Tải bản đầy đủ (.ppt) (6 trang)

Ứng dụng thực tế trong sản xuất khi áp dụng phân tích tương quan và hồi quy để xử lý thống kê số liệu kiểm tra.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.01 KB, 6 trang )

Câu 2
Ứng dụng thực tế trong sản xuất khi áp
dụng phân tích tương quan và hồi quy để
xử lý thống kê số liệu kiểm tra.


Phân tích tương quan trong xử lý thống kê
số liệu kiểm tra.

• Phân tích tương quan là tiến hành phân tích mối liên hệ không
hoàn toàn chặt chẽ giữa nguyên nhân và kết quả. Cứ mỗi giá
trị nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của kết quả.
Ví dụ :
• Mối liên hệ giữa chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm.
Ta thường thấy các sản phẩm cao cấp chất lượng tốt giá thành
sản phẩm luôn cao nhưng không phải những sản phẩm bình
thường có giá thành thấp thì chất lượng kém.


Phân tích tương quan trong xử lý thống
kê số liệu kiểm tra.
• Mối liên hệ giữa số lượng phân bón và năng suất cây trồng. Ta
biết rằng năng suất lúa thì phụ thuộc vào lượng phân bón.
Nhưng ngoài phân bón thì năng suất lúa còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác như lượng mưa, nhiệt độ, sâu
bệnh... Với cùng lượng phân bón trên những thửa ruộng khác
nhau sẽ có năng suất khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng năng
suất lúa trung bình thay đổi theo lượng phân bón, nói cách
khác là phụ thuộc tương quan vào phân bón.



Phân tích hồi quy trong xử lý thống kê số
liệu kiểm tra.
• Trong phân tích tương quan thì ta tiến hành tìm hiểu mức độ
phụ thuộc của biến nguyên nhân - kết quả. Trong phân tích hồi
quy, sau khi đã xác định các biến phụ thuộc nhau, ta sẽ đi tìm
1 hàm theo 1 nghĩa nào đó để biểu diễn biến phụ thuộc ( biến
được giải thích) thông qua các biến độc lập khác ( các biến
giải thích). Sau đó dựa vào hàm này ta sẽ dự báo giá trị của
biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị đã cho của các biến độc lập.
Ví dụ:
• Ta biết rằng hàm lượng chất có trong sản phẩm thực phẩm phụ
thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Ta chỉ có thể đặt vấn đề đi dự
báo hàm lượng chất thông qua điều kiện nhiệt độ, chứ không
thể đặt vấn đề dự báo điều kiện nhiệt độ thông qua hàm lượng
chất có trong sản phẩm thực phẩm . ( Trong phân tích hồi quy,
các biến không có tính chất đối xứng)


Nhiệm vụ của phân tích tương quan và hồi quy
• Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ
• Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan: vai trò
ảnh hưởng của từng nguyên nhân, giải thích sự tồn tại hay
không của mối liên hệ tương quan và kiểm định lại giả thiết và
mô hình hồi quy đã lựa chọn.

Ý nghĩa phân tích tương quan và hồi quy
• Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình
sản xuất, các yêu tố đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả
sản xuất...
• Giúp cho việc nhận thức hiện tượng được sâu sắc, từ đó đề ra

những giải pháp cụ thể.


Ứng dụng thực tế trong sản xuất khi áp dụng
phân tích tương quan và hồi quy
• Kiểm tra các hiện tượng trong quá trình sản xuất, các yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất... từ đó đề
ra những giải pháp cụ thể.
• Áp dụng vào các hệ thống quản lý chất lượng trong công ty,
nhà máy như hệ thống ISO, HACCP; các tiêu chuẩn khác như
SQF, GAP... để kiểm tra chất lượng của sản phẩm, các dây
chuyền sản xuất; đánh giá, phân tích mối nguy hiểm và các
biện pháp kiểm soát.
• Phải tiến hành đánh giá hệ thống chất lượng của công ty
thường xuyên để công nhận và không ngừng cải tiến nâng cao
chất lượng sản phẩm.



×