HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
62 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Đỗ Kim Chung
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận án
Trịnh Thị Huyền Thương
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Kim Chung, người hướng dẫn khoa học đã tận tình dành nhiều
công sức, thời gian để định hướng giúp tôi trưởng thành trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận án.
Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, các cơ quan
và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong quá trình điều tra khảo sát thực địa
và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp Khoa Tài chính
- Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn đã luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận án
Trịnh Thị Huyền Thương
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................................ ix
Danh mục hình, hộp ....................................................................................................xii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................xiii
Trích yếu luận án ........................................................................................................ xiv
Thesis abstract ............................................................................................................ xvi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................ 4
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 5
1.3.
Các câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.5.
Đóng góp mới của luận án ............................................................................... 6
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 7
2.1.
Cơ sở lý luận về phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ............... 7
2.1.1.
Khái niệm chính sách hỗ trợ và phân tích chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ....... 7
2.1.2.
Vai trò của phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ..................... 13
2.1.3.
Đặc điểm phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ....................... 15
2.1.4.
Nội dung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp........................ 15
2.1.5.
Phương pháp luận về phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ..... 20
2.1.6.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực, kết quả và hiệu quả của chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ....................................................................... 24
2.2.
Cơ sở thực tiễn về hoạch định, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp ......................................................................................... 29
iii
2.2.1.
Kinh nghiệm hoạch định, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp của một số nước trên thế giới ................................................... 29
2.2.2.
Kinh nghiệm hoạch định, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
DN của một số tỉnh ở Việt Nam ..................................................................... 32
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho
tỉnh Nghệ An ................................................................................................. 37
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 41
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An.................................................................... 41
3.1.2.
Về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ................................................................... 41
3.2.
Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ...................................................... 44
3.2.1.
Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 44
3.2.2.
Khung phân tích ............................................................................................ 45
3.3.
Phương pháp chọn mẫu khảo sát .................................................................... 47
3.3.1.
Chọn mẫu khảo sát......................................................................................... 47
3.3.2.
Số lượng mẫu thu thập ................................................................................... 48
3.4.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ......................................................... 49
3.4.1.
Thu thập thông tin, số liệu đã công bố ............................................................ 49
3.4.2.
Thu thập thông tin, số liệu mới ...................................................................... 50
3.5.
Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu............................................ 52
3.6.
Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 52
3.6.1.
Phương pháp thống kê kinh tế ........................................................................ 52
3.6.2.
Phương pháp cho điểm................................................................................... 53
3.6.3.
Phương pháp đánh giá tác động ..................................................................... 54
3.7.
Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu phân tích chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp................................................................................................. 55
3.7.1.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện mục tiêu, nội dung chính sách .................................... 55
3.7.2.
Các chỉ tiêu phân tích quá trình thực thi và kết quả thực thi chính sách ......... 56
3.7.3.
Các tiêu chí, chỉ tiêu phân tích tác động của chính sách đến sự phát triển
doanh nghiệp ................................................................................................. 56
3.7.4.
Các chỉ tiêu phân tích công tác hoàn thiện chính sách .................................... 58
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 60
4.1.
iv
Phân tích mục tiêu, nội dung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................................. 60
4.1.1.
Tổng quan về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ........................................................................................................ 60
4.1.2.
Chính sách hỗ trợ lãi suất ............................................................................... 61
4.1.3.
Chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế .............................................................. 64
4.1.4.
Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ ........................................................... 66
4.2.
Tình hình triển khai thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở
tỉnh Nghệ An ................................................................................................. 67
4.2.1.
Công tác chuẩn bị triển khai chính sách ......................................................... 67
4.2.2.
Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách .................................................... 72
4.2.3.
Tổ chức thực hiện chính sách ......................................................................... 74
4.2.4.
Công tác duy trì chính sách ............................................................................ 77
4.2.5.
Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác thực thi chính sách ................. 79
4.2.6.
Công tác điều chỉnh chính sách ...................................................................... 82
4.2.7.
Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ............................ 87
4.3.
Tác động của chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ........................................................................................................ 95
4.3.1.
Tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh Nghệ An ........................... 95
4.3.2.
Tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An .......................... 108
4.4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực, kết quả và hiệu quả của chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ An............................................. 113
4.4.1.
Các nhân tố liên quan đến hoạch định, ban hành chính sách ......................... 114
4.4.2.
Các nhân tố liên quan đến công tác thực thi chính sách ................................ 121
4.4.3.
Năng lực và trách nhiệm của các doanh nghiệp thụ hưởng ........................... 126
4.4.4.
Bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................... 129
Phần 5. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phá triển doanh nghiệp ở
tỉnh Nghệ An .............................................................................................. 133
5.1.
Quan điểm, định hướng về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của
tỉnh Nghệ An ............................................................................................... 133
5.1.1.
Quan điểm ................................................................................................... 133
5.1.2.
Định hướng.................................................................................................. 133
5.2.
Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở tỉnh
Nghệ An ...................................................................................................... 136
5.2.1.
Giải pháp cho công tác hoạch định và ban hành chính sách .......................... 136
5.2.2.
Giải pháp cho công tác thực thi chính sách................................................... 140
v
5.2.3.
Giải pháp đối với đối tượng thụ hưởng chính sách ....................................... 143
Phần 6. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 148
6.1.
Kết luận ....................................................................................................... 148
6.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 149
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ................................... 152
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 153
Phụ lục .................................................................................................................... 159
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BQ
Bình quân
BTB – DHMT
Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CTTC
Công ty tài chính
CS
Chính sách
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNNN
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
ĐVT
Đơn vị tính
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GRDP
Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross Regional Domestic Product)
GTGT
Giá trị gia tăng
HTLS
Hỗ trợ lãi suất
HTPT
Hỗ trợ phát triển
HTX
Hợp tác xã
KH
Khách hàng
KH&ĐT
Kế hoạch và Đầu tư
KHCN
Khoa học công nghệ
KT - XH
Kinh tế - xã hội
LĐ
Lao động
NH
Ngân hàng
NHLD
Ngân hàng liên doanh
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN
Ngân hàng thương mại nhà nước
NLN
Nông Lâm Nghiệp
PRA
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia
vii
viii
QLNN
Quản lý Nhà nước
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TM - DV
Thương mại - Dịch vụ
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TN - MT
Tài nguyên - Môi trường
TSCĐ
Tài sản cố định
UBND
Ủy ban nhân dân
XD - VLXD
Xây dựng - Vật liệu xây dựng
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1.
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh (2008 - 2013)............... 42
3.2.
Đối tượng, nội dung, phương pháp thu thập thông tin, số liệu mới ................. 48
3.3.
Nguồn thông tin và nội dung thu thập thông tin, số liệu đã công bố................ 50
3.4.
Tác động của chính sách ................................................................................ 55
4.1.
Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở Nghệ An ................................... 62
4.2.
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được chính sách hỗ trợ theo các kênh thông tin..... 73
4.3.
Kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất qua các năm theo đối tượng triển khai .................. 78
4.4.
Tỷ lệ hồ sơ sai phạm của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp ............... 80
4.5.
Tổng hợp các điều chỉnh trong quá trình triển khai chính sách ....................... 85
4.6.
Kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất qua các năm theo chính sách triển khai .......... 88
4.7.
Kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng khách hàng ............................. 89
4.8.
Ngân sách chi hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An
qua các năm ................................................................................................... 90
4.9.
Tỷ lệ ngân sách chi cho hỗ trợ lãi suất phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế
qua các năm ................................................................................................... 91
4.10.
Kết quả hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của quý 4/2008 và
năm 2009 ...................................................................................................... 92
4.11.
Kết quả thực hiện hỗ trợ gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2009 ......... 92
4.12.
Kết quả thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng trên địa
bàn tỉnh năm 2009 - 2010 .............................................................................. 93
4.13.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ qua các năm ........... 94
4.14.
Kết quả hỗ trợ khoa học công nghệ phân theo địa bàn năm 2009 - 2011 ............... 94
4.15.
Biến động số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2007 - 2013).......... 96
4.16.
Vốn bình quân của doanh nghiệp trước và sau khi thực hiện chính sách
hỗ trợ phân theo nhóm ngành ......................................................................... 97
4.17.
Giá trị tài sản cố định bình quân của doanh nghiệp trước và sau khi thực
hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo nhóm ngành ............................................ 98
4.18.
Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp trước và sau khi thực hiện
chính sách hỗ trợ phân theo nhóm ngành ....................................................... 99
4.19.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến việc
ix
duy trì việc làm cho người lao động ............................................................. 100
4.20.
Tỷ lệ doanh nghiệp trả lương và đóng bảo hiểm xã hội trước và sau khi
được hỗ trợ lãi suất ...................................................................................... 101
4.21.
Số lượng doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến
giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp ....................................................... 101
4.22.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến giảm
giá thành sản phẩm ...................................................................................... 102
4.23.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến giảm
giá bán sản phẩm ......................................................................................... 103
4.24.
Số lượng doanh nghiệp đánh giá về nguyên nhân làm giảm giá bán
sản phẩm ..................................................................................................... 103
4.25.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước
trước và sau khi có chính sách hỗ trợ lãi suất ............................................... 104
4.26.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trước và sau khi có chính sách miễn, giảm, giãn thuế ................................... 105
4.27.
Tỷ lệ doanh nghiệp thụ hưởng đánh giá về ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ
khoa học công nghệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ....... 105
4.28.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về khả năng mở rộng quy mô sản xuất của
doanh nghiệp trước và sau khi có chính sách hỗ trợ...................................... 106
4.29.
Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp trước
và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ phân theo nhóm ngành ........................... 107
4.30.
Tình hình thu ngân sách của tỉnh Nghệ An từ các doanh nghiệp trong giai
đoạn 2008 - 2013 ......................................................................................... 108
4.31.
Cơ cấu doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động...................................... 110
4.32.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2010 - 2013 ............................................................................. 112
4.33.
Xếp hạng doanh nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2011 ......................................... 113
4.34.
Tỷ lệ doanh nghiệp và cơ quan thực thi đánh giá về công tác hoạch định
và ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất .......................................................... 116
4.35.
Tỷ lệ doanh nghiệp và cơ quan thực thi đánh giá về mức độ khẩn trương
trong công tác ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ ............................ 117
4.36.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về cơ chế chính sách giảm, gia hạn thuế ................ 119
4.37.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về thái độ phục vụ của cơ quan thực thi
chính sách ................................................................................................... 125
4.38.
x
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về mặt thủ tục hồ sơ nhận hỗ trợ...................... 126
4.39.
Số lượng doanh nghiệp đánh giá về các nguyên nhân khó tiếp nhận
nguồn hỗ trợ.............................................. Error! Bookmark not defined.128
4.40.
Số lượng doanh nghiệp phân theo mục đích sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợError! Bookmark not defined
5.1.
Một số đề xuất của cơ quan thực thi và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả của chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới........... 138
xi
DANH MỤC HÌNH, HỘP
STT
3.1.
STT
Tên hình
Trang
Mô phỏng tác động trước và sau khi có chính sách......................................... 54
Tên hộp
Trang
3.1.
Điều kiện vay vốn của doanh nghiệp ............................................................ 115
3.2.
Chúng tôi biết có chính sách giảm thuế nhưng không được thụ hưởng ......... 118
3.3.
Mức hỗ trợ ................................................................................................... 120
3.4.
Khó khăn khi thực hiện thủ tục cho người lao động thôi việc ....................... 124
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
Trang
3.1.
Chuỗi tác động của chính sách ....................................................................... 20
3.2.
Khung phân tích phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................................. 46
4.1.
Chương trình hành động triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất ......................... 69
4.2.
Chương trình hành động triển khai chính sách hỗ trợ thuế .............................. 70
4.3.
Công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất ..................................... 75
4.4.
Công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ thuế.......................................... 76
4.5.
Công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật .................... 77
4.6.
Sự thay đổi lao động trước và sau khi thụ hưởng chính sách hỗ trợ .................. 100
xiii
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Thông tin tóm tắt
- Tên tác giả: Trịnh Thị Huyền Thương
- Tên luận án: Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
- Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
- Mã số: 62 31 01 05
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá, làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phân tích chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong tương lai.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp tiếp cận (tiếp cận theo chuỗi,
tiếp cận theo loại hình sở hữu doanh nghiệp, tiếp cận theo nhóm ngành, tiếp cận trước sau); Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra; Phương pháp khảo sát nhanh
có sự tham gia (PRA) và phương pháp thảo thảo luận nhóm; Phương pháp phỏng vấn
trực tiếp các đối tượng để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp; Phương pháp phân tích
(Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, và phương pháp cho điểm).
2.3. Các kết quả, phát hiện chính và kết luận
- Luận án đã hệ thống hoá, phát triển và làm rõ được cơ sở lý luận cho phân tích
chính sách nói chung, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đưa ra được
khung lý thuyết để phân tích được chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Luận án cũng đã xác
định nội dung phân tích chính sách được thực hiện trên cơ sở chuỗi tác động: đầu vào,
triển khai thực thi, kết quả và tác động.
- Luận án sử dụng phương pháp đánh giá bằng cách chia doanh nghiệp ra các
nhóm và xác định các thời điểm trước - sau, có - không để xem xét và phân tích; đã xác
định các chỉ tiêu để đo lường các kết quả, tác động.
xiv
- Luận án phân tích thực trạng thực thi và tác động của các chính sách, trên cơ sở
đó chỉ ra được những bất cập trong hoạch định (cơ chế chính sách chưa thực sự phù hợp
với yêu cầu thực tiễn về mức hỗ trợ, quy định phạm vi đối tượng thụ hưởng còn bất cập,
văn bản chính sách chưa bảo đảm tính khoa học), trong triển khai thực thi chính sách
(quá trình thực thi chính sách còn một số tồn tại trong công tác tổ chức, phối hợp thực
thi, cách thức tuyên truyền, công tác duy trì và kiểm tra giám sát chưa được thường
xuyên, liên tục), trong tiếp nhận (thụ động, không thực hiện đúng quy định). Tuy nhiên,
chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã làm thay đổi số lượng, chất lượng doanh
nghiệp trên địa bàn; tăng số tiền đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương; tăng nguồn
vốn SXKD, đặc biệt nhóm doanh nghiệp ngành XD - VLXD, thay đổi giá trị TSCĐ, máy
móc thiết bị, giúp DN chi trả lương, đóng bảo hiểm, duy trì việc làm cho người lao động.
- Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm các nhân tố liên quan
đến công tác hoạch định (trình độ của người hoạch định, phương pháp tiếp cận, nguồn
vốn), các nhân tố liên quan đến thực thi (Năng lực cơ quan thực thi, Trách nhiệm của
cán bộ thực thi, nguồn lực và sự phối kết hợp...) và các nhân tố liên quan đến năng lực
của doanh nghiệp thụ hưởng (Trình độ/Thái độ, nội lực của doanh nghiệp).
- Luận án chỉ ra rằng để hoàn thiện chính sách thì trong công tác hoạch định cần
phải tìm hiểu yêu cầu về lĩnh vực cần hỗ trợ trong thời gian tới của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh, xác định rõ đối tượng, phạm vi và điều kiện hỗ trợ cho phù hợp với
đặc điểm vùng miền, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. Đối
với công tác thực thi chính sách, cần làm tốt công tác tuyên truyền, linh hoạt về hình
thức để phù hợp với địa hình phức tạp của tỉnh, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành
chính, làm tốt công tác tập huấn, phân công cán bộ triển khai, tăng cường kiểm tra giám
sát. Đối với doanh nghiệp thụ hưởng, phải thực hiện đúng chủ trương của chính sách,
đồng thời chủ động nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp về nhân lực, nguồn vốn
cũng như kế hoạch phát triển thị trường.
Luận án là nguồn cung cấp thông tin khoa học về phân tích chính sách hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chính
sách ở Trung ương và địa phương, các cơ quan thực thi chính sách và các doanh nghiệp
thụ hưởng trên cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng.
xv
THESIS ABSTRACT
1. Information
- Name of PhD students: Trinh Thi Huyen Thuong
- The thesis’name: Policy analysis to support business development in the
province of Nghe An
- Major: Economics Development
Code: 62 31 01 05
- Instructor: Prof. Dr. Do Kim Chung
- Training Institution: Vietnam Academy of Agricultural
2. Summary
2.1. Objectives
- Systematize and clarify the theoretical and practical of analysis of policies to
support enterprise development.
- Analyzing the situation of policies to support enterprise development and the
factors affect the results, effectiveness and efficiency of policies to support enterprise
development in Nghe An province.
- Propose solutions in order to improve policies to support enterprise development
in Nghe An province in the future.
2.2. Methods
The thesis uses the method: Approach method (approach sequence, approach by type
of business ownership, approach the industry group, approach before - after); Study
selection and sample surveys method; Participatory rapid appraisal (PRA) and group
discussion method; Direct interviewing subjects to gather information, primary data;
Analysis method (Descriptive statistics method, comparative method, and scoring method).
2.3. Results and conclusion
- The thesis systematized, developed and clarified the rationale for policy analysis
in general, especially policy to support enterprise, offering theoretical framework to
analyze policy to support enterprise. The thesis which also determined the content of
policy analysis is performed on the basis of impact chains: input, executable
implementation, results and impacts.
- The thesis’s evaluation methods was used by separating enterprise out group and
determining the time before - after, yes - no for reviewing and analyzing; has defined
the criteria for measuring the results, impacts.
xvi
- The thesis analyzed the status of implementation and impact of policies, thereby
pointing out the shortcomings in planning (the policy mechanism was not really
consistent with the practical requirements for the support, regulations of the
beneficiaries scope had some shortcomings, the policy document did not ensure
scientific), in implementing policy (policy implementation process had some exist in the
organization, implementation coordination, method of propagate, the maintenance and
inspection and supervision had not been regularly and continuously), in reception
(passive, no implementation of regulations). However, policies to support enterprise
development changed the quantity and quality of enterprises in the area; increased the
amount which contributed to the local budget revenues; increased production and
business capital, especially enterprise group of construction sector - construction
materials, changed in value of fixed assets, machinery and equipment, helped enterprises
to pay wages, insurance premiums, maintained employment for workers, the most of the
enterprise group received support from science and technology policy supports.
- The thesis analyzed the factors that influence the effectiveness and efficiency of
policies to support enterprise development in Nghe An province, including factors related
to the formulation (the level of planners, approach method, capital) and the factors related
to enforcement (capabilities of enforcement authorities, responsibilities of enforcement
officers, resources and collaboration...) and the factors related to the capacity of the
beneficiary enterprise (qualification/ attitude, internal resources of enterprise).
- The thesis pointed out that to complete the policy: the formulation needs to learn
required in the field to support enterprises of the province in the future, determine the
object, scope and conditional support to suit regional characteristics, line of business,
type of enterprises in the province. For policy enforcement, we need to do the good
propaganda, flexibility of form to match the complex terrain in the province, and
simplify administrative procedures, do well the training, assign staff to deploy,
strengthen inspection and supervision. For the beneficiary enterprises, we have to
comply with the guidelines of the policy, and actively improve internal capacity of
enterprises about human resources, capital as well as market development plan.
The thesis is a source of scientific information for analyzing policies to support
enterprise development for researchers, the advisory bodies to policy making at the central
and local, the policy enforcement authorities and the beneficiary enterprises across the
country in general and Nghe An province in particular.
xvii
xviii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở bất kỳ quốc gia nào Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Vai trò của Chính phủ được thể
hiện rõ trong các chính sách định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô của nền kinh
tế. Tuy nhiên, mức độ tác động của các chính sách của Chính phủ không hoàn
toàn giống nhau đối với mọi loại hình kinh tế, từng vùng miền, thậm chí là từng
doanh nhiệp thụ hưởng.
Từ những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới
biến động tiêu cực do cuộc khủng hoảng tài chính, tất cả các quốc gia đều không
tránh khỏi tác động bất lợi này. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau chịu tác động
của khủng hoảng khác nhau bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế.
Thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam không những phải gánh chịu tác động
của cơn bão lạm phát cao trong nước mà còn đối mặt với những ảnh hưởng nặng
nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái trầm trọng của nền kinh
tế thế giới. Tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam bắt đầu diễn biến xấu từ quý
IV năm 2008, tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ năm trước của quý I năm 2009
sụt giảm nghiêm trọng, từ 15,8% vào quý III năm 2008, xuống 14,1% vào quý IV
và chỉ còn 2,9% vào quý I năm 2009 (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2011). Điều
này đã ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên trong nền kinh tế, đặc biệt là
các DN - thành viên rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh
Nghệ An nói riêng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, cung cấp
đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Vì vậy cần có các chính sách hỗ trợ
phát triển DN, đặc biệt trong điều kiện hàng loạt các DN đứng trước khó khăn do
ảnh hưởng biến động kinh tế thế giới, suy thoái kinh tế (Võ Đức Toàn, 2012).
Phát triển các DN, đặc biệt là DNNVV là một mục tiêu trọng tâm của các
nền kinh tế nhằm phát huy mọi nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, đứng trước
những biến động kinh tế, đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ bằng sự nỗ
lực đơn lẻ của chính DN thì khó có thể thành công mà cần có sự hỗ trợ tích cực
của nhà nước trong chính sách phát triển, qua đó khắc phục những hạn chế, tồn
tại, tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng và minh bạch nhằm khuyến khích các DN
phát triển (Nguyễn Thế Bính, 2013).
1
Tỉnh Nghệ An mặc dù là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung bộ, nhưng
với các trở ngại của DN tại địa phương như công nghệ lạc hậu, đội ngũ cán bộ
quản lý và trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng kém, đặc biệt là thiếu sự liên kết, hợp tác trong hoạt động và
phát triển doanh nghiệp... cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã khiến cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN ở Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế trong thời gian qua, nhiều DN của tỉnh đã không “đủ sức” để đứng vững
trên thị trường, phải chấp nhận thu hẹp sản xuất, hoạt động không hiệu quả
và dẫn đến tình trạng thua lỗ, giải thể DN. Năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 785
DN giải thể, 590 DN chưa giải thể nhưng đã đóng mã số thuế, có 28 DN thông
báo ngừng hoạt động (Hoàng Vĩnh, 2011).
Trong bối cảnh đó, hàng loạt chính sách của Chính phủ và tỉnh Nghệ An đã
được ban hành, bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm góp phần tích cực đưa nền kinh
tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Người lao động, doanh nghiệp
luôn được quan tâm bằng nhiều chính sách hỗ trợ như vay vốn lãi suất ưu đãi
(Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009; Quyết định 433/QĐTTg ngày 4/4/2009; Quyết định 579/QĐ-TTg…), tạo công ăn việc làm, hỗ trợ
mặt bằng (Quyết định 15/2009/QĐ-UBND ngày 15/1/2009 của UBND tỉnh
Nghệ An), hỗ trợ khoa học, kỹ thuật (Quyết định 10/2009/QĐ-UBND ngày
15/1/2009 của UBND tỉnh Nghệ An)… phần nào đã giúp DN đứng vững và
phát triển trên thị trường, làm giảm chênh lệch mức sống giữa các hộ giàu nghèo; an ninh chính trị được giữ vững.
Tuy nhiên, trong quá trình ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
DN đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết. Trên thực tế các
chính sách hỗ trợ chưa thật sự khuyến khích DN phát triển, một bộ phận lớn DN
vẫn không tiếp cận được với chính sách hỗ trợ, hơn nữa đối với các DN tiếp cận
được thì tác động của chính sách đối với sự phát triển DN chưa được đánh giá cụ
thể. Trong quá trình thực hiện, các chính sách còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần
phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Hoài
Nam, 2011). Vì vậy, việc phân tích chính sách hỗ trợ của chính phủ một cách
toàn diện từ khâu hoạch định, thực thi, đến kết quả và tác động là rất cần thiết để
có thể chỉ ra những vấn đề cần hoàn thiện của mỗi chính sách.
Thời gian qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu được công bố
đề cập các vấn đề về chính sách hỗ trợ DN, chính sách kích cầu nền kinh tế và
2
tác động của nó như: i) Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (2001) với
nghiên cứu “Chính sách, pháp luật và một số giải pháp hỗ trợ DNNVV ngoài
quốc doanh”, nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản về phát triển DNNVV,
thực trạng các DNNVV ở Việt Nam và các chính sách liên quan đến vấn đề phát
triển DNNVV ở Việt Nam; chỉ ra được một số tác động của khung khổ chính
sách hiện hành đối với DNNVV và một số kiến nghị đối với việc hoạch định
chính sách; ii) Nguyễn Mạnh Hùng (2012) với đề tài “Tác động của chính sách tài
chính - tiền tệ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam”. Theo
tác giả, chính sách tài chính - tiền tệ là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô có tầm quan
trọng hàng đầu của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chính sách tài chính
tiền tệ không chỉ tác động tới các biến số chủ yếu của nền kinh tế như tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và thất nghiệp,… mà còn trực tiếp tác động tới mỗi chủ thể trong
nền kinh tế; iii) Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với
hoạt động của các doanh nghiệp” của tác giả Đinh Tuấn Minh và cs. (2010)
thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng chính sách hỗ trợ lãi suất 4%, đã giúp các doanh
nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất,
mở rộng đầu tư và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng cho thấy tác động của gói hỗ trợ kinh tế đối với doanh nghiệp
không thực sự lớn. Trong thời gian tới Nhà nước cần có các điều chỉnh về mặt cơ
chế cũng như cách thức thực thi; iv) Chuyên đề nghiên cứu khoa học “Đánh giá
tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam” của Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội (2011), đã tổng hợp các chính sách được ban hành với tên gọi gói kích thích
kinh tế tại Việt Nam, kết quả triển khai và tác động của chính sách đến các doanh
nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời nghiên cứu cũng so sánh các chính sách
hỗ trợ kinh tế của một số nước, phân tích những tồn tại để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam; v) Đỗ Thiên Anh Tuấn (2010), “Bài học từ hỗ trợ lãi
suất”, đã đưa ra một cách tiếp cận vi mô để phân tích hiệu quả của chính sách hỗ
trợ lãi suất 4% vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh trong năm 2009,
qua đó cho thấy không phải ngẫu nhiên mà ít quốc gia áp dụng chính sách này.
Mỗi chính sách của chính phủ đều có những khoảng cách giữa mục tiêu mong
muốn và thực tế đạt được. Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được thì còn
nhiều hệ quả mà ngay khi thiết kế chính sách, người làm chính sách cũng không
thể lường trước hết được, gây tốn kém nguồn lực cho xã hội. Điều đáng lưu ý mà
3
nghiên cứu này đưa ra là chính sách hỗ trợ lãi suất gây ra những mất mát vô ích
mà cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không nhận được; vi) Chad and Cox
(2008), với nghiên cứu Chính sách kinh tế đối với nền kinh tế suy thoái: Các
nguyên tắc thực hiện đối với kích thích tài khóa, Trung tâm Ngân sách và chính
sách ưu tiên (Center on Budget and Policy Priorites) đã đưa ra các nguyên tắc
cần thiết đối với gói kích thích nền kinh tế, trong đó có ba nguyên tắc quan trọng
đó là: kích thích phải đúng lúc, đúng đối tượng và không nên ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế dài hạn. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về
các giải pháp trong khủng hoảng, bao gồm tăng bảo hiểm thất nghiệp, phát các
phiếu mua hàng hay viện trợ của chính phủ là những kích thích hiệu quả. Ngược
lại, việc cắt giảm thuế thu nhập, thuế đánh trên lợi tức vốn hay cổ tức, mở rộng
cắt giảm thuế sau năm 2010 hay các dự án đầu tư cở sở hạ tầng mới là biện pháp
kích thích kém hiệu quả.
Như vậy, các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về quá trình phát
triển DN ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến DN, cũng như tác động của
chính sách đến toàn bộ nền kinh tế, không phân tích chi tiết quá trình triển khai
thực thi, kết quả và tác động của từng chính sách hỗ trợ đến DN, đặc biệt ở tỉnh
Nghệ An.
Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế đã dần phục hồi, nhưng
Chính phủ vẫn ban hành liên tiếp các chính sách nhằm hỗ trợ các DN phát triển
nhanh, mạnh hơn. Để các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ của Chính phủ
được hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trò điều tiết, hỗ trợ tốt cho các DN phát
triển thì việc phân tích chính sách, làm rõ những mặt được và chưa được trong
việc hoạch định, thực thi và mức độ tác động của nó tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN trong thời gian qua là rất cần thiết. Nghiên cứu phân tích các
chính sách hỗ trợ phát triển DN tại tỉnh Nghệ An sẽ là cơ sở quan trọng cho việc
ban hành, thực thi các chính sách hỗ trợ giúp DN ở tỉnh phát triển bền vững trong
các năm tiếp theo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ
khâu hoạch định, thực thi, đến kết quả và tác động, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DN trong tương lai, thúc đẩy phát
triển DN trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.
4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá, làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phân tích chính sách hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DN và các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển DN trên
địa bàn Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DN trên
địa bàn tỉnh Nghệ An trong tương lai.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
- Cơ sở lý luận, phương pháp và các chỉ tiêu phân tích chính sách hỗ trợ
phát triển DN là gì?
- Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển DN ở Nghệ An như thế nào?
- Tác động của chính sách hỗ trợ phát triển DN đến các DN ở Nghệ An ra sao?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính
sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn Nghệ An?
- Để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DN ở tỉnh Nghệ An cần có
những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu mục tiêu, nội dung, thực trạng thực thi, kết
quả và tác động của chính sách hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng
được chọn để khảo sát bao gồm: i) Các chính sách hỗ trợ: lãi suất, giảm, giãn
thuế, KHCN; ii) Các doanh nghiệp trên địa bàn; iii) Cán bộ quản lý ở các cơ quan
hoạch định, thực thi chính sách.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN
được triển khai thực thi có tác động tới nhiều DN ở tỉnh Nghệ An, gồm các lĩnh
vực hỗ trợ: lãi suất, thuế (do Trung ương ban hành) và KHCN (do tỉnh Nghệ An
ban hành).
- Về không gian: Địa bàn được chọn khảo sát là 6 huyện, thị, thành phố
5