Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Triết lý nhân sinh trong lễ vu lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HIỆP

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG LỄ VU LAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HIỆP

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG LỄ VU LAN
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
.............................

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THANH XUÂN



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đinh Thanh Xuân, có kế thừa một số kết quả nghiên
cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà Nội tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Hiệp


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
PGS.TS. Đinh Thanh Xuân, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình viết luận văn.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Triết học, Trường Đại
học sư phạm Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những năm
học trên ghế nhà trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang
quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................8
5. Giả thuyết khoa học ...............................................................................8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................8
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................8
8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................9
9. Kết cấu của luận văn ..............................................................................9
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ....................9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÍ NHÂN
SINH PHẬT GIÁO VÀ LỄ VU LAN ................................................10

1.1. Triết lí nhân sinh và triết lí nhân sinh Phật giáo .................................10
1.1.1. Triết lí và triết lí nhân sinh .............................................................10
1.1.2. Triết lí nhân sinh của Phật giáo ......................................................15
1.2. Lễ Vu Lan của Phật giáo ........................................................................33
1.2.1. Khái niệm nghi lễ ...........................................................................33
1.2.2. Lễ Vu Lan của Phật giáo ................................................................34
1.3. Lễ Vu Lan ở Châu Á và quá trình du nhập vào Việt Nam .................41
1.3.1. Lễ Vu Lan ở một số quốc gia Châu Á ...........................................41
1.3.2. Quá trình du nhập và nghi lễ cúng Vu Lan ở Việt Nam ................49
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................58


Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÍ NHÂN SINH TRONG
LỄ VU LAN ...................................................................................60


2.1. Quan niệm về nỗi khổ trong cuộc đời của con người ..........................60
2.1.1. Cuộc đời bà Thanh Đề - biểu hiện của nỗi khổ vì tham, sân, si ..........60
2.1.2. Cuộc đời của Mục Kiền Liên - biểu hiện của nỗi khổ đi tìm
chân lí và tu tập thành đạo. ............................................................65
2.2. Tư tưởng nhân quả, nghiệp báo luân hồi và giải thoát thể hiện
trong Lễ Vu Lan .....................................................................................69
2.3. Tư tưởng hiếu đạo trong Lễ Vu Lan .....................................................81
2.4. Triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan - Giá trị và hạn chế ........................100
2.4.1. Giá trị của triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan ..............................100
2.4.2. Hạn chế của triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan ...........................104
Tiểu kết chương 2 .........................................................................................106
KẾT LUẬN ......................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................110


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống con người luôn bị chi phối bởi hai mối quan hệ đó là
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với
con người. Những mối quan hệ đó đã hình thành cho con người những quan
niệm, quan điểm về thế giới xung quanh, đặc biệt là về chính bản thân mình.
Họ không ngừng đặt ra và trả lời câu hỏi: Lẽ sống của con người là gì? Mục
đích, ý nghĩa và giá trị của cuộc sống con người là gì? Trả lời được những câu
hỏi đó chính là đã lí giải được giá trị nhân sinh. Điều đó có vai trò quan trọng
trong việc hình thành cho con người một lăng kính để khám phá bản thân và
thấy được lý tưởng, mục đích sống đúng đắn của chính mình.
Phật giáo với triết lí nhân sinh mang đậm tính nhân văn, hướng thiện
sâu sắc, nhiều giá trị phù hợp với văn hóa và truyền thống của nhiều dân tộc

trên thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Á. Nó có ảnh hưởng rất sâu rộng từ lối
sống của con người như: giao tiếp, sinh hoạt, giáo dục,... cho tới những giá trị
văn hóa lâu đời như tín ngưỡng dân gian, ca dao, tục ngữ,... hay những hoạt
động văn hóa như giỗ, tết, thậm chí các ngày lễ trong năm đều mang đậm dấu
ấn của nhân sinh quan Phật giáo.
Vu Lan - là ngày lễ thể hiện tình người thắm thiết trong cuộc sống nhân
sinh, mang tính văn hóa đạo đức tâm linh, văn hóa đạo đức của tình người.
Ngày lễ này đã ăn sâu trong lòng mỗi người, sự ảnh hưởng của nó đã lan tỏa
khắp cộng đồng nhân loại, thấm đượm tinh thần từ bi của đạo Phật. Ngày Vu
Lan không chỉ dành riêng cho người Phật tử hay trong đạo Phật mà còn là
mùa lễ hội để mở rộng tâm hồn để kết nối nhịp cầu yêu thương với mọi người
và tất cả chúng sinh trong cùng khắp pháp giới. Tinh thần ảnh hưởng của
ngày lễ hội có tác dụng rất mạnh mẽ trong xã hội, mang tính nhân văn cao cả,
suy tiến mọi ân tình, ân nghĩa trong cuộc sống, khuyến khích mọi người sống


2
có luân thường đạo lý. Đặc biệt, một trong ý nghĩa to lớn của Lễ Vu Lan xuất
phát từ mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái đã hình thành trong mỗi
người lẽ sống cao đẹp đối với bậc sinh thành đó là “Hiếu đạo”.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, con người giữ vị trí và vai trò
quyết định đối sự tồn suy hay phát triển của đất nước. Chính vì vậy, trong Hội
nghị trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
đạo đức, lối sống và nhân cách, xây dựng và phát huy lối sống mỗi người vì
mọi người, mọi người vì mỗi người. Kết hợp hài hòa giữ tính tích cực cá nhân
và tính tích cực xã hội, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình
và xã hội, khẳng định tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng,

nhân rộng các giá trị nhân văn cao đẹp và đạo đức con người” [60, tr.5].
Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại - thế kỉ XXI, khi cả thế giới trong đó có
Việt Nam bước vào xu thế hội nhập, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, con người
dường như sống vội, sống gấp, hòa mình vào nền văn minh thông tin, vô tình
đã lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những ý nghĩa nhân
sinh sâu sắc về cuộc đời, về con người, về lẽ sống và lý tưởng sống cao đẹp,
về tình thân, tình người. Thay vào đó là lối sống vị kỉ, thực dụng, chạy theo
sức mạnh của vật chất, tiền tài, danh vọng, lãng quên mối quan hệ gia đình
gắn bó. Đặc biệt, “Hiếu đạo” - một giá trị nhân văn nền tảng, một phẩm chất
đạo đức cơ bản nhất của mỗi con người, một công dân tốt của xã hội không
thể không là một người con có hiếu trong gia đình. Vậy mà giờ đây, trong một
số gia đình giá trị đó đang dần dần bị mai một.
Trước thực trạng bối cảnh xã hội có nhiều chiều hướng suy thoái về
đạo đức, lối sống, việc làm rõ tư tưởng triết lí nhân sinh trong Phật giáo nói


3

chung và thông qua thực tiễn Lễ Vu Lan nói riêng góp phần khuyến khích con
người làm việc thiện, tránh xa việc ác, tự chịu trách nhiệm với lối sống,
mục đích sống và những hành vi của bản thân. Hơn nữa, việc lấy gia đình
với sự kính trọng và biết ơn đối với đấng sinh thành là nền tảng, là phẩm
chất đạo đức đầu tiên cần có để góp phần hướng tới xây dựng một con
người Việt Nam mới hoàn thiện cả về Tâm về Tài. Khi đó, mỗi cá nhân đều
sẽ hiểu đời, hiểu người, sống an nhiên, thanh thản, không còn cô đơn trong
chính bản thân mình.
Với sự cấp thiết về mặt lí luận và thực tiễn như vậy, học viên đã lựa
chọn đề tài “Triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan” để làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu

Mỗi một tôn giáo đều chứa đựng một giá trị tốt đẹp về đạo đức và văn
hoá. Các giáo lí của tôn giáo đều mang những ý nghĩa nhân bản to lớn góp
phần hữu ích cho xây dựng đạo đức và nhân cách con người. Phật giáo là một
trong những tôn giáo như thế, nó mang giá trị nhân sinh sâu sắc với việc
hướng con người đến lối sống tốt đẹp, không ngừng rèn luyện bản thân, tu
dưỡng tâm tính, lấy lối sống trong sạch và một trái tim nhân hậu góp phần tạo
quả “thiện”, nghiệp “thiện”. Chính vì vậy, Phật giáo luôn luôn là đề tài nghiên
cứu của các nhà khoa học từ trước tới nay với những nội dung mang đậm giá
trị lí luận và thực tiễn khác nhau.
Thứ nhất: Về triết lí nhân sinh trong Phật giáo
Triết lí nhân sinh trong Phật giáo là một vấn đề được tập trung khai
thác với một số lượng các đề tài và tác phẩm lớn. Đối với phạm vi ảnh hưởng
rộng của Phật giáo đến nước ta trong tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử lược”
tác giả Thích Mật Thể (Nxb Minh Đức, năm 1960) đã nghiên cứu khá nhiều
nội dung quan trọng như: quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, sự


4
phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và các nội dung
cơ bản của Phật giáo như thế giới quan, nhân sinh quan .
Phật giáo len lỏi vào từng địa phương, thôn xóm với những giá trị tốt đẹp
“Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Hà
Nội hiện nay” của tác giả Đặng Trần Ánh Tuyết (Nxb Đại học sư phạm Hà Nội,
năm 2011) là một tác phẩm như vậy. Trong tác phẩm, tác giả đã lí giải cơ sở lí
luận về triết lí, triết lí nhân sinh và những biểu hiện của triết lí nhân sinh Phật
giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay.
Triết lí nhân sinh Phật giáo còn được khai thác trong văn học dân gian
Việt Nam với tác phẩm “Triết lí nhân sinh trong văn học dân gian Việt Nam”
của tác giả Phạm Thị Oanh (Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2013). Tác
phẩm đã khái quát những triết lí nhân sinh trong văn học dân gian Việt Nam.

Tác phẩm “Giải thoát luận Phật giáo” của tác giả Nguyễn Thị Toan
(Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2010) đã phân tích quan niệm giải thoát
- hạt nhân của Phật giáo và ảnh hưởng của quan niệm này tới đời sống người
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Tác phẩm “Phật giáo với văn hoá Việt
Nam” của Nguyễn Đăng Duy (Nxb Hà Nội, năm 1999) đã đề cập đến vai trò
của Phật giáo trong đời sống văn hoá, đạo đức của người dân Việt Nam. Tác
phẩm “Đại cương lịch sử triết học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu
(Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010) đã hệ thống hoá về sự hình thành và phát
triển tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam. Trong tác phẩm “Cơ duyên tồn
tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay” của Vũ Minh Tuyên (Nxb
Chính trị Quốc gia, năm 2010), tác giả đã nghiên cứu về 6 tỉnh thành ở đồng
bằng Bắc Bộ, từ đó làm sáng tỏ những cơ sở quy định sự tồn tại và phát triển
của Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra còn có cuốn giáo trình “Tôn giáo học” của tác giả Trần Đăng
Sinh và Đào Đức Doãn (Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2011). Trong


5

cuốn sách này tác giả không những làm rõ nguồn gốc, bản chất của tôn giáo
nói chung mà còn cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát nhất về sự ra đời
và phát triển của các tôn giáo lớn trong đó có Phật giáo cũng như ảnh hưởng
của chúng đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của Việt Nam.
Trong luận văn thạc sĩ triết học của Mai Thị Dung với đề tài “Ảnh
hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt
Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay” (Học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003), tác giả tập trung nghiên cứu sự biến đổi
của ảnh hưởng triết lí nhân sinh trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ triết học của Lưu Quang Bá với đề tài “Nhân sinh quan Phật
giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân đồng bằng

Bắc bộ hiện nay” (Học viện chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2013) đã phân tích nội dung cơ bản trong triết lí nhân sinh Phật giáo và ảnh
hưởng hai mặt tới đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bên cạnh đó còn một số công trình khác của Thích Thiện Siêu với
“Chữ Nghiệp trong đạo Phật” (Nxb Tôn giáo, năm 2002), Diệu Thanh, Đỗ
Thanh Bình với “Đôi điều luận về luật nhân quả nghiệp báo” (Tạp chí nghiên
cứu Phật học, số 4, tr40 - 41), Thích Quang Châu với “Luận về nhân quả”
(Nxb Tôn giáo, năm 2005), Nguyễn Hùng Hậu với “Đại cương triết học Phật
giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, năm 2002).
Thông qua các công trình nghiên cứu này, tác giả đã thấy được những
khái quát ban đầu, tổng hợp về Phật giáo với những khái niệm, phạm trù như
“Thiện - Ác”, “Nhân - Quả”, “Luân hồi - Nghiệp báo”, “Giải thoát”, “Niết Bàn”.
Đây là cơ sở để tác giả triển khai vào đề tài của mình trong chương 1 với những
vấn đề lí luận như: Triết lí, triết lí nhân sinh, triết lí nhân sinh Phật giáo.
Thứ hai: Về Lễ Vu Lan và triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan
Bên cạnh những tư tưởng, quan điểm Phật giáo có thể trở thành đề tài
khai thác một cách trực tiếp của các tác giả tâm huyết với mảng khoa học này


6
thì những giáo lí, lễ nghi hay các ngày lễ trong năm mang đậm màu sắc Phật
giáo cũng là vấn đề rất được quan tâm, trong đó có Lễ Vu Lan vào tháng bảy
âm lịch hàng năm. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn mang đậm giá
trị nhân bản của đạo Phật. Xuất phát từ ý nghĩa đó mà nhiều tác giả đã nghiên
cứu về Lễ Vu Lan với các tác phẩm và bài viết như sau:
Trong tạp chí nghiên cứu Phật học, tác giả Nguyễn Công Định đã có
bài viết sâu sắc về “Ý nghĩa nhân bản về Lễ Vu Lan” hay ban biên tập của tập
chí này có bài viết “Ý nghĩa Lễ Vu Lan” (năm 1997) đã đề cập những giá trị
mà Lễ Vu Lan của Phật giáo mang lại. Tương đồng với các bài viết trên, các
tác giả là Anh Sơn, Minh Nguyệt, Thanh Tàu đã có bài viết trên báo văn hóa

giáo dục “Mùa Vu Lan - chung tay làm việc thiện” đã góp phần làm lan tỏa
sức ảnh hưởng của Phật giáo trong việc hướng con người đến việc sống thiện,
làm việc thiện, “thực thi” những tinh thần của đạo Phật.
Tạp chí Vu Lan - báo hiếu, số 120 năm 2001, số 289 năm 2005, số 340
năm 2006, số 395 năm 2007 đã phần nào khái quát chung về nguồn gốc ra đời
về ngày Lễ Vu Lan, về chữ hiếu và đạo lí sống của con người Việt Nam.
Tác giả Cao Hồng với bài viết “Mùa Vu Lan báo hiếu” đăng trên báo
công an nhân dân online ngày 1 tháng 9 năm 2012 đã khẳng định Vu Lan là lễ
báo ân. Theo thuyết nhà Phật, con người ta chịu bốn ơn sâu nặng đó là ơn
quốc gia, xã hội, cha mẹ sinh thành, thầy cô dạy dỗ. Từ đó hướng con người
đến lối sống nhân nghĩa với con người, trách nhiệm với dân tộc và hiếu thảo
với đấng sinh thành.
Hòa thượng Thích Phước Đạt trong bài viết “Lễ Vu Lan và đạo lí sống
của dân tộc Việt Nam” đăng ngày 31- 8- 2012 trên báo văn hóa giáo dục đã
nói về công hạnh Lễ Vu Lan và ảnh hưởng của lễ này đối với truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Đặc biệt, thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách “Bông hồng cài
áo” (Nxb Thanh niên, năm 2009) đã lí giải về ý nghĩa của bông hồng cài áo


7
trong ngày Lễ Vu Lan, là một nét đặc trưng riêng trong ngày Lễ Vu Lan ở
Việt Nam khác biệt so với các quốc gia trên thế giới.
Lễ Vu Lan bên cạnh giá trị về ghi nhận và đền đáp công ơn của thế hệ
con cái đối với đấng sinh thành còn gọi là ngày “xá tội vong nhân”, ngày
trong cả tâm thức cho đến thực tế thực hiện hàng loạt những lễ nghi theo tinh
thần Phật pháp với mong muốn các linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa,
chưa được giải thoát khỏi thế giới của khổ đau, sân hận đang bị đọa đày được
siêu thoát, tịnh độ. Chính vì vậy, tác phẩm “Lễ Vu Lan và văn tế thập loại
chúng sinh” của tác giả Vũ Thế Ngọc (Nxb Phương Đông, năm 2008) góp

phần làm rõ hơn ý nghĩa to lớn của ngày lễ này.
Mục Kiền Liên, một nhân vật gắn liền với tích chuyện trong ngày Lễ
Vu Lan. Một biểu trưng cho tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ cũng
là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả. Tác phẩm “Cuộc đời tôn giả Mục
Kiền Liên” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nxb thành phố Hồ Chí Minh,
năm 1999) đã khái quát toàn bộ cuộc đời của Tôn giả Mục Kiền Liên từ thời
niên thiếu đến khi kết thúc cuộc đời. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng viết
tác phẩm “Mục Liên sám pháp” (Nxb Tôn giáo, năm 2003) đã cho thấy công
hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên chính là sám hối và báo ân.
Như vậy, những tác phẩm, bài viết nghiên cứu về Lễ Vu Lan đã truyền
tải giá trị nhân sinh sâu sắc của Phật giáo tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở khía
cạnh nhỏ đó là nội dung về hiếu đạo. Nó hướng con người đến một lẽ sống
đẹp đó là phải nhớ ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và rộng lớn
hơn đó là tinh thần đền ơn đáp nghĩa của dân tộc được lan tỏa khi chúng ta tri
niệm công ơn những người đã khuất như: Cửu huyền thất tổ, đa sanh phụ
mẫu, thất thế phụ mẫu hay những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, ...
Có thể nói, “Triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan” là một đề tài mới trong
kho tàng nghiên cứu các khía cạnh của Phật giáo. Tác giả mong muốn hệ


8

thống hóa những triết lí nhân sinh của Phật giáo trong Lễ Vu Lan, phân tích
những giá trị và hạn chế của nó. Từ đó góp phần làm phong phú hơn ý nghĩa
mà một tôn giáo lớn như đạo Phật mang lại. Đồng thời góp phần vào việc
cung cấp tài liệu nghiên cứu khoa học cho các thế hệ sau.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến làm rõ triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan nhằm kế
thừa những giá trị tích cực trong triết lí đó, góp phần giáo dục tư tưởng đạo
đức, lối sống cho con người.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Triết lí nhân sinh Phật giáo.
Đối tượng nghiên cứu: Triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng đắn, khái quát triết lí nhân sinh trong
Lễ Vu Lan của Phật giáo sẽ thấy được những giá trị tích cực trong triết lí đó,
góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho con người.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập
trung nghiên cứu làm rõ các nội dung sau:
Một là, làm rõ một số khái niệm chung về triết lí, triết lí nhân sinh,
những nét cơ bản của Lễ Vu Lan Phật giáo cùng những nét đặc trưng của Lễ
Vu Lan ở các quốc gia trên thế giới.
Hai là, phân tích những triết lí nhân sinh cơ bản trong Lễ Vu Lan của
Phật giáo.
Ba là, làm rõ những giá trị tích cực và hạn chế của triết lí nhân sinh
trong Lễ Vu Lan.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan
của Phật giáo ở một số nước Châu Á, từ đó thấy được những giá trị tích cực


9
trong triết lí đó, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và
nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp so sánh đối chiếu,...
9. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài

liệu tham khảo thì luận văn gồm 2 chương, 7 tiết
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản của luận văn
- Lễ Vu Lan thể hiện đậm nét triết lí nhân sinh của Phật giáo
- Triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan mặc dù còn tồn tại những hạn chế
song chứa đựng những giá trị to lớn.
10.2. Những đóng góp mới của luận văn
- Đóng góp về mặt lí luận: Đề tài bước đầu đã hệ thống hóa những tư
tưởng triết lí nhân sinh cơ bản trong Lễ Vu Lan của Phật giáo từ đó góp phần
kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của tư tưởng Phật giáo nói chung
và triết lí nhân sinh trong Lễ Vu Lan Phật giáo nói riêng.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thành công đề tài “Triết lí
nhân sinh trong Lễ Vu Lan”, luận văn góp phần làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học nói chung và triết học Phật giáo
nói riêng. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
cuộc hoạch định chính sách đối với Phật giáo của Đảng và nhà nước, xây
dựng con người Việt Nam mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÍ
NHÂN SINH PHẬT GIÁO VÀ LỄ VU LAN

1.1. Triết lí nhân sinh và triết lí nhân sinh Phật giáo
1.1.1. Triết lí và triết lí nhân sinh
- Khái niệm về triết lí:
Trước hết, "triết lí" là thuật ngữ thường được đề cập nhiều trong triết

học phương Đông, thể hiện những đặc thù trong văn hóa của khu vực này.
Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm
1988) có giải thích "triết lí” là sáng suốt, lí lẽ [52, tr.21].
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2007). Triết lí
được hiểu theo hai nghĩa: Khi “Triết lý” là danh từ nó được hiểu là ý niệm của
nhân loại. Triết lí cũng như bao nhiêu giá trị khác cũng biến đổi theo hoàn cảnh
của xã hội, theo phương tiện sinh hoạt của con người. Khi “triết lí” là một động
từ được hiểu là ý niệm của cá nhân con người về một vấn đề nào đó [53, tr.7].
Trong cuốn "Triết lí phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu", tác
giả Phạm Xuân Nam định nghĩa: "Triết lí là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm
nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản
và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của
con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại
đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy” [34, tr.12].
Tác giả cuốn sách: "Triết lí phát triển C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
và Hồ Chí Minh" viết: "Triết lí có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc
những ý nghĩa về nhân tình thế thái, về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể là
một mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết.... Triết lí đúng vào
khoa học thì nó sẽ trở thành cơ sở lí luận khoa học cho một hệ thống quan


11
điểm, học thuyết, nó làm công cụ lí thuyết cho hành động hiệu quả của con
người" [27, tr.9].
Theo giáo sư Vũ Khiêu thì: “Triết lí là triết học khiêm tốn nói về mình,
triết lí không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể
hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người” [34, tr.3].
Trong khi đó giáo sư Hoàng Trinh quan niệm: “Triết lí là những
nguyên lí đầu tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm
tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên,

xã hội và bản thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người
trong các hành động sống hàng ngày [34, tr.8].
Trong quá trình nghiên cứu, mối quan hệ giữa triết lí và triết học luôn
được các tác giả quan tâm. Trong bài viết: “Mấy suy nghĩ về triết học và triết
lí” của tác giả Hồ Sỹ Quý trên tạp chí triết học số 3/1998, tác giả cho rằng:
Dù quan niệm khác nhau đến mấy, trước hết chúng ta cũng phải
thừa nhận rằng, nếu đã tồn tại với tính cách triết học thì đương nhiên
triết học nào cũng trực tiếp hoặc kín đáo bộc lộ tính hệ thống của nó,
tức là phải tồn tại ở trình độ một hệ thống, hoặc tiểu hệ thống những
quan điểm, những quan niệm hoặc tư tưởng, có ý nghĩa phương pháp
luận và thế giới quan và những vấn đề chung nhất của mọi tồn tại và
sự nhận thức cũng như đánh giá về sự tồn tại đó. Như vậy, đụng đến
triết học là đụng đến tính hệ thống của nó [39, tr.5].
Còn không phải triết học khi: “Những tư tưởng, quan điểm, quan niệm
nào đó không hoặc chưa đạt tới trình độ tồn tại trong cấu trúc của một hệ
thống xác định” [39, tr.7]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, so với triết học, triết lí có thể được
hiểu ở trình độ thấp hơn, chỉ là cơ sở cho một hệ thống quan điểm, một học
thuyết: “Nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn ở trình độ thấp


12
hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết
vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy”. Một số khác lại cho rằng, triết
lí là những quan niệm, tư tưởng sâu sắc nhất của con người về các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Như vậy, mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng về cơ bản
"Triết lí" được hiểu là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết
thành những quan điểm, quan niệm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt
lõi nhất về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, có vai trò định hướng,

tác động trở lại đối với thực tiễn ấy.
Triết lí không phải là triết học nhưng triết lí có quan hệ mật thiết với
triết học. Từ hệ thống những nguyên lý, những luận điểm của một học thuyết
triết học nhất định, người ta có thể rút ra triết lí về cách ứng xử, phương châm
sống và hành động. Tuy nhiên, không phải mọi triết lí đều được rút ra từ học
thuyết triết học mà trước hết triết lí được đúc kết từ thực tiễn, từ những mối
quan hệ trong đời sống và được xem như nguyên tắc xử thế, phương châm
sống của con người. Những tư tưởng có ý nghĩa triết lí ấy có thể tìm thấy
được trong kho tàng tri thức bác học và cả trong kho tàng văn hóa dân gian
của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Khái niệm về nhân sinh
Trong "Từ và ngữ Việt Nam"giải nghĩa: "nhân" là người, "sinh" là sư
sống. Theo nghĩa đó, nhân sinh là sự sống của con người. Từ điển Lạc Việt
cũng giải nghĩa tương tự.
Trong cuốn "triết lí nhân sinh" tác giả Lê Kiến Cầu (Đại học Phụ Nhân,
Trung Quốc) đã đề cập đến khái niệm nhân sinh và xem xét khái niệm này
theo 3 nghĩa: Sinh mệnh, cuộc sống và phương hướng của con người.
Sinh mệnh của con người: Xét theo khía cạnh nhân tố tự nhiên, sinh
mệnh chính là yếu tố cơ bản duy trì sự sinh tồn của con người, nhưng sinh


13
mệnh của con người không giới hạn ở sinh tồn của cá nhân hoặc chủng tộc,
mà phải xét đến cả ý nghĩa nội tại của sinh mệnh, đó là sinh mệnh của con
người do vật chất và tinh thần tạo thành, con người phải là sự tổng hợp của
tinh thần và vật chất. Trong sinh mệnh vật chất của mình, con người phải nhờ
vào nguồn tài nguyên của vạn vật để duy trì sự phát triển của sinh mệnh. Sinh
mệnh của con người được nuôi dưỡng bởi lí tưởng, tri thức và phẩm hạnh.
Muốn cho sinh mệnh được phát triển hoàn thiện thì phải làm cho hai mặt vật
chất và tinh thần có một cơ sở tốt.

Về cuộc sống của con người: Tùy vào quan niệm sống, hoàn cảnh sống
của từng người mà mỗi người có mục địch sống khác nhau, có những người
sống chỉ để cống hiến, sống để yêu thương nhưng có người sống chỉ quen
hưởng thụ, mong muốn mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với mình. Mục đích sống khác
nhau dẫn đến động cơ làm việc, lối sống cũng khác nhau, động cơ làm việc
hay lối sống của con người chính là cái "nhân" quyết định con người sẽ sướng
hay khổ, đó là thành quả của quá trình sống của con người.
Phương hướng sống của con người: Trong cuộc sống đó chính là hướng
đi của mỗi người, cách thức mà họ chọn trên con đường họ đang đi, có mục
tiêu, mục đích nhất định. Sinh ra ở đời ai trong chúng ta cũng khao khát được
hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục con người đi kiếm tìm hạnh phúc.
Hơn thế nữa, tự đáy lòng mỗi người luôn ước ao có một cuộc sống bình an,
vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự
an lành hơn bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó,
người ta luôn tìm cho mình một hướng đi trong cuộc đời, hướng đi đó được
thể hiện ở lí tưởng sống của mỗi người. Lí tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ
vượt qua mọi chông gai, can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh và cho họ sức
mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Từ những sự phân tích trên có thể thấy nhân sinh là sinh mệnh của con
người, cuộc sống của con người và phương hướng của con người trong cuộc sống.


14

- Khái niệm về Triết lí nhân sinh
Triết lí nhân sinh là quan niệm về cuộc sống của con người: Lẽ sống
của con người là gì? Tự vấn con người sống để làm gì? Đời sống con người
có giá trị và ý nghĩa không? Đời sống có đáng sống không? Tự giải thoát ra
khỏi cuộc đời hay dấn thân vào cuộc đời, đó là hai thái độ căn bản của con
người trước đời sống. Trả lời những câu hỏi đó chính là tìm thấy và lí giải

những giá trị về nhân sinh.
Triết lí nhân sinh phản ánh tồn tại xã hội của con người, nội dung của
nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người
trong xã hội. Trong xã hội có những quan điểm sống lạc quan, tích cực, tiến
bộ cũng có những quan điểm sống bi quan, tiêu cực. Song triết lí nhân sinh đã
tác động đến hoạt động sống của con người, nó trở thành niềm tin lối sống,
tạo ra phương hướng mục tiêu cho hoạt động thực tiễn. Nếu phản ánh đúng
phương hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã
hội một cách hợp lí, nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại
cản trở xã hội tiến lên.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về các quy luật phát triển của lịch
sử. Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác không chỉ dừng lại ở giải thích thế
giới mà trên cơ sở đó còn hướng tới cải tạo thế giới, xã hội và nhấn mạnh vai trò
quan trọng của con người trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Trong quá trình
thực hiện sáng tạo để đem lại một xã hội tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc đồng thời
con người hình thành những quan niệm, quan điểm tự nhiên đúng đắn về cuộc
sống, sinh mệnh, tự nâng mình lên, tự tìm thấy lí tưởng, mục đích sống đúng
đắn của bản thân, qua đó hoàn thiện năng lực thể chất và trí tuệ của mình.
Theo đó có thể hiểu, triết lí nhân sinh là những quan điểm, quan niệm
của con người về cuộc sống, sinh mệnh, phương hướng của con người, mục
đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người hướng tới, có vai trò định


15
hướng với cuộc sống của con người. Vì vậy, triết lí nhân sinh trong Lễ Vu
Lan chính là triết lí, những quan niệm qua thời gian, qua các thế hệ trên cơ sở
giáo lý của đạo Phật đã đúc kết được về sinh mệnh con người, về nỗi khổ
trong cuộc đời con người, về lí tưởng, mục đích sống thiện, về con đường
thoát khỏi luân hồi hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn không có khổ đau,
sân hận đó là Niết bàn.

1.1.2. Triết lí nhân sinh của Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào cuối thế kỉ VI
trước công nguyên, ở miền bắc Ấn Độ. Ngay từ khi ra đời Phật giáo đã trở
thành ngọn cờ của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng của xã hội Ấn
Độ cổ đại. Không dừng ở đó, Phật giáo với những giáo lý sâu sắc thuận theo
“lòng người” đã trở thành một tôn giáo lớn, ảnh hưởng tới tư tưởng của nhân
dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở phương Đông. Triết lí nhân sinh mà Phật
giáo hướng tới bao gồm:
1.1.2.1. Triết lí về con người
Triết lí của Phật giáo về con người thể hiện chủ yếu tập trung ở tư
tưởng về cấu tạo con người, về sự xuất hiện và tái sinh.
- Về cấu tạo con người hay các yếu tố cấu thành con người:
Nếu như Thiên chúa giáo cho rằng con người là do Thiên chúa tạo ra
thì Phật giáo cho rằng không có đấng sáng tạo ra con người, mà con người là
một pháp đặc biệt của thế giới. Về cấu tạo con người trong Phật giáo có nhiều
thuyết: Thuyết Danh sắc, thuyết Lục đại, thuyết Ngũ uẩn nhưng phổ biến hơn
cả là thuyết Ngũ uẩn.
Thuyết Danh sắc cho rằng con người được cấu tạo từ hai yếu tố là vật
chất và tinh thần, trong đó danh là yếu tố tinh thần, sắc là yếu tố vật chất. Sự
hình thành con người là do danh và sắc kết hợp.
Theo thuyết Lục đại, con người được cấu tạo bởi sáu yếu tố gồm:
1. Địa (đất, xương thit)


16

2. Thủy (nước, máu, chất lỏng)
3. Hỏa (lửa, nhiệt khí)
4. Phong (gió, hô hấp)
5. Không (các lỗ trống trong cơ thể)

6. Thức (ý thức và tinh thần)
Trong sáu yếu tố trên thì 5 yếu tố đầu là vật chất chỉ có yếu tố sau đó là
tinh thần.
Theo thuyết Ngũ uẩn, con người là sự tích tụ của năm yếu tố (Ngũ uẩn)
sắc, thụ, tưởng, hành, thức :
1. Sắc: Vật chất bao gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong)
2. Thụ: Những cái cái cảm tính, tình cảm, cảm giác, biết do cảm mà
biết, thụ hơi nghiêng về tình
3. Tưởng: Đó là biểu tưởng, tưởng tượng, trí giác và kí ức
4. Hành: Đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động
5. Thức: Là ý thức, cái biết phân biệt.
Con người gồm hai phần: Phần sinh lí và phần tâm lí. Phần sinh lí "sắc
uẩn" là thân sắc, hình tướng được thể hiện thành xương, thịt, da. Phần sinh lí
của con người là sự kết hợp của 4 yếu tố vật chất đó là tứ đại gồm “địa, thủy,
hỏa, phong”. Tứ đại tạo nên thân, tướng, hình, sắc. Cụ thể: Đất tạo ra phần
cứng như xương, lông, tóc, lục phủ, ngũ tạng; nước tạo ra chất lỏng như máu,
mỡ, mồ hôi; lửa tạo nên thân nhiệt; gió tạo thành hơi thở, khí trong cơ thể con
người. Phần tâm lí, hay ý thức, tinh thần gồm: Thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,
thức uẩn, biểu hiện bảy trạng thái tinh thần, tình cảm của con người: Ái (yêu),
ố (ghét), nộ (giận), hỉ (vui), lạc (sướng), ai (thương), dục (muốn). Phần tâm lí
bao giờ cũng gắn chặt với phần sinh lí, mọi biểu hiện dựa trên phần sinh lí.
Nói cách khác sự hình thành con người là do "Danh - Sắc" hợp tác, con người
mất đi chẳng qua là sự tan rã của Ngũ uẩn.


17
- Về thân thể con người:
Quan niệm vô thường của Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
luôn vận động, biến đổi, không có gì là thường hằng, mãi mãi. Thân thể con
người cũng nằm trong quy luật đó, nên nó cũng vô thường:

“Khi là đứa trẻ sinh ra/ Cuối đời tất yếu, tuổi già hoại tan/ Hoa kia nở
để rồi tàn/ Thành, trụ, hoại, diệt hợp tan vô thường” [Dẫn theo:16, tr.1].
Bên cạnh đó Phật giáo cũng cho rằng thân là gốc của khổ (thân vi khổ
bản), nếu không có thân thì không có chỗ cho sợ sệt, nóng giận, dâm dục,...
Mọi khổ đau của con người như đói khát, nóng lạnh, mệt mỏi, sinh, lão, bệnh,
tử đều tồn tại trong thân thể. Con người là sự kết hợp động của những yếu tố
động (ngũ uẩn) nên không có gì định hình có thể gọi nó là nó được và suy cho
cùng nó là vô ngã. Vô thường mà tưởng là thường, vô ngã, mà tưởng có ngã,
đó là cái mê lầm lớn nhất của con người.
“Dòng đời chảy qua nhiều năm kiểm nghiệm/ Kiếp vô thường còn tiếp
mãi vô biên/ Khuyết lại tròn trăng vẫn sáng vô miền/ Nhân gian hỡi...! biến
thiên vô thường mãi” [4, tr.3].
Với cách nhìn như vậy, mọi sự vật, hiện tượng chỉ là giả danh, không
có thực. Con người chỉ là giả hợp của ngũ uẩn mà thành, nên nó hư vọng,
huyễn hóa. Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hết duyên tan thì gọi là
chết. Sống, chết của con người chỉ là sự hợp, tan của ngũ uẩn. Vì vậy hãy
sống an nhiên cho tâm thanh thản:
“Kiếp luân hồi có sinh có diệt/ Đời vô thường giả tạm hư không/ Ngũ
uẩn Sắc bất dị không/ An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi” [17, tr.1].
- Về sự xuất hiện con người
Phật giáo giải thích sự xuất hiện, mất đi của con người bằng thuyết
nghiệp, nhân quả, luân hồi. Theo Phật giáo, con người xuất hiện do nghiệp
(Karma). Tất cả những hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ của con người


18
mỗi ngày tích lũy một chút ít, dần dần thành luật vô hình - nghiệp. Nhưng
trong từng Satna, các yếu tố đều biến đổi, bởi vậy, nghiệp còn có chức năng
kết dính, kết hợp, sắp xếp các yếu tố mới lại, hình thành một sinh linh mới
trong khoảnh khắc đó, thay thế cho các yếu tố cũ bị giải thể.

Nghiệp báo nói đầy đủ là nghiệp quả bảo ứng. Nghiệp dịch nghĩa là
Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác theo thói quen mỗi người, nghiệp có
nghiệp thiện, nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành
động lành đem lại sự an lạc cho chúng sinh. Nghiệp ác là hành động dữ làm
đau khổ cho chúng sinh. Báo là đền trả một cách công bằng, không sai lệch,
không tiêu mất, chúng ta có hành động lành hay dữ, kết quả của hành động ấy
sẽ đến sớm hay muộn.
Trong vòng bánh xe sinh tử đó, kiếp sau sẽ gặt hái những hậu quả mà
kiếp trước để rồi lại gieo nhân cho những kiếp sống kế tiếp. Bức tranh hậu
kiếp đã được hình thành bởi những nét vẽ từ tiền kiếp. Nghiệp gắn bó với đời
sống, chi phối đời sống và gắn liền với đời sống như hình với bóng: "Người ta
gieo nhân nào thì hưởng quả ấy, làm lành được quả lành, làm ác nhận quả ác,
người trồng thì người hưởng" [30, tr.10].
Luân hồi là một cơ cấu trong tâm trong Phật pháp. Luân hồi là sự đảo lên,
lộn xuống xoay vần trong vòng tròn khép kín. Mọi sự thay đổi biến chuyển
không đứng yên ở một vị trí nào (vô thường). Mọi sự vật xê dịch, biến thiên từ
trạng thái này sang trạng thái khác, từ hình tướng này sang hình tướng khác, tất
cả sự biến thiên đều tùy điều kiện thăng trầm trong kiếp luân hồi.
Mọi thao tác của thân, khẩu, ý đều gây nghiệp. Nghiệp tích tụ càng lâu,
ngày càng nặng. Nghiệp có khả năng biến đổi dần dần ngũ uẩn (cơ thể cũ) đồng
thời cũng hình thành ngũ uẩn mới để thay thế ngũ uẩn cũ đang bị giải thể.
Tái sinh là sự kế thừa ngũ uẩn biến hóa của tiền kiếp, lấy giao hợp làm
nơi nương tựa để hiện thực hóa sinh mệnh trong không gian và thời gian.


×