao gồm việc sử
dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhưng cần giảm thiểu
mức độ của nó để nó không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe
và điều kiện kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía
cạnh xã hội và văn hóa của những người sử dụng và thụ hưởng được tập trung một

9


cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện.
Định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững của Ban cố vấn kỹ thuật
thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp - TAC/CGIAR (1987):
“Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông
nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi
trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên nhiên”.
Ở Việt Nam nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu từ khoảng cuối thập niên
80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày
17.8.2004 của Thủ tướng chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong phần 2 mục IV của
quyết định đã đề cập tới phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ở Việt Nam.
Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là
quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề

xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu
của con người trong điều kiện hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận (Vũ Văn
Nâm, 2009).
1.1.2.1. Sử dụng đất bền vững
Để có một nền nông nghiệp bền vững thì cần phải sử dụng đất bền vững.
FAO (1993) đã đề xuất nguyên tắc kiểm soát đánh giá hệ thống quản lý sử dụng đất
bền vững, trong đó: Quản lý sử dụng đất bền vững bao gồm các quy trình công
nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế - xã hội
với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời :
− Duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất)
− Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn)
− Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất
lượng đất/nước (bảo vệ)
− Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi)
− Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (chấp nhận)

10


Với các nguyên tắc này, người sử dụng đất, các nhà hoạch định kế hoạch, quy
hoạch sử dụng đất phải hướng tới mục tiêu đạt được sản lượng hoặc lợi nhuận tối đa,
giảm thiểu đầu vào bao gồm cả vật tư và lao động, đồng thời không làm tổn hại đến
môi trường, bảo vệ được tài nguyên cho thế hệ ngày nay và cho thế hệ mai sau.
Tại cuộc họp thượng đỉnh tháng 11 năm 1996, tổ chức FAO cũng đưa ra một
định nghĩa “Sự quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên và hướng tới sự thay
đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức có thể đảm bảo đạt tới và thỏa mãn
liên tục các nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Sự phát triển
bền vững như vậy là bảo tồn đất đai, nước, các nguồn di truyền động và thực vật,
không thoái hóa môi trường, kỹ thuật phù hợp, được xã hội chấp nhận và hiện thực
về kinh tế” (dẫn theo IUCN, 2003). FAO cũng đề xuất một số tiêu chí cho nông

nghiệp bền vững bao gồm:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai
về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp
- Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống
- Duy trì và tăng cường khả năng tái sản xuất các loại tài nguyên nông
nghiệp (đất, nước, cây trồng, động vật nuôi).
- Giảm thiểu rủi ro và khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp
Ở cấp quốc gia, nông nghiệp bền vững phải thân thiện với môi trường nghĩa
là thành công trong nông nghiệp không thể xuất phát từ việc lãng phí đất đai, không
khí, nước, sinh cảnh và khu hệ động và thực vật bản địa; phải được xã hội chấp
nhận và phải phù hợp với những người chỉ sống dựa vào nông nghiệp (Lê Văn
Khoa, 2004)
Theo Smyth and Dumanski (1993) thì nền tảng của một nền nông nghiệp bền
vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước
và tính đa dạng sinh học. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
(1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong đó quản lý đất bền vững được đặt lên hàng đầu.

11


Theo FAO, phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay
đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người cả cho hiện tại và mai sau (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra hậu quả của sử dụng đất không bền vững trong
chương trình đánh giá thoái hoá đất toàn cầu là đất bị thoái hoá trên thế giới khoảng
1.965 triệu ha (100%) gồm: Châu Á 749 triệu ha (38%); Châu Âu 218 triệu ha
(11,1%); Châu Đại Dương 102 triệu ha (5,2%). Trong đó có khoảng 719 triệu ha
thoái hoá nhẹ, 1.249 triệu ha thoái hoá trung bình đến rất nặng. Châu Á là vùng có
diện tích thoái hoá lớn nhất, trong đó có đến 452, 5 triệu ha thoái hóa từ mức trung

bình đến rất nặng. Sự thoái hoá đất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
do xói mòn, sự xói mòn do sản xuất trồng trọt chiếm 28%, chăn thả 34%, chặt phá
rừng 29% (Oldeman, 1992).
Theo kết quả điều tra của FAO (1993), do chế độ canh tác không tốt đã gây
xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng
đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc,
Châu Phi: 5 - 10 tấn/ha; Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha.
Như vậy, muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần phải sử dụng đất bền
vững và để sử dụng đất bền vững cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí là bền vững về
kinh, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.
Do tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã
hội ở Việt nam nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp hiện vẫn là ngành nặng về
khai thác tài nguyên đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến sử dụng đất bền vững.
Theo Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), để sử dụng hợp lý và bảo vê tài nguyên
đất cần phải sử dụng đất tổng hợp theo hướng sinh thái. Nội dung của nó bao hàm
các yếu tố: (1) chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với đất - là biện pháp tốt nhất và
cần thiết trước khi nghĩ đến việc cải tạo đất; (2) Hạn chế và né tránh những trở ngại
khó khăn về úng, lụt, hạn, mặn, phèn thông qua điều chỉnh mùa vụ gieo trồng thích
hợp; (3) vừa sử dụng đất vừa cải tạo; (4) sử dụng thủy lợi và phân bón để cải tạo
đất. Nước và phân bón là 2 yếu tố quan trọng nhất đối với cây trồng và cần phải sử
dụng chúng một cách tiết kiệm nhưng có hiệu quả cao nhất.

12


×