Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TỈNH HƯNG YÊN (GIAI ĐOẠN 2005 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được tiến hành từ cuối năm 2013 đến 6/2014 với sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và Ban chủ nhiệm khoa Địa lý
trường Đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là tổ Địa lý tự nhiên. Tác giả xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.
Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tác giả xin bày tỏ long kính trọng
và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thục Nhu, người đã tận tình hướng dẫn,
động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Sở tài nguyên môi trường Hưng Yên, Sở
công nghiệp Hưng Yên, Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, Phòng thí nghiệm phân tích
môi trường của công ty TNHH thương mại tài nguyên và môi trường Việt Đức,
Trung tâm kỹ thuật tài nguyên đất và môi trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
cung cấp nguồn tư liệu quý báu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn tình cảm quý báu của những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm tinh thần và nghị lực để tác giả hoàn
thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và bản thân còn những
hạn chế nhất định trong kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ bảo của
các thầy, cô giáo, của bạn bè đồng nghiệp để quá trình học tập, nghiên cứu tiếp
theo tiến bộ hơn.
Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Phượng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
As : Asen
BOD
5
: Nhu cầu oxi sinh học
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường (Environmental Protection)


CaCO
3
: Canxi cacbonat
CCN : Cụm công nghiệp
Cl
-
: Clorua
CN : Công nghiệp
CNH : Công nghiệp hóa
CO : Cacbon oxit
COD : Nhu cầu oxi hóa học
CT : công ty
DO : Nồng độ oxi tự hòa tan trong nước
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐCM : Đánh giá môi trường chiến lược
(Stratecgical Environmental Assessment)
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
(Environmental Impact Assessment)
EU : Liên minh Châu Âu (European Union)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
Fe : Sắt
GDP : Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)
GIS : Hệ thống thông tin địa lý
(Geography Information System)
IIED : Viện quốc tế về môi trường và phát triển
(Internation Institute for Environment and Development)
KCN : Khu công nghiệp
KV : Khu vực
MT : Môi trường (Environment)

MTTN : Môi trường tự nhiên (The natural Environment)
NH
4
+
: Amoni
NO
2
-
: Nitơrít
NO
3
-
: Nitơrat
NQ – TU : Nghị quyết – Trung ương
NT : Nước thải
Pb : Chì
PO
4
3-
:Phốt phát
PTBV : Phát triển bền vững (Sustainable Development)
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QL : Quốc lộ
SO
2
: Sunfurơ
STNMT : Sở tài nguyên môi trường
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TN : Tài nguyên
TP : Thành phố

TSS : Tổng chất rắn
TT : Thị trấn
TTCN : Trung tâm công nghiệp
TTTM : Trung tâm thương mại
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VLXD : Vật liệu xây dựng
WCED : Ủy ban môi trường và phát triển thế giới
(Word Commission on Environment and Development)
WHO : Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization)
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh và tiếng ồn
Bảng 1.2: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí
xung quanh
Bảng 1.3: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ một số chất
trong nước mặt
Bảng 1.4: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được từ năm 2005 - 2012
Bảng 1.6: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Bảng 1.7: Tác hại của tiếng ồn tới sức khỏe con người
Bảng 1.8: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Bảng 1.9: Lượng nước thải tại một số khu, cụm công nghiệp
Bảng 1.10: Các chất ô nhiễm nước thải của một số ngành qua các năm
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trung bình qua
các năm tại Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường không khí tại các khu công nghiệp
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các làng nghề trung bình
qua các năm tại Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2013

Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các con sông trung bình
qua các năm tại Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 2.5: Bảng so sánh nồng độ PO
4
3-
, DO các đầm, hồ ở TP Hưng Yên năm
2013 với QCVN 08:2008
Bảng 2.6: Bảng so sánh chỉ tiêu BOD
5
, COD các đầm, hồ ở TP Hưng Yên
năm 2013 với QCVN 08:2008
Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở sản xuất trung bình
giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trung bình của tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2005 – 2013
Bảng 2.9: Nồng độ trung bình của amôni và sắt trong nước ngầm
Bảng 3.1: Phân cấp mức độ ô nhiễm môi trường không khí tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.2: Phân cấp mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.3: Phân cấp mức độ ô nhiễm nước ngầm tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.4: So sánh tương quan số liệu quan trắc thực tế môi trường không khí
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và QCVN
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm không khítrên địa bàn
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm nước mặt tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm nước ngầm trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2013
Bảng 3.8: Tình hình xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
Bảng 3.9: Dự báo cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (đơn vị: %)
Bảng 3.10: Dự báo sản lượng dệt may đến năm 2020

Bảng 3.11: Các khu công nghiệp đến năm 2020
Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu chăn nuôi đến năm 2020
Bảng 3.13: Dự báo các chất ô nhiễm không khí đối với sản xuất tập trung
Bảng 3.14: Dự báo tải lượng nước thải của một số ngành (Đơn vị: m
3
/năm)
Bảng 3.15: Dự báo các chất ô nhiễm nước thải của một số hoạt động sản xuất
chủ yếu
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nồng độ khí ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt của người dân
Biểu đồ 1.2: Sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm
Biểu đồ 2.1: Ô nhiễm tiếng ồn tại một số khu vực TP Hưng Yên giai đoạn
2005 – 2013
Biểu đồ 2.2: Ô nhiễm tiếng ồn tại một số làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2005 – 2013
Biểu đồ 2.3: Chất lượng không khí xung quanh một số khu công nghiệp năm 2013
Biểu đồ 2.4: Diễn biến ô nhiễm tiếng ồn tại một số một số điểm đo trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên
Biểu đồ 2.5: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm ở làng nghề Liêu Xá
Biểu đồ 2.6: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm ở làng nghề miến dong
Biểu đồ 2.7: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm ở làng nghề tái chế nhựa
Biểu đồ 2.8: Nồng độ ô nhiễm môi trường nước mặt tại các làng nghề ở huyện
Văn Lâm
Biểu đồ 2.9: Nồng độ PO
4
3-
ở các đầm, hồ giai đoạn 2005 - 2013
Biểu đồ 2.10: Chỉ tiêu BOD
5
, COD và TSS ở các đầm, hồ

Biểu đồ 2.11: Biểu đồ so sánh chất nước lượng nước mặt sông Cửu An và
Điện Biên
Biểu đồ 2.12: Nồng độ PO
4
3-
, DO trên sông Bắc Hưng Hải
Biểu đồ 2.13: Chỉ tiêu các chất BOD
5
, COD, TSS trên sông Bắc Hưng Hải
Biểu đồ 2.14: Diễn biến nồng độ BOD
5
trên các sông
Biểu đồ 2.15: Diễn biến nồng độ COD trên các sông
Biểu đồ 2.16: Nồng độ ô nhiễm môi trường nước thải tại một số KCN
Biểu đồ 2.17: Nồng độ NH
4
+
, Mn trong nướcngầm
Biểu đồ 2.18: Nồng độ NO
3
-
trong nước ngầm
Biểu đồ 2.19: chỉ tiêu coliform trong nước ngầm
Biểu đồ2.20: Chỉ tiêu Fe trong nước ngầm
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững của UNICEP (năm 1993)
Hình 1.2: Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thoả hiệp giữa các hệ
thống kinh tế, tự nhiên và xã hội (IIED, 1995)
Hình 1.3: Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Hình 2.1: Sơ đồ các điểm lấy mẫu không khí và nước trên địa bàn tỉnh Hưng

Yên
Hình 3.1: Sơ đồ đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường không khí
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2013
Hình 3.2: Sơ đồ phân hóa mức độ ô nhiễm môi trường không khí tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2005 – 2013
Hình 3.3: Sơ đồ đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường nước tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2013
Hình 3.4: Sơ đồ phân hóa mức độ ô nhiễm môi trường nước tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2005 – 2013
Hình 3.5: Sơ đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể thấy rằng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái là
một trong những mối quan tâm hàng đầu có tính chất sống còn của nhân loại
hiện nay. Làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa môi trường và phát triển, giữa
con người và thiên nhiên, giữa hiện tại và tương lai. Đó là mối quan tâm của
nhiều quốc gia trên thế giới cũng như của chính phủ Việt Nam.
Để thực hiện hiệu quả vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên
trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển bền vững nền kinh tế, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật bảo vệ môi trường và đưa ra các biện pháp
thực hiện.
Ngày 27 – 12 – 1993, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ IV thông qua luật
bảo vệ môi trường [29]
Ngày 10 – 01 – 1994, Chủ tịch nước đã công bố sắc lệnh số 29L/CTN
ban hành luật bảo vệ môi trường.
Ngày 18 – 11 – 1994, Chính phủ đã ban hành nghị định số 175/CP về
việc hướng dẫn luật bảo vệ môi trường.
Chỉ thị số 36CT/TW ngày 25 – 6 - 1996 của Bộ chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đã nêu rõ mục tiêu: ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; phục hồi và cải

thiện môi trường ở những nơi, những vùng bị suy thoái; bảo tồn đa dạng sinh
học; từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị
và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững; nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước [3].
1
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi,
bổ sung theo nghị định số 51/2001/QĐ – X ngày 25 – 12 – 2001 của Quốc hội
khóa X, kỳ hợp thứ X. Luật này đã quy định về việc bảo vệ môi trường [29].
Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 9 – 8 – 2006 của Chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi
trường.
Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 9 – 8 – 2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tại hội thảo “Môi trường và những tồn tại trong hoạt động sản xuất tại
các làng nghề Việt Nam” do Viện khoa học va công nghệ môi trường trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội kết hợp với Bộ khoa học và Công nghệ tổ chức,
đã đưa ra những con số báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề.
100% mẫu nước thải tại các làng nghề có thông số vượt quá TCCP; nước mặt,
nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm. Môi trường không khí tại các làng
nghề cũng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây
dựng … ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung vôi, nung
gốm sứ từ hàng tram lò thủ công lên tới hàng triệu m
3
khí độc. Dân cư làng
nghề và cả các xã khác trong tỉnh đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng
và khí thải độc của các làng nghề này …
Môi trường hiện nay đang là tâm điểm của mọi sự quan tâm, toàn thế
giới kêu gọi bảo vệ môi trường, nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi
trường đang ngày một gia tăng, trái đất đang nóng dần, đất và nước bị ô

nhiễm, tầng ozon bị thủng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn tất cả đều
ảnh hưởng tới đời sống của con người. Ngày nay công nghiệp chế biến phát
triển mạnh kéo theo sự gia tăng lượng thải: khí thải, chất thải, nước thải làm
cho môi trường xuống cấp đe dọa tới mọi mặt của xã hội. Tỉnh Hưng Yên
hiện nay có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nhiều làng nghề sản
2
xuất và chế biến đặc biệt là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Đi kèm
với sự nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống cho người nông dân thì một hệ quả kéo theo đó là chất thải từ
sản xuất và chế biến không được xử lý gây ra ô nhiễm môi trường tại địa bàn
làng nghề và các khu vực lân cận. Chất thải làng nghề không chỉ ảnh hưởng
tới chất lượng đất, nước, khí hậu làm ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, mà
nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn gây nguy hiểm cho con người.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng ĐBSH, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, diện tích 928km
2
. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời phát triển theo xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 đã được xây dựng. Công nghiệp phát
triển đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh. Nhưng một vấn đề được đặt ra thách thức sự nghiệp phát triển kinh
tế của tỉnh trong giai đoạn mới, đó là phải đảm bảo phát triển kinh tế trong sự
phát triển bền vững của môi trường. Tại nhiều khu công nghiệp vấn đề ô
nhiễm môi trường đã trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe
con người ở đây, đặc biệt là môi trường không khí và nước. Ngoài ra, Hưng
Yên là một tỉnh có truyền thống văn hóa làng xã phát triển, là nơi sớm xuất
hiện nhiều làng nghề phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài các nghề truyên thống có từ lâu đời, trong nhiều năm nay do nhu cầu
của thị trường cũng như nguồn nguyên liệu sẵn có, công nghệ đơn giản và sự

linh động của nhiều người dân ở làng, xã, một số làng nghề mới phát triển
mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Sở Công nghiệp Hưng Yên, hiện nay
Hưng Yên có tổng số 48 làng nghề, trong đó có 13 làng nghề truyền thống
còn tồn tại và 35 làng nghề mới được khôi phục, phát triển tạo thêm việc làm
cho hàng vạn người lao động. Bên cạnh những đóng góp tích cực, các làng
3
nghề ở Hưng Yên cũng đem đến nỗi lo cho người dân ở đây về hiện trạng môi
trường.
Hiện nay công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung, tỉnh Hưng
Yên nói riêng vẫn là vấn đề mới mẻ. Cho nên, việc triển khai văn bảo pháp
quy của Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Nhìn
chung, môi trường tỉnh Hưng Yên đã bị ô nhiễm cục bộ. Việc thi hành luật
bảo vệ môi trường chưa được nghiêm minh, có lúc còn buông lỏng, nhiều sự
cố môi trường và hậu quả xấu do không sử dụng hợp lý tài nguyên tồn tại từ
trước vẫn chưa khắc phục. Trong khi đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường
mới lại nảy sinh, ý thức tự giác bảo vệ môi trường cộng đồng chưa trở thành
thói quen trong cách sống của địa bộ phận dân cư. Đây là những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến sự ô nhiễm các thành phần môi trường tự nhiên, đặc biệt
là môi trường không khí và nước.
Là một công dân đang sinh sống tại tỉnh Hưng Yên, tác mong muốn
góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác bảo vệ môi trường tỉnh
Hưng Yên nói riêng, môi trường sinh thái nói chung, làm cơ sở khoa học cho
việc quy hoạch xây dựng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh
tế. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường không khí
và nước tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2005 - 2013)”.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài.
2.1. Mục đích của đề tài
Dựa trên cơ sở các kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu môi
trường trước đây và gần đây, chúng tôi muốn có cái nhìn bao quát và tổng
hợp hơn, xây dựng được các sơ đồ chất lượng môi trường của tỉnh Hưng Yên

trên cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm của các chỉ tiêu môi trường, tìm ra môi
liên hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường.
4
2.2. Nhiệm vụ đề tài
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không
khí và nước tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2013.
- Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường không khí và nước trên
cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường cho phép.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp khắc phục môi trường nhằm
phát triển bền vững.
2.3. Giới hạn đề tài
- Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tập trung nghiên
cứu môi trường không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm.
- Thời gian: Từ năm 2005 – 2013
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Đối với không khí gồm 5 chỉ tiêu chính: bụi lơ lửng, tiếng ồn, khí
NO
2
, SO
2
, CO.
+ Đối với môi trường nước mặt gồm 5 chỉ tiêu chính: nhu cầu oxi hoá
học (COD), nhu cầu oxi sinh hoá (BOD
5
), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Oxy
hòa tan (DO), Hàm lượng photphat (P-PO
4
3-
).

+ Đối với môi trường nước ngầm gồm 4 chỉ tiêu chính: amoni (NH
4
+
),
sắt (Fe), COD và coliform.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Trong mấy thập kỷ gần đây nước ta đã và đang đạt được nhiều thành
tựu trên con đường phát triển kinh tế, nhưng đông thời chúng ta cũng phải đối
mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng đang ngày càng xuất hiện.
Một trong những vấn đề đó là ô nhiễm môi trường ở nhiều thành phố, các khu
công nghiệp, khu đô thị, các làng nghề … ngày càng nặng nề. Vì vậy, trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoạt động bảo vệ môi trường
5
cần phải được quan tâm hàng đầu và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ năm 2000, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện một số dự án, đề tài trong kế
hoạch khoa học, công nghệ môi trường sau:
- Dự án “Điều tra hiện trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học,
công nghệ khắc phục và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn tỉnh Hưng Yên”.
- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nước dưới đất của Hưng Yên,
đề xuất hướng khai thác sử dụng hợp lý kết hợp bảo vệ môi trường nước”.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2000 – 2010”
- Đề tài “Quy định bảo vệ môi trường trong tỉnh Hưng Yên”
- Đề tài “Quy hoạch bãi chứa và xử lý rác thải đô thị, khu công nghiệp”
Năm 2008, Sở tài nguyên môi trường tỉnh đã kết hợp với phòng thí
nghiệm phân tích môi trường của công ty TNHH thương mại, tài nguyên và
môi trường Việt Đức để thực hiện các kết quả phân tích chất lượng môi
trường không khí và nước ở các làng nghề, khu công nghiệp và một số con
sông trên địa bàn tỉnh.

Năm 2012, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên thực hiện Hợp
đồng số 03/HĐ-STNMT ngày 01/6/2012 được ký giữa Sở tài nguyên và Môi
trường Hưng Yên với Trung tâm Quan trắc, phân tích Tài nguyên và Môi
trường về việc “Đo kiểm và phân tích mẫu môi trường phục vụ công tác kiểm
tra môi trường tỉnh Hưng Yên đợt 3 năm 2012”. Trong đợt đo kiểm và phân
tích mẫu môi trường phục vụ công tác kiểm tra môi trường tỉnh Hưng Yên.
Năm 2013, Sở TNMT đã có kế hoạch lấy mẫu môi trường tại một số
làng nghề, khu công nghiệp, cơ sở phát sinh nước thải lưu lượng lớn và một
số dòng sông, ao, hồ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là một việc làm hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhằm mục tiêu kiểm soát chất lượng môi
6
trường trên địa bàn toàn tỉnh, để theo dõi những diễn biến của môi trường, phát
hiện những diễn biếm tiêu cực sẽ diễn ra để sớm có biện pháp quản lý, giảm
thiểu và khắc phục những tác động tiêu cực đến môi trường, đến đời sống dân
sinh trên địa bàn toàn tỉnh.Thực hiện hợp đồng số 01/HĐ-STNMT ngày 3-2-
2013 được ký giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên với Trung tâm
Quan trắc, Phân tích Tài nguyên và Môi trường về việc “Lấy mẫu môi trường
tại một số làng nghề, khu công nghiệp, cơ sở phát sinh lưu lượng chất thải lớn
và một số dòng kênh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đợt 1 năm 2013”.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình, đề tài, dự án nghiên cứu môi
trường ở địa bàn tỉnh Hưng Yên nhưng hầu hết các đề tài chỉ dừng lại ở
nghiên cứu từng khu vực đối với từng thành phần riêng lẻ; chưa nghiên cứu
một cách tổng thể và đánh giá môi trường một cách tổng hợp mà chỉ nêu
chung chung trong báo cáo môi trường của tỉnh và thành phần các dự án.
Cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu những biến đổi môi trường do ảnh
hưởng của hoạt động công nghiệp và được dự báo những biến đổi của môi
trường trong một thời kỳ dài. Trong khi đó, các kết quả phân tích một số mẫu
nước cho thấy chất lượng môi trường nước đã bị ô nhiễm và có ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, tỉnh Hưng Yên cần có những công
trình nghiên cứu sâu về những vấn đề này nhằm đánh giá chính xác hiện

trạng, mức độ ô nhiễm của các thành phần tự nhiên.
Trên cơ sở kế thừa kết quả số liệu các dự án, từ báo cáo hiện trạng môi
trường qua các năm về khu vực nghiên cứu đề tài. Chúng tôi mong muốn xây
dựng được các sơ đồ chất lượng môi trường của tỉnh Hưng Yên trên cơ sở
đánh giá mức độ ô nhiễm của các chỉ tiêu môi trường, tìm ra mối liên hệ giữa
kinh tế, sức khỏe và vấn đề môi trường. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp về việc quản lý môi trường; đồng thời góp phần tuyên truyền về môi
7
trường đến cộng đồng xã hội cũng như đóng góp ý kiến trong công tác quản
lý môi trường lãnh thổ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo
thành thể thống nhất, hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Do đó, khi có sự tác
động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi của
các thành phần khác trong tổng thể, thậm chí làm thay đổi cả hệ thống theo
một phản ứng dây chuyền. Bởi vậy, khi nghiên cứu một vấn đề cần nhìn nhận,
xem xét và phản ánh tự nhiên một cách đầy đủ các thành phần, nhân tố, khía
cạnh có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trong một thể thống nhất hữu cơ.
Một trong nhữn nhân tố có khả năng làm hệ thống tự nhiên thay đổi mạnh
nhất, nhanh nhất chính là con người với các hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng
cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Môi trường bản thân nó đã là một hệ động lực hở tự điều chỉnh, có ranh
giới xác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo và
các đơn vị cấu tạo. Mặt khác môi trường luôn luôn chịu sự tác động của các
yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các yếu tố kinh tế - xã hội và bản thân môi
trường lại tác động ngược trở lại với con người. Môi trường tỉnh Hưng Yên
chịu sự tac động mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất. Cả môi trường không
khí, nước và đất đều bị ô nhiễm bởi chất thải của hoạt động này. Vì vậy, môi

trường và phát triển kinh tế luôn có sự tác động tương hỗ qua lại với nhau.
Hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần trong sản xuất thì sẽ có những
định hướng phát triển hiệu quả.
8
4.1.2. Quan điểm lịch sử
Mỗi một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là một thể thống nhất hoàn
chỉnh, có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng. Mỗi sự vật,
hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những đánh giá
khách quan và rõ ràng, cụ thể thì phải xem xét đối tượng được nghiên cứu tại
thời điểm đó. Bên cạnh đó, các đối tượng này không ngừng vận động và phát
triển theo thời gian. Do vậy, phải thấy được sự biến đổi của chúng trong chuỗi
thời gian xác định.
Bản thân môi trường là một đối tượng thường xuyên chịu tác động của
hoạt động sản xuất, chính vì vậy chất lượng môi trường không ổn định và
luôn có sự thay đổi, có thể xấu đi hoặc tốt lên. Điều này còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: cường độ sản xuất, ý thức người dân, công nghệ sản xuất, việc
quản lý và xử lý chất thải. Vì vậy, để cắt nghĩa được sự biến đổi đó cần phải
xem xét các yếu tố trên tại các thời điểm cụ thể khác nhau.
4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Đây là một quan điểm truyền thống trong nghiên cứu Địa lý. Quan
điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp ngẫu nhiên
của các vật thể và hiện tượng tự nhiên. Sự tác động của con người vào một
thành phần hay một bộ phận tự nhiên nào đó không chỉ làm biến đổi thành
phần đó mà còn có thể làm thay đổi cả tổng thể, đồng thời do tính chất mở
của các hệ địa lí và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể
được lan truyền.
Quan điểm này đòi hỏi phải tính toán đến tất cả mọi yếu tố, không loại
trừ mọi yếu tố nào, có như vậy ta mới nhìn nhận lãnh thổ một cách toàn diện,
không thiếu sót và sai lầm. Tuy nhiên, ta không nên áp dụng quan điểm này
một cách máy móc bằng cách coi vai trò của tất cả các nhân tố là như nhau,

sắp xếp các nhân tố một cách cứng nhắc. Tùy thuộc vào từng lãnh thổ mà ảnh
9
hưởng của những nhân tố này trội hơn nhân tố kia, nhưng điều quan trọng là
phải làm rõ được mối quan hệ mật thiết, ràng buộc giữa các nhân tố. Chính vì
vậy, đây là quan điểm xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu đánh giá các đối tượng địa lý bao giờ cũng phải gắn
với một địa phương cụ thể. Do đó, các tất cả các vấn đề nghiên cứu đều
không tách rời lãnh thổ đó. Trong một lãnh thổ thường có sự phân hóa nội tại,
đồng thời có sự liên quan chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh về phương
diện tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Đối với đề tài, quan điểm lãnh thổ được vận
dụng khi nghiên cứu tác động của khu vực hoạt động kinh tế ảnh hưởng cụ
thể đến các thành phần của môi trường tại các khu vực cụ thể. Qua đó, chúng
ta cũng thấy được một vấn đề là chất lượng môi trường của tỉnh không chỉ bị
ảnh hưởng do hoạt động sản xuất kinh tế của tỉnh, mà còn do tác động của
hoạt động kinh tế và sinh hoạt dân cư của các tỉnh xung quanh, nhất là tỉnh Hà
Nội. Do đó, tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận phải thống nhất, cùng chung
quan điểm trong việc bảo vệ môi trường, đưa ra các biện pháp hạn chế ô
nhiễm môi trường.nhiễm và cần phải có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm
hạn chế mức độ ô nhiễm.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Năm 1987, UBMT và phát triển bền vững của LHQ đã đưa ra khái
niệm phát triển bền vững “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa
mãn các yêu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn
các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Năm 1992, hội nghị thượng đỉnh của LHQ
về “môi trường và phát triển” tổ chức tại Riode Janeiro (Braxin) với sự tham
gia của nhiều nước đã nhất trí rằng “phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thảo mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của
10
các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” và phát triển bền vững

là mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI.
Mô hình phát triển bền vững của UNICEP năm 1993: thể hiện mối
quan hệ giữa thời gian và không gian của các hệ Kinh tế - Xã hội – Môi
trường.
Hình 1: Mô hình phát triển bền vững của UNICEP (năm 1993)
PTBV được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đánh giá
môi trường cho các mục đích cụ thể. Đối với mỗi một tiểu vùng hoặc ngành
kinh tế cụ thể, các chỉ tiêu đảm bảo sự PTBV là không giống nhau, và trong
số các chỉ tiêu đó có chỉ tiêu mang tính chủ đạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài được sử dụng tổng hợp các phương
pháp. Mỗi phương pháp có một ý nghĩa khác nhau và được sử dụng để giải
quyết nhiều vấn đề cụ thể của đề tài. Các phương pháp chính được sử dụng
trong đề tài này bao gồm: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương
pháp thực địa, phương pháp bản đồ, …
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp này rất quan trọng trong giai đoạn đầu của việc nghiên
cứu, là cơ sở để tổng quan các nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài và
hiện trạng môi trường tỉnh Hưng Yên, góp phần hình thành nội dung chính và
những đóng góp cơ bản cho đề tài.
11
Qua các số liệu thu thập được ở các cơ sở, ngành, cơ quan tỉnh như: Sở
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Cục thống kê, Sở tài nguyên và môi
trường… Đề tài đã được tiến hành xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp, các dữ
liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhất là đối với số liệu thống kê.
Để đánh giá chất lượng môi trường đề tài có sử dụng chỉ số K (Index):
K = (1)
Trong đó: K – chỉ số chất lượng của một thông số môi trường
Ci: Nồng độ thực đo của thông số môi trường i
Citccp: Nồng độ tiêu chuẩn cho phép của thông số tương ứng.

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tổng hợp, đề tài tiến hành
cho điểm từng yếu tố thành phần. Phép tính cộng số học được sử dụng để xác
định điểm tổng hợp của một vùng bất kỳ trên bản đồ tổng hợp. Công thức của
phép cộng số học như sau:
I
th
= I
1
α
1
+ I
2
α
2
+ I
3
α
3
+ I
4
α
4
+ … + I
n
α
n
(2)
Trong đó:
I
th

: Tổng số điểm cho vùng trên bản đồ, giá trị I
th
càng lớn thì chất
lượng môi trường không khí càng thấp.
I
i
: Điểm cho thành phần môi trường thứ i, I
i
theo thang điểm 1 – 7
tương ứng với cấp độ ô nhiễm của các điểm thành phần là:
+ Không ô nhiễm: 0 – 1
+ Ô nhiễm nhẹ: 1 – 4
+ Ô nhiễm nặng: 4 – 7
α
i
: trọng số cho thành phần môi trường thứ I (chì có trọng số bằng 2 do
độ nhiễm độc cao và có chỉ số vượt TCCP nhiều lần).
12
4.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Phương pháp này được sử dụng từ khi bắt đầu nghiên cứu đề tài và khi
phải đối chiếu kết quả nghiên cứu trong phòng với thực địa. Đây là phương
pháp bắt buộc trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
Trong nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu
liên quan đến đề tài nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, khảo sát thực địa còn nhằm đối chiếu tài liệu thu thập được và thực
tế để rút ra những nhận xét, đánh giá về chất lượng môi trường.
4.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa vào các số liệu thu thập được, xây dựng các bảng, biểu, đồ thị,
phân tích kết quả, so sánh với chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô
nhiễm theo TCVN và QĐBYT trên cơ sở các số liệu thu thập được. Từ đó,

đưa ra các nhận định đúng đắn, đánh giá được mức độ ô nhiễm theo từng
thành phần, đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không
khí và nước. Để thấy được sự biến động chất lượng môi trường theo thời gian,
đề tài cũng tiến hành so sánh các chuỗi số liệu về một số chỉ tiêu chất lượng
môi trường không khí và nước trong một số năm, tìm hiểu nguyên nhân gây
nên các biến động đó.
4.2.4. Phương pháp ma trận (Matrix method)
Phương pháp ma trận được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu môi
trường. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp ma trận để đánh giá
chất lượng môi trường không khí và nước. Ma trận môi trường được xây dựng
như sau: liệt kê các chất ô nhiễm ở cột ngang, các điểm đo ở cột dọc. Trên cơ
sở so sánh số liệu thực đo với TCCP, đề tài tiến hành cho điểm đối với mỗi
chỉ tiêu ở từng điểm đo. Số điểm của mỗi điểm đo là tổng điểm của tất cả các
chỉ tiêu tại điểm đó. Trên cơ sở số điểm của các điểm đo, tác giả phân cấp
chất lượng môi trường không khí và nước thành các mức độ khác nhau.
13
4.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc quan rất đặc trưng và không
thể thiếu trong nghiên cứu địa lý với ý nghĩa “mở đầu bằng bản đồ và kết thúc
cũng bằng bản đồ”.
Từ các tài liệu thu thập được, các bản đồ nền đã có từ khu vực nghiên
cứu, các số liệu được xử lý, tính toán xây dựng các bản đồ chuyên đề mới
trong hệ thông tin địa lý (GIS).
Phương pháp GIS: đây là phương pháp thu thập, lưu trữ, sửa chữa,
phân tích và hiển thị các thông tin có tham chiếu đến vị trí địa lý. Nhờ các
kiến thức đã học được về GIS, word, excel, tác giả đã phân tích, xử lý số liệu,
lập các bảng biểu, rồi sử dụng kết quả phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường không khí và nước tỉnh Hưng Yên để hiển thị trên bản đồ.
5. Những đóng góp của đề tài
- Phân tích tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng môi

trường không khí và nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích và đánh giá tương đối chi tiết hiện trạng môi trường không
khí và nước tỉnh Hưng Yên; dự báo được những biến đổi của môi trường
không khí và nước do tác động của hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.
- Đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lý cho bảo vệ và quản lý
môi trường.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tìa liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu chất lượng
môi trường không khí và nước tỉnh Hưng Yên
Chương 2: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí và nước tỉnh
Hưng Yên (giai đoạn 2005 – 2013)
Chương 3: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước
tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2005 – 2013)
14
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Môi trường:
Cho đến nay khái niệm về môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, nhưng tựu chung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa trong
Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu
tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên” (điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 1993).
Đối với cơ thể sống thì “môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.

Môi trường sống của con người, theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên
thiên nhiên, không khí, nước, đất, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội, …
Với nghĩa hẹp môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự
nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con
người như số m
2
nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, … Tóm lại, môi trường
là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta sống, hoạt
động và phát triển.
- Chât lượng môi trường:
Chất lượng còn tốt khi tất cả các chỉ tiêu về môi trường đều nhỏ hơn
TCCP, nếu 2/3 các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép, môi trường biểu hiện bị
ô nhiễm. Nếu tiếp tục tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm, môi trường sẽ bị
suy thoái.
15
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM - Environmental Impact
Assessment):
Trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam, ĐTM được định nghĩa như sau:
“ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của
các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, an ninh quốc phòng và các
công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường”.
- Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC - Strategic Environmental
Assessment):
“ĐMC là một quá trình đánh giá có hệ thống các hậu quả của môi
trường, của một chiến lược, một kế hoạch hoặc một chương trình phả triển để
đảm bảo rằng các hậu quả của môi trường được xét đến một cách đầy đủ và
được chú ý đến một cách thích đáng ở những bước thích hợp sớm nhất trong
quá trình ra quyết định ngang hàng với các cân nhắc về kinh tế - xã hội”

(Sadler và Verheem, 1996).
- Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường: được ủy ban môi trường và
phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987 là “những thế hệ hiện tại cần
đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến các thế hệ tương lai
đáp ứng các nhu cầu của họ”. Viện quốc tế về môi trường và phát triển
(Internation Instiute for Environmental and Development – IIED) cho rằng
phát triển bền vững gồm 3 hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ kinh
tế và hệ xã hội.
16
PTBV
Hệ tự nhiên
Hệ kinh tế
Hệ xã hội
Hình 1.1: Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thoả hiệp giữa các hệ
thống kinh tế, tự nhiên và xã hội (IIED, 1995)
- Môi trường nước: là phần nước của Trái Đất bao gồm sông, hồ, suối,
nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Nước đóng vai trò không thể thiếu
trong việc duy trì sự sống của con người và sinh vật.
- Môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất. Môi
trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, bời vì con
người có thể nhịn ăn từ 7 – 10 ngày, nhịn uống 2 – 3 ngày nhưng chỉ sau 3 – 5
phút không hít thở không khí thì con người đã có nguy cơ tử vong.
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm là sự làm tổn thất chất lượng môi
trường sống bởi những chất gây tác hại gọi là “chất ô nhiễm”, chủ yếu do hoạt
động của con người sinh ra. Chúng có thể là một chất hóa học như chì (Pb),
thủy ngân (Hg) hoặc một số chất như CO, SO
2
, … hoặc một số hỗn hợp phức
tạp các chất thải như rác, nước cống, bụi, các chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn,
… cũng là yếu tố gây ô nhiễm. Lại có những yếu tố ô nhiễm bản chất xã hội,

phạm vi khu vực như tác nghẽn, trộm cướp, … hay phạm vi quốc gia, quốc tế
như sự cạnh tranh, cấm vận, lấn chiếm lãnh thổ, chiến tranh … Ngoài một số
hiện tượng tự nhiên cũng có thể sản sinh ra chất ô nhiễm: cháy rừng tự nhiên,
tro hoặc phún xuất, SO
2
phát ra từ núi lửa trả vào khí quyển … Các chất gây ô
nhiễm cho môi trường sống của con người chủ yếu làm ô nhiễm và biến đổi
17

×