Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường đất huyện hải lăng tỉnh quảng trị phục vụ quản lí đất đai theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG THÁI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
ĐẤT HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
PHỤC VỤ QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG THÁI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
ĐẤT HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
PHỤC VỤ QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 60.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC ÁNH


HÀ NỘI, NĂM 2017


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kì
công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Quang Thái


- ii -

LỜI CẢM ƠN
Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS. Nguyễn
Ngọc Ánh đã tận tình hướng dẫn và động viên trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Học viên cũng chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa Lí, cùng toàn
thể thầy cô giáo trong khoa Địa Lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học viên học tập và hoàn thành
luận văn.
Học viên trân trọng cảm ơn và ghi nhận sự hỗ trợ nhiệt tình của Khoa
Môi Trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Sở Tài
nguyên và Môi trường Quảng Trị, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị. Nhờ
những sự giúp đỡ đó mà học viên có được hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy
để tiến hành tính toán, phân tích, đánh giá trong luận văn.
Cuối cùng, học viên cũng xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan, nhà

khoa học, gia đình và bạn bè đã động viên ủng hộ học viên rất nhiều trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Quang Thái


- iii -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
MỤC LỤC ............................................................................................................... III
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................................................VII
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ VIII
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. X
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................1

2.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................2

2.1.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2

2.2.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................3

3.1.

ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU: ........................................................................................... 3

3.2.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .................................................................................................. 3

4.

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................3

4.1.

QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3

4.1.1.

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ .......................................................................3


4.1.2.

Quan điểm hệ thống ......................................................................................4

4.1.3.

Quan điểm nguồn gốc phát sinh của đất .....................................................4

4.1.4.

Quan điểm phát triển bền vững ....................................................................4

4.1.5.

Quan điểm lịch sử .........................................................................................5

4.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5

4.2.1.

Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu ...............................5

4.2.2.

Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS).............................5



- iv -

4.2.3.

Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................6

4.2.4.

Phương pháp sử dụng chỉ số TSQI trong đánh giá CLMT đất ..................6

4.2.5.

Phương pháp chuyên gia ..............................................................................7

5.

CƠ SỞ DỮ LIỆU ..............................................................................................7

5.1.

HỆ THỐNG CÁC BẢN ĐỒ VÀ DỮ LIỆU SỐ .......................................................... 7

5.2.

HỆ THỐNG TÀI LIỆU .......................................................................................................... 8

6.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .....................................................8


6.1.

Ý NGHĨA KHOA HỌC ......................................................................................................... 8

6.2.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN......................................................................................................... 8

7.

CẤU TRÚC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ..........................8

7.1.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN ..................................................................................................... 8

7.2.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ...................................................................... 9

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT ............................................10
1.1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 10

1.1.1.

Trên thế giới ................................................................................................10


1.1.2.

Ở Việt Nam ..................................................................................................14

1.1.3.

Ở tỉnh Quảng Trị .........................................................................................16

1.2.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT .......................................... 18

1.2.1.

Khái quát về đất, đất đai .............................................................................18

1.2.2.

Khái quát về môi trường đất .......................................................................23

1.3.

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG............................................................................................................................................ 30
1.3.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................... 30
1.3.2. NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI ...................................................................................... 30
1.4.


KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT ....................... 31


-v-

CHƯƠNG 2 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ...........................................................38
2.1.

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU: ............................................................... 38

2.1.1.

Vị trí địa lí và điều kện tự nhiên huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị .........38

2.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ....................46

2.2.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT THEO

CHỈ SỐ TSQI VÀ NỘI SUY KHÔNG GIAN ......................................................................... 57
2.2.1.

Công thức chỉ số chất lượng môi trường tổng cộng (TEQI) ....................57

2.2.2.


Chỉ số chất lượng môi trường đất tổng cộng (TSQI) ................................58

2.2.3.

Tính toán các chỉ số CLMT đất cho huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị ....67

2.2.4.

Phương pháp nội suy không gian (IDW) trong ArcGis ............................71

2.3.

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ....................................................................................................... 73

2.3.1.

Quy định chung thành lập bản đồ..............................................................73

2.3.2.

Quy trình thành lập bản đồ môi trường đất huyện Hải Lăng ..................74

2.3.3.

Xây dựng bản đồ mạng lưới điểm thu mẫu đất huyện Hải Lăng .............76

2.3.4.

Xây dựng bản đồ chất lượng môi trường đất huyện Hải Lăng ................79


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CLMT ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN HẢI LĂNG TỈNH QUẢNG
TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.......................................83
3.1.

ĐÁNH GIÁ CLMT ĐẤT HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ............ 83

3.2.1.

Đánh giá CLMT đất huyện Hải Lăng ........................................................83

3.2.2.

CLMT đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính .............................86

3.2.3.

CLMT đất nông nghiệp phân theo loại hình sử dụng đất ........................94

3.2.

PHÂN TÍCH NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH CHO MÔI TRƯỜNG ĐẤT97

3.2.4.

Nguồn phát thải từ sinh hoạt của người dân ............................................97

3.2.5.

Nguồn phát thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ...............................99


3.2.6.

Nguồn phát thải từ các cơ sở công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp ........100

3.2.7.

Nguồn phát thải từ các hoạt động dịch vụ ...............................................100


- vi -

3.3.

GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN HẢI

LĂNG TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................................................................................... 101
3.3.1.

Công tác quản lí và bảo vệ môi trường ....................................................101

3.3.2.

Đề xuất giải pháp khai thác bền vững tài nguyên đất huyện hải Lăng,

tỉnh Quảng Trị ........................................................................................................103
3.3.3.

Sử dụng bản đồ CLMT đất trong quản lí và bảo vệ tài nguyên đất huyện


Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị theo hướng bền vững .................................................107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC ...............................................................................................................115
PHỤ LỤC 1. HỆ THỐNG ĐIỂM THU MẪU ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI
LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................................. 115
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤT ..... 116
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU, TRỌNG SỐ, CHỈ SỐ TSQI VÀ
CLMT ĐẤT CỦA HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................ 117
PHỤ LỤC 4. HÌNH ẢNH THU THẬP MẪU ĐẤT TẠI MỘT SỐ ĐIỂM ...................... 122


- vii -

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACE

Anion Exchange Capacity – khả năng trao đổi Anion



Bản đồ

BĐMT

Bản đồ môi trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

BXL

Bãi xử lí

CCN

Cụm công nghiệp

CEC

Cation Exchange Capacity – khả năng trao đổi Cation

CHC (OM)

Chất hữu cơ

CLMT

Chất lượng môi trường

GIS

Geographic Information Systems – Hệ thống thông tin địa lí

HTSD

Hiện trạng sử dụng đất


IDW
KT - XH

Inverse Distance Weight – Nội suy khoảng cách có trọng số
Kinh tế - xã hội

KDC

Khu dân cư

NXB

Nhà xuất bản

QH&TKNN

Quy hoạch và thiết kế nông nghiêp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TEQI

Total Environment Quality Index – Chỉ số chất lượng môi trường
tổng cộng

TP, TX, TT

Thành phố, thị xã, thị trấn


TSQI

Total Soil Quality Index – Chỉ số chất lượng đất tổng cộng

UBTWMTTQ

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc


- viii -

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngưỡng trên hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở một số quốc gia
(đơn vị ppm) ............................................................................................................. 11
Bảng 1.2. Thang đánh giá của FAO đất cho các đối tượng cây trồng .................... 12
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh của huyện Hải Lăng và toàn
tỉnh Quảng Trị .......................................................................................................... 47
Bảng 2.2. Bảng diện tích, sản lượng lương thực và sản lượng bình quân đầu người
của huyện Hải Lăng, giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................... 48
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của huyện Hải Lăng .................. 49
Bảng 2.4. Bảng diện tích và sản lượng một số cây trồng trên địa bàn huyện Hải Lăng.. 50
Bảng 2.5. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản huyện Hải Lăng, giai đoạn
2010 – 2015 ............................................................................................................................ 51
Bảng 2.6. Dân số trung bình của huyện Hải Lăng, giai đoạn 2010 – 2015 ........... 55
Bảng 2.7. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn ở huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị .......................................................................................................... 55
Bảng 2.8. Bảng chuyển đổi thang đánh giá đất sang thang đánh giá CLMT đất với
nhóm hàm lượng kim loại nặng ................................................................................ 59
Bảng 2.9. Bảng chuyển đổi thang đánh giá đất sang thang đánh giá chất lượng môi

trường đất đối với nhóm hàm lượng tổng số ............................................................ 60
Bảng 2.10.Bảng chuyển đổi thang đánh gí đất sang thang đánh giá chất lượng môi
trường đất đối với hàm lượng muối ......................................................................... 60
Bảng 2.11.TCVN của một số kim loại nặng trong đất ............................................. 62
Bảng 2.12.Thang đánh giá chất lượng môi trường đất theo chỉ số TSQI ................ 66
Bảng 2.13.Phân cấp đánh giá CLMT đất ở Hải Lăng, Quảng Trị ứng với n = 8 ... 68
Bảng 2.14.Các thông số, thang đánh giá và trọng số tạm thời của 8 thông số ....... 68
Bảng 2.15.Các giá trị quan trắc tại mẫu đất Đ-I2 .............................................................................. 69
Bảng 2.16.Kết quả tính toán điểm mẫu ĐI2 ............................................................. 71


- ix -

Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp phân theo các cấp ô nhiễm ở huyện Hải Lăng
................................................................................................................. 83
Bảng 3.2. Chất lượng môi trường đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính . 86
Bảng 3.3. CLMT đất nông nghiệp huyện Hải Lăng phân theo hiện trạng sử dụng . 94
Bảng 3.4. Điểm xử lí chất thải sinh hoạt và đánh giá thực trạng xử lí chất thải trên
địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ................................................................. 98


-x-

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ............................. 39
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2015 47
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lương thực huyện Hải Lăng .... 48
Hình 2.4. Diện tích và sản lượng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015....................... 50
Hình 2.5. Bản đồ mạng lưới lấy mẫu đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị........... 78
Hình 2.6. Bản đồ chất lượng môi trường đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị .... 82

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện diện tích đất nông nghiệp phân theo cấp ô nhiễm ở huyện
Hải Lăng ............................................................................................................. 83
Hình 3.2. Biểu đồ thể CLMT đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính ......... 87
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện CLMT đất nông nghiệp phân theo hiện trạng sử dụng 95


-1-

MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Suy thoái CLMT và diện tích đất sản xuất đang là vấn đề cấp thiết của không

chỉ một quốc gia mà nó là vấn đề mang tính toàn cầu, do những nguyên nhân như:
xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, biến đổi khí hậu... dẫn đến suy
giảm tính chất đất hoặc thậm chí gây hoang mạc hóa, bên cạnh đó, việc khai thác quá
mức của con người và ô nhiễm môi trường đất. Sản xuất nông nghiệp liên quan mật
thiết đến chất lượng đất, vì đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và không thể thay
thế.
Ở Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng thì phần lớn diện tích là đất
nông – lâm nghiệp. Với huyện Hải Lăng diện tích đất tự nhiên là 42.480 ha, trong đó
đất phục vụ cho nông năm 2017 là 11.764 ha chiếm 27,7% [47]. Tuy có diện tích
không lớn nhưng đất nông nghiệp là bộ phận quan trọng và chịu nhiều tác động gây
suy thoái nhất ở Hải Lăng.
Hải Lăng có 87275 người (2015), số người trong đổi tuổi lao động là 43201
người chiếm 49,5%, số lượng lao động thực tế là 37642 người, chiếm 43,1% tổng
dân số. Trong đó, lao động hoạt động trong các ngành nông - lâm – ngư nghiệp là
76,5% [15]. Đây là một tỉ lệ lao động rất lớn trong cơ cấu lao động nói chung. Khu
vực nông – lâm – ngư nghiệp là khu vực kinh tế giải quyết phần lớn việc làm của

huyện, vì vậy mặc dù mang lại giá trị kinh tế không cao nhưng sản xuất nông – lâm
– ngư nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như đời sống của hơn 2/3 số dân
cư của huyện. Trong đó, nông nghiệp là ngành quan trọng bậc nhất trong cơ cấu giá
trị của khu vực I.
Đối với nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể
thay thế, chất lượng đất quyết định rất lớn đến năng suất từ đó ảnh hưởng đến giá trị
mà nông nghiệp mang lại. Hải Lăng là khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp của
tỉnh Quảng Trị, cả sản lượng và năng suất lúa hằng năm đều đứng đầu toàn tỉnh.
Ngoài ra, một số cây công nghiệp ngắn ngày hay việc trồng rừng cũng là một trong
những lợi thế của huyện Hải Lăng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đất đai của


-2-

huyện Hải Lăng đang có biểu hiện suy thoái làm cho năng suất và sản lượng cây trồng
giảm. Điều này xuất phát điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, có tính phân mùa rõ rệt
khiến thoái hóa đất diễn ra nhanh chóng hơn nhưng chủ yếu là do quá trình sử dụng,
canh tác đất của người dân không đúng cách làm cho đất dễ dàng bị thoái hóa. Hơn
nữa, trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì đất Hải Lăng cũng chịu ảnh hưởng không
nhỏ, do thường xuyên bị hạn vào mùa khô và giảm lượng phù sa bồi đắp vào mùa lũ.
Đất sản xuất trong nền nông nghiệp của huyện Hải Lăng là tối quan trọng, tuy
nhiên chất lượng đất ngày càng suy giảm vậy nên cần có những đánh giá sâu về hiện
trạng chất lượng môi trường đất để phục vụ cho công tác quản lí đất đai theo hướng
bền vững. Học viên chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường đất huyện Hải
Lăng tỉnh Quảng Trị phục vụ quản lí đất đai theo hướng phát triển bền vững”.
Từ kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh
tế - xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị một cách hợp lí nhất.
2.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


2.1.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất theo chỉ tiêu đánh

giá tổng hợp – TSQI nhằm xác định chất lượng môi trường đất huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị, phục vụ quản lí đất đai theo hướng phát triển bền vững.
2.2.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và các phương pháp xây dựng bản đồ chuyên đề

về đất cấp huyện.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành thu thập hệ thống tài liệu, số liệu. Xử lí số
liệu phục vụ cho việc xác định các chỉ số đánh giá chất lượng đất.
- Thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ việc đánh giá chất lượng đất huyện
Hải Lăng.
- Phân tích nguyên nhân gây suy thoái CLMT đất và đề xuất biện pháp quản lí
và bảo vệ tài nguyên đất huyện Hải Lăng theo định hướng phát triển bền vững.


-3-

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các nhân tố phát sinh, quá trình hình thành và thoái hóa đất.
- Đặc điểm tài nguyên đất và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi

trường đất.
3.2.
-

PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Về không gian: toàn bộ huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị tập trung vào nghiên
cứu khu vực đất sản xuất nông nghiệp.

-

Về nội dung:
Nghiên cứu và đánh giá CLMT đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; tập trung

nghiên cứu trên đất nông nghiệp, kết quả của luận văn được thể hiện thông qua bản
đồ TSQI tỉ lệ 1:50.000.
Ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất theo chỉ số đánh
giá chất lượng môi trường tổng cộng – TSQI (Total Soil Quality Index), đánh giá theo
8 chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng môi trường đất là: nhóm kim loại nặng
(Cadimi, Đồng, Chì), nhóm hàm lượng tổng số (P2O5 ts, Nts, OM, K2Ots), hàm lượng
muối (Na+). Áp dụng theo thang TCVN theo phiên bản mới nhất.
Ứng dụng bản đồ chất lượng môi trường đất để đề ra giải pháp cải tạo và bảo
vệ môi trường đất theo hướng bền vững.
-

Về thời gian: số liệu, tài liệu, dữ liệu cập nhật đến năm 2015. Mẫu đất thu thập

năm 2017.

4.

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.

QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đất ở mỗi khu vực là một bộ phần không thể tách rời trong chỉnh thể của một
lãnh thổ, nó tạo nên một không gian sống nhất định. Khi nghiên cứu các vấn đề về
đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cần quan tâm các hợp phần khác trong tự nhiên
như nước, không khí, địa chất, sinh vật. . . và kể cả môi trường nhân văn. Vì tất cả
các hợp phần trong tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau để tạo nên


-4-

một thể tổng hợp hoàn chỉnh. Vậy, khi nghiên cứu địa lí nói chung, mà môi trường
đất nói riêng cần áp dụng quan điểm tổng hợp để có cách nhìn tổng quan, tránh sự
phiến diện trong nghiên cứu. Đây cũng là quan điểm định hướng cho quá trình nghiên
cứu.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Môi trường tự nhiên là một chỉnh thể, bao gồm các hợp phần và bộ phận có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bản thân môi trường đất cũng là một hệ thống tương
đối hoàn chỉnh trong môi trường tự nhiên. Trong môi trường đất cũng bao gồm các
bộ phận tương tác với nhau tạo thành một thể thống nhất. Mỗi địa phương môi trường
đất phản ánh quá trình thay đổi về tự nhiên, quá trình khai thác của con người. Vì vậy

để đảm bảo tính khoa học cần nghiên cứu môi trường đất dưới góc độ coi môi trường
đất là một thể thống nhất.
4.1.3. Quan điểm nguồn gốc phát sinh của đất
Quan điểm nguồn gốc phát sinh là quan điểm khá quan trọng trong việc đánh
giá CLMT đất, vì đối tượng nghiên cứu ở đây là môi trường đất. Đất được hình thành
từ đá gốc dưới sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, các quá trình
này làm biến đổi các tính chất của đất. Trong nghiên cứu cần tìm ra nguồn gốc và quá
trình hình thành của đất, cũng như những tác nhân làm biến đổi chất lượng đất. Đối
với mỗi tỉnh sẽ có những điều kiện tự nhiên cụ thể, nên cần áp dụng quan điểm này
để có những nhận định chính xác về đặc điểm của các loại đất.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế cũng như bùng nỗ dân số dẫn đến nhiều
hệ lụy về môi trường, nhất là môi trường đất vì đất là nơi mà con người sinh hoạt
cũng như khai thác trong sản xuất. Chính vì vậy, mà đất cũng là thành phần dễ chịu
tác động từ các yếu tố bên ngoài. Khi xét đến quan điểm này trong nghiên cứu sẽ giúp
cho việc định hướng khai thác một cách hiệu quả lãnh thổ, nhưng vẫn hạn chế tối đa
những ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, có những biện pháp cải tạo những tổn
hại đến môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội
và bảo vệ môi trường.


-5-

4.1.5. Quan điểm lịch sử
Quá trình hình thành và phát triển của đất ở mỗi địa phương đều gắn chặt với
các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội ở đó. Nắm được những quá trình diễn
biến trong lịch sử chính là nền tảng trong việc đưa ra các dự báo biến đổi chất lượng
môi trường đất trong tương lai, từ đó có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn để khai
thác tài nguyên đất hợp lí nhất.
4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu là nhóm phương pháp
được áp dụng một cách xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Bước đầu tiên,
thống kê các tài liệu có liên quan đến nội dung của luận văn. Trong bước này, tác giả
tiến hành thu thập và hệ thống hóa các tài liệu liên quan theo đề cương cũng như là
nội dung nghiên cứu. Bước hai, tiến hành phân loại, phân tích và đánh giá mức độ
chính xác, thẩm định mức độ quan trọng cho quá trình nghiên cứu để hình thành luận
văn. Bước cuối cùng, tổng hợp và hệ thống lại tài liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu… để
hình thành cơ sở khoa học cho luận văn. Nhóm phương pháp luận này, không những
giúp tác giả hình thành được cơ sở và tư duy khoa học để hoàn thành luận văn, mà
còn là nguồn tài liệu quý báu để tác giả tiến hành kế thừa các kết quả nghiên cứu
trước đó, đồng thời tìm ra những điểm mới trong quá trình nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Trong địa lí, bản đồ là một công cụ hết sức hữu ích, vừa là nguồn tài liệu cung
cấp thông tin, đồng thời cũng là công cụ để phân tích, so sánh, mô hình hóa và đưa
ra dựa báo. Ngoài ra, bản đồ là phương tiện biểu hiện trực quan nhất các kết quả
nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu bằng bản đồ, chúng ta sẽ có được một cách
nhìn toàn diện nhất về lãnh thổ nghiên cứu. Đồng thời dựa vào vị trí của các đối tượng
trên bản đồ có thể phân tích sự phân bố về không gian và mối quan hệ qua lại giữa
chúng. Đề tài đã ứng dụng linh hoạt có hiệu quả các bản đồ vừa để cung cấp thông
tin đầu vào, xử lí và phân tích thông tin và phản ánh các thông tin, các kết quả nghiên
cứu một cách khoa học, trực quan về CLMT đất ở Hải Lăng.


-6-

Hệ thống thông tin địa lí (Geographic Infomation Systems - GIS) và những
phần mền chuyên dụng là phương tiện quan trọng trong việc thực hiện đề tài. Nguồn
dữ liệu để xử lí bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, nguồn cơ sở dữ
liệu được số hóa, xử lí và hiển thị dưới dạng bản đồ. Khi làm việc với GIS ta có thể

chiết xuất thông tin để tạo ra những thành phần khác nhau: như bảng số liệu, biểu đồ,
bản đồ một cách thuận tiện và chính xác.
Cụ thể, phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) được ứng dụng
trong việc phân tích, xử lí và chồng xếp các lớp dữ liệu để thực hiện những bài toán
để đánh giá môi trường đất, sau đó lập thành bản đồ chuyên đề tương ứng.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp quan trọng, được ứng dụng rộng rãi
trong nghiên cứu địa lí. Thông qua quá trình thực địa có thể kiểm chứng độ tin cậy
của các nguồn tài liệu, các luận điểm nghiên cứu trong luận văn. Thực địa cũng góp
phần đánh giá được hiện trạng môi trường đất của huyện từ đó có những bổ sung,
hiệu chỉnh cần thiết trong quá trình nghiên cứu, nhận định vấn đề. Quan trọng hơn
hết là việc thu thập mẫu đất làm căn cứ xác định CLMT đất ở từng vị trí đại diện trên
địa bàn huyện, sau đó nội suy ra được CLMT đất cho cả vùng bằng phần mềm Arc
GIS.
4.2.4. Phương pháp sử dụng chỉ số TSQI trong đánh giá CLMT đất
Năm 2010, tác giả Phạm Ngọc Hồ đã xây dựng một chỉ số mới (chỉ số CLMT
tổng cộng – TEQI) để đánh giá tổng hợp CLMT của từng thành phần: không khí,
nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ và đất. Phương pháp này có thể được ứng
dụng rộng rãi bởi những ưu điểm của nó mang lại:
- Không mắc phải hiệu ứng “ảo”.
- Thang phân cấp đánh giá CLMT phụ thuộc vào số thông số khảo sát n (quan
trắc thực tế), do đó thang đánh giá không tự quy định và cố định như các phương
pháp khác [1].
- Trọng số Wi của từng thông số i và ngưỡng đánh giá trong thang 100 đều được
thiết lập bằng lí thuyết dựa trên các điều kiện toán học: giá trị bé nhất, giá trị lớn nhất,


-7-

giá trị MIN, MAX, giá trị trung vị và giá trị trung bình; nên có cơ sở khoa học, không

tự quy định như các phương pháp khác [1].
- Ứng dụng TEQI (Total Enviroment Quality Index) có thể đánh giá CLMT cho
từng điểm khảo sát và cả vùng nghiên cứu.
- Thuận lợi cho việc xây dựng bản đồ phân vùng nghiên cứu dạng số, cũng như
trong việc xây dựng mô hình tính toán cảnh báo ô nhiễm của khu vực nghiên cứu
bằng việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lí.
- Các kết quả thử nghiệm của TEQI có đối sánh với EQI của các tác giả khác
cho thấy TEQI phù hợp với số liệu quan trắc thực tế và đã được công bố trên các tạp
chí quốc tế [1].
Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng môi trường
tổng cộng ứng dụng riêng cho môi trường đất ở khu vực huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị, để tiến hành nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến
trong nghiên cứu. Tuy có nhiều hạn chế do mắc phải hiện tượng kết quả đánh giá
mang tính chủ quan và dựa vào kinh nghiệm, nhưng phương pháp này giúp cho người
nghiên cứu tiếp cận nhanh chóng với kiến thức cũng như có thể có được những nhận
định, đánh giá xác đáng về lĩnh vực và khu vực nghiên cứu mà những chuyên gia đã
dày công nghiên cứu. Vì vậy, khi xử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
khác thì phương pháp chuyên gia sẽ mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu. Trong
đề tài, phương pháp chuyên gia được sử dụng khi tác giả xác định vị trí lấy mẫu đất,
áp dụng phương pháp đánh giá CLMT đất theo chỉ tiêu tổng số TSQI và xây dựng
bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu.
5.

CƠ SỞ DỮ LIỆU

5.1.

HỆ THỐNG CÁC BẢN ĐỒ VÀ DỮ LIỆU SỐ

Trong luận văn sử dụng các dữ liệu bản đồ và dữ liệu số như sau:
- Về bản đồ: bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ thổ

nhưỡng với tỉ lệ 1/50. 000


-8-

- Về số liệu: kết quả phân tích các chỉ số chỉ thị CLMT đất từ đó tính toán chỉ
số chất lượng môi trường tổng cộng – TSQI, số liệu diện tích các loại đất, báo cáo
quy hoạch sử dụng đất của huyện Hải Lăng.
5.2.

HỆ THỐNG TÀI LIỆU
- Luận văn tham khảo các văn bản pháp quy của nhà nước, các tài liệu do các

bộ, ban ngành biên soạn; các sách, tài liệu tham khảo được xuất bản; các bài báo đã
được đăng tải trên các tạp chí khoa học; các luận văn, luận án đã dược bảo vệ; các số
liệu, tài liệu được thu thập trực tiếp từ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Các số liệu thống kê trong niên giám của tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng;
các báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Hải Lăng.
6.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

6.1.

Ý NGHĨA KHOA HỌC
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần thành lập bản đồ chuyên đề


đánh giá CLMT đất cấp huyện sử dụng chỉ tiêu chất lượng môi trường đất tổng cộng,
có thể ứng dụng cho các địa phương khác trong tỉnh cũng như ở tỉnh ngoài.
6.2.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Những kết quả nghiên cứu của luận văn bao gồm các nội dung quan trắc, đánh

giá, hệ thống bản đồ và các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đất ở huyện
Hải Lăng, giảm thiểu tác động đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Luận văn là một nguồn tài liệu chuyên khảo về đất đai của huyện, góp phần quan
trọng trong công tác quản lí đất đai ở địa phương.
7.

CẤU TRÚC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN

7.1.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá chất lượng
môi trường đất.
Chương 2: Thành lập bản đồ chất lượng môi trường đất huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị.


-9-

Chương 3: Phân tích, đánh giá CLMT đất và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí

tài nguyên đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị theo định hướng phát triển bền vững.
7.2.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
- Xác định rõ các cơ sở khoa học của công tác thành lập bản đồ đất. Căn cứ vào

gồm: phương pháp nghiên cứu khoa học; cơ sở khoa học về bản đồ học; cơ sở lí luận
về đất; cơ sở lí luận về môi trường đất; cơ sở lí luận về phương pháp đánh giá CLMT
đất; căn cứ khoa học trong công tác quản lí và bảo vệ môi trường;
- Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu:
 Các tài liệu, báo cáo khoa học liên quan đến các cơ sở lí luận nên trên, các
thông tin về quy hoạch lãnh thổ nghiên cứu. Thu thập các văn bản pháp quy, các quy
định trong Tiêu chuẩn kĩ thuật Quốc gia về môi trường đất, các chất độc hại bị thải
vào đất. . .
 Thu thập hệ thống các bản đồ phản ảnh lãnh thổ nghiên cứu và vùng lân cận:
bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng,
bản đồ đơn vị đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. . .
 Thu thập và tiến hành phân tích hệ thống mẫu đất trên khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu và thực hành thành lập bản đồ và hệ thông thông tin địa lí.
- Tiến hành thành lập các bản đồ.
- Đóng gói sản phẩm, nhận định CLMT đất ở Hải Lăng, tiến hành đánh giá
CLMT đất của huyện. Từ các đánh giá và bản đồ CLMT đất xây dựng được đề xuất
biện pháp quản lí, sử dụng đất huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị hợp lí.


- 10 -

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Trên thế giới
Các chỉ số quản lí CLMT đất đã được J. Dumanski và C. Pieri (2000) đề ra
trong đó khẳng định hàm lượng hữu cơ trong đất là quan trọng nhất. Bên cạnh đó,
nhấn mạnh đến sự cân bằng dinh dưỡng trong đất, sự cân bằng này chịu ảnh hưởng
của các nhân tố: độ dày tầng đất, độ dốc, thảm thực vật, quá trình sử dụng đất. . . với
mỗi chỉ tiêu sử dụng một bản đồ để biểu hiện, tuy nhiên do số lượng chỉ tiêu là không
nhỏ nên các bản đồ được tạo ra nhiều và có phần rời rạc khó có thể sử dụng để đánh
giá tổng hợp chất lượng môi trường đất.
Phương pháp chỉ số CLMT của Mỹ do W. R. Ott (1987) giới thiệu được sử
dụng tương đối phổ biến, song phương pháp này lại mang tính chủ quan vì trọng số
lại được xác định theo ý kiến của chuyên gia. Mặt khác, phương pháp này lại tập
trung đánh giá chất lượng nước mặt mà chưa đề cập đến đánh giá CLMT đất.
Phương pháp đánh giá CLMT đất của Bỉ là hệ thống có điểm từ 1 đến 4, nhưng
cũng như phương pháp chỉ số CLMT của Mỹ thì phương pháp này chỉ đề cập đến
CLMT nước mặt chứ chưa đề cập đến đánh giá CLMT đất.
Phương pháp đánh giá CLMT bằng chỉ số EQI được bắt đầu từ thập niên 80
của thể kỉ 20 và ngày càng được phát triển ứng dụng trên thế giới để đánh giá chất
lượng môi trường nước, đất và không khí. Đây là hệ thống đánh giá sử dụng các tiêu
chí đánh giá CLMT đất tại một thời điểm nhất định với kết quả là xây dựng bản đồ
chuyên đề môi trường đất, nước hay không khí. Trong mỗi bản đồ môi trường thành
phần, mỗi chỉ tiêu xây dựng thành một bản đồ riêng lẽ. Trong khi đó, nếu sử dụng chỉ
số CLMT đất tổng cộng thì chỉ cần một bản đồ nhưng lại có thể thuận lợi để tiến hành
dự báo và mô hình hóa hơn.



- 11 -

Một số công trình nghiên cứu cụ thể ứng dụng phương pháp đánh giá này có
thể kể đến như:
- Công trình “ Đánh giá chất lượng đất hoàn thổ bằng hệ thống chuyện gia logic
mờ” của nhóm tác giá M. Kaufmann, S. Tobias, R. Schulin đăng tải trên tạp chí khoa
học Geoderma.
- Công trình : “Tác động của quá trình oxi hóa hóa học tới chất lượng đất”
(Sirguey, C. , De Souza, P. , Schwartz, C. , Simonnot, M. O. , 2008. Impact of chemical
oxidation on soil quality. Chemosphere, 7,2: 282-289)
- Mạng lưới quản lí đất của FAO, đã nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa học cơ bản
quy định chất lượng môi trường đất. Cụ thể là: pHH20 <4,5; pHKCl: 4,2; P<200 ppm;
CEC<10mc/kg; K+đt <0,2 mc/kg; Ca2+<0,5mc/kg [dẫn theo nguồn: 1]. Những nhóm
đất nào không đạt được những chỉ tiêu này đều không đảm bảo chất lượng về hàm
lượng hóa học của đất. Ngoài ra những công trình này còn nghiên cứu sâu về thành
phần hóa học của đất, tỉ lệ của các ion trong đất quyết định tới chất đất. Điều này
đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập bản đồ đánh giá chất lượng đất một cách
tổng hợp hơn, dựa vào các chỉ tiêu hàm lượng hóa học nói trên.
- Các nghiên cứu đánh giá CLMT đất dựa vào hàm lượng kim loại có trong đất,
đây là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng vì hàm lượng kim loại nặng
quyết định đến khả năng gây độc cho môi trường đất, từ đó có thể xem đây là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá CLMT đất.
Một số quốc gia trên thế giới đã công bố ngưỡng cho phép lớn nhất hàm lượng
các kim loại trong đất, được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 1. 1. Ngưỡng trên hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở một số quốc
gia (đơn vị ppm)
Quốc gia
Stt Kim

Áo


Canada

loại nặng

Ba
Lan

Nhật

Anh

Đức

1

Cu

100

100

100

125

50 (100)

50 (200)


2

Zn

300

400

300

250

150 (300)

300 (600)


- 12 -

Quốc gia
Stt Kim

Áo

Canada

Ba
Lan

loại nặng


Nhật

Anh

Đức

3

Pb

100

200

100

400

50 (100)

500 (1000)

4

Cd

5

8


3

-

1 (3)

2 (5)

5

Hg

5

0,3

5

-

2

10 (50)

Nguồn: Dẫn theo [1]
-

Mạng lưới quản lí đất dốc vùng nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á thuộc


FAO đã đưa ra thang đánh giá cho từng đối tượng cây trồng
Bảng 1.2. Thang đánh giá của FAO đất cho các đối tượng cây trồng

Stt

Cây trồng

Ca2+ trao đổi

Mg2+ trao đổi

(me/100g)

(me/kg)

Nghèo

TB

Cao

Nghèo

TB

Cao

5

10


20

2

5

10

Sắn

3

5

10

2

3

4

Khoai lang

3

10

20


2

4

4

Lạc

8

10

30

2

4

8

Đậu tương

8

10

30

2


4

8

4

Rau

5

10

30

2

5

8

5

Cây ăn quả

8

10

30


2

4

10

6

Cây công nghiệp

8

10

20

2

5

10

7

Mía

5

10


20

2

4

6

8

10

30

2

4

8

1

Cây có hạt
Cây có củ:

2

Cây họ đậu:
3


8

Cây làm thức ăn gia
súc

Nguồn: Dẫn theo [1]
Kết quả này được áp dụng khá rộng rãi cho các nước khu vực Đông Nam Á
và cũng được tham khảo ở Việt Nam.


- 13 -

Có rất nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau được công bố ở các công trình,
tuy nhiên điều kiện của mỗi quốc gia là khác nhau nên khi tiến hành nghiên cứu không
phải tiêu chuẩn nào cũng có thể áp dụng và phương pháp tiếp cận giống nhau.
Một hướng nghiên cứu khác quan tâm đến hiện trạng sử dụng đất và sử dụng
những phân tích sâu về tác động của sản xuất, sinh hoạt có liên quan đến tài nguyên
môi trường đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Điển hình cho hướng nghiên cứu này
là một số công trình nghiên cứu sau:
- Công trình của D. Gneletti, S. Bagli, P. Napolitano và A. Pistocchi (2007) đưa
ra giải pháp không gian phục vụ đánh giá và quy hoạch môi trường đất ứng dụng vào
một địa phận cụ thể.
- Công trình của Kanok, N. Yimyam, B. Rerkasem (2009) đưa ra vấn đề chuyển
đổi mục đích sử dụng đất ở miền núi khu vực Đông Nam Á, vai trò của kiến thức cá
nhân và kĩ năng bản địa trong quản lí rừng.
- Công trình của J. Chazal và D. A. Rounsevell (2009) đề cập đến hậu quả của
biến đổi khí hậu và việc sử dụng đất không hợp lí làm biến đổi cơ cấu loài, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đa dạng sinh học.
- Công trình của K. Davor, K. Branko (2009) trình bày ảnh hưởng của quy hoạch

sử dụng đất tới phát triển kinh tế - xã hội, tới cuộc sống của người dân, chất lượng
môi trường đất và bảo vệ môi trường [51].
Hướng nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lí và các nguồn dữ liệu
quan trắc để xây dựng mô hình phục vụ những mục đích nhất định trong quy hoạch
đánh giá tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tài nguyên môi trường đất cũng rất phát
triển trong những năm gần đây. Năm 2009, nhóm nhà khoa học của C. Aubrecht đã
giới thiệu công trình về tích hợp quan sát Trái Đất và khoa học GIS để mô hình hóa
các chức năng mới từ việc sử dụng đất đô thị [dẫn theo 1]. Hướng nghiên cứu mới
được mở ra là đi sâu nghiên cứu giám sát và quản lí tài nguyên thiên nhiên ở quy mô
lớn. Từ đó mở ra những ứng dụng mới, nhanh, hiệu quả hơn trong các giải pháp về
không gian và bản đồ. Đó cũng là cơ sở cho các công trình nghiên cứu ở cấp quốc gia
hay có thể là nhỏ hơn nữa.


×