Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƢ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
----------

LÊ THỊ HƢƠNG

GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: 2012 - 2016

QUẢNG BÌNH, NĂM 2016


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thùy Vân, đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa sư phạm Tiểu
học – Mầm non, Trường Đại Học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào nghề một cách
vững chắc và tự tin.
Kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp của mình.
Đồng Hới, Tháng 5 năm 2016


Tác giả: Lê Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong luận văn là trung thực, đƣợc các tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Đồng Hới, Tháng 5 năm 2016
Tác giả: Lê Thị Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...................................................................................2
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................................................2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................3
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................4
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ............................................................................................... 4
NỘI DUNG .....................................................................................................................5
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀ TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
.........................................................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ......................................5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ....................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................5
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN .............................................................. 6

1.2.1. Khái niệm chung về tình cảm ........................................................................6
1.2.2. Phân loại tình cảm ..........................................................................................6
1.2.3. Khái quát đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................7
1.2.4. Sự phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .........................9
1.2.5. Trò chơi đóng vai theo chủ đề......................................................................11
1.2.6. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo .........18
1.2.7. Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi về lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ
năng xã hội đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................... 22
1.2.8. Cơ hội hình thành và bồi dƣỡng tình cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông
qua các trò chơi ĐVTCĐ .......................................................................................23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5
- 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở
TRƢỜNG MẦM NON NAM LÝ ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH ........................... 28
2.1. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................ 28


2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI
THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM
NON NAM LÝ - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH ....................................................30
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục tình cảm đối với sự phát
triển nhân cách của trẻ............................................................................................ 30
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về mức độ ảnh hƣởng của trò chơi đóng vai theo
chủ đề đến quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo ......................................31
2.2.3. Biểu hiện khả năng nhận biết và thể hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua các trò chơi ĐVTCĐ ................................................................ 33
2.2.4. Hình thức và biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua trò chơi ĐVTCĐ .............................................................................................. 38
2.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi qua các trò chơi ĐVTVCĐ ..........................................................................41

2.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ
thông qua trò chơi ĐVTCĐ....................................................................................44
2.2.7. Một số đề xuất của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tình
cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. ........................... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 47
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÌNH
CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON .........................................48
3.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .....................................................................................48
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐVTCĐ NHẰM GIÁO DỤC
TÌNH CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ..........................................................................49
3.2.1. Nâng cao nhận thức, năng lực và tăng cƣờng vai trò hƣớng dẫn của giáo
viên khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ..........................................................................49
3.2.2. Tạo các tình huống chơi mang tính có vấn để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể
hiện cách cƣ xử đẹp ................................................................................................ 51
3.2.3. Cho trẻ thử nghiệm nhiều vai chơi khác nhau .............................................51
3.2.4. Cho trẻ tự nhận xét và nhận xét bạn cùng chơi về các cách thể hiện xúc
cảm, tình cảm khác nhau ........................................................................................52
3.2.5. Hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thƣơng đối với những ngƣời xung
quanh thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề ...............................................52
3.2.6. Tăng cƣờng các mối quan hệ giữa gia đình trƣờng mầm non và xã hội. .........53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 54


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................55
1. KẾT LUẬN............................................................................................................55
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 58



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Kí hiệu, chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

GDMN

Giáo dục mầm non

2

ĐVTCĐ

Đóng vai theo chủ đề

3

MN

Mầm non

4

MG


Mẫu giáo

5

MGL

Mẫu giáo lớn

6

MGN

Mẫu giáo nhỡ

7

MGB

Mẫu giáo bé


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT

Tên bảng / biểu đồ

Tên bảng / biểu đồ
BIỂU
ĐỒ


2.1
2.2
2.1

Nhận thúc về vai trò của giáo dục tình cảm đối với hình
thành nhận thức của trẻ
Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đến quá trình giáo dục tình
cảm của trẻ
Vai trò của các chủ đề chơi đối với giáo dục tình cảm
cho trẻ

Trang
30
31
32

Khả năng nhận biết về xúc cảm, tình cảm của trẻ trong
2.2

MQH thực, MQH chơi khi tham gia các trò chơi đóng

34

vai theo chủ đề
Khả năng thể hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ trong
BẢNG

2.3

MQH Thực, MQH chơi khi tham gia vào các trò chơi


36

ĐVTCĐ
2.4
2.5
2.6
2.7

Khả năng thể hiện xúc cảm tình cảm của trẻ qua trò chơi
ĐVTCĐ
Các hình thức tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục
tình cảm cho trẻ
Biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục tình
cảm cho trẻ.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục tình cảm
cho trẻ

38
39
40
41


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trẻ em là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của mỗi dân tộc,
đất nƣớc. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình trẻ mà còn
là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong các nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ thì giáo
dục tình cảm xã hội là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng vì nó ảnh đến các

mặt giáo dục khác. Tình cảm của trẻ có ảnh hƣởng đến cách nhìn nhận, thái độ của trẻ
với mọi ngƣời xung quanh và với chính bản thân trẻ. Hơn nữa đối với trẻ mà nói việc
hình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ thực tế, nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học cho thấy trong những năm
đầu của cuộc dời đứa trẻ có hệ thần kinh mềm dẻo, non yếu và dễ uốn nắn. Do đó thời
gian này rất thuận lợi cho việc hình thành những nét cơ bản của cá tính và biểu hiện
cảm xúc nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý nhân cách con ngƣời.
Giáo dục tình cảm là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ. Mục tiêu giáo
dục tình cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non nhằm hƣớng tới hình thành và phát triển những
xúc cảm tình cảm tốt đẹp cho trẻ đối với mọi ngƣời xung quanh, nhằm hình thành
nhân cách con ngƣời ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo,
qua chơi trẻ đƣợc phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi trẻ có
thêm nhiều cơ hội khám phá môi trƣờng xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả
năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tƣởng tƣợng… của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều
nhà giáo dục đã gọi: “trò chơi là trƣờng học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi nhƣ cần ăn
no, mặc êm, cần đƣợc yêu thƣơng. Trò chơi nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ mà không có gì có
thể thay thế đƣợc.
Nhƣ vậy, trƣờng mầm non là môi trƣờng thuân lợi nhất để trẻ phát triển.ở đây
trẻ không những đƣợc chăm sóc đƣợc trò chuyện tiếp xúc với bạn bè,cô giáo mà còn
đƣợc vui chơi để thoả mãn ƣớc muốn làm ngƣời lớn với khả năng thực lực của mình.
Trong khi chơi đứa trẻ học cách sử dụng đồ vật, đồ chơi do con ngƣời sáng tạo ra. Học
những quy tắc ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội tức là trẻ học cách làm ngƣời.
Trẻ mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi nhƣ trò chơi đóng vai theo chủ
đề, trò chơi đóng kịch, các trò chơi có luật…Mỗi loại trò chơi đều có tác dụng phát
triển một mặt nhất định của trẻ. Nhƣng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ
đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trƣng trong trò chơi,trong
đời sống tâm lý, tình cảm của trẻ mẫu giáo.
Tại sao trẻ mẫu giáo thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, bởi qua chơi trẻ
đƣợc hòa nhập vào các mối quan hệ trong xã hội, trẻ hiểu đƣợc bản thân mình và dầ
hát triển tình cảm tích cực giữa trẻ và bạn chơi. Từ những mối quan hệ yêu thƣơng gần

1


gũi giữa các vai chơi, ngƣời chơi. Trẻ phát triển tình cảm của mình một cách tự nhiên,
tích cực hơn. Do vậy trò chơi nói chung và việc phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng thực sự cần thiết cho trẻ.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở các trƣờng mầm non chƣa khai thác đƣợc hết vai
trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tình cảm, xúc cảm cho trẻ
mẫu giáo.Vậy vấn đề cấp thiết là phải tăng cƣờng giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đềvà cần phải có sự hƣớng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để tạo cho trẻ
cảm giác thoải mái, hứng thú, có nhƣ vậy chúng ta mới thực sự tạo cho trẻ niềm vui,
niềm hạnh phúc trong hoạt động vui chơi để từ đó phát triển nhân cách nói chung, đời
sống tình cảm nói riêng.
Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của mình tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài :“Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
các trò chơi đóng vai theo chủ đề”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đề xuất một số biện
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua các trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trƣờng mầm non.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu.
- Trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trƣờng MN Nam Lý – Đồng Hới.
- Giáo viên trƣờng MN Nam Lý – Đồng Hới.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai
theo chủ đề ở trƣờng Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – Quảng Bình.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng đƣợc biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ phù hợp với trẻ Mẫu

giáo 5 – 6 tuổi thì trò chơi ĐVTCĐ sẽ thực sự trở thành phƣơng tiện phát triển tình
cảm có hiệu quả đối với trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và việc giáo dục tình cảm cho
trẻ cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ.
- Khảo sát, phân tích thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng Mầm non.

2


- Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát giáo dục tình
cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trƣờng Mầm non.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Thực hiện nghiên cứu trên 30 trẻ ở 2 lớp: MGL A 15 trẻ và ở lớp MGL B 15
trẻ. Trƣờng Mầm non Nam Lý - TP Đồng Hới - Quảng Bình.
- Khách thể điều tra: 20 Giáo viên ở Trƣờng Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - Quảng
Bình (12 giáo viên lớp MGL, 4 giáo viên MGN, 4 giáo viên MGB)
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình
cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trƣờng Mầm non Nam Lý.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu từ 16/01 đến tháng 5/2016
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống
hoá những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phƣơng pháp quan sát
Dự giờ, quan sát và ghi chép lại cách tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ở trƣờng mầm
non. Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên
nhằm phát triển tình cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét
Sử dụng phiếu điều tra Ankét để tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ
nhằm giáo dục tình cảm cho trẻ 5– 6 tuổi ở Trƣờng Mầm non.
7.2.3. Phƣơng pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên về một số vấn đề về sự phát triển tình cảm, xúc cảm của
trẻ.
Đàm thoại với trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu về biểu hiện tình cảm của trẻ.
7.2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức trò chơi
ĐVTCĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng một số phép thống kê để xử lý thông tin thu thập đƣợc trong quá trình
nghiên cứu nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài.

3


8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và sự phát triển tình cảm
của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình cảm của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trƣờng Mầm non Nam Lý.
- Xây dựng đƣợc một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển
tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
9. CẤU TRÖC ĐỀ TÀI
Khóa luận gồm các phần:

Mở đầu
Chƣơng 1. Một số vấn đề lí luận về sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi và trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua
các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trƣờng Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – Quảng
Bình.
Chƣơng 3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Kết luận và kiến nghị.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀ TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Tâm lý học trẻ em là một khoa học chuyên nghiên cứu về sự hình thành và phát
triển tâm lý trẻ em. Từ khi tâm lý học mầm non ra đời cho đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về nhân cách và chức năng tâm lý của trẻ trong độ tuổi mầm
non. Trong đó, lĩnh vực giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong những lĩnh vực đƣợc
nhiều nhà tâm lý học trong nƣớc và ngoài nƣớc tiếp cận, tìm hiểu nghiên cứu, cụ thể
Ở nƣớc ngoài với quan điểm trò chơi là niềm vui sƣớng của tuổi thơ là phƣơng
tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Theo J. A. Kômenxki “trò chơi là hoạt động cần thiết
là phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ”. Bên cạnh đó, vấn đề hình thành thói quen
về biểu hiện xúc cảm, tình cảm cho trẻ cũng đƣợc các nhà khao học quan tâm và đề
câp đến trong một số công trình nghiên cứu theo một số khía cạnh khác nhau nhƣ
Nghiên cứu về tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo, về năng lực hoạt động và

sự ảnh hƣởng của quá trình đến sự phát triển tình cảm tâm lý của trẻ, đặc biệt là hình
thành nhân cách tốt cho trẻ. Các công trình nghiên cứu nhƣ:
A.N.Leonchiev với: Cuốn sách Sự phát triển tâm lý trẻ em.
L.X Vƣgôtxki với: Sự phát triển chức năng tâm lý cao cấp.
Đ.B. Elconhin với: Tâm lý học trò chơi.
H.Wallon với: Những nguồn gốc tính cách trẻ em.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc giáo
dục trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nhƣ:
Nguyễn Thị Nhất, Nguyễn Khắc Viện với: Tâm Lý trẻ em
Nguyễn Ánh Tuyết với: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em, giáo dục trẻ mẫu
giáo trong nhóm bạn bè.
Nhiều tác giả khác nhƣ Đỗ Mộng Liên, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trƣơng Kim
Oanh, Lê Thị Hòa...Đã biên soạn các hoạt động vui chơi và cách tổ chức trò chơi đóng
vai theo chủ đề nhằm giáo dục tình cảm cho trẻ ở trƣờng mẫu giáo.
Trần Trọng Thủy với: Sự phát triển nhân cách của trẻ.
Có thể nói rằng có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý đến vấn đề nhằm
giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Họ đã chỉ ra tiềm
năng của trí tuệ, cảm xúc, tình cảm của trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ. Tuy nhiên
chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc giáo dục tình cảm thông qua trò chơi
5


ĐVTCĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. Do đó bản thân tôi thực hiện đề tài này không ngoài
mong muốn góp phần nhỏ công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả giáo
dục tình cảm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm chung về tình cảm
Là thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với những sự vật,hiện tƣợng
của hiện thực khách quan, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ giữa nhu cầu

và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cấp cao của sự phát triển các qúa
trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.
Nó còn đƣợc phân thành hai dạng, tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. Tình
cảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu sinh vật của cơ
thể (nhƣ nhu cầu về mặt sinh học)
Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầu
mang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con ngƣời đối với những mặt khác
nhau của đời sống xã hội.
1.2.2. Phân loại tình cảm
*Tình cảm trí tuệ
Là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, liên quan đến sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thúc của con ngƣời nhƣ: ham học hỏi, tìm
hiểu, nhạy cảm với cái mới.
- Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui,
hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc
cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại
củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
* Tình cảm đạo đức
Là loại tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đạo
đức của con ngƣời biểu hiện thái độ của con ngƣời đối với các yêu cầu đạo đức, hành
vi đạo đức (tình mẫu tử,tình bạn bè...)
Do lĩnh hội đƣợc ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao
tiếp với mọi ngƣời; do các thói quen nếp sống tốt đƣợc gia đình, các lớp mẫu giáo xây
dựng cho trẻ...Trẻ ý thức đƣợc nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi
ngƣời.
* Tình cảm thẩm mỹ
Là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ nhu cầu vế cái đẹp nó biểu
hiện thái độ thẩm mỹ của con ngƣời đối với hiện thực xung quanh. Trẻ biểu hiện rõ
nhƣ sau:


6


Rất thèm khát sự trìu mến yêu thƣơng đồng thời lo sợ trƣớc những thái độ thờ
ơ lạnh nhạt của những ngƣời xung quanh đối với mình. Trẻ vui mừng khi đƣợc yêu
thƣơng, đau buồn khi bị ghét bỏ. Trẻ bộc lộ tình cảm đối với ngƣời xung quanh:
Đối với ngƣời thân: Trẻ thƣờng thể hiện sự quan tâm thông cảm với họ, tré
muốn làm một việc gì đó để an ủi chăm sóc họ.
Đối với bạn bè: Trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, biết đoàn kết thƣơng
yêu. Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trƣờng xung quanh
Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia
đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn
của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những ngƣời xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ,
óc thẩm mỹ phát triển.
1.2.3. Khái quát đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Do sự tăng trƣởng đáng kể về thể chất, sự phong phú về đời sống xã hội cũng
nhƣ hoạt động, trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đã đạt đƣợc mức độ phát triển phong phú
về nhiều mặt của chức năng tâm lý nhƣ: cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣởng, chú ý,
trí nhớ, ngôn ngữ, ý chí, xúc cảm, tình cảm.
*Cảm giác, tri giác
Những thuộc tính và quan hệ bên ngoài của sự vật hiên tƣợng đƣợc trẻ tiếp
nhận chính xác hơn, giúp cho việc định hƣớng vào thế giới xung quanh thuận lợi hơn.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu khảo sát và mô tả đối tƣợng có trình tự và tỉ mỉ hơn
cùng với khả năng tri giác có chủ định (khả năng quan sát đối tƣợng)
Trẻ có thể phân phối chú ý vào 2 - 3 đối tƣợng cùng một lúc tuy nhiên thời gian
phân phối chú ý chƣa bền vững.
Sự phân tán chú ý của trẻ trong giai đoạn này vẫn còn thể hiện mạnh mẽ, nhiều
khi trẻ không tự chủ đƣợc do đó cô giáo cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.
Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học.
*Tư duy

Để đáp ứng nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo lớn cho nên
bên cạnh việc phát triển tƣ duy trực quan hình tƣợng vẫn cần phát triển một tƣ duy
trực quan hình tƣợng mới đó là tƣ duy trực quan – sơ đồ là yếu tố đầu tiên làm bậc
đệm để phát triển tƣ duy cao hơn.
*Tưởng tượng
Các hoạt động tƣởng tƣợng đã dần dần tách khỏi đồ vật hiện có, nội dung tƣởng
tƣợng phong phú hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ vì trẻ đã có sự tiếp xúc nhiều hơn với
thế giới bên ngoài. Chuyển từ tƣởng tƣợng tái tạo sang tƣởng sáng tạo đƣợc thể hiện rõ
nhất trong các hoạt động mang tính sáng tạo nhƣ: vẽ, nặn, chơi xây dựng…Trẻ có khả
năng hành động theo ý đồ, định hƣớng của mình.
7


Cuối tuổi mẫu giáo trí tƣởng tƣợng sáng tạo của trẻ đƣợc phát triển khá mạnh
với sự hỗ trợ đắc lực của tri giác. Nếu trẻ có khả năng quan sát tốt sự vật và hiện tƣợng
xung quanh thì quá trình tƣởng tƣợng nhất là tƣởng tƣợng sáng tạo sẽ phát triển thuận
lợi, bởi tri giác là nguồn cung cấp chất liệu cho hoạt động của trí tƣởng tƣợng sáng tạo.
*Chú ý
Chú ý không chủ định chiếm ƣu thế, chú ý có chủ định đang đƣợc phát triển do
trẻ đã xác định đối tƣợng cần chú ý, biết đặt ra mục đích cho sự chú ý của mình, biết
hƣớng ý thức của mình vào đối tƣợng để phục vụ cho mục đích của hoạt động. Khả
năng phân phối, sức tập trung, sự di chuyển của chú ý đều tăng lên đặc biệt là đối với
những đối tƣợng hấp dẫn, sinh động.
*Trí nhớ
Đặc trƣng trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan, máy móc và không chủ
định. Tuy nhiên, vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bƣớc biến đổi về chất
đó là trí nhớ có chủ định xuất hiện và phát triển. ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển trí nhớ có chủ định của trẻ 5 - 6 tuổi, nhờ đó mà trẻ nắm
đƣợc tên và hiểu đƣợc ý nghĩa của sự vật, hiện tƣợng cần nhớ, đặt mục đích và tìm
phƣơng tiện giúp ghi nhớ và nhớ lại những điều cần nhớ.

*Ngôn ngữ
Ở giai đoạn lứa tuổi này sự phát triển ngôn ngữ diễn ra với tốc độ nhanh cả về
ngữ âm, ngữ pháp, ngữ điệu, vốn từ, cấu trúc ngữ pháp, hầu hết trẻ đã biết sử dụng
thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày để giao tiếp, khả năng ngôn ngữ của
trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ. Vốn từ của
trẻ phong phú, trẻ hiểu đƣợc một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi cảm
và những từ có nghĩa đối lập nhƣ to đùng, bé xíu...chính ngôn ngữ mạch lạc là phƣơng
tiện làm cho tƣ duy của trẻ phát triển lên một bƣớc mới đó là sự nảy sinh các yếu tố
của tƣ duy logic, nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển tâm lý nói chung, tƣ duy của trẻ nói
riêng đƣợc nâng lên một trình độ mới cao hơn.
Tuy nhiên, khả năng ngôn của từng cá nhân trẻ ở độ tuổi này vẫn còn có sự
khác biệt lớn về mức độ phong phú của từ, về cách diễn đạt lệch lạc, nói đúng ngữ
pháp và thể hiện lời nói đúng với hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy cô giáo cần chú ý cung
cấp vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ.
*Ý chí
Do có khả năng làm chủ đƣợc nhiều hành vi và đƣợc ngƣời lớn giao cho nhiều
việc nhỏ vì vậy mà trẻ đã xác định đƣợc mục đích của hành động, dần dần tách động
cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng kiểm soát, điều
khiển, điều chỉnh hành vi của trẻ tốt hơn so với lứa tuổi trƣớc. Tính kế hoạch cũng bắt
8


đầu xuất hiện tinh thần trách nhiệm, bổn phận…đƣợc hình thành và đƣợc trẻ ý thức
từng bƣớc một.
*Xúc cảm, tình cảm
Tiếp nối những đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi, xúc cảm, tình cảm của trẻ 5 - 6 tuổi
đa dạng, phong phú, ổn định và sâu sắc hơn: Các sắc thái tình cảm đƣợc biểu hiện đa
dạng hơn với nhiều đối tƣợng khác nhau theo mức độ phong phú, phức tạp tăng dần
của các mối quan hệ giao tiếp (với ngƣời thân, ngƣời lạ, cô giáo, bạn bè...), tuy tình
cảm có ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi nhƣng đặc tính chung vẫn là dễ hình thành, dễ

thay đổi, dễ dao động và mang tính tình huống các loại tình cảm cấp cao (tình cảm trí
tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ…) đều phát triển.
1.2.4. Sự phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Trong lứa tuổi ấu nhi cũng nhƣ lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cả
các mặt trong các hoạt động tâm lý của đứa trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi MGL thì đời sống
tình cảm của trẻ có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với
các lứa tuổi trƣớc đó, sự phát triến xúc cảm, tình cảm của trẻ có các biểu hiện nhƣ sau:
Tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con ngƣời và cảnh vật xung quanh.
Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái ở trẻ. Tuy nhiên, ở những đứa
trẻ sống trong một hoàn cảnh bất lợi, lại chịu ảnh hƣởng của lối giáo dục sai lầm thì
cũng dễ nãy sinh tính ích kỉ, tham lam, độc ác và những tình cảm tiêu cực khác cho dù
đó chỉ là những biểu hiện rất bột phát. Ở thời điểm mà nhân cách vừa mới bắt đầu
đƣợc hình thành thì những dấu ấn không đẹp vẫn có thể để lại di chứng cho các giai
đoạn phát triển sau này, vì vậy cần phải uốn nắn ngay.
Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn đƣợc thể hiện ra ở nhiều mặt đời
sống tinh thần của trẻ (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ). Các loại tình cảm này nếu đều ở một
thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ. Tình yêu cái đẹp
trong thiên nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật thực chất đó là tình cảm đƣợc khêu
gợi lên bởi những cảm xúc về cái đẹp của con ngƣời, của tình ngƣời. Trẻ MGL biết
rung cảm khá nhạy bén trƣớc những cái đẹp trong thế giới xung quanh. Có thể nói đây
là thời kì phát triển những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm tích cực, đều này
sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với con ngƣời
và cảnh vật xung quanh, kích thích trẻ làm những điều tốt lành đem lại niềm vui cho
mọi ngƣời.
Quan sát trong cuộc sống hằng ngày chúng ta dễ nhận thấy trẻ MG đặc biệt là
từ 4 tuổi trở đi, dễ vui sƣớng, ngỡ ngàng khi nhìn thấy những vẻ đẹp tƣởng chừng nhƣ
đơn giản của một bông hoa đang nở hay của một bản nhạc du dƣơng...Trẻ nhận thức
thế giới và tỏ thái độ với những sự vật xung quanh mình thƣờng là những xúc cảm
9



thẩm mĩ này. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ mang lại một hiệu
quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, khó có gì có thể so sánh
nổi. Thông qua giáo dục thẩm mĩ mà giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạo
đức cho trẻ. Nhƣ vậy trong tình cảm đạo đức chứa đựng tình cảm thẩm mĩ có thể gọi
chung đó là tình cảm thẩm mic đạo đức. Đây cũng là một mặt phát triển khá mạnh ở
trẻ MGL có khả năng thúc đẩy các mặt khác cùng phát triển theo. Có thể nới cái đẹp là
dòng suối nuôi dƣỡng lòng tốt và trí thông minh. Chính vì vậy mà trong giáo dục tình
cảm cho trẻ MGL cần tạo ra cho trẻ môi trƣờng không chỉ tiện lợi để kích thích các
mặt hoạt động của trẻ mà còn là môi trƣờng tạo dựng cái đẹp. Từ đồ dùng, đồ chơi,
việc trang trí lớp học, cách xƣng hô...Tất cả đều cần đƣợc cô giáo quan tâm sao cho
thật đẹp mắt để dễ gợi lên ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ, đạo đức. Hơn thế nữa cô giáo
không nhất thiết sử dụng những cái đẹp xung quanh cho trẻ cảm thụ mà còn tạo ra cái
đẹp và khuyến khích các cháu làm ra cái đẹp. Điều quan trọng hơn nữa là ngƣời lớn
cần nuôi dƣỡng trẻ em những nhu cầu muốn làm cho mình trở nên đẹp (trong nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ và trong sinh hoạt hằng ngày) để đem lại niềm vui cho ba mẹ, cho cô
giáo, cho bạn bè và những ngƣời xung quanh.
Sự phát triển “tính hợp lí” trong tình cảm của trẻ MG không chỉ thể hiện ở thái
độ với ngƣời lớn mà còn ở thái độ với bản thân mình. Sự lĩnh hội các chuẩn mực đạo
đức, các quy tắc ứng xử, sự hình thành ý thức lở lứa tuổi MG bắt đầu gây ra niềm vui
sƣớng tự hào, nổi đau khổ, xấu hổ ngay khi chỉ có một mình trẻ mà không có sự ghóp
mặt của ngƣời lớn. Trong lứa tuổi này, những biểu hiện bên ngoài của tình cảm cũng
đƣợc biến đổi căn bản. Thứ nhất là vì đứa trẻ biết kiềm chế những biểu hiện mạnh mẽ
và đột ngột trong tình cảm của mình. Thứ hai là vì trẻ nắm đƣợc hình thức thể hiện sắc
thái tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cƣời, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...Dần dần
trẻ đã điều khiển đƣợc những xúc cảm bột phát đó, không những chỉ cố nén trong
những trƣờng hợp cần thết mà đôi khi trẻ còn biết sử dụng tình cảm của mình tác động
tới những ngƣời xung quanh nhằm thông báo cho họ biết thái độ của mình về một việc
gì đó.
Tình cảm của trẻ không những bộc lộ với những ngƣời thân thích hay các nhân

vật trong truyện mà còn đối với cả những con vật, sự vật, đồ vật và cả hiện tƣợng thiên
nhiên. Trẻ thƣờng gán cho chúng những sắc thái cúc cảm của con ngƣời, xót thƣơng
cho một cây hoa bị vặt trụi lá, thƣơng cho con chim nhỏ bị ƣớt mƣa...Dƣờng nhƣ ở đâu
trẻ cũng thấy tình ngƣời.
Từ những biểu hiện của sự phát triển tình của trẻ 5 – 6 tuổi nêu trên, chúng ta
có thể nhận định rằng: đời sống tình cảm của trẻ MGL phát triển khá mãnh liệt, nổi bật
lên là sự đồng cảm (dễ cảm thông và sẵn sàng chia sẽ niềm vui, nổi buồn với ngƣời
10


khác) và tính dễ xúc cảm (nhạy cảm với những rung động của ngƣời khác) đối với con
ngƣời cũng nhƣ cảnh vật xung quanh. Đây là một thời điểm giáo dục thuận lợi lòng
nhân ái cho trẻ MGL.
1.2.5. Trò chơi đóng vai theo chủ đề.
1.2.5.1. Khái niệm chung về trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ
Trò chơi ĐVTCĐ hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tƣợng trƣng độc đáo,
mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Đây là một hoạt
động chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng và
phát triển nhân cách.
Khi trẻ lên ba tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mình
với ngƣời khác trong cộng đồng nhỏ. Mối quan hệ giữa trẻ em với ngƣời lớn mang
tính chất mới (hoạt động cùng nhau đƣợc thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ
độc lập theo lời chỉ dẫn của ngƣời lớn). Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng lứa tuổi đƣợc
hình thành. Trẻ bắt đầu để ý và bắt chƣớc ngƣời lớn về mọi mặt. Trẻ muốn tự khẳng
định mình bằng cách tập làm ngƣời lớn. Nhƣng trên thực tế, trẻ chƣa có đủ năng lực,
kỹ năng kỹ xảo, cần thiết với những công việc của ngƣời lớn. Mâu thuẫn diễn ra gay
gắt giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng của trẻ ba tuổi.
Trò chơi ĐVTCĐ ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vƣờn trẻ
giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của
ngƣời lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng đƣợc sống

nhƣ ngƣời lớn.
Trong trò chơi trẻ đƣợc phân những vai khác nhau nhƣ vai bác sỹ - bệnh nhân,
vai cô giáo - học sinh, vai mẹ con, vai ngƣời bán hàng - ngƣời mua hàng…
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em mô
phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống ngƣời lớn trong xã hội bằng việc nhập vào
các vai, tức là ƣớm mình vào một ngƣời nào đó để hành động theo chức năng của họ
trong mối quan hệ xã hội. Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một
mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ
giữa ngƣời lớn với nhau trong xã hội, cách cƣ xử, hành vi ứng xử, văn minh đƣợc trẻ
em quan tâm và trở thành đối tƣợng hành động của chúng.
1.2.5.2. Cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo
Trò chơi cuộc sống của ngƣời lớn, tại sao trẻ em, nhất là trẻ MG lại thích trò
chơi, trẻ muốn tự mình làm mọi việc nhƣ ngƣời lớn, bắt đầu từ đây mà hoạt động vui
chơi, trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ
MG, nhƣng đó là cấu trúc tƣơng đối phức tạp. Việc phân tích cấu trúc trò chơi này cho
thấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu của trẻ MG.
11


Cấu trúc trò chơi đóng vai theo chủ đề gồm có:
* Chủ đề và nội dung chơi
Trò chơi đóng vai theo chủ đề đã phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng
với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực đƣợc phản ánh vào trò
chơi coi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn mầu,
muôn vẻ.
Cụ thể nhƣ: Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện, chủ
đề dạy học…Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của
trò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Số lƣợng chủ đề chơi của trẻ đƣợc tăng
dần cùng với sự phát triển của chúng.
Chủ đề chơi đƣợc phát triển không chỉ theo số lƣợng mà còn đƣợc phức tạp hoá

dần và đƣợc mở rộng ra. Chẳng hạn cũng là trò chơi theo chủ đề sinh hoạt gia đình,
nhƣng ở trẻ MGB thƣờng chỉ thể hiện rất đơn giản nhƣ: Mẹ cho con ăn, mẹ bế con,
cho con ngủ, còn đến MGN – MGL không chỉ dừng ở quan hệ mẹ con mà còn mối
quan hệ với những nhân vật khác nữa: Mẹ đƣa con đi học gặp cô giáo, mẹ đƣa con đi
siêu thị, mẹ đƣa con đi khám bệnh, đi chơi công viên. Nhƣ vậy cùng một chủ đề chơi
nhƣng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống, ở
lứa tuổi sau thì càng sâu sắc, phong phú hơn lứa tuổi trƣớc.
Chính vì thế bên cạnh các chủ đề chơi ta phải chú ý đến mặt nội dung chơi. Nội
dung của trò chơi là những hoạt động của ngƣời lớn mà đứa trẻ nhận thức đƣợc và
phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hoạt động của ngƣời lớn với các đồ vật,
mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, những yếu tố đạo đức thẩm mỹ.
Chẳng hạn, trò chơi: “Lái tàu hoả” ở các độ tuổi khác nhau thì diễn ra khác
nhau. Với MGB chỉ dừng lại ở chỗ bắt trƣớc hành động của ngƣời lái tàu, ngƣời đi tàu.
Nổi lên ở đây là hành động thực của ngƣời lớn với các đối tƣợng mà trẻ bắt trƣớc
đƣợc. Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của
MGB. Cùng với trò chơi này ở MGL thì nổi bật lên hàng đầu là mối quan hệ xã hội,
giữa những ngƣời trên tàu hoả: ai là ngƣời lái tàu, ai là nhân viên trên tàu, ai là hành
khách và quan hệ của họ ra sao…Bên cạnh đó trẻ còn quan tâm đến những mối quan
hệ bên trong nhƣ về mặt tình cảm, đạo đức của những mối quan hệ đó.
Chính vì vậy với nội dung trò chơi ta cần phải xem xét khía cạnh tích cực hay
tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo bởi lẽ đời sống xã hội ngƣời lớn hết sức
phong phú và phức tạp. Bên cạnh những việc tốt, ngƣời tốt còn có bao yếu tố tiêu cực
xen lẫn vào. Điều này cũng đƣợc phản ánh nhạy bén vào trò chơi của trẻ em. Nếu
không quan tâm giáo dục thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực nhƣ: say rƣợu, bố
mẹ cãi nhau hoặc cảnh đánh chửi nhau…
12


Vai trò của ngƣời giáo dục không những giúp trẻ có đƣợc những chủ đề chơi
ngày càng phong phú, rộng lớn mà còn giúp trẻ nắm đƣợc những hành động của ngƣời

lớn trong cuộc sống thực, hiểu đƣợc những mối quan hệ qua lại giữa ngƣời lớn trong
xã hội theo chức năng của mỗi ngƣời và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt đƣợc cái
xấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai trong những quan hệ ấy, nhằm giúp trẻ tái tạo đƣợc cái
hay, cái đẹp trong mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chƣớc hành vi sai trái thô
bạo mà trong xã hội vẫn còn tồn tại.
* Vai chơi và hành động chơi
Nhƣ chúng ta đã biết, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện là để thoả mãn
nhu cầu của trẻ muốn đƣợc giống ngƣời lớn. Trong thực tế, trẻ chƣa thực hiện một
chức năng xã hội của một ngƣời nào đó mà trẻ đã trông thấy bằng cách nhập vào một
vai tức là ƣớm mình vào vị trí của ngƣời lớn và bắt chƣớc hành động của ngƣời đó, vai
chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Đóng vai có nghĩa là tái tạo hành động
của một ngƣời lớn với đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những ngƣời
xung quanh. Trong vui chơi trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một ngƣời nào đó,
thƣờng là chức năng mang tính chất nghề nghiệp nhƣ lái xe dạy học, chữa bệnh, bán
hàng… Đây chính là con đƣờng để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của ngƣời lớn xung
quanh.
Muốn trở thành một vai trò trong trò chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thực
hiện hành động của vai đó. Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, ngƣời bán hàng là phải
biết bán hàng… Những hành động này phải xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ đã
trông thấy trong cuộc sống đời thực hay nghe kể lại, nhƣng thao tác của hành động lại
phụ thuộc vào đồ chơi. Chẳng hạn trong trƣờng hợp trẻ lấy gậy thay cho con ngựa, khi
đó thao tác của trẻ phải phù hợp với cái gậy chứ không phải là con ngựa. Điều này
chứng tỏ hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế.
Vai chơi trong trò chơi, quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của
trẻ đối với bạn cùng chơi.
Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống nhƣ hành
động của ngƣời lớn, bởi vì mục đích của hành động chơi không nhằm vào kết quả mà
nhằm vào chính quá trình chơi. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tác
đúng kỹ thuật mà chỉ cần phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát.
Chính tính khái quát mang tính ƣớc lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiến

hành trò chơi trong các điều kiện các đồ chơi khác nhau. Ví dụ: Khi làm đoàn tàu trẻ
có thể dùng ghế xếp thành dãy mà cũng có thể dùng nhiều khối gỗ xếp thành hàng…
*Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi
13


Trò chơi là một hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ MG, trong đó có hai
mối quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng tham gia trò chơi đó là quan hệ thực và quan
hệ chơi.
Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi
theo một chủ đề nhất định mô phỏng lại mối quan hệ của ngƣời lớn trong xã hội nhƣ
quan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán
trong trò chơi bán hàng…Đó là những quan hệ đƣợc trẻ quan tâm và trở thành đối
tƣợng hành động của chúng.
Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là những
ngƣời cùng tham gia vào trò chơi, những ngƣời bạn cùng thực hiện một cộng việc
chung, trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phân
vai, thoả thuận với nhau về quy tắc, hành vi của vai này, vai nọ và giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong quá trình chơi.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của ngƣời
lớn và là phƣơng tiện định hƣớng cho trẻ em vào những mối quan hệ ấy. Trong đó trò
chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ đƣợc hiện ra rõ rệt. Việc thực hiện hành động
của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau, sức sống của trò
chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra đƣợc những mối quan hệ giữa các vai. Đó
chính là bản chất xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Trò chơi của trẻ đó chính là cái xã hội ngƣời lớn thu nhỏ lại và cũng chứa đầy
những mối quan hệ phức tạp. Những mối quan hệ xã hội đƣợc mô phỏng vào trò chơi
có một đặc điểm đáng lƣu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai, buộc trẻ
phải tuân theo nhƣ là những quy tắc xã hội (luật chơi), chơi nhƣ thế đứa trẻ tự nguyện
chấp nhận những chuẩn mực của cuộc sống xã hội, của những quan hệ giữa ngƣời lớn

với nhau, giữa trẻ em với ngƣời lớn, giữa trẻ với trẻ…Chẳng hạn khi chơi trò chơi
“bán hàng” ngƣời mua phải trả tiền (dù tiền chỉ là mảnh giấy nhỏ) mới đƣợc lấy hàng,
vì nếu không tuân theo luật lệ ấy thì bị coi là đồ ăn cắp. Nhƣ vậy luật lệ hành động của
các vai đƣợc nảy sinh từ các mối quan hệ đƣợc xác lập giữa những đứa trẻ tham gia
vào trò chơi. Những trò chơi theo nhóm nhƣ vậy làm bộc lộ lên những mối quan hệ xã
hội rõ ràng và hành vi của trẻ phải phục tùng các luật lệ do các mối quan hệ đó quy
định sự phát triển đó là điều kiện quan trọng nhất để nhận biết chính nguyên lý của
luật chơi và đó cũng là cơ sở làm nảy sinh ra bản thân: “Trò chơi có luật”.
* Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
Để một buổi hoạt động vui chơi đƣợc tiến hành đúng luật có kết quả tốt trƣớc
hết phải có đồ chơi, có 2 loại đồ chơi:

14


Một loại là do ngƣời lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực, nhƣ con
búp bê, đồ dùng nấu ăn bằng nhựa, đồ chơi bác sĩ, các loại phƣơng tiện giao thông…
Một loại là những vật thay thế cho đồ vật thực, trong khi thực hiện hành động
của vui chơi trẻ không có đƣợc những đồ vật tƣơng ứng. Để cho hành động đƣợc tiến
hành theo chủ đề và nội dung chơi đã đƣợc đặt ra, trẻ cần phải lấy các đồ vật khác để
thay thế cho các đồ vật thực tƣơng ứng. Chẳng hạn trẻ dùng cái gối thay cho em bé
dùng ghế thay cho toa tàu, dùng gậy thay cho con ngựa…
Do đồ chơi không: phải là đồ vật thực tƣơng ứng với hành động của vai mà chỉ
là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này khôn
tƣơng ứng với hành động chơi từ đó buộc trẻ phải tƣợng tƣởng ra một hoàn cảnh chơi
tƣơng ứng, chẳng hạn khi đóng vai ngƣời lái xe do không có “vô lăng” thực mà chỉ là
vật thay thế bằng chiếc ghế, trẻ cầm vào thành ghế thay cho vô lăng mồm kêu “píp
píp” thay cho tiếng còi ôtô, từ đó nảy sinh ra một hoàn cảnh tƣởng tƣợng ở trong đầu
đứa trẻ đang lái ôtô.
Nhiều công trình nghiên cứu trò chơi của trẻ Mẫu Giáo đã nhận định rằng: Do

đồ chơi là vật thay thế nên thao tác chơi của trẻ không trùng khớp với hành động chơi,
đó là lý do làm nảy sinh hoàn cảnh tƣởng tƣợng (tức là hoàn cảnh chơi). Từ đó cần
phải nhấn mạnh rằng hành động chơi không đƣợc sinh ra từ hoàn cảnh tƣởng tƣợng mà
ngƣợc lại, hoàn cảnh tƣởng tƣợng lại trùng khớp với hành động của vai. Nói cách khác
hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh tƣởng tƣợng (A.N.Lêonchiep) có
nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tƣởng tƣợng chứ không phải trí tƣởng tƣợng
có trƣớc khi chơi, mà nó là kết quả của hoạt động chơi. Điều đó đƣợc chứng minh
bằng nhiều thực nghiệm và quan sát. Ta dễ dàng nhận thấy khi trẻ không chơi thì
không tƣởng tƣợng ra hoàn cảnh chơi.
Nhƣ vậy là nếu trẻ không đƣợc chơi thì không nảy sinh ra hoàn cảnh chơi
tƣởng tƣợng.
1.2.5.3. Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ
Trò chơi này đƣợc coi là trò chơi đóng vai theo chủ đề trƣớc hết là vì trò chơi
này bao giờ cũng có chủ đề. Chủ đề của trò chơi muôn màu muôn vẻ, trẻ tái hiện lại
những sinh hoạt của ngƣời lớn. Chẳng hạn chủ đề “Gia đình”, “Bán hàng”, “Bác
sĩ”…Trong khi chơi phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện
thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực đƣợc phản ánh vai trò chơi đƣợc gọi là
chủ đề chơi. Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của
trò chơi càng phong phú bấy nhiêu. Trong khi chơi, mọi hoạt động của trẻ đều xoay
quanh chủ đề của trò chơi dựa vào những biểu tƣợng sinh động của chính các cháu về
cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng.
15


Để trò chơi đóng vai theo chủ đề đƣợc thực hiện trẻ cần phải đóng vai tức là
ƣớm mình vào vị trí của một ngƣời lớn nào đó và bắt trƣớc hành động của họ nhƣ là để
thực hiện các chức năng xã hội. Vui chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi,
trong vui chơi, trẻ thƣờng thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp
nhƣ lái xe, bán hàng, dạy học, chữa bệnh…
Đóng vai là con đƣờng để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của ngƣời lớn xung

quanh. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có thành công hay không điều đó phụ thuộc
phần lớn vào việc trẻ có đóng đƣợc vai hay không?
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng cuộc sống xung quanh
của ngƣời lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính chất riêng lẻ và
đơn độc. Trong xã hội, hoạt động của mỗi con ngƣời bao giờ cũng liên quan đến nhiều
ngƣời khác, nghĩa là hoạt động của con ngƣời bao giờ cũng mang tính hợp tác. Sự hợp
tác giữa nhiều ngƣời trong một cộng đồng hoặc giữa nhóm này với nhóm khác là đặc
trƣng của xã hội loài ngƣời. Bởi vậy để tiến hành trò chơi đóng vai theo chủ đề cần
phải có nhiều trẻ em cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau nghĩa là có bạn để cùng
chơi do đó một “xã hội trẻ em” đƣợc hình thành. Tính hợp tác là một nét phát triển
mới một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ MG. Bản chất của trò chơi đóng
vai theo chủ đề là mô hình hoá những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối của
chúng. Ðó là những quan hệ giữa ngƣời lớn với nhau trong xã hội đƣợc trẻ em quan
tâm và trở thành đối tƣợng hành động của chúng.
Trong đó chơi đóng vai theo chủ đề, các mối quan hệ xã hội đƣợc bộc lộ ra rõ
rệt. Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra các mối quan hệ giữa
các vai chứ không phải là hành động đối với các đồ vật, đành rằng khi đóng vai trẻ
cũng hành động với đồ vật nhƣ ngƣời lớn. Hãy quan sát trò chơi theo chủ đề “Bệnh
viện”. Em bé đóng vai bác sĩ, đội mũ, mặc áo choàng, đeo khẩu trang, trong tay cầm
cái ống nghe (làm bằng nhựa) đặt lên ngực, lên lƣng ngƣời bệnh, sau đó ngồi vào bàn
ghi đơn…
Chuỗi thao tác đó chỉ thuần về kỹ thuật, về nghĩa. Điều đó vẫn chƣa nói lên bản
chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khâu quan trọng nhất của trò chơi này là hành
động ân cần của bác sĩ với “ngƣời bệnh”, bác sĩ vỗ nhẹ tay vào vai “ngƣời bệnh” nói
với giọng thƣơng cảm, nhƣ: “Tôi đã khám bệnh cho bác rồi, bác hãy cầm lấy đơn ra
quầy thuốc mua về uống là khỏi ngay thôi mà” Đây chính là cái ý của trò chơi, là cái
bản chất nhất của nó. Đối mới là một mặt xã hội đƣợc thể hiện ở thái độ, động cơ ở
những mối quan hệ mà trẻ thiết lập đƣợc giữa các vai.
Mỗi trò chơi đều có 2 mặt: Mặt thứ nhất là động cơ có tính xã hội, mặt thứ hai
là mặt kỹ thuật (bao gồm các thao tác) tức là nghĩa trò chơi đóng vai theo chủ đề chủ

16


yếu là nhằm vào “ý” tức là nhằm vào hình thành động cơ của trẻ em đƣợc biểu hiện
trong những mối quan hệ xã hội (dù chỉ mô phỏng). Tất nhiên nó bao gồm cả mặt kỹ
thuật, những thao tác đối với đồ vật, nhƣng mặt này chỉ hỗ trợ cho mặt thứ nhất.
Điều quan trọng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là ý nghĩa xã hội của nó
đƣợc thể hiện trong các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này đƣợc trẻ
em mô phỏng vào trò chơi nhƣ mua hàng phải trả tiền, đi đƣờng bên phải…) chơi nhƣ
thế trẻ tự chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội, của những quan hệ ngƣời
lơn với nhau, giữa trẻ em với ngƣời lớn… từng tí một, trẻ chuyển những quan hệ xã
hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra đời sống nội tâm, tạo ra sự trải
nghiệm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình tức là sự hình thành ý
thức cá nhân, cốt lõi trong nhân cách mỗi ngƣời
Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính biểu tƣợng cao, đó là chức năng ký
hiệu tƣợng trƣng, Trong khi chơi mỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai trò nào đó
và thực hiện những hành động của vai. Nhƣng đấy chỉ là hành động nhụ ý “giả vờ” mà
thôi, từ vai chơi, hành động chơi, đến những đồ chơi đều là giả vờ, đều mang tính
tƣợng trƣng, nhƣng lại rất thực đối với trẻ em, vì nó đã phản ánh thực tế cuộc sống, sự
kiện này đã cho ra đời một chức năng mới của ý thức. Đó là chức năng ký hiệu, tƣợng
trƣng nhờ đó trẻ có thể bƣớc sang một loại hình mới của việc nhận thức thế giới hiện
thực, một loại hình đặc trƣng của con ngƣời, đó là sự nhận thức hiện tƣợng thông qua
một hệ thống ký hiệu. Chức năng ký hiệu tƣợng trƣng cho phép trẻ tách hành động
khỏi đồ vật thật mà hành động với những vật thay thế. Ví dụ: trẻ phi ngựa bằng chiếc
gậy, thì hành động đó mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó mà biến thành một ký hiệu đánh
dấu việc cƣới ngựa và chiếc gây ở đây chỉ đồ vật thay thế cho con ngựa. Khi bắt đầu
biết dùng đồ vật thay thế cũng là lúc trẻ biết dùng những ký hiệu tƣợng trƣng để nhận
thức thế giới. Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (nhƣ tƣ duy, tƣởng tƣợng, tình
cảm…) đều đƣợc phát triển tốt.
Trẻ mẫu giáo đã có kỹ năng tổ chức trò chơi và chơi một cách độc lập sáng tạo

hơn. Nội dung chơi của trẻ cũng phong phú phản ánh cuộc sống sinh động của ngƣời lớn.
Khả năng phối hợp giữa các nhóm chơi ngày càng tốt hơn làm cho giờ chơi
ngày càng sôi nổi và nhộn nhịp hơn. Đây là giai đoạn phát triển nhất của trò chơi đóng
vai theo chủ để.Trong khi chơi, khả năng tự tổ chức, tự đánh giá của trẻ ngày càng tốt
hơn. Đặc điểm khá nổi bật ở lứa tuổi mẫu giáo lớn là: trẻ đã ý thức đƣợc chơi chỉ là giả
vờ chứ không phải thật, do vậy tính tự do, tính sáng tạo trong khi chơi ngày càng cao.
1.2.5.4. Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Trƣớc tuổi mẫu giáo, trẻ chơi các trò chơi thao tác với đồ vật là chủ yếu, đến
cuối năm thƣ hai bắt đầu xuất hiện trò chơi mô phỏng, trẻ bắt chƣớc một số hành động
17


×